LTS: Linh mục Nguyễn Ngọc Sơn đã gửi tặng VietCatholic các bài tĩnh tâm chuẩn bị mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Đây là 8 bài suy niệm mà như cha Sơn viết: "Bạn có thể dành mỗi ngày khoảng 20 phút, tìm một khoảng không gian yên tĩnh, trong gia đình hay ở bất cứ nơi nào, để thực hiện cuộc tĩnh tâm này. Cầu chúc các bạn luôn an mạnh và tràn đầy ân sủng của Chúa Thánh Thần."
Tĩnh tâm cuối tuần để chuẩn bị đón nhận Chúa Thánh Thần
Sống theo ơn Chúa Thánh Thần
Bài 1: Ân huệ tột đỉnh của lòng Chúa xót thương:
Đổi mới con người thụ tạo thành Thiên Chúa
Bài 2: Chúa Giêsu đổi mới vũ trụ vạn vật
Bài 3: Thánh Thần Tình yêu nối kết con người và vạn vật
Bài 4: Thần Khí hợp nhất của Đức Kitô
Bài 5: Con đường Tình Yêu và Thần Khí Sự Thật
Bài 6: Khí thở trong đời người tín hữu
Bài 7: Thở được Thần Khí của Chúa Kitô
Bài 8: Tương quan mật thiết giữa Mình Máu Chúa Kitô và Thần Khí
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Vài lời hướng dẫn
Bạn có thể dành mỗi ngày khoảng 20 phút, tìm một khoảng không gian yên tĩnh, trong gia đình hay ở bất cứ nơi nào, để thực hiện cuộc tĩnh tâm này.
Cuộc tĩnh tâm này bạn sẽ thực hiện với Mẹ Maria, với các Tông đồ như trong Nhà Tiệc Ly xưa để chuẩn bị đón Chúa Thánh Thần. Đây là cuộc tĩnh tâm quan trọng, có thể thay đổi cả cuộc đời bạn để bạn vui hơn, khoẻ hơn, tốt đẹp hơn, kỳ diệu hơn vì Chúa Thánh Thần là Đấng đổi mới mọi sự.
Tập suy niệm ngắn gọn này chỉ đưa vài điểm giúp bạn có chất liệu để nói chuyện với Chúa. Bạn có thể đọc chậm từng đoạn văn nhỏ rồi dâng lên Chúa những tâm tình ngợi khen, ca tụng, tôn vinh, cảm tạ, xin lỗi, xin ơn…
Bạn cũng có thể tự đặt câu hỏi cho mình: Tình trạng của tôi hiện nay thế nào? Tôi nên làm gì để thay đổi hay cải thiện đời sống? Tôi đang nhận những ân huệ nào của Chúa Thánh Thần? Tôi cần phải phát huy ân huệ đó như thế nào?...
Bạn có thể ghi những tâm tình hay quyết tâm vào trong cuốn sổ bạn mang theo. Ngoài giờ suy niệm chính thức, bạn có thể dùng những giờ tự do để tiếp tục cầu nguyện theo tập hướng dẫn này, bạn có thể Chầu Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi, đi Đàng Thánh Giá, Đường Ánh Sáng…
Trong tĩnh tâm cuối tuần này, bạn được hướng dẫn để đo khí thở của bạn xem mỗi lần bạn thở được bao nhiêu, có đủ khí cho bộ não của bạn hay không. Bạn cũng được hướng dẫn để đo huyết áp và nhịp tim vì chúng liên hệ mật thiết với khí thở và rất quan trọng cho sức khoẻ của bạn. Trong đời sống siêu nhiên, bạn cũng được mời gọi, và nhắc lại nhiều lần trong tập suy niệm này, để xét lại tình yêu trong trái tim bạn và phát huy những ân sủng của Thánh Thần.
Cầu chúc bạn luôn được bình an, hạnh phúc trong sự kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần.
Bài 1: Ân huệ tột đỉnh của lòng Chúa xót thương: Đổi mới con người thụ tạo thành Thiên Chúa
Lời mở
Khi thiết lập lễ kính lòng Chúa Thương Xót vào Chúa Nhật II mùa Phục Sinh, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II như muốn mời gọi ta nhận ra tột đỉnh lòng Chúa thương xót qua cuộc hiện ra của Chúa Giêsu Phục Sinh với các môn đệ trong ngày Người sống lại (x. Ga 20,19-31). Nhưng rất nhiều người tín hữu chúng ta dường như chưa hiểu được điều ấy nên cũng chưa phát huy được lòng thương xót trong đời sống thường ngày. Vì thế, chúng ta sẽ tìm hiểu ân huệ đột đỉnh lòng Chúa thương xót là gì và làm sao để thể hiện điều đó.
