Theo nữ ký giả Inés San Martín, của tạp chí Crux, ngày 19 tháng Sáu vừa qua, Tòa Thánh đã công bố Tài Liệu Làm Việc (Instrumentum Laboris) cho kỳ họp thường lệ lần thứ 15 của Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ khai diễn trong tháng Mười năm nay bàn về tuổi trẻ qua chủ đề “Giới Trẻ, Đức Tin, và Biện Phân Ơn Gọi”.
Tài liệu trên hiện mới chỉ có ấn bản tiếng Ý. Theo Zenit, Đức Hồng Y Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng, quả quyết bản dịch sang các ngôn ngữ khác sẽ được công bố nay mai.
Tài liệu gồm 3 phần, 13 chương, phần dẫn nhập và kết luận, đúc kết các đóng góp rất đa dạng. Trước nhất là Tài Liệu Chuẩn Bị công bố ngày 13 thang Giêng năm 2017 cùng với “Lá Thư Gửi Giới Trẻ” của Đức Phanxicô. Sau đó là “Cuộc Hội Thảo Quốc Tế về Tình Hình Giới Trẻ” diễn ra trong các ngày 11-15 tháng Chín, 2017 với sự tham dự của các chuyên viên và người trẻ. Ngoài ra còn có các sáng kiến như “Bảng Câu Hỏi Trực Tuyến” bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và cũng được các hội đồng giám mục cho dịch sang nhiều thứ tiếng khác. Khoảng 100,000 người trẻ đã gửi câu trả lời.
Sau cùng là “Cuộc Gặp Mặt Tiền Thượng Hội Đồng” các người trẻ tại Rôma trong các ngày 19-24 tháng Ba năm nay, trong đó, 300 người trẻ từ 5 châu lục đã đích thân tham dự, trong khi 15,000 người trẻ khác tham dự qua các mạng truyền thông xã hội. Cuộc Gặp gỡ này kết thúc vào Chúa Nhật Lễ Lá với tài liệu sau cùng do người trẻ soạn thảo đã được đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tất cả, theo Đức Hồng Y Baldisseri, chứng mình rằng đây là “ý nguyện của toàn thể Giáo Hội muốn lắng nghe mọi người trẻ không trừ một ai”.
Nữ ký giả San Martin cho rằng tính dục, sự chết, tham nhũng, buôn bán ma túy, văn hóa khiêu dâm, trò chơi video, di dân, chiến tranh, tình bằng hữu và các khuyết tật là một số vấn đề sẽ được các giám mục tại Thượng Hội Đồng thảo luận.
Tài liệu nói rằng “giới trẻ cảm thấy thiếu hài hòa với Giáo Hội. Hình như chúng ta không hiểu ngữ vựng, và do đó, các nhu cầu, của giới trẻ”.
Instrumentum laboris, hay tài liệu làm việc, nhằm được sử dụng như một tổng quan về thực tại tuổi trẻ ngày nay, đề cập đến nhiều tình huống đa dạng, từ di dân và tác động của nó đối với giới trẻ đến tác dụng của tin giả và các vấn đề LGBT (đồng và đổi tính)
Tài liệu viết rằng: “một số người trẻ LGBT, trong các đóng góp của họ với Văn Phòng Thượng Hội Đồng, muốn ‘hưởng ơn ích từ sự gần gũi hơn nữa’ và sự chăm sóc hơn nữa của Giáo Hội, trong khi một số hội đồng giám mục tự hỏi phải đề xuất những gì với ‘những người trẻ... quyết định tạo lập cuộc sống lứa đôi đồng tính, nhưng trên hết, vẫn muốn tiếp tục được gần gũi với Giáo Hội’”.
Cũng bao gồm trong tài liệu là điều Đức Phanxicô vốn gọi là “nền văn hóa vứt bỏ”, phong trào đại kết và đối thoại liên tôn, cũng như các vấn đề như “tính dục quá sớm, tính dục bừa bãi, văn hóa khiêu dâm kỹ thuật số, trưng bầy thân xác trên trực tuyến và du lịch hưởng dục, như là các nguy cơ làm nhơ vẻ đẹp và sự sâu sắc của đời sống xúc cảm và tính dục”.
Liên quan đến giáo huấn cua Giáo Hội về “các vấn đề gây tranh cãi” như ngừa thai, phá thai, đồng tính luyến ái, sống chung và hôn nhân, tài liệu thừa nhận chúng là “nguồn gây tranh luận nơi giới trẻ, cả bên trong Giáo Hội lẫn bên ngoài xã hội”. Trưng dẫn thông tin từ các hội đồng giám mục, các câu trả lời bảng câu hỏi trực tuyến và cuộc gặp gỡ tiền Thượng Hội Đồng, tài liệu nói rằng một số người thấy giáo huấn của Giáo Hội là “một nguồn vui” và muốn nó tiếp tục như hiện nay, dùnó “không được lòng người” nhưng họ muốn nó được giảng dậy có chiều sâu hơn.
