Ra giữa đại dương mù mịt, Con tâu nhỏ có Bà Điệp với con trai Trinh, và con gái Ngọc Châu 19 tuổi, cùng với Mẹ chồng là bà Thanh Vân và 20 người...Bà Điệp nghe thấy tiếng thét khủng khiếp...và tiếp tục là những tiếng thét khác...Bà thấy cướp Thái Lan đang dùng vũ khí đập chết người tỵ nạn: "Tụi cướp đang giết người chúng ta..."
Bà liên tưởng đến hãm hiếp. Bà cầu nguyện: "Chúa ơi, xin hãy giúp chúng con. Mẹ Maria, xin hãy phù trợ chúng con trong giờ lâm chung..." Bọn hải tặc tiến tới những người lớn tuổi trước tiên và ném tất cả xuống biển...Hải tặc tiến lại gần mẹ con bà Điệp...Bà bị quăng xuống biển..Ngọc Châu cũng bị ném xuống...Ngọc Châu nhìn lên trời cao thấy vì sao mỉm cười với mình...Cô cố gắng bơi...Kiệt sức...Cô đụng phải một xác chết...Nhờ xác đó, cô sống sót...Bình minh ló rạng...Cô thấy xác chết đó là bà nội của cô...Cô thấy một xác khác đang trôi lại gần cô...Châu nghe xác đó lên tiếng...Chính là mẹ cô...Một tay ôm xác bà nội, tay còn lại bơi nhanh...Khi gần kề với mẹ...Mẹ con bật khóc tức tưởi...Phép lạ nhiệm mầu của Chúa và Mẹ Maria đã cứu mẹ con Châu...Vài ngày sau, chiếc tầu Mỹ đã vớt mẹ con cô và đưa vào trại tỵ nạn...
Đây là câu chuyện thật Nụ Cười Từ Trời Cao trong tác phẩm Việt Nam Quê Hương tôi của Cha Dominici Đỗ Minh Trí kể lại, giống như câu chuyện của tôi, của anh, của chị, của chúng ta...
CHIẾN TRANH.
1975-2018, với 43 năm viễn xứ. Gần một nửa thế kỷ, Dân Tộc Việt Nam trong bi thảm với những câu chuyện đau thương. Câu chuyện chiến tranh, Câu chuyện mất quê hương và không còn tự do, câu chuyện ngục tù cải tạo, câu chuyện vượt biên vượt biển, câu chuyện chết chóc của người Dân Việt Nam. 43 năm viễn xứ nhìn lại Quê Hương và Dân Tộc. Bạn và tôi nghĩ gì ? Bạn và tôi đã làm gì cho Quê Hương? Bạn và tôi phải làm gì cho Quê Hương.
Những ngày cuối tháng tư, những bộ phim về chiến tranh Việt Nam, Bộ Phim Last Days in Vietnam, Phim Rồng Xanh, Green Dragon... Phim Rồng Xanh mở đầu bằng cảnh máy bay B-52 của Mỹ ném bom rải thảm ở miền Nam Việt Nam. Tiếp theo là hình ảnh từng đoàn trực thăng Mỹ bốcnhững người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa di tản và họ được đón tiếp nồng hậu trên đất Mỹ trong những căn lều dã chiến. Sự kiện này được ghi trên màn hình là tháng 5/1975. Đêm 30 tháng Tư, không khí trại tị nạn tĩnh mịch đến lặng người. Trong căn lều, có một nhóm người tụ tập nhau hát bài đưa tiễn Sài Gòn của Nam Lộc vào một khúc rẽ mới: "Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộc đời. Sài Gòn ơi thôi đã hết thời gian tuyệt vời. Giờ còn đây những kỉ niệm sống trong tôi. Những nụ cười ngắt trên môi. Những giọt lệ ôi sầu đắng...Sài Gòn ơi tôi xin hứa rằng tôi trở về. Người tình ơi tôi xin giữ trọn mãi lời thề..."
Sau 43 năm hành trình viễn xứ vì mất Quê Hương, với 2 câu thơ ấn tượng nhất mà tôi vẫn nhớ:
Đôi dép râu giẫm nát đời son trẻ,
Mũ tai bèo khép kín nẻo tương lai.
Nhà Văn Dương Thu Hương khi đặt chân đến Sài Gòn sau ngày 30 tháng Tư, đã phải khóc và nói lên: “Nền văn minh đã thua chế độ man rợ.”