1. Ân huệ tột đỉnh lòng Chúa xót thương
Trong ngày Chúa Giêsu sống lại, Người hiện ra 6 lần: lần đầu tiên với Mẹ Maria, theo lời dạy của các thánh giáo phụ; tiếp đến với Maria Magdala ở gần mộ an táng Người; với các phụ nữ; rồi với thánh Phêrô, với hai môn đệ trên đường Emmaus, và chiều tối với các môn đệ ở nhà Tiệc Ly tại Giêrusalem. Lần hiện ra với các môn đệ là quan trọng nhất vì nó diễn tả lòng yêu thương tột đỉnh của Thiên Chúa đối với loài người, đồng thời cũng giúp ta hiểu được bản chất cuộc sống lại của Đức Giêsu và của chúng ta.
Trước hết, cuộc sống lại của Chúa Giêsu không phải giống như cuộc sống lại của con gái ông Giairô (x. Mc 5,22-43), con trai bà goá thành Naim (x. Lc 7,11-17), Lazarô (x. Ga 11,1-41), cậu bé Euticô (x. Cv 20,9-12), bà Tabitha (x. Cv 9,36-41). Đó chỉ là những cuộc hồi sinh của những người “trở về từ cõi chết”: họ tiếp tục sống trong cuộc đời tự nhiên, trong một không gian, thời gian với các điều kiện vật chất bình thường, rồi sau đó lại chết như mọi người.
Cuộc sống lại của Chúa Giêsu cũng không phải là cuộc “tái sinh” từ một kiếp nào đó đã qua để sống một kiếp mới nơi trần thế, trong một thời gian, không gian khác lạ so với kiếp trước, như nhiều người theo Phật giáo vẫn tin tưởng (x. Vicki Mackenzic, Tái sinh ở Phương Tây, NXB Phương Đông, 2010; Brian L.Weiss, Tiền kiếp và luân hồi có thật không?, NXB Tôn giáo, 2006). Kho tàng cổ tích Việt Nam còn kể những chuyện tái sinh mang đậm lý thuyết luân hồi của Phật giáo, từng ăn sâu trong tâm thức người Việt như Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt, Tấm Cám, Phạm Công Cúc Hoa, nhất là truyện Thủ Huờn với câu ca dao nổi tiếng: “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”.
Chúa Giêsu sống lại là Người muốn giới thiệu cho ta một sự hiện hữu mới, để sống theo một cách thức mới, không phải trong không gian 3 chiều hay 4 chiều của con người, mà là trong chiều kích của Thiên Chúa. Người cho ta thông phần vào sự sống kỳ diệu của Thiên Chúa, không còn lệ thuộc vào vật chất, thời gian và không gian tự nhiên nữa. Vì thế, ta thấy dù cửa nhà các môn đệ đóng kín, Chúa Giêsu vẫn hiện đến, đứng giữa các ông, vật chất không ngăn cản được Người. Dù Tôma nói với các tông đồ đủ điều bất mãn tưởng như Chúa Giêsu không có mặt, nhưng Chúa Giêsu nghe được tất cả, không bỏ sót điều nào và Người mời gọi Tôma thực hiện từng điều ông yêu cầu. Như thế, không gian và thời gian không ngăn cản nổi Người.
Sự hiện hữu mới mẻ này khởi đầu từ một cuộc sáng tạo mới. Khi Thiên Chúa dựng nên con người và vũ trụ, Thần Khí bay là là trên mặt nước, Chúa dùng Lời của Ngài phán bảo “Hãy có ánh sáng và muôn loài muôn vật”. Tức thì tất cả thụ tạo được hình thành (x. St 1-2). Riêng con người, Chúa thổi hơi vào khối bùn đất bất động, làm thành con người sống động (x. St 2,7).
