Đẹp thay sứ mạng Chúa sai đi
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XV – B
(Mc 6, 7 - 13)
Tiên tri là người được Thiên Chúa soi sáng và sai đến nói cho người ta nhân danh Thiên Chúa, truyền đạt các mệnh lệnh của Ngài, có thể là lời cảnh cáo hay lời hứa cho dân.
Không ít lần Thánh Kinh đã nhắc đến cảnh dân Do thái bị lưu đày, sầu khổ, và các ngôn sứ được phái tới để loan báo cho dân một niềm hy vọng hay niềm vui cứu thoát. Tiên tri Êgiêkien, Isaiah, Giêrêmia đã loan báo về lòng thương xót cảm thông của Thiên Chúa đối với nỗi khổ của dân, và Chúa ra tay cứu thoát.
Thế nhưng không ít lần các tiên tri cũng vạch trần nỗi thống khổ của dân là do họ đã bỏ Thiên Chúa. Các ngài can đảm lên tiếng phê phán, cảnh cáo lối sống sai lạc, và báo trước một hình phạt sẽ sảy đến hoặc sẽ kéo dài nếu người ta không đổi mới cuộc đời. Tiên tri Amos là một bằng chứng.
Ơn gọi của Amos
Tên Amos có nghĩa là “gánh nặng” hay “người gánh vác nặng nhọc”. Ông quê làng Tekoa, một xóm nhỏ phía Nam Giêrusalem, nay đã hoang phế và không còn lưu lại một dấu vết nào, làng này cách Bethlehem chừng vài dặm. Chính ông cho biết ông sống bằng nghề chăn súc vật, trồng cây sung. “Lời của Amos. Ông là một trong những người chăn cừu tại Tơcôa …” (Amos 1,1). Lời Amos trả lời ông Amátgia : “Tôi không phải là ngôn sứ, cũng chẳng phải là người thuộc nhóm ngôn sứ. Tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung”(Amos 7,14). Mặc dù ông đang chăn cừu, nhưng Chúa đã túm lấy ông, Chúa lôi ông đi và bắt ông làm tiên tri, với sứ mệnh nặng nhọc đúng với tên của ông.
Ông đâu muốn làm ngôn sứ vì ông an phận với cương vị một nông dân. Ông bị bắt làm ngôn sứ : “Hãy đi tuyên sấm cho Israel dân Ta” (Am 7, 15). Amos thổ lộ biết : ông không muốn được người ta xưng tụng là ngôn sứ, mà chỉ là một nông dân thi hành những gì Thiên Chúa truyền dạy ông phải làm, là “đi tuyên sấm cho Israel dân Chúa”. Amos được Chúa chọn gọi làm ngôn sứ vào thời vua Uzziah coi sóc vuơng quốc Giuda ở miền Nam, tức vào khoảng năm 791 đến 740 trước TC. Lúc đó Giêrôbôam làm vua vương quốc Israel miền Bắc ( năm 793 đến năm 753 trước Chúa Giêsu giáng sinh. Thời điểm Amos lên tiếng nói : “Ông đã thấy thị kiến liên quan đến Ítraen, dưới thời Uzziah làm vua nước Giuđa, và Giêrôbôam con vua Giôsias làm vua nước Ítraen, hai năm trước trận động đất” ( Amos 1,1).
Chúng ta biết những ngôn sứ chân chính, ngôn sứ thật bao giờ cũng bị ghen ghét. Thời Amos, các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng khó chịu và không muốn thấy Amos hiện diện tại miền đất của họ nữa. Đứng trước nền đạo đức xuống cấp và nền luân lý suy đồi, ngôn sứ Amos tố cáo mọi cấp bậc trong dân Chúa đồng thời cảnh báo họ sẽ bị phạt nếu không thay đổi đời sống. Amos đã làm tốt các công việc Chúa muốn: ông không tự mình nói gì và làm gì ngoài lệnh của Thiên Chúa.