Không có thống kê nào có thể xác nhận có bao nhiêu quân và dân người Việt của hai miền Nam Bắc đã chết. Tài liệu của Bách khoa toàn thư ghi nhận:
• Chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết của khoảng 5 triệu người Việt Nam.
• Người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000 bị thương.
• Hàn Quốc có khoảng từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ bị chết;
• Úc có khoảng 521 chết và hơn 3.000 bị thương;
• New Zealand 38 chết và 187 bị thương;
• Thái Lan 351 chết và bị thương;
• Philippines vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.”
Tổn thất nhân mạng trong Chiến Tranh Việt Nam được chia ra như sau:
• Theo tài liệu của CSVN có: 1,1 triệu quân CSBV chết; trong số đó có 300.000 quân nhân mất tích; 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh.
• Quân lực Việt Nam Cộng hòa: 316.000 tử trận hoặc mất tích. 170.000 bị thương
TÙ ĐẦY- CẢI TẠO.
Theo Lewis Sorley năm 1999, một sử gia Hoa Kỳ có uy tín ghi nhận sau ngày 30.4.1975:
• 65.000 người bị xử tử bởi những người Cộng Sản.
• 250.000 người bỏ mạng trong những trại cải tạo tàn bạo" (Sorley 1999, 383).
• Hàng trăm trại tù cải tạo, rải trên khắp toàn thể Việt Nam cả ba miền Nam, Trung, Bắc (Nguyen 1983, 201-203).
• Khoảng 1 triệu nạn nhân đã bị giam giữ không bị chính thức kết tội hay xét xử.
• Khoảng 150 trại tù cải tạo sau khi Sàigòn xụp đổ (Đỗ Ngọc Uyển; Đỗ 2010). Trong các trại tù cải tạo, tù nhân bị đối xử vô nhân đạo qua những kỹ thuật như bỏ đói, thiếu thốn chăm sóc y khoa, khủng bố, tra tấn, và xử tử tức khắc...
THUYỀN NHÂN VIỆT NAM.
Sau khi chà đạp lên hiệp định Hoà bình Paris 1973 và cưỡng chiếm miền Nam vào năm 1975, CSVN đã áp đặt một chế độ độc tài, man rợ lên toàn đất nước. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi. Trong khi khoảng 2 triệu người may mắn đến được bến bờ tự do, thì có đến trên dưới 600,000 người Việt Nam thân yêu đã bỏ xác trên biển cả. Những hình ảnh được ghi nhận từ năm châu, bốn biển để tưởng nhớ đến những thân nhân bất hạnh không bao giờ còn thấy được bến tự do.
Thống kê của Cao Ủy Tỵ Nạn Liện Hiệp Quốc (UNHCR) đã cho thấy con số 700 ngàn thuyền nhân Việt Nam đến được bến bờ Tự Do và với với hơn 1/2 triệu thuyền nhân bỏ mình trên biển cả rừng sâu như UNHCR loan báo. Báo cáo của UNHCR cũng cho thấy thảm họa cướp biển làm gia tăng mất mát, khổ đau và nhục nhã lên thân phận của một dân tộc đang gánh chịu thảm họa Cộng Sản.
KẾT LUẬN.
43 năm nhìn lại, những tưởng niệm và cầu nguyện cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam, những khắc khoải về dân Tộc, những suy tư về tương lai cho Quê Hương Việt Nam. Tôi tự hỏi đâu là thái độ của tôi với Quê Hương, với Dân Tộc Việt Nam? Tôi còn nợ Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam khi chưa làm gì cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam. Tôi phải làm gì?
1. Cầu nguyện cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam.
Những ngày tháng 4 trong 43 năm của Quê Hương Dân Tộc vẫn còn đau khổ. Con muốn cầu nguyện cho quê hương và dân tộc của con. Để Quê Hương, Dân Tộc, Tổ Quốc Việt Nam con có một ngày mai tươi sáng và vinh quang. Cho Dân Tộc con bớt đi đau khổ và đọa đầy. Cho Tổ Quốc con có một tương lai huy hoàng trong hạnh phúc và yêu thương muôn lối. Con cầu nguyện cho các gia đình Việt Nam được hạnh phúc trong yêu thương. Con cầu nguyện cho giới trẻ Việt Nam luôn thăng tiến và thành công. Nhất là các Bạn trẻ Việt nam biết sống xứng đáng là một con người Việt Nam vinh quang.