Nhưng lần sáng tạo mới này từ cuộc phục sinh của Chúa Giêsu lạ lùng hơn nhiều: Đức Giêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa “trao ban Thần Khí” (Ga 19,30) cho toàn thể vũ trụ để nâng mọi loài sa ngã lên (x. Ga 12,32) khi Người gục đầu chết trên thập giá. Còn trong ngày đầu tiên sống lại, Chúa Phục Sinh đã thổi hơi trên các môn đệ, là những con người sống động, để làm cho họ trở thành Thiên Chúa siêu việt giống như Người. Chúa Giêsu nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha” (Ga 20,22-23). Quyền tha tội là quyền chỉ thuộc Thiên Chúa, nhưng nay đã được ban cho con người, để ta thấy con người được Chúa yêu thương, tôn trọng như thế nào.
Đây là tột đỉnh của lòng Chúa thương xót, vì sau khi đã ban Con Một yêu dấu cho ta để giao hoà ta với Ngài, thì Chúa Cha và Chúa Con lại ban Thánh Thần để ta nên một với Thiên Chúa. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa ý thức được ân huệ tột đỉnh này. Họ giống như một người được ban tặng một viên kim cương hết sức quý giá, nhưng không biết giá trị của ngọc quý, nên ném nó vào góc tủ. Vì thế họ không thể hiện được ân sủng tột đỉnh này trong đời sống của mình.
2. Làm sao thể hiện được ân huệ Phục Sinh tột đỉnh này?
Muốn thể hiện ân huệ tột đỉnh là trở nên giống Thiên Chúa, ta cần phải thở hít được dồi dào Thần Khí Thiên Chúa để biến dòng máu đen tội lỗi của ta thành dòng máu đỏ tinh tuyền của Chúa Giêsu. Đây là công việc thánh hoá, thần hoá của Chúa Thánh Thần vì biến đổi ta thành thần thánh như Thiên Chúa.
Tuy nhiên, nhiều tín hữu hiện nay khác với tín hữu thời Giáo Hội sơ khai như ta thấy mô tả trong Bài đọc I (x. Cv 4,32-35): “Tất cả đều một lòng một ý, nhờ quyền năng mạnh mẽ Chúa ban, họ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại, vì Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng”. Các tín hữu thời nay chưa biết thở Thần Khí Thiên Chúa. Vì thế, họ không thể làm chứng cho Chúa Kitô, không làm được những phép lạ của Thánh Thần, không biết thương yêu nhau và phát huy sự thật trong mọi khoa học và lĩnh vực của đời sống. Trong khi thánh Gioan nhắc nhở ta trong Bài đọc II (1 Ga 5,1-6) rằng: “Chính Thần Khí là chứng nhân và Thần Khí là sự thật”.
Tất cả chỉ vì tín hữu chúng ta không biết tầm quan trọng của Thần Khí trong đời sống, giống như chúng ta chưa quan tâm đến khí thở cho thể xác của mình. Thử hỏi có anh chị em nào quan tâm đến mỗi lần mình thở được bao nhiêu lít khí? Người ta tưởng lầm rằng khí tự nhiên lọt vào buồng phổi. Trong hơn 20 năm chữa bệnh, tôi đã đo khí thở cho khoảng 20 ngàn người và có tới 95% người Việt thở không đủ khí. Mỗi lần thở trung bình người lớn cần khoảng 2000ml khí nhưng nhiều người chỉ thở được 1.000-1.500ml là cùng. Mỗi người cần khoảng hơn 10.000 lít không khí tối thiểu trong một ngày.
Chúng ta biết rằng khí oxy hết sức cần thiết trong đời sống. Thường chúng ta có khoảng 60-70-80 vòng quay máu trong 1 phút. Máu đen từ tim, chuyển sang phổi. Trong thời gian 1/20 giây máu đen đón nhận khí oxy từ các phế nang, biến thành máu đỏ, rồi trở về tim. Tim bơm máu đỏ đến từng tế bào trong khắp cơ thể để đưa khí oxy và chất bổ dưỡng nuôi từng tế bào. Sau đó máu biến thành đen vì có khí Carbonic quay về tim, kết thúc một vòng quay của máu. Đặc biệt, một phần máu đỏ đưa lên não để nuôi khoảng 16 tỉ tế bào thần kinh. Nhờ đó não mới phát ra các lệnh cho mọi cơ quan hoạt động. Nhưng nếu thiếu oxy ở não, chỉ trong vòng 1 giây, đầu óc ta choáng váng, có thể ngã té và bất tỉnh.