Đẹp thay sứ mạng Tông Đồ
Tin Mừng Marcô thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu sai mười hai Tông Đồ cứ từng hai đến hai một đi loan báo Tin Mừng. Tin Mừng ấy là Thiên Chúa Cha đã yêu thương loài người bằng tình yêu vô hạn, Ngài ban tặng sự sống cho chúng ta để chúng ta sống và hạnh phúc luôn mãi. Tin Mừng này dành cho tất cả mọi người, không một ai ở ngoài lời mời gọi cứu chuộc của Thiên Chúa, và cũng không một ai bị loại trừ khỏi Tình yêu của Chúa. Tin Mừng này phải được loan đi đến tận cùng thế giới. Chúng ta phải công bố niềm vui và ơn cứu rỗi phổ quát của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đã tái tạo con người, đã chết và sống lại để cho con người được sống.
Những người được sai đi, Chúa trao cho “quyền trên các thân ô uế” (Mc 6, 7) và một hành trang “hầu như không có gì”. Người còn ra lệnh cho họ “đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo” (Mc 6,8) để cho họ thấy rằng, hiệu quả của việc rao giảng Tin Mừng sẽ không đến từ sự ảnh hưởng của con người hay vật chất, mà là từ quyền năng của Thiên Chúa, như lời Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói : " Thiên Chúa được truyền cảm hứng trong lòng người ta do ân sủng của Chúa Thánh Thần".
Niềm vui tông đồ
Vào buổi bình minh của thế kỷ XXI, Tin Mừng còn chưa đến mọi nơi, rất cần đến lòng nhiệt thành truyền giáo.
Chúng ta đã nhận được Tin Mừng, chúng ta có biết giá trị thực sự của Tin Mừng không? Chúng ta có ý thức về điều đó không ? Chúng ta có biết ơn không? Chúng ta hãy xem xét chính mình, người đã lãnh nhận Phép rửa tội, chúng ta co loan báo Tin Mừng bằng gương mẫu của chúng ta chưa?
Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 27. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại lời Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: “Mọi canh tân trong Hội Thánh phải có truyền giáo như mục đích, để không rơi vào nguy cơ của một Hội Thánh quy về mình. Quan trọng hơn, đây là dịp tốt nhất để khơi dậy ơn ban và huyền nhiệm ơn gọi Truyền giáo Ngôi Lời”.
Chúng ta hãy khám phá ra vẻ đẹp đích thực của sứ giả loan báo Tin Mừng qua những nét đặc trưng liên quan đến Nguồn gốc ơn gọi, nội dung rao giảng, mục đích hướng tới và cả Thách đố.
Không ai tự mình trở thành sứ giả Tin Mừng do địa vị, tài năng, công trạng… Chính là “do lòng thương xót và được tuyển chọn” (Thánh Bêđa Khả kính), được Chúa thương tha thứ và đưa vào sứ vụ của Người (Missio Dei).
Sứ giả loan báo Lời từ Thiên Chúa, Hồng ân và Tin Mừng Đức Giêsu Kitô. Tin Mừng không phải là một loại thông tin. Tin Mừng là một sứ điệp có bản chất hoàn toàn khác biệt. Tin Mừng chiếu tỏa vẻ đẹp vô tân của lòng thương xót Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô. Tin Mừng không phải là sản phẩm do con người suy tư hay làm ra (Gl 1,11). Tin Mừng đã được Đức Giêsu Kitô mạc khải, được tỏ bày do tình bằng hữu, nên chỉ có thể lãnh nhận và loan báo trung thành.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Hãy đi nói tiên tri cho dân Ta
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XV – B
(Mc 6, 7 - 13)
"Hãy đi". Chúa phán cùng Amos : "Hãy đi nói tiên tri cho dân Ta" (Am 7, 15) ; "Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi" (Mc 6, 7). Chúa gọi Amos, Chúa sai các tông đồ, Chúa cũng gọi mỗi người chúng ta. Hết thảy mọi tín hữu, ngoài ơn gọi làm con cái Chúa, còn có ơn gọi làm ngôn sứ, và rao giảng Tin Mừng nữa.