2. Quê Hương Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam trong trái tim.
Giữ mãi hình ảnh Quê Hương Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam trong trái tim con. Để mãi mãi con vinh dự: Con có một Tổ quốc Việt Nam hào hùng, một Quê Hương yêu quý, một Dân Tộc anh hùng và bất khuất, một tổ tiên ngàn đời vinh danh. Con muốn giữ mãi Quê Hương, Dân Tộc, và Tổ Quốc Việt Nam trong trái tim con. Con thề quyết không bao giờ làm mờ đi hình ảnh Quê Hương, Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam trong trái tim con. Để mãi mãi xứng danh với Con Rồng Cháu Tiên, để mãi mãi không làm điều xấu để cho người ngoại quốc nhìn sai về Quê Hương Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam của con.
3. Sống xứng đáng là người Việt Nam.
Con muốn sống xứng đáng là người Việt Nam mà con hãnh diện. Con muốn các Bạn Trẻ Việt nam cũng sống xứng đáng trong môi trường học đường, trong môi trường Cộng Đồng, và trong môi trường xã hội. Con muốn dấn thân hơn, hy sinh hơn trong môi trường con đang sống, để mãi mãi xứng đáng với giòng máu Việt Nam trong trái tim và trong huyết quản của con. Con sống xứng đáng là người Việt Nam, để vinh danh Quê Hương Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam ngàn đời yêu quý. Con muốn hãnh diện mình là người Việt Nam với trái tim Việt Nam. Để mãi mãi xây đắp một hình ảnh lý tưởng của trái tim Việt Nam nơi hải ngoại.
4. Yêu thương đoàn kết để cùng nhau mang lại hòa bình, tự do, dân chủ cho Việt Nam.
Con ước mơ người Việt Nam hải ngoại yêu thương nhau nhiều hơn, đoàn kết với nhau nhiều hơn. Khẳng định lối sống Viêt Nam tốt đẹp ngay trên đất tha hương này, để cùng nhau quang phục lại Quê Hương Việt Nam trong hòa bình, dân chủ tự do thật sự. Con muốn loại trừ những phê bình chỉ trích, những lên án bất công, những đố kỵ ghen tương, những thù hận ghen ghét, những ích kỷ và chia rẽ trong cộng đồng của con. Thay thế vào đó là những yêu thương, những bàn tay, những khối óc, những trái tim, dấn thấn lên đường để xây dựng một tương lai huy hoàng cho Quê Hương Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Con ước mơ và nguyện cầu cho người Việt Nam gắn bó và yêu thương, cùng nắm chặt tay nhau trong yêu thương đoàn kết, để xây dựng con người Việt Nam vinh quang và xứng đáng với gia tài Mẹ Quê Hương Việt Nam để lại cho con.
43 năm tưởng niệm và cầu nguyện cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam. Con vẫn tự hỏi, con đã làm gì cho Quê Hương Việt Nam của con? Con đã làm gì cho Dân Tộc Việt Nam của con? Con đã làm gì cho Tổ Quốc Việt Nam. Con chỉ đòi hỏi người khác làm cho con. Con chưa chịu dấn thân, con chưa nhập cuộc, con chỉ ngồi khóc than và tưởng nhớ hoài niệm quá khứ đau thương. Con sẽ cố gắng trong mọi hoàn cảnh làm gì tốt đẹp nhất, để quang phục lại quê hương Việt Nam, cho Dân Tộc Việt Nam, cho Tổ Quốc Việt Nam hào hùng của con. Con dấn thân bằng đóng góp tim óc, bằng lời nguyện cầu tha thiết, bằng góp phần xây dựng tương lai của con, xứng đáng là người Việt Nam. Con có một Tổ Quốc, Tổ Quốc Việt Nam yêu quý ngàn đời. Con có một giòng máu anh hùng của Dân Tộc Việt Nam trong huyết quản. Con có một Quê Hương không bao giờ mất trong trái tim Việt Nam của con. Con nguyện sẽ sống xứng đáng là người Việt Nam. Ước mơ cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam luôn ngời sáng trong trái tim mỗi người Việt Nam. Con nguyện cầu cho Tổ Quốc Việt Nam, và tích cực hơn, con góp bàn tay và khối óc trong khả năng của con, để mang lại cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam Công Lý, Hòa Bình, Dân Chủ, Tự Do trong Nhân Quyền thực sự ngày vinh quang tươi sáng. Hôm nay, con tưởng niệm:
• Tưởng nhớ đến 90 triệu Đồng Bào Việt Nam còn đang đau khổ.
• Tưởng nhớ đến trên 5 triệu người Việt Nam đã bỏ mình vì chiến tranh do Cộng Sản Việt Nam gây nên.