Nhiều người thường chỉ lo ăn, quên uống và không quan tâm đến thở. Một ngày không ăn gì là người ta thấy đói cồn cào. Nhưng thực ra con người có thể nhịn ăn tối đa khoảng 30 ngày, nhịn uống tối đa 3 đến 4 ngày vì nước uống cần hơn thức ăn và nhịn thở tối đa khoảng 4 phút. Nhịn được 4 phút là nhờ phổi luôn có khoảng 1,5 lít khí dự trữ để nếu ta có bị ngạt thở, não vẫn còn sống thêm được vài phút. Nếu chúng ta thở mạnh, có nhiều khí trong máu và não, chúng ta sẽ rất khoẻ mạnh, thông minh, tươi đẹp.
Thần Khí trong linh hồn con người và trong thân thể nhiệm mầu của Chúa Kitô cũng hoạt động giống như vậy. Nhiều người tín hữu đi dự lễ, rước Mình Máu Thánh Chúa hằng ngày, nhất là linh mục, tu sĩ, nhưng lại quên thở Thần Khí hoặc thở rất yếu kém. Khí dơ của tinh thần, là tà khí, vẫn còn đầy trong tâm trí, nên không phát huy được 7 ơn Chúa Thánh Thần cũng như các hiện sủng, đoàn sủng, đặc sủng của Ngài.
Chúng ta đáng lẽ phải khoẻ mạnh hơn, xinh đẹp hơn, thông minh hơn, thánh thiện hơn để làm chứng nhân cho sự phục sinh của Chúa Giêsu, nhưng Thần Khí Chúa Giêsu thổi trên chúng ta đã bị ngăn cản bởi tà khí trong buồng phổi thiêng liêng của mỗi người. Đáng lẽ chúng ta có thể phát huy những ân huệ của Thánh Thần để làm các dấu lạ như chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, khám phá sự thật về con người và vạn vật trong các khoa học, ơn ngôn ngữ, ơn tiên tri, ơn phục vụ để chứng minh mình thật sự là con cái Thiên Chúa như các tông đồ và môn đệ xưa kia.
Lời kết
Vì thế, hôm nay chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì ân sủng tột đỉnh của lòng Chúa xót thương ta và tìm cách thở mạnh mẽ hơn Thần Khí của Chúa Phục Sinh để có thể chia sẻ tình thương đó cho mọi người.
Câu hỏi gợi ý:
1. Bạn có biết ân sủng cao quý tột đỉnh Chúa ban cho bạn là gì?
2. Bạn có ý thức mình có thể sống tốt đẹp và hành động hiệu quả hơn rất nhiều so với đời sống của bạn hiện nay không?
Tĩnh tâm cuối tuần để chuẩn bị đón nhận Chúa Thánh Thần
Sống theo ơn Chúa Thánh Thần
Bài 1: Ân huệ tột đỉnh của lòng Chúa xót thương:
Đổi mới con người thụ tạo thành Thiên Chúa
Bài 2: Chúa Giêsu đổi mới vũ trụ vạn vật
Bài 3: Thánh Thần Tình yêu nối kết con người và vạn vật
Bài 4: Thần Khí hợp nhất của Đức Kitô
Bài 5: Con đường Tình Yêu và Thần Khí Sự Thật
Bài 6: Khí thở trong đời người tín hữu
Bài 7: Thở được Thần Khí của Chúa Kitô
Bài 8: Tương quan mật thiết giữa Mình Máu Chúa Kitô và Thần Khí
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Vài lời hướng dẫn
Bạn có thể dành mỗi ngày khoảng 20 phút, tìm một khoảng không gian yên tĩnh, trong gia đình hay ở bất cứ nơi nào, để thực hiện cuộc tĩnh tâm này.
Cuộc tĩnh tâm này bạn sẽ thực hiện với Mẹ Maria, với các Tông đồ như trong Nhà Tiệc Ly xưa để chuẩn bị đón Chúa Thánh Thần. Đây là cuộc tĩnh tâm quan trọng, có thể thay đổi cả cuộc đời bạn để bạn vui hơn, khoẻ hơn, tốt đẹp hơn, kỳ diệu hơn vì Chúa Thánh Thần là Đấng đổi mới mọi sự.
Tập suy niệm ngắn gọn này chỉ đưa vài điểm giúp bạn có chất liệu để nói chuyện với Chúa. Bạn có thể đọc chậm từng đoạn văn nhỏ rồi dâng lên Chúa những tâm tình ngợi khen, ca tụng, tôn vinh, cảm tạ, xin lỗi, xin ơn…
Bạn cũng có thể tự đặt câu hỏi cho mình: Tình trạng của tôi hiện nay thế nào? Tôi nên làm gì để thay đổi hay cải thiện đời sống? Tôi đang nhận những ân huệ nào của Chúa Thánh Thần? Tôi cần phải phát huy ân huệ đó như thế nào?...