Chúa chọn Amos và sai đi
Amos là người được Thiên Chúa chọn gọi và sai đi, khi ông chăn bò, Chúa túm lấy ông, Chúa lôi ông đi. Dù không được đón tiếp, ông vẫn mạnh mẽ rao giảng chống lại sự bất công, nhất là tố cáo nhà vua và các kỳ mục đã xúc phạm đến Thiên Chúa khiến cho hành vi phụng tự của họ trở nên vô ích. Vì thế Amasia đuổi Amos khỏi vương quốc Israel : "Hỡi tiên tri, người hãy trốn sang đất Giuđa, sinh sống và nói tiên tri ở đó. Chớ tiếp tục nói tiên tri ở Bêthel, vì đó là thánh điện của vua và là đền thờ của vương quốc" (Am 7, 12-13). Nhưng Amos vẫn tiếp tục nhiệm vụ ngôn sứ của mình. Dẫu biết rằng, việc phụng sự Thiên Chúa nơi Đền thờ và trong cung thánh là việc dành riêng cho chi tộc Lêvi. Amos không chỉ trích điều Môisê thiết lập. Ông tự đặt mình vào vị trí chính xác : "Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải con của tiên tri. Tôi là một người chăn bò và chuyên đi hái lá xung" (Am 7,14). Thiên Chúa đã chọn ông từ nơi khác đến và trao cho ông sứ mạng này. Ông đến rao giảng điều Thiên Chúa phán chứ không rao giảng những gì con người muốn nghe. Đây chính sứ mạng của Giáo hội, Giáo hội không rao giảng điều các kẻ quyền thế muốn nghe. Tiêu chuẩn của các tông đồ là sự thật và công lý, cả khi chống lại sự đồng tình của con người và quyền bính trần gian. Cộng đoàn Giáo hội sơ khai cũng gặp những khó khăn tương tự như sự xuất hiện của thánh Phaolô, "hoán cải trong giây lát".
Amasia yêu cầu Amos rời khỏi vương quốc thuộc chi tộc phía Bắc đi đến đất Giuđa, vì ông không muốn nghe, Amos trả lời : "Khi tôi đang đi theo đàn chiên, thì Chúa dẫn tôi đi và nói cùng tôi rằng: "Ngươi hãy đi nói tiên tri cho dân Israel của Ta" (Am 7, 15). Sứ mạng của Amos là phổ quát, Chúa sai đi nói tiên tri cho cả 12 chi tộc chứ không riêng một chi tộc nào.
Chúa Giêsu sai các môn đệ
"Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con" (Ga 20, 21). Đến lượt Chúa Con cũng sai Giáo hội đi đến tận cùng trái đất. Ðây là sứ điệp phát xuất từ Thiên Chúa gửi đến hết mọi người, ngõ hầu con người được cứu chuộc và trở nên con cái Thiên Chúa.
Các tông đồ là những người bình thường được Chúa chọn, gọi và sai từng hai người đi, sau khi dạy các ông cầu nguyện, Người ban cho các ông quyền trên các thần ô uế là những thần có lần làm các ông bất lực ! Dù là ai đi chăng nữa, gặp sự gì vượt quá khả năng, cần có sự trợ giúp từ Trời Cao. Chúa Giêsu tin tưởng và dạy dỗ các ông để các ông mang Tin Mừng đến tận cùng thế giới.
Thế là sáng kiến của Chúa Giêsu được thể hiện, mười hai ông được sai đi. Tông Ðồ nghĩa là "được sai đi". Sự kiện Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ cộng tác trực tiếp vào sứ mệnh của Người, thể hiện khía cạnh yêu thương của Chúa. Chúa không chê sự trợ giúp của con người vào công trình của Chúa. Người biết rõ giới hạn cũng như yếu đuối của họ nhưng không khinh rể họ, trái lại còn ban cho họ phẩm giá là những người được Chúa sai đi.
Chúa sai họ đi kèm theo các chỉ thị. Thứ nhất là tinh thần không dính bén tới tiền bạc và các tiện nghi vật chất. Ra đi với hai bàn tay trắng để họ chỉ còn cậy dựa vào chính Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới hoán cải được lòng người. Người cũng báo cho họ biết không phải nơi nào họ cũng được tiếp đón, đôi khi bị khước từ và cũng có thể bị bách hại. Nhưng họ phải luôn luôn nói nhân danh Chúa Giêsu và rao giảng Nước Thiên Chúa mà không lo chuyện thành công.
Cử chỉ rũ bụi chân diễn tả sự không dính bén luân lý và vật chất, như để nói rằng chúng tôi đã loan báo nhưng các bạn đã từ chối, và chúng tôi không muốn gì cho các bạn cả. Sau hết, cùng với việc rao giảng là chữa lành bệnh tật theo gương Chúa Giêsu để biểu lộ lòng lành của Người với các cử chỉ bác ái, phục vụ và sự tận hiến.