• Tưởng nhớ đến các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh mạng sống vì chính nghĩa tự do. Đặc biệt các chiến sĩ, bạn bè, và đồng bào, đã hy sinh trong những ngày 30/4/1975.
• Tưởng nhớ đến 600, 000 đồng bào hy sinh mạng sống vì vượt biên vượt biển đi tìm tự do. Đặc biệt hôm nay, chúng con nhớ tới bạn bè, thân nhân...đã tức tưởi ra đi trong hành trình vượt biên vượt biển tìm lý tưởng tự do.
• Tưởng nhớ 172,000 đồng bào hy sinh trong cải cách ruộng đất 1953-1956.
• Tưởng nhớ 6000 đồng bào hy sinh trong biến cố Tết Mậu Thân.
Con có một Tổ Quốc Việt Nam trong trái tim.
Con có một Dân Tộc Việt Nam hào hùng trong từng mạch sống.
Con có một Quê Hương Việt Nam dấu yêu và thương mến ngàn trùng.
Con cầu nguyện,
Con dấn thân,
Con lên đường,
Với trái tim Việt Nam, với giòng máu Việt Nam, với bàn tay Việt Nam,
Để sớm mang lại cho Quê Hương Việt Nam, Dân Tộc Việt Nam, Tổ Quốc Việt Nam, một Mùa Xuân của yêu thương, hạnh phúc, hòa bình và tự do ngời sáng.
Linh Mục Văn Chi viết cho Quê Hương, Dân Tộc, và Tổ Quốc Việt Nam. 43 năm 1975-2018.
Bà liên tưởng đến hãm hiếp. Bà cầu nguyện: "Chúa ơi, xin hãy giúp chúng con. Mẹ Maria, xin hãy phù trợ chúng con trong giờ lâm chung..." Bọn hải tặc tiến tới những người lớn tuổi trước tiên và ném tất cả xuống biển...Hải tặc tiến lại gần mẹ con bà Điệp...Bà bị quăng xuống biển..Ngọc Châu cũng bị ném xuống...Ngọc Châu nhìn lên trời cao thấy vì sao mỉm cười với mình...Cô cố gắng bơi...Kiệt sức...Cô đụng phải một xác chết...Nhờ xác đó, cô sống sót...Bình minh ló rạng...Cô thấy xác chết đó là bà nội của cô...Cô thấy một xác khác đang trôi lại gần cô...Châu nghe xác đó lên tiếng...Chính là mẹ cô...Một tay ôm xác bà nội, tay còn lại bơi nhanh...Khi gần kề với mẹ...Mẹ con bật khóc tức tưởi...Phép lạ nhiệm mầu của Chúa và Mẹ Maria đã cứu mẹ con Châu...Vài ngày sau, chiếc tầu Mỹ đã vớt mẹ con cô và đưa vào trại tỵ nạn...
Đây là câu chuyện thật Nụ Cười Từ Trời Cao trong tác phẩm Việt Nam Quê Hương tôi của Cha Dominici Đỗ Minh Trí kể lại, giống như câu chuyện của tôi, của anh, của chị, của chúng ta...
CHIẾN TRANH.
1975-2018, với 43 năm viễn xứ. Gần một nửa thế kỷ, Dân Tộc Việt Nam trong bi thảm với những câu chuyện đau thương. Câu chuyện chiến tranh, Câu chuyện mất quê hương và không còn tự do, câu chuyện ngục tù cải tạo, câu chuyện vượt biên vượt biển, câu chuyện chết chóc của người Dân Việt Nam. 43 năm viễn xứ nhìn lại Quê Hương và Dân Tộc. Bạn và tôi nghĩ gì ? Bạn và tôi đã làm gì cho Quê Hương? Bạn và tôi phải làm gì cho Quê Hương.
Những ngày cuối tháng tư, những bộ phim về chiến tranh Việt Nam, Bộ Phim Last Days in Vietnam, Phim Rồng Xanh, Green Dragon... Phim Rồng Xanh mở đầu bằng cảnh máy bay B-52 của Mỹ ném bom rải thảm ở miền Nam Việt Nam. Tiếp theo là hình ảnh từng đoàn trực thăng Mỹ bốcnhững người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa di tản và họ được đón tiếp nồng hậu trên đất Mỹ trong những căn lều dã chiến. Sự kiện này được ghi trên màn hình là tháng 5/1975. Đêm 30 tháng Tư, không khí trại tị nạn tĩnh mