Từ trước tới nay Hoa Kỳ duy nhất chỉ có một vị Tổng thống Công Giáo và người Công Giáo càng ngày càng giảm sút trong dân số Hoa Kỳ, nhưng họ đang nắm giữ đa số mạnh mẽ trong Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
Khi Tổng thống Donald Trump cử Brett Kavanaugh vào Tòa án tối cao tối hôm thứ Ba (9/7), ông Kavanaugh đã mô tả đức tin Công Giáo và tầm quan trọng của Giáo hội trong cuộc đời sống của mình - từ thời học trường trung học Công Giáo tới các đội bóng rổ và Hội Thanh niên Công Giáo do ông hướng dẫn.
Nếu được Thượng viện bỏ phiếu thuận xác nhận, ông Kavanaugh sẽ thay thế Thẩm phán Anthony Kennedy, người Công Giáo. Ứng cử viên khác của TT Trump, nay là Tư pháp Neil Gorsuch, thay thế Thẩm phán Antonin Scalia cũng người Công Giáo. Ông Gorsuch hiện là tín hữu hội thánh Episcopal, nhưng đã được lớn lên trong gia đình Công Giáo. Nhà bình luận Daniel Burke của CNN đã viết rằng về đức tin của Thẩm phán Gorsuch, mà ông ta giữ bí mật, thì nó là một vấn đề phức tạp.
Tất cả các Thẩm phán tối cao do đảng Cộng hòa bổ nhiệm vào Tòa án tối cao đều là người Công Giáo. Bà Sonia Sotomayor được bổ nhiệm bởi đảng Dân chủ là người đã được giáo dục và lớn lên trong gia đình Công Giáo và trong tiến trình được đề cử, bà mô tả mình là người thuộc "Văn hóa Công Giáo”.
Điều đó có nghĩa là 6 trong 9 Thẩm phán, hai phần ba, có một nền tảng Công Giáo.
Sức mạnh của người Công Giáo trên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ thật mạnh mẽ, nhưng số người Công Giáo ở Mỹ đang suy giảm.
Chỉ dưới một phần tư (tức 23,9%) dân số Hoa Kỳ là Công Giáo vào năm 2007 và đến năm 2014 con số đó đã giảm xuống còn 20%, theo một nghiên cứu rộng rãi của Pew. (Đáng chú ý, chỉ có 1,9% người Mỹ là người Do Thái trong cuộc khảo sát Pew 2015, nhưng có ba Thẩm phán Tòa án Tối cao người Do Thái.)
Nhưng nghiên cứu hãng Pew cũng cho thấy người Công Giáo ở Mỹ ngày càng không phải là thành phần da trắng, phần lớn số người Công Giáo là người gốc Tây Ban Nha (34% trong năm 2014). Số người Công Giáo không-phải-là-da-trắng cũng đang trội vượt tại Mỹ. Có chừng 35% người không da trắng trong năm 2007 và 41% người da trắng vào năm 2014. Tại Tối Cao Pháp Viện, hai Thẩm phán Clarence Thomas và Sotomayor, là hai người không phải da trắng duy nhất, đều là người Công Giáo.
Cộng đồng người Công Giáo tại Mỹ cũng bao gồm nhiều người nhập cư hơn các cộng đồng người Mỹ khác. Hơn một phần tư người Công Giáo Hoa Kỳ (27%) được sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ, mặc dù hầu hết các Thẩm phán Tòa án tối cao đã được sinh ra hoặc lớn lên ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Năm mươi bảy phần trăm (57%) người Công Giáo trong nghiên cứu này được sinh ra ở Hoa Kỳ. Hơn thế nữa - 74% người Mỹ nói chung - được sinh ra ở Mỹ.
Nhận xét trên về nhân khẩu học xem ra rất thú vị, nhưng chúng không trả lời câu hỏi tại sao có rất nhiều người Công Giáo đã leo lên được tới tòa án tối cao và như vậy: Liệu đức tin của họ có ảnh hưởng đến các quyết định của họ hay không?.