Chúa tiếp tục sai chúng ta
"Hãy đi !" Mệnh lệnh Chúa truyền cho Amos vẫn còn rất thời sự với chúng ta. Nếu như tiên tri Amos lúc ấy thoái thác, thì ngày hôm nay một tâm thức khá phổ biến cổ võ cho thái độ muốn rút lui trước những khó khăn vẫn tồn tại. Ðiều kiện đầu tiên để "ra đi" là vun trồng một tinh thần cầu nguyện sâu xa, được nuôi dưỡng hằng ngày bởi việc lắng nghe Lời Chúa.
Ở thời chúng ta, vẫn có những người nam nữ được Thiên Chúa chọn, túm lấy, khi họ đang đối mặt với những lo lắng hằng ngày. Họ đang ở trong giáo xứ, chủng viện, tu viện, hay trên cánh đồng truyền giáo. Khuôn mẫu của họ là Đức Kitô, Đấng đầu tiên chấp nhận con đường thánh ý Chúa Cha vạch ra và cam kết trung thành với sứ mạng cho đến chết và Phục sinh.
Chúng ta không dựa vào sức con người hay tìm kiếm thành công, mà phải dựa vào chính Thiên Chúa. Vì là tạo vật của Thiên Chúa, nhận lãnh mọi sự từ Thiên Chúa. Chúng ta không thể làm những gì chúng ta muốn. Chúng ta có nghĩa vụ phải làm những gì Thiên Chúa muốn. Vì tất cả là hồng ân mời gọi ta thưa : "Lạy Chúa, con đây". Đừng bao giờ phản đối hay từ chối lời mời gọi của Chúa, "Chính Chúa đã chọn tôi".
Thiên Chúa "đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian, để chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài trong tình yêu thương. Chiếu theo thánh ý Ngài, Ngài đã tiền định cho ta được phúc làm con nhờ Đức Giêsu Kitô, để chúng ta ca tụng vinh quang ân sủng của Ngài" (Ep 1, 4). Đây là kế hoạch tình yêu nhiệm mầu của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ trợ giúp chúng con quảng đại đáp trả lại lời mời gọi của Chúa để loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa bằng lời nói và trước hết bằng cuộc sống hằng ngày của chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XV – B
(Mc 6, 7 - 13)
Tiên tri là người được Thiên Chúa soi sáng và sai đến nói cho người ta nhân danh Thiên Chúa, truyền đạt các mệnh lệnh của Ngài, có thể là lời cảnh cáo hay lời hứa cho dân.
Không ít lần Thánh Kinh đã nhắc đến cảnh dân Do thái bị lưu đày, sầu khổ, và các ngôn sứ được phái tới để loan báo cho dân một niềm hy vọng hay niềm vui cứu thoát. Tiên tri Êgiêkien, Isaiah, Giêrêmia đã loan báo về lòng thương xót cảm thông của Thiên Chúa đối với nỗi khổ của dân, và Chúa ra tay cứu thoát.
Thế nhưng không ít lần các tiên tri cũng vạch trần nỗi thống khổ của dân là do họ đã bỏ Thiên Chúa. Các ngài can đảm lên tiếng phê phán, cảnh cáo lối sống sai lạc, và báo trước một hình phạt sẽ sảy đến hoặc sẽ kéo dài nếu người ta không đổi mới cuộc đời. Tiên tri Amos là một bằng chứng.
Ơn gọi của Amos
Tên Amos có nghĩa là “gánh nặng” hay “người gánh vác nặng nhọc”. Ông quê làng Tekoa, một xóm nhỏ phía Nam Giêrusalem, nay đã hoang phế và không còn lưu lại một dấu vết nào, làng này cách Bethlehem chừng vài dặm. Chính ông cho biết ông sống bằng nghề chăn súc vật, trồng cây sung. “Lời của Amos. Ông là một trong những người chăn cừu tại Tơcôa …” (Amos 1,1). Lời Amos trả lời ông Amátgia : “Tôi không phải là ngôn sứ, cũng chẳng phải là người thuộc nhóm ngôn sứ. Tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung”(Amos 7,14). Mặc dù ông đang chăn cừu, nhưng Chúa đã túm lấy ông, Chúa lôi ông đi và bắt ông làm tiên tri, với sứ mệnh nặng nhọc đúng với tên của ông.