Những người chống lại giáo huấn của Giáo Hội trong các vấn đề này “vẫn muốn tiếp tục là thành phần của Giáo Hội và yêu cầu giải thích nó rõ hơn”. Thành thử, các người có trách nhiệm được yêu cầu “đối đầu một cách cụ thể với các phản bác gây tranh cãi như đồng tính luyến ái và vấn đề phái tính, những vấn đề mà giới trẻ đã đang lý luận một cách tự do, không một cấm kỵ nào”.
Theo tài liệu, các nghiên cứu cho thấy nhiều người trẻ “đương đầu với bất bình đẳng và kỳ thị vì phái tính, giai cấp xã hội, thống thuộc tôn giáo, xu hướng tính dục, vị trí địa dư, khuyết tật hay căn tính sắc tộc” và đây là những vấn đề sẽ được bàn tại Thượng Hội Đồng.
Ngoài ra, giới trẻ “tường trình việc dai dẳng bị kỳ thị vì tôn giáo, nhất là chống các Kitô hữu” và việc này bị tố cáo ở cả các nơi trong đó, các Kitô hữu là thiểu số và bị áp lực phải trở qua một tôn giáo khác, lẫn ở các nơi có “tình huống thế tục hóa cao độ”.
Theo tài liệu, người trẻ cũng nhấn mạnh rằng khi nói tới “công lý”, hình ảnh Giáo Hội cho thấy một thứ “nhị phân” (dichotomy), vì một đàng, Giáo Hội cố gắng hiện diện với “đoàn chiên của lịch sử” nghĩa là đồng hành với những người ở ngoại vi, trong khi đàng khác, Giáo Hội vẫn còn nhiều việc phải làm để “gián đoạn các tình huống” thối nát khiến Giáo Hội “có nguy cơ sống theo thế gian thay vì là người mang một phương thức khác được Tin Mừng linh hứng”.
Đề cập đến sự kiện tại một số nơi, giới trẻ xa lìa Giáo Hội “một cách đông đảo”, Tài Liệu Làm Việc nói rằng điều “chủ yếu” là hiểu lý do tại sao và quả quyết rằng trong số các lý do đã được nhận diện, ta thấy có “sự dửng dưng và thiếu lắng nghe” của Giáo Hội, và sự kiện “nhiều khi, Giáo Hội xem ra quá nghiêm khắc và đôi khi cấu kết với một thứ duy luân lý quá trớn”.
Bản văn cũng nhìn nhận rằng ở nhiều nơi, nhất là tại các xã hội “bị tục hóa cao độ”, giới trẻ đã bác bỏ định chế và muốn được ở yên một mình vì họ thấy sự hiện diện của Giáo Hội “đáng chán và thậm chí gây bực mình”.
Tài liệu cho rằng yêu cầu trên phát xuất từ “các lý do nghiêm túc và đáng tôn trọng” như các tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục và các tai tiếng tài chánh, và sự kiện giới trẻ bị dành cho một “vai trò thụ động trong cộng đồng Kitô hữu” cũng như việc Giáo Hội loay hoay trong việc giải thích các chủ trương tín lý của mình cho xã hội đương thời.
Tài liệu làm việc cũng cho hay một số người trẻ muốn thấy Giáo Hội “dấn thân cho công lý”, cởi mở trong việc đề cập tới vai trò phụ nữ, các bài giảng giúp họ vượt qua diễn trình biện phân và một nền phụng vụ “sống động và gần gũi” với họ.
Theo tài liệu, đồng hành với giới trẻ không phải là một “lựa chọn” đối với Giáo Hội, khi đụng tới các phận vụ giáo dục và truyền giảng Tin Mừng cho họ. Nó là một “bổn phận của Giáo Hội và là một quyền lợi của từng người trẻ”.
Dù phần lớn tài liệu trình bầy phận vụ hiện có như một cố gắng khó khăn, nhưng nó làm nổi bật nhiều khía cạnh “tích cực” của tuổi trẻ ngày nay, trong đó, có sự kiện họ muốn được can dự vào đời sống công dân, cho dù họ không luôn được dành cho một chỗ đứng; họ dấn thân đối với việc bảo tồn môi trường; và họ đặc biệt nhậy cảm khi đụng đến việc lên án tham nhũng và kỳ thị.
Một số phần của tài liệu được dành cho Internet, các thách đố mà Giáo Hội đang đương đầu khi vươn tay ra với tuổi trẻ qua Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội, và có một tiết phê phán các trò chơi video, gọi chúng là “thách thức lớn cho xã hội và Giáo Hội, vì chúng lên khuôn nơi người trẻ một viễn kiến đáng bị tranh luận về con người nhân bản và thế giới, nuôi dưỡng một phong thái tương quan dựa trên bạo lực”.