Các ứng cử viên tư pháp trong những ngày này rất bận rộn lo trả lời cách họ sẽ bỏ phiếu về các trường hợp khác nhau hoặc cách họ cảm nghiệm như thế nào về các vấn đề, đặc biệt là phá thai, nó trở thành vấn đề quan trọng trong việc đề cử ông Kavanaugh vì ông sẽ thay thế Thẩm phán Kennedy, một thẩm phán đã bỏ phiếu bỏ phiếu bảo vệ tiền lệ pháp lý vụ Roe v. Wade (cho phép phá thai).
Công chúng Mỹ nói chung (57%) ủng hộ phá thai hợp pháp trong một cuộc khảo sát Pew năm 2017, cho rằng phá thai là hợp pháp trong tất cả hoặc hầu hết các trường hợp. Người Công Giáo không mấy hỗ trợ ý kiến như vậy, nhưng đa số họ (53%) cho biết vào thời điểm đó cần phải hợp pháp.
Nhưng có một nhận thức rằng người Công Giáo phái nam trên tòa án có nhiều khả năng bỏ phiếu chống phá thai và có lẽ điều đó đóng một vai trò quan trọng trong số những người bảo thủ tìm cách đánh bại Roe (luật phá thai).
Thường thì các ứng cử viên Thẩm phán tối cao sẽ im lặng không trả lời về vấn đề nêu trên, nhưng các thượng nghị sĩ khi phải bỏ phiếu để xác nhận các thẩm phán này, họ cũng muốn bảo vệ các ưu tiên như quyền phá thai sẽ phải được truy ra.
Thượng nghị sĩ Dân chủ California Dianne Feinstein đã đường đầu với bà thẩm phán Amy Coney Barrett, về đức tin của bà trong phiên điều trần xác nhận năm 2017. Bà Barrett là người trong danh sách chốt của Tòa án tối cao của TT Trump. TNS Feinstein nói với bà Barrett: "Tại sao nhiều người trong chúng ta ở bên này (Đảng Dân Chủ) lại có cảm giác rất khó chịu – Bà biết điều ấy mà – tín điều và luật pháp là hai điều khác nhau. Và tôi nghĩ trong trường hợp của bà, thưa giáo sư, khi bà đọc bài phát biểu của bà, kết luận rút ra là tín điều sống động rõ ràng nơi bà, và đó là mối quan tâm khi bà phải quyết định những vấn đề lớn mà nhiều người (Hoa Kỳ) đã chiến đấu trong nhiều năm ở đất nước này."
Một tiên đoán tương tự về ông Kavanaugh và suy nghĩ của ông về phá thai đã đang được tiến hành, đặc biệt là sự bất đồng của ông với một phán quyết cho phép một thiếu niên không có giấy tờ (di trú) bị giam giữ ở biên giới có quyền được phá thai.
Thầm phán Kavanaugh đã viết: "Phía đa trong phán quyết này dường như nghĩ rằng Chính phủ phải cho phép trẻ vị thành niên nhập cư bất hợp pháp được phá thai ngay lập tức theo yêu cầu".
Ông cũng đã viết trong cùng ý kiến bất đồng đó rằng tất cả các thẩm phán đã công nhận Roe và các tiền lệ phải được tuân theo. Là một Thẩm phán Tòa án tối cao, ông có thể ở trong một vị trí để thay đổi tiền lệ như vậy.
Tôn giáo của Thẩm phán không phải là vấn đề và không nên là vấn đề. Nhưng tôn giáo chắc chắn khơi sự tò mò chính trị hiện đại vì sao mà các thẩm phán Công Giáo và Do Thái đã thành công như vậy.
Thật khó để tìm thấy dữ kiện thông tin nhân khẩu học về cơ quan tư pháp liên bang ở mức độ lớn để xem liệu những người Công Giáo có đóng vai trò ảnh hưởng ngoại cỡ ở các cấp tòa án thấp hơn hay không. Dữ kiện Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội chỉ cung cấp tóm lược nhân khẩu học của các tòa án, nhưng không bao gồm yếu tố tôn giáo.
Trong cuộc khảo sát Pew từ năm 2014, nhóm tôn giáo phát triển nhanh nhất là những người nói mình "không liên kết" với tôn giáo nào, tăng từ 16,1% năm 2007 lên 22,8%, làm lu mờ Công Giáo ở Mỹ trong quá trình này.
(Nguồn: Why do Catholics hold a strong majority on the Supreme Court? by Zach Wolf, CNN https://edition.cnn.com/2018/07/10/politics/catholic-justices/index.html)
Khi Tổng thống Donald Trump cử Brett Kavanaugh vào Tòa án tối cao tối hôm thứ Ba (9/7), ông Kavanaugh đã mô tả đức tin Công Giáo và tầm quan trọng của Giáo hội trong cuộc đời sống của mình - từ thời học trường trung học Công Giáo tới các đội bóng rổ và Hội Thanh niên Công Giáo do ông hướng dẫn.
Nếu được Thượng viện bỏ phiếu thuận xác nhận, ông Kavanaugh sẽ thay thế Thẩm phán Anthony Kennedy, người Công Giáo. Ứng cử viên khác của TT Trump, nay là Tư pháp Neil Gorsuch, thay thế Thẩm phán Antonin Scalia cũng người Công Giáo. Ông Gorsuch hiện là tín hữu hội thánh Episcopal, nhưng đã được lớn lên trong gia đình Công Giáo. Nhà bình luận Daniel Burke của CNN đã viết rằng về đức tin của Thẩm phán Gorsuch, mà ông ta giữ bí mật, thì nó là một vấn đề phức tạp.
Tất cả các Thẩm phán tối cao do đảng Cộng hòa bổ nhiệm vào Tòa án tối cao đều là người Công Giáo. Bà Sonia Sotomayor được bổ nhiệm bởi đảng Dân chủ là người đã được giáo dục và lớn lên trong gia đình Công Giáo và trong tiến trình được đề cử, bà mô tả mình là người thuộc "Văn hóa Công Giáo”.
Điều đó có nghĩa là 6 trong 9 Thẩm phán, hai phần ba, có một nền tảng Công Giáo.
Sức mạnh của người Công Giáo trên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ thật mạnh mẽ, nhưng số người Công Giáo ở Mỹ đang suy giảm.
Nhưng nghiên cứu hãng Pew cũng cho thấy người Công Giáo ở Mỹ ngày càng không phải là thành phần da trắng, phần lớn số người Công Giáo là người gốc Tây Ban Nha (34% trong năm 2014). Số người Công Giáo không-phải-là-da-trắng cũng đang trội vượt tại Mỹ. Có chừng 35% người không da trắng trong năm 2007 và 41% người da trắng vào năm 2014. Tại Tối Cao Pháp Viện, hai Thẩm phán Clarence Thomas và Sotomayor, là hai người không phải da trắng duy nhất, đều là người Công Giáo.
Cộng đồng người Công Giáo tại Mỹ cũng bao gồm nhiều người nhập cư hơn các cộng đồng người Mỹ khác. Hơn một phần tư người Công Giáo Hoa Kỳ (27%) được sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ, mặc dù hầu hết các Thẩm phán Tòa án tối cao đã được sinh ra hoặc lớn lên ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Năm mươi bảy phần trăm (57%) người Công Giáo trong nghiên cứu này được sinh ra ở Hoa Kỳ. Hơn thế nữa - 74% người Mỹ nói chung - được sinh ra ở Mỹ.
Nhận xét trên về nhân khẩu học xem ra rất thú vị, nhưng chúng không trả lời câu hỏi tại sao có rất nhiều người Công Giáo đã leo lên được tới tòa án tối cao và như vậy: Liệu đức tin của họ có ảnh hưởng đến các quyết định của họ hay không?.