Ông đâu muốn làm ngôn sứ vì ông an phận với cương vị một nông dân. Ông bị bắt làm ngôn sứ : “Hãy đi tuyên sấm cho Israel dân Ta” (Am 7, 15). Amos thổ lộ biết : ông không muốn được người ta xưng tụng là ngôn sứ, mà chỉ là một nông dân thi hành những gì Thiên Chúa truyền dạy ông phải làm, là “đi tuyên sấm cho Israel dân Chúa”. Amos được Chúa chọn gọi làm ngôn sứ vào thời vua Uzziah coi sóc vuơng quốc Giuda ở miền Nam, tức vào khoảng năm 791 đến 740 trước TC. Lúc đó Giêrôbôam làm vua vương quốc Israel miền Bắc ( năm 793 đến năm 753 trước Chúa Giêsu giáng sinh. Thời điểm Amos lên tiếng nói : “Ông đã thấy thị kiến liên quan đến Ítraen, dưới thời Uzziah làm vua nước Giuđa, và Giêrôbôam con vua Giôsias làm vua nước Ítraen, hai năm trước trận động đất” ( Amos 1,1).
Chúng ta biết những ngôn sứ chân chính, ngôn sứ thật bao giờ cũng bị ghen ghét. Thời Amos, các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng khó chịu và không muốn thấy Amos hiện diện tại miền đất của họ nữa. Đứng trước nền đạo đức xuống cấp và nền luân lý suy đồi, ngôn sứ Amos tố cáo mọi cấp bậc trong dân Chúa đồng thời cảnh báo họ sẽ bị phạt nếu không thay đổi đời sống. Amos đã làm tốt các công việc Chúa muốn: ông không tự mình nói gì và làm gì ngoài lệnh của Thiên Chúa.
Đẹp thay sứ mạng Tông Đồ
Tin Mừng Marcô thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu sai mười hai Tông Đồ cứ từng hai đến hai một đi loan báo Tin Mừng. Tin Mừng ấy là Thiên Chúa Cha đã yêu thương loài người bằng tình yêu vô hạn, Ngài ban tặng sự sống cho chúng ta để chúng ta sống và hạnh phúc luôn mãi. Tin Mừng này dành cho tất cả mọi người, không một ai ở ngoài lời mời gọi cứu chuộc của Thiên Chúa, và cũng không một ai bị loại trừ khỏi Tình yêu của Chúa. Tin Mừng này phải được loan đi đến tận cùng thế giới. Chúng ta phải công bố niềm vui và ơn cứu rỗi phổ quát của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đã tái tạo con người, đã chết và sống lại để cho con người được sống.
Những người được sai đi, Chúa trao cho “quyền trên các thân ô uế” (Mc 6, 7) và một hành trang “hầu như không có gì”. Người còn ra lệnh cho họ “đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo” (Mc 6,8) để cho họ thấy rằng, hiệu quả của việc rao giảng Tin Mừng sẽ không đến từ sự ảnh hưởng của con người hay vật chất, mà là từ quyền năng của Thiên Chúa, như lời Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói : " Thiên Chúa được truyền cảm hứng trong lòng người ta do ân sủng của Chúa Thánh Thần".
Niềm vui tông đồ
Vào buổi bình minh của thế kỷ XXI, Tin Mừng còn chưa đến mọi nơi, rất cần đến lòng nhiệt thành truyền giáo.
Chúng ta đã nhận được Tin Mừng, chúng ta có biết giá trị thực sự của Tin Mừng không? Chúng ta có ý thức về điều đó không ? Chúng ta có biết ơn không? Chúng ta hãy xem xét chính mình, người đã lãnh nhận Phép rửa tội, chúng ta co loan báo Tin Mừng bằng gương mẫu của chúng ta chưa?
Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 27. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại lời Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: “Mọi canh tân trong Hội Thánh phải có truyền giáo như mục đích, để không rơi vào nguy cơ của một Hội Thánh quy về mình. Quan trọng hơn, đây là dịp tốt nhất để khơi dậy ơn ban và huyền nhiệm ơn gọi Truyền giáo Ngôi Lời”.
Chúng ta hãy khám phá ra vẻ đẹp đích thực của sứ giả loan báo Tin Mừng qua những nét đặc trưng liên quan đến Nguồn gốc ơn gọi, nội dung rao giảng, mục đích hướng tới và cả Thách đố.