Tài liệu trên hiện mới chỉ có ấn bản tiếng Ý. Theo Zenit, Đức Hồng Y Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng, quả quyết bản dịch sang các ngôn ngữ khác sẽ được công bố nay mai.
Tài liệu gồm 3 phần, 13 chương, phần dẫn nhập và kết luận, đúc kết các đóng góp rất đa dạng. Trước nhất là Tài Liệu Chuẩn Bị công bố ngày 13 thang Giêng năm 2017 cùng với “Lá Thư Gửi Giới Trẻ” của Đức Phanxicô. Sau đó là “Cuộc Hội Thảo Quốc Tế về Tình Hình Giới Trẻ” diễn ra trong các ngày 11-15 tháng Chín, 2017 với sự tham dự của các chuyên viên và người trẻ. Ngoài ra còn có các sáng kiến như “Bảng Câu Hỏi Trực Tuyến” bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và cũng được các hội đồng giám mục cho dịch sang nhiều thứ tiếng khác. Khoảng 100,000 người trẻ đã gửi câu trả lời.
Sau cùng là “Cuộc Gặp Mặt Tiền Thượng Hội Đồng” các người trẻ tại Rôma trong các ngày 19-24 tháng Ba năm nay, trong đó, 300 người trẻ từ 5 châu lục đã đích thân tham dự, trong khi 15,000 người trẻ khác tham dự qua các mạng truyền thông xã hội. Cuộc Gặp gỡ này kết thúc vào Chúa Nhật Lễ Lá với tài liệu sau cùng do người trẻ soạn thảo đã được đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tất cả, theo Đức Hồng Y Baldisseri, chứng mình rằng đây là “ý nguyện của toàn thể Giáo Hội muốn lắng nghe mọi người trẻ không trừ một ai”.
Nữ ký giả San Martin cho rằng tính dục, sự chết, tham nhũng, buôn bán ma túy, văn hóa khiêu dâm, trò chơi video, di dân, chiến tranh, tình bằng hữu và các khuyết tật là một số vấn đề sẽ được các giám mục tại Thượng Hội Đồng thảo luận.
Tài liệu nói rằng “giới trẻ cảm thấy thiếu hài hòa với Giáo Hội. Hình như chúng ta không hiểu ngữ vựng, và do đó, các nhu cầu, của giới trẻ”.
Instrumentum laboris, hay tài liệu làm việc, nhằm được sử dụng như một tổng quan về thực tại tuổi trẻ ngày nay, đề cập đến nhiều tình huống đa dạng, từ di dân và tác động của nó đối với giới trẻ đến tác dụng của tin giả và các vấn đề LGBT (đồng và đổi tính)
Tài liệu viết rằng: “một số người trẻ LGBT, trong các đóng góp của họ với Văn Phòng Thượng Hội Đồng, muốn ‘hưởng ơn ích từ sự gần gũi hơn nữa’ và sự chăm sóc hơn nữa của Giáo Hội, trong khi một số hội đồng giám mục tự hỏi phải đề xuất những gì với ‘những người trẻ... quyết định tạo lập cuộc sống lứa đôi đồng tính, nhưng trên hết, vẫn muốn tiếp tục được gần gũi với Giáo Hội’”.
Cũng bao gồm trong tài liệu là điều Đức Phanxicô vốn gọi là “nền văn hóa vứt bỏ”, phong trào đại kết và đối thoại liên tôn, cũng như các vấn đề như “tính dục quá sớm, tính dục bừa bãi, văn hóa khiêu dâm kỹ thuật số, trưng bầy thân xác trên trực tuyến và du lịch hưởng dục, như là các nguy cơ làm nhơ vẻ đẹp và sự sâu sắc của đời sống xúc cảm và tính dục”.
Liên quan đến giáo huấn cua Giáo Hội về “các vấn đề gây tranh cãi” như ngừa thai, phá thai, đồng tính luyến ái, sống chung và hôn nhân, tài liệu thừa nhận chúng là “nguồn gây tranh luận nơi giới trẻ, cả bên trong Giáo Hội lẫn bên ngoài xã hội”. Trưng dẫn thông tin từ các hội đồng giám mục, các câu trả lời bảng câu hỏi trực tuyến và cuộc gặp gỡ tiền Thượng Hội Đồng, tài liệu nói rằng một số người thấy giáo huấn của Giáo Hội là “một nguồn vui” và muốn nó tiếp tục như hiện nay, dùnó “không được lòng người” nhưng họ muốn nó được giảng dậy có chiều sâu hơn.
