Các Giám Mục Ái Nhĩ Lan đã bày tỏ sự đau đớn và kinh hoàng của các ngài trước điều mà báo chí địa phương gọi là “sự bội giáo của cả một quốc gia”. Ý thức tầm mức nghiêm trọng của cuộc trưng cầu dân ý này, hàng giáo phẩm Ái Nhĩ Lan đã làm tất cả mọi khả năng các ngài có thể làm. Vì thế, kết quả cuộc trưng cầu dân ý đã khiến các ngài kinh ngạc và thất vọng.
Trong tổng số 5,011,000 dân Ái Nhĩ Lan, 78.3% là người Công Giáo. Thế nhưng, trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 25 tháng 5, các cử tri đã lựa chọn loại bỏ quyền sống của thai nhi ra khỏi hiến pháp với một tỷ lệ áp đảo 66.4% trên 33.6%. Cuộc trưng cầu dân ý này mở đường cho việc hợp pháp hóa phá thai tự do ngay cả khi thai nhi đã 12 tuần tuổi.
Đức Cha Brendan Leahy của Limerick nói với các tín hữu hôm 26 tháng 5 rằng kết quả này “thật đáng tiếc và làm chết điếng những người trong chúng ta đã bỏ phiếu chống phá thai”
Ngài nói: “Kết quả cuối cùng của cuộc trưng cầu dân ý này là ý chí của đa số người dân, mặc dù không phải của tất cả mọi người.”
“Tất nhiên, đó chỉ là một cuộc bỏ phiếu. Điều đó không thay đổi quan điểm của chúng ta. Thông điệp của chúng ta là một thông điệp tình yêu: tình yêu dành cho tất cả, tình yêu dành cho cuộc sống, cho những người đang sống giữa chúng ta hôm nay, và cho cả các thai nhi còn trong bụng mẹ”
Đề cập đến chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Giám Mục Leahy nói: “Vào tháng Tám, chúng ta sẽ hiệp nhất với nhau trong tư cách một gia đình, để canh tân cảm thức về gia đình của chúng ta trong Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình. Chúng ta có đặc ân được Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm, và hôm nay tôi nghĩ rằng chuyến viếng thăm của ngài thật là kịp thời: ngài đến đây và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của gia đình, về tình yêu đối với gia đình, đôi khi thâm tím, nhưng gia đình không thể bị phá vỡ.”
“Vì vậy, chúng ta hãy tiến về phía trước, hướng đến thời điểm đó. Chúng ta kỳ vọng cuộc gặp gỡ này sẽ mang đến ơn chữa lành và chúng ta sẽ được canh tân một lần nữa trong tình yêu và trong sự chăm sóc cho nhau”.
Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin của Dublin nhấn mạnh rằng “Giáo hội tại Ái Nhĩ Lan sau cuộc trưng cầu dân ý này phải canh tân toàn diện, đặc biệt là cam kết hỗ trợ sự sống”.
Phát biểu trong một buổi lễ phong chức phó tế cho bốn chủng sinh tại chủng viện quốc gia ở Maynooth, Quận Kildare, Đức Tổng Giám Mục Martin nhấn mạnh rằng Giáo Hội được mời gọi phò sinh “không chỉ bằng các văn bản và những lời tuyên bố, nhưng còn phải ủng hộ sự sống, bằng cách trở thành một Giáo Hội phản ánh sự chăm sóc yêu thương của Chúa Giêsu cho đời sống con người ở bất kỳ giai đoạn nào.”
“Sự chăm sóc yêu thương đó bao gồm sự hỗ trợ để giúp những phụ nữ đang phải đối mặt với những thách thức to lớn và những người đang vật lộn với những quyết định rất khó khăn để chọn cuộc sống,” ngài nói.
Đức Tổng Giám Mục Martin nói trong thêm rằng “thách thức để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô trong thế giới ngày nay không phải là một điều dễ dàng. Nhiều người sẽ thấy kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm thứ Sáu như một dấu hiệu cho thấy Giáo Hội Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan được nhiều người ngày nay nhìn với một sự thờ ơ lãnh đạm và cho rằng Giáo Hội chỉ nên có vai trò thứ yếu hay không có vai trò nào hết trong sự hình thành văn hóa Ái Nhĩ Lan.”