Bạn có thể ghi những tâm tình hay quyết tâm vào trong cuốn sổ bạn mang theo. Ngoài giờ suy niệm chính thức, bạn có thể dùng những giờ tự do để tiếp tục cầu nguyện theo tập hướng dẫn này, bạn có thể Chầu Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi, đi Đàng Thánh Giá, Đường Ánh Sáng…
Trong tĩnh tâm cuối tuần này, bạn được hướng dẫn để đo khí thở của bạn xem mỗi lần bạn thở được bao nhiêu, có đủ khí cho bộ não của bạn hay không. Bạn cũng được hướng dẫn để đo huyết áp và nhịp tim vì chúng liên hệ mật thiết với khí thở và rất quan trọng cho sức khoẻ của bạn. Trong đời sống siêu nhiên, bạn cũng được mời gọi, và nhắc lại nhiều lần trong tập suy niệm này, để xét lại tình yêu trong trái tim bạn và phát huy những ân sủng của Thánh Thần.
Cầu chúc bạn luôn được bình an, hạnh phúc trong sự kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần.
Bài 1: Ân huệ tột đỉnh của lòng Chúa xót thương: Đổi mới con người thụ tạo thành Thiên Chúa
Lời mở
Khi thiết lập lễ kính lòng Chúa Thương Xót vào Chúa Nhật II mùa Phục Sinh, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II như muốn mời gọi ta nhận ra tột đỉnh lòng Chúa thương xót qua cuộc hiện ra của Chúa Giêsu Phục Sinh với các môn đệ trong ngày Người sống lại (x. Ga 20,19-31). Nhưng rất nhiều người tín hữu chúng ta dường như chưa hiểu được điều ấy nên cũng chưa phát huy được lòng thương xót trong đời sống thường ngày. Vì thế, chúng ta sẽ tìm hiểu ân huệ đột đỉnh lòng Chúa thương xót là gì và làm sao để thể hiện điều đó.
1. Ân huệ tột đỉnh lòng Chúa xót thương
Trong ngày Chúa Giêsu sống lại, Người hiện ra 6 lần: lần đầu tiên với Mẹ Maria, theo lời dạy của các thánh giáo phụ; tiếp đến với Maria Magdala ở gần mộ an táng Người; với các phụ nữ; rồi với thánh Phêrô, với hai môn đệ trên đường Emmaus, và chiều tối với các môn đệ ở nhà Tiệc Ly tại Giêrusalem. Lần hiện ra với các môn đệ là quan trọng nhất vì nó diễn tả lòng yêu thương tột đỉnh của Thiên Chúa đối với loài người, đồng thời cũng giúp ta hiểu được bản chất cuộc sống lại của Đức Giêsu và của chúng ta.
Trước hết, cuộc sống lại của Chúa Giêsu không phải giống như cuộc sống lại của con gái ông Giairô (x. Mc 5,22-43), con trai bà goá thành Naim (x. Lc 7,11-17), Lazarô (x. Ga 11,1-41), cậu bé Euticô (x. Cv 20,9-12), bà Tabitha (x. Cv 9,36-41). Đó chỉ là những cuộc hồi sinh của những người “trở về từ cõi chết”: họ tiếp tục sống trong cuộc đời tự nhiên, trong một không gian, thời gian với các điều kiện vật chất bình thường, rồi sau đó lại chết như mọi người.
Cuộc sống lại của Chúa Giêsu cũng không phải là cuộc “tái sinh” từ một kiếp nào đó đã qua để sống một kiếp mới nơi trần thế, trong một thời gian, không gian khác lạ so với kiếp trước, như nhiều người theo Phật giáo vẫn tin tưởng (x. Vicki Mackenzic, Tái sinh ở Phương Tây, NXB Phương Đông, 2010; Brian L.Weiss, Tiền kiếp và luân hồi có thật không?, NXB Tôn giáo, 2006). Kho tàng cổ tích Việt Nam còn kể những chuyện tái sinh mang đậm lý thuyết luân hồi của Phật giáo, từng ăn sâu trong tâm thức người Việt như Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt, Tấm Cám, Phạm Công Cúc Hoa, nhất là truyện Thủ Huờn với câu ca dao nổi tiếng: “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”.