Không ai tự mình trở thành sứ giả Tin Mừng do địa vị, tài năng, công trạng… Chính là “do lòng thương xót và được tuyển chọn” (Thánh Bêđa Khả kính), được Chúa thương tha thứ và đưa vào sứ vụ của Người (Missio Dei).
Sứ giả loan báo Lời từ Thiên Chúa, Hồng ân và Tin Mừng Đức Giêsu Kitô. Tin Mừng không phải là một loại thông tin. Tin Mừng là một sứ điệp có bản chất hoàn toàn khác biệt. Tin Mừng chiếu tỏa vẻ đẹp vô tân của lòng thương xót Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô. Tin Mừng không phải là sản phẩm do con người suy tư hay làm ra (Gl 1,11). Tin Mừng đã được Đức Giêsu Kitô mạc khải, được tỏ bày do tình bằng hữu, nên chỉ có thể lãnh nhận và loan báo trung thành.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Hãy đi nói tiên tri cho dân Ta
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XV – B
(Mc 6, 7 - 13)
"Hãy đi". Chúa phán cùng Amos : "Hãy đi nói tiên tri cho dân Ta" (Am 7, 15) ; "Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi" (Mc 6, 7). Chúa gọi Amos, Chúa sai các tông đồ, Chúa cũng gọi mỗi người chúng ta. Hết thảy mọi tín hữu, ngoài ơn gọi làm con cái Chúa, còn có ơn gọi làm ngôn sứ, và rao giảng Tin Mừng nữa.
Chúa chọn Amos và sai đi
Amos là người được Thiên Chúa chọn gọi và sai đi, khi ông chăn bò, Chúa túm lấy ông, Chúa lôi ông đi. Dù không được đón tiếp, ông vẫn mạnh mẽ rao giảng chống lại sự bất công, nhất là tố cáo nhà vua và các kỳ mục đã xúc phạm đến Thiên Chúa khiến cho hành vi phụng tự của họ trở nên vô ích. Vì thế Amasia đuổi Amos khỏi vương quốc Israel : "Hỡi tiên tri, người hãy trốn sang đất Giuđa, sinh sống và nói tiên tri ở đó. Chớ tiếp tục nói tiên tri ở Bêthel, vì đó là thánh điện của vua và là đền thờ của vương quốc" (Am 7, 12-13). Nhưng Amos vẫn tiếp tục nhiệm vụ ngôn sứ của mình. Dẫu biết rằng, việc phụng sự Thiên Chúa nơi Đền thờ và trong cung thánh là việc dành riêng cho chi tộc Lêvi. Amos không chỉ trích điều Môisê thiết lập. Ông tự đặt mình vào vị trí chính xác : "Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải con của tiên tri. Tôi là một người chăn bò và chuyên đi hái lá xung" (Am 7,14). Thiên Chúa đã chọn ông từ nơi khác đến và trao cho ông sứ mạng này. Ông đến rao giảng điều Thiên Chúa phán chứ không rao giảng những gì con người muốn nghe. Đây chính sứ mạng của Giáo hội, Giáo hội không rao giảng điều các kẻ quyền thế muốn nghe. Tiêu chuẩn của các tông đồ là sự thật và công lý, cả khi chống lại sự đồng tình của con người và quyền bính trần gian. Cộng đoàn Giáo hội sơ khai cũng gặp những khó khăn tương tự như sự xuất hiện của thánh Phaolô, "hoán cải trong giây lát".
Amasia yêu cầu Amos rời khỏi vương quốc thuộc chi tộc phía Bắc đi đến đất Giuđa, vì ông không muốn nghe, Amos trả lời : "Khi tôi đang đi theo đàn chiên, thì Chúa dẫn tôi đi và nói cùng tôi rằng: "Ngươi hãy đi nói tiên tri cho dân Israel của Ta" (Am 7, 15). Sứ mạng của Amos là phổ quát, Chúa sai đi nói tiên tri cho cả 12 chi tộc chứ không riêng một chi tộc nào.
Chúa Giêsu sai các môn đệ
"Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con" (Ga 20, 21). Đến lượt Chúa Con cũng sai Giáo hội đi đến tận cùng trái đất. Ðây là sứ điệp phát xuất từ Thiên Chúa gửi đến hết mọi người, ngõ hầu con người được cứu chuộc và trở nên con cái Thiên Chúa.
