Các kỹ thuật y khoa và sinh học mang lại nhiều khả năng tuyệt vời, đồng thời đưa ra các câu hỏi khiến ta phải đối đầu.
‘‘Làm sao tôn trọng sự sống con người về nhân phẩm, đối với các trường hợp dễ bị tổn thương, cũng như làm sao tránh được rủi ro chế tạo con người theo ý muốn ?
Liệu ta chấp nhận có mặt và giúp đỡ những người trong hoàn cảnh thương đau ?
Chúng tôi vững tin nơi một thế giới đầy tình huynh đệ.’’
Cũng ngày hôm nay, Quốc hội Pháp họp bàn với GS Alain Fischer diễn giảng môn Y học thực nghiệm (médecine expérimentale) tại Collège de France và GS Antoine Magnan, chủ tịch Ủy ban Quốc gia điều hợp nghiên cứu. Phiên họp này nhằm chuẩn bị cho việc tu chính luật đạo đức sinh học vào mùa thu 2018.
Tháng ba vừa qua, Đức Cha Michel Aupetit, TGM Paris, xuất thân là bác sĩ y khoa, tác giả nhiều cuốn sách về đạo đức sinh học, đã trao đổi với ông François Delfrassy, chủ tịch Ủy ban Tư vấn Quốc gia về Đạo đức Y khoa. Theo Đức Cha Aupetit, ngài muốn biết quan điểm của ông Delfrassy về vần để thiện, ác. Vị chủ tịch chỉ trả lời là không thể phân định được.
Mặt khác, theo LS Jean-René Binet, chuyên gia về luật đạo đức sinh học, nếu theo dõi tiến trình soạn thảo đạo luật, ta nhận ra hai khuynh hướng đối nghịch:
- Giáo Hội Công Giáo luôn đề cao các nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm và sự sống ;
- và khuynh hướng đối nghịch chủ trương cần thay đổi các nguyên tắc, trong các trường hợp ngoại lệ cần thiết, như việc cho phép nghiên cứu phôi thai.
Trong đêm canh thức, các vị giám mục cùng cộng đoàn cùng cầu nguyện để việc nghiên cứu khoa học được tiến hành trong sự tôn trọng sự sống con người, từ lúc bắt đầu đến giờ phút kết thúc sự sống, trường hợp những người khuyết tật, các bệnh nhân, các người già nua tuổi tác và những thành phần yếu kém trong xã hội.
Lê Đình Thông