Chúa Giêsu sống lại là Người muốn giới thiệu cho ta một sự hiện hữu mới, để sống theo một cách thức mới, không phải trong không gian 3 chiều hay 4 chiều của con người, mà là trong chiều kích của Thiên Chúa. Người cho ta thông phần vào sự sống kỳ diệu của Thiên Chúa, không còn lệ thuộc vào vật chất, thời gian và không gian tự nhiên nữa. Vì thế, ta thấy dù cửa nhà các môn đệ đóng kín, Chúa Giêsu vẫn hiện đến, đứng giữa các ông, vật chất không ngăn cản được Người. Dù Tôma nói với các tông đồ đủ điều bất mãn tưởng như Chúa Giêsu không có mặt, nhưng Chúa Giêsu nghe được tất cả, không bỏ sót điều nào và Người mời gọi Tôma thực hiện từng điều ông yêu cầu. Như thế, không gian và thời gian không ngăn cản nổi Người.
Sự hiện hữu mới mẻ này khởi đầu từ một cuộc sáng tạo mới. Khi Thiên Chúa dựng nên con người và vũ trụ, Thần Khí bay là là trên mặt nước, Chúa dùng Lời của Ngài phán bảo “Hãy có ánh sáng và muôn loài muôn vật”. Tức thì tất cả thụ tạo được hình thành (x. St 1-2). Riêng con người, Chúa thổi hơi vào khối bùn đất bất động, làm thành con người sống động (x. St 2,7).
Nhưng lần sáng tạo mới này từ cuộc phục sinh của Chúa Giêsu lạ lùng hơn nhiều: Đức Giêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa “trao ban Thần Khí” (Ga 19,30) cho toàn thể vũ trụ để nâng mọi loài sa ngã lên (x. Ga 12,32) khi Người gục đầu chết trên thập giá. Còn trong ngày đầu tiên sống lại, Chúa Phục Sinh đã thổi hơi trên các môn đệ, là những con người sống động, để làm cho họ trở thành Thiên Chúa siêu việt giống như Người. Chúa Giêsu nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha” (Ga 20,22-23). Quyền tha tội là quyền chỉ thuộc Thiên Chúa, nhưng nay đã được ban cho con người, để ta thấy con người được Chúa yêu thương, tôn trọng như thế nào.
Đây là tột đỉnh của lòng Chúa thương xót, vì sau khi đã ban Con Một yêu dấu cho ta để giao hoà ta với Ngài, thì Chúa Cha và Chúa Con lại ban Thánh Thần để ta nên một với Thiên Chúa. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa ý thức được ân huệ tột đỉnh này. Họ giống như một người được ban tặng một viên kim cương hết sức quý giá, nhưng không biết giá trị của ngọc quý, nên ném nó vào góc tủ. Vì thế họ không thể hiện được ân sủng tột đỉnh này trong đời sống của mình.
2. Làm sao thể hiện được ân huệ Phục Sinh tột đỉnh này?
Muốn thể hiện ân huệ tột đỉnh là trở nên giống Thiên Chúa, ta cần phải thở hít được dồi dào Thần Khí Thiên Chúa để biến dòng máu đen tội lỗi của ta thành dòng máu đỏ tinh tuyền của Chúa Giêsu. Đây là công việc thánh hoá, thần hoá của Chúa Thánh Thần vì biến đổi ta thành thần thánh như Thiên Chúa.
Tuy nhiên, nhiều tín hữu hiện nay khác với tín hữu thời Giáo Hội sơ khai như ta thấy mô tả trong Bài đọc I (x. Cv 4,32-35): “Tất cả đều một lòng một ý, nhờ quyền năng mạnh mẽ Chúa ban, họ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại, vì Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng”. Các tín hữu thời nay chưa biết thở Thần Khí Thiên Chúa. Vì thế, họ không thể làm chứng cho Chúa Kitô, không làm được những phép lạ của Thánh Thần, không biết thương yêu nhau và phát huy sự thật trong mọi khoa học và lĩnh vực của đời sống. Trong khi thánh Gioan nhắc nhở ta trong Bài đọc II (1 Ga 5,1-6) rằng: “Chính Thần Khí là chứng nhân và Thần Khí là sự thật”.