Các tông đồ là những người bình thường được Chúa chọn, gọi và sai từng hai người đi, sau khi dạy các ông cầu nguyện, Người ban cho các ông quyền trên các thần ô uế là những thần có lần làm các ông bất lực ! Dù là ai đi chăng nữa, gặp sự gì vượt quá khả năng, cần có sự trợ giúp từ Trời Cao. Chúa Giêsu tin tưởng và dạy dỗ các ông để các ông mang Tin Mừng đến tận cùng thế giới.
Thế là sáng kiến của Chúa Giêsu được thể hiện, mười hai ông được sai đi. Tông Ðồ nghĩa là "được sai đi". Sự kiện Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ cộng tác trực tiếp vào sứ mệnh của Người, thể hiện khía cạnh yêu thương của Chúa. Chúa không chê sự trợ giúp của con người vào công trình của Chúa. Người biết rõ giới hạn cũng như yếu đuối của họ nhưng không khinh rể họ, trái lại còn ban cho họ phẩm giá là những người được Chúa sai đi.
Chúa sai họ đi kèm theo các chỉ thị. Thứ nhất là tinh thần không dính bén tới tiền bạc và các tiện nghi vật chất. Ra đi với hai bàn tay trắng để họ chỉ còn cậy dựa vào chính Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới hoán cải được lòng người. Người cũng báo cho họ biết không phải nơi nào họ cũng được tiếp đón, đôi khi bị khước từ và cũng có thể bị bách hại. Nhưng họ phải luôn luôn nói nhân danh Chúa Giêsu và rao giảng Nước Thiên Chúa mà không lo chuyện thành công.
Cử chỉ rũ bụi chân diễn tả sự không dính bén luân lý và vật chất, như để nói rằng chúng tôi đã loan báo nhưng các bạn đã từ chối, và chúng tôi không muốn gì cho các bạn cả. Sau hết, cùng với việc rao giảng là chữa lành bệnh tật theo gương Chúa Giêsu để biểu lộ lòng lành của Người với các cử chỉ bác ái, phục vụ và sự tận hiến.
Chúa tiếp tục sai chúng ta
"Hãy đi !" Mệnh lệnh Chúa truyền cho Amos vẫn còn rất thời sự với chúng ta. Nếu như tiên tri Amos lúc ấy thoái thác, thì ngày hôm nay một tâm thức khá phổ biến cổ võ cho thái độ muốn rút lui trước những khó khăn vẫn tồn tại. Ðiều kiện đầu tiên để "ra đi" là vun trồng một tinh thần cầu nguyện sâu xa, được nuôi dưỡng hằng ngày bởi việc lắng nghe Lời Chúa.
Ở thời chúng ta, vẫn có những người nam nữ được Thiên Chúa chọn, túm lấy, khi họ đang đối mặt với những lo lắng hằng ngày. Họ đang ở trong giáo xứ, chủng viện, tu viện, hay trên cánh đồng truyền giáo. Khuôn mẫu của họ là Đức Kitô, Đấng đầu tiên chấp nhận con đường thánh ý Chúa Cha vạch ra và cam kết trung thành với sứ mạng cho đến chết và Phục sinh.
Chúng ta không dựa vào sức con người hay tìm kiếm thành công, mà phải dựa vào chính Thiên Chúa. Vì là tạo vật của Thiên Chúa, nhận lãnh mọi sự từ Thiên Chúa. Chúng ta không thể làm những gì chúng ta muốn. Chúng ta có nghĩa vụ phải làm những gì Thiên Chúa muốn. Vì tất cả là hồng ân mời gọi ta thưa : "Lạy Chúa, con đây". Đừng bao giờ phản đối hay từ chối lời mời gọi của Chúa, "Chính Chúa đã chọn tôi".
Thiên Chúa "đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian, để chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài trong tình yêu thương. Chiếu theo thánh ý Ngài, Ngài đã tiền định cho ta được phúc làm con nhờ Đức Giêsu Kitô, để chúng ta ca tụng vinh quang ân sủng của Ngài" (Ep 1, 4). Đây là kế hoạch tình yêu nhiệm mầu của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ trợ giúp chúng con quảng đại đáp trả lại lời mời gọi của Chúa để loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa bằng lời nói và trước hết bằng cuộc sống hằng ngày của chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