“Giáo hội được kêu gọi để thể hiện trong thế giới hôm nay thánh nhan của Chúa Giêsu đầy lòng thương xót và từ bi. Giáo Hội ấy ngày nay đang bị nhiều người xuyên tạc là thiếu sự cảm thông”
Source:Catholic Herald Irish bishop: referendum result ‘deeply regrettable and chilling’
Trong tổng số 5,011,000 dân Ái Nhĩ Lan, 78.3% là người Công Giáo. Thế nhưng, trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 25 tháng 5, các cử tri đã lựa chọn loại bỏ quyền sống của thai nhi ra khỏi hiến pháp với một tỷ lệ áp đảo 66.4% trên 33.6%. Cuộc trưng cầu dân ý này mở đường cho việc hợp pháp hóa phá thai tự do ngay cả khi thai nhi đã 12 tuần tuổi.
Đức Cha Brendan Leahy của Limerick nói với các tín hữu hôm 26 tháng 5 rằng kết quả này “thật đáng tiếc và làm chết điếng những người trong chúng ta đã bỏ phiếu chống phá thai”
Ngài nói: “Kết quả cuối cùng của cuộc trưng cầu dân ý này là ý chí của đa số người dân, mặc dù không phải của tất cả mọi người.”
“Tất nhiên, đó chỉ là một cuộc bỏ phiếu. Điều đó không thay đổi quan điểm của chúng ta. Thông điệp của chúng ta là một thông điệp tình yêu: tình yêu dành cho tất cả, tình yêu dành cho cuộc sống, cho những người đang sống giữa chúng ta hôm nay, và cho cả các thai nhi còn trong bụng mẹ”
Đề cập đến chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Giám Mục Leahy nói: “Vào tháng Tám, chúng ta sẽ hiệp nhất với nhau trong tư cách một gia đình, để canh tân cảm thức về gia đình của chúng ta trong Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình. Chúng ta có đặc ân được Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm, và hôm nay tôi nghĩ rằng chuyến viếng thăm của ngài thật là kịp thời: ngài đến đây và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của gia đình, về tình yêu đối với gia đình, đôi khi thâm tím, nhưng gia đình không thể bị phá vỡ.”
“Vì vậy, chúng ta hãy tiến về phía trước, hướng đến thời điểm đó. Chúng ta kỳ vọng cuộc gặp gỡ này sẽ mang đến ơn chữa lành và chúng ta sẽ được canh tân một lần nữa trong tình yêu và trong sự chăm sóc cho nhau”.
Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin của Dublin nhấn mạnh rằng “Giáo hội tại Ái Nhĩ Lan sau cuộc trưng cầu dân ý này phải canh tân toàn diện, đặc biệt là cam kết hỗ trợ sự sống”.
Phát biểu trong một buổi lễ phong chức phó tế cho bốn chủng sinh tại chủng viện quốc gia ở Maynooth, Quận Kildare, Đức Tổng Giám Mục Martin nhấn mạnh rằng Giáo Hội được mời gọi phò sinh “không chỉ bằng các văn bản và những lời tuyên bố, nhưng còn phải ủng hộ sự sống, bằng cách trở thành một Giáo Hội phản ánh sự chăm sóc yêu thương của Chúa Giêsu cho đời sống con người ở bất kỳ giai đoạn nào.”
“Sự chăm sóc yêu thương đó bao gồm sự hỗ trợ để giúp những phụ nữ đang phải đối mặt với những thách thức to lớn và những người đang vật lộn với những quyết định rất khó khăn để chọn cuộc sống,” ngài nói.
Đức Tổng Giám Mục Martin nói trong thêm rằng “thách thức để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô trong thế giới ngày nay không phải là một điều dễ dàng. Nhiều người sẽ thấy kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm thứ Sáu như một dấu hiệu cho thấy Giáo Hội Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan được nhiều người ngày nay nhìn với một sự thờ ơ lãnh đạm và cho rằng Giáo Hội chỉ nên có vai trò thứ yếu hay không có vai trò nào hết trong sự hình thành văn hóa Ái Nhĩ Lan.”
“Giáo hội được kêu gọi để thể hiện trong thế giới hôm nay thánh nhan của Chúa Giêsu đầy lòng thương xót và từ bi. Giáo Hội ấy ngày nay đang bị nhiều người xuyên tạc là thiếu sự cảm thông”
Source:Catholic Herald Irish bishop: referendum result ‘deeply regrettable and chilling’