Những người chống lại giáo huấn của Giáo Hội trong các vấn đề này “vẫn muốn tiếp tục là thành phần của Giáo Hội và yêu cầu giải thích nó rõ hơn”. Thành thử, các người có trách nhiệm được yêu cầu “đối đầu một cách cụ thể với các phản bác gây tranh cãi như đồng tính luyến ái và vấn đề phái tính, những vấn đề mà giới trẻ đã đang lý luận một cách tự do, không một cấm kỵ nào”.
Theo tài liệu, các nghiên cứu cho thấy nhiều người trẻ “đương đầu với bất bình đẳng và kỳ thị vì phái tính, giai cấp xã hội, thống thuộc tôn giáo, xu hướng tính dục, vị trí địa dư, khuyết tật hay căn tính sắc tộc” và đây là những vấn đề sẽ được bàn tại Thượng Hội Đồng.
Ngoài ra, giới trẻ “tường trình việc dai dẳng bị kỳ thị vì tôn giáo, nhất là chống các Kitô hữu” và việc này bị tố cáo ở cả các nơi trong đó, các Kitô hữu là thiểu số và bị áp lực phải trở qua một tôn giáo khác, lẫn ở các nơi có “tình huống thế tục hóa cao độ”.
Theo tài liệu, người trẻ cũng nhấn mạnh rằng khi nói tới “công lý”, hình ảnh Giáo Hội cho thấy một thứ “nhị phân” (dichotomy), vì một đàng, Giáo Hội cố gắng hiện diện với “đoàn chiên của lịch sử” nghĩa là đồng hành với những người ở ngoại vi, trong khi đàng khác, Giáo Hội vẫn còn nhiều việc phải làm để “gián đoạn các tình huống” thối nát khiến Giáo Hội “có nguy cơ sống theo thế gian thay vì là người mang một phương thức khác được Tin Mừng linh hứng”.
Đề cập đến sự kiện tại một số nơi, giới trẻ xa lìa Giáo Hội “một cách đông đảo”, Tài Liệu Làm Việc nói rằng điều “chủ yếu” là hiểu lý do tại sao và quả quyết rằng trong số các lý do đã được nhận diện, ta thấy có “sự dửng dưng và thiếu lắng nghe” của Giáo Hội, và sự kiện “nhiều khi, Giáo Hội xem ra quá nghiêm khắc và đôi khi cấu kết với một thứ duy luân lý quá trớn”.
Bản văn cũng nhìn nhận rằng ở nhiều nơi, nhất là tại các xã hội “bị tục hóa cao độ”, giới trẻ đã bác bỏ định chế và muốn được ở yên một mình vì họ thấy sự hiện diện của Giáo Hội “đáng chán và thậm chí gây bực mình”.
Tài liệu cho rằng yêu cầu trên phát xuất từ “các lý do nghiêm túc và đáng tôn trọng” như các tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục và các tai tiếng tài chánh, và sự kiện giới trẻ bị dành cho một “vai trò thụ động trong cộng đồng Kitô hữu” cũng như việc Giáo Hội loay hoay trong việc giải thích các chủ trương tín lý của mình cho xã hội đương thời.
Tài liệu làm việc cũng cho hay một số người trẻ muốn thấy Giáo Hội “dấn thân cho công lý”, cởi mở trong việc đề cập tới vai trò phụ nữ, các bài giảng giúp họ vượt qua diễn trình biện phân và một nền phụng vụ “sống động và gần gũi” với họ.
Theo tài liệu, đồng hành với giới trẻ không phải là một “lựa chọn” đối với Giáo Hội, khi đụng tới các phận vụ giáo dục và truyền giảng Tin Mừng cho họ. Nó là một “bổn phận của Giáo Hội và là một quyền lợi của từng người trẻ”.
Dù phần lớn tài liệu trình bầy phận vụ hiện có như một cố gắng khó khăn, nhưng nó làm nổi bật nhiều khía cạnh “tích cực” của tuổi trẻ ngày nay, trong đó, có sự kiện họ muốn được can dự vào đời sống công dân, cho dù họ không luôn được dành cho một chỗ đứng; họ dấn thân đối với việc bảo tồn môi trường; và họ đặc biệt nhậy cảm khi đụng đến việc lên án tham nhũng và kỳ thị.
Một số phần của tài liệu được dành cho Internet, các thách đố mà Giáo Hội đang đương đầu khi vươn tay ra với tuổi trẻ qua Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội, và có một tiết phê phán các trò chơi video, gọi chúng là “thách thức lớn cho xã hội và Giáo Hội, vì chúng lên khuôn nơi người trẻ một viễn kiến đáng bị tranh luận về con người nhân bản và thế giới, nuôi dưỡng một phong thái tương quan dựa trên bạo lực”.