Các ứng cử viên tư pháp trong những ngày này rất bận rộn lo trả lời cách họ sẽ bỏ phiếu về các trường hợp khác nhau hoặc cách họ cảm nghiệm như thế nào về các vấn đề, đặc biệt là phá thai, nó trở thành vấn đề quan trọng trong việc đề cử ông Kavanaugh vì ông sẽ thay thế Thẩm phán Kennedy, một thẩm phán đã bỏ phiếu bỏ phiếu bảo vệ tiền lệ pháp lý vụ Roe v. Wade (cho phép phá thai).
Công chúng Mỹ nói chung (57%) ủng hộ phá thai hợp pháp trong một cuộc khảo sát Pew năm 2017, cho rằng phá thai là hợp pháp trong tất cả hoặc hầu hết các trường hợp. Người Công Giáo không mấy hỗ trợ ý kiến như vậy, nhưng đa số họ (53%) cho biết vào thời điểm đó cần phải hợp pháp.
Nhưng có một nhận thức rằng người Công Giáo phái nam trên tòa án có nhiều khả năng bỏ phiếu chống phá thai và có lẽ điều đó đóng một vai trò quan trọng trong số những người bảo thủ tìm cách đánh bại Roe (luật phá thai).
Thường thì các ứng cử viên Thẩm phán tối cao sẽ im lặng không trả lời về vấn đề nêu trên, nhưng các thượng nghị sĩ khi phải bỏ phiếu để xác nhận các thẩm phán này, họ cũng muốn bảo vệ các ưu tiên như quyền phá thai sẽ phải được truy ra.
Thượng nghị sĩ Dân chủ California Dianne Feinstein đã đường đầu với bà thẩm phán Amy Coney Barrett, về đức tin của bà trong phiên điều trần xác nhận năm 2017. Bà Barrett là người trong danh sách chốt của Tòa án tối cao của TT Trump. TNS Feinstein nói với bà Barrett: "Tại sao nhiều người trong chúng ta ở bên này (Đảng Dân Chủ) lại có cảm giác rất khó chịu – Bà biết điều ấy mà – tín điều và luật pháp là hai điều khác nhau. Và tôi nghĩ trong trường hợp của bà, thưa giáo sư, khi bà đọc bài phát biểu của bà, kết luận rút ra là tín điều sống động rõ ràng nơi bà, và đó là mối quan tâm khi bà phải quyết định những vấn đề lớn mà nhiều người (Hoa Kỳ) đã chiến đấu trong nhiều năm ở đất nước này."
Thầm phán Kavanaugh đã viết: "Phía đa trong phán quyết này dường như nghĩ rằng Chính phủ phải cho phép trẻ vị thành niên nhập cư bất hợp pháp được phá thai ngay lập tức theo yêu cầu".
Ông cũng đã viết trong cùng ý kiến bất đồng đó rằng tất cả các thẩm phán đã công nhận Roe và các tiền lệ phải được tuân theo. Là một Thẩm phán Tòa án tối cao, ông có thể ở trong một vị trí để thay đổi tiền lệ như vậy.
Tôn giáo của Thẩm phán không phải là vấn đề và không nên là vấn đề. Nhưng tôn giáo chắc chắn khơi sự tò mò chính trị hiện đại vì sao mà các thẩm phán Công Giáo và Do Thái đã thành công như vậy.
Thật khó để tìm thấy dữ kiện thông tin nhân khẩu học về cơ quan tư pháp liên bang ở mức độ lớn để xem liệu những người Công Giáo có đóng vai trò ảnh hưởng ngoại cỡ ở các cấp tòa án thấp hơn hay không. Dữ kiện Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội chỉ cung cấp tóm lược nhân khẩu học của các tòa án, nhưng không bao gồm yếu tố tôn giáo.
Trong cuộc khảo sát Pew từ năm 2014, nhóm tôn giáo phát triển nhanh nhất là những người nói mình "không liên kết" với tôn giáo nào, tăng từ 16,1% năm 2007 lên 22,8%, làm lu mờ Công Giáo ở Mỹ trong quá trình này.
(Nguồn: Why do Catholics hold a strong majority on the Supreme Court? by Zach Wolf, CNN https://edition.cnn.com/2018/07/10/politics/catholic-justices/index.html)