Tất cả chỉ vì tín hữu chúng ta không biết tầm quan trọng của Thần Khí trong đời sống, giống như chúng ta chưa quan tâm đến khí thở cho thể xác của mình. Thử hỏi có anh chị em nào quan tâm đến mỗi lần mình thở được bao nhiêu lít khí? Người ta tưởng lầm rằng khí tự nhiên lọt vào buồng phổi. Trong hơn 20 năm chữa bệnh, tôi đã đo khí thở cho khoảng 20 ngàn người và có tới 95% người Việt thở không đủ khí. Mỗi lần thở trung bình người lớn cần khoảng 2000ml khí nhưng nhiều người chỉ thở được 1.000-1.500ml là cùng. Mỗi người cần khoảng hơn 10.000 lít không khí tối thiểu trong một ngày.
Chúng ta biết rằng khí oxy hết sức cần thiết trong đời sống. Thường chúng ta có khoảng 60-70-80 vòng quay máu trong 1 phút. Máu đen từ tim, chuyển sang phổi. Trong thời gian 1/20 giây máu đen đón nhận khí oxy từ các phế nang, biến thành máu đỏ, rồi trở về tim. Tim bơm máu đỏ đến từng tế bào trong khắp cơ thể để đưa khí oxy và chất bổ dưỡng nuôi từng tế bào. Sau đó máu biến thành đen vì có khí Carbonic quay về tim, kết thúc một vòng quay của máu. Đặc biệt, một phần máu đỏ đưa lên não để nuôi khoảng 16 tỉ tế bào thần kinh. Nhờ đó não mới phát ra các lệnh cho mọi cơ quan hoạt động. Nhưng nếu thiếu oxy ở não, chỉ trong vòng 1 giây, đầu óc ta choáng váng, có thể ngã té và bất tỉnh.
Nhiều người thường chỉ lo ăn, quên uống và không quan tâm đến thở. Một ngày không ăn gì là người ta thấy đói cồn cào. Nhưng thực ra con người có thể nhịn ăn tối đa khoảng 30 ngày, nhịn uống tối đa 3 đến 4 ngày vì nước uống cần hơn thức ăn và nhịn thở tối đa khoảng 4 phút. Nhịn được 4 phút là nhờ phổi luôn có khoảng 1,5 lít khí dự trữ để nếu ta có bị ngạt thở, não vẫn còn sống thêm được vài phút. Nếu chúng ta thở mạnh, có nhiều khí trong máu và não, chúng ta sẽ rất khoẻ mạnh, thông minh, tươi đẹp.
Thần Khí trong linh hồn con người và trong thân thể nhiệm mầu của Chúa Kitô cũng hoạt động giống như vậy. Nhiều người tín hữu đi dự lễ, rước Mình Máu Thánh Chúa hằng ngày, nhất là linh mục, tu sĩ, nhưng lại quên thở Thần Khí hoặc thở rất yếu kém. Khí dơ của tinh thần, là tà khí, vẫn còn đầy trong tâm trí, nên không phát huy được 7 ơn Chúa Thánh Thần cũng như các hiện sủng, đoàn sủng, đặc sủng của Ngài.
Chúng ta đáng lẽ phải khoẻ mạnh hơn, xinh đẹp hơn, thông minh hơn, thánh thiện hơn để làm chứng nhân cho sự phục sinh của Chúa Giêsu, nhưng Thần Khí Chúa Giêsu thổi trên chúng ta đã bị ngăn cản bởi tà khí trong buồng phổi thiêng liêng của mỗi người. Đáng lẽ chúng ta có thể phát huy những ân huệ của Thánh Thần để làm các dấu lạ như chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, khám phá sự thật về con người và vạn vật trong các khoa học, ơn ngôn ngữ, ơn tiên tri, ơn phục vụ để chứng minh mình thật sự là con cái Thiên Chúa như các tông đồ và môn đệ xưa kia.
Lời kết
Vì thế, hôm nay chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì ân sủng tột đỉnh của lòng Chúa xót thương ta và tìm cách thở mạnh mẽ hơn Thần Khí của Chúa Phục Sinh để có thể chia sẻ tình thương đó cho mọi người.
Câu hỏi gợi ý:
1. Bạn có biết ân sủng cao quý tột đỉnh Chúa ban cho bạn là gì?
2. Bạn có ý thức mình có thể sống tốt đẹp và hành động hiệu quả hơn rất nhiều so với đời sống của bạn hiện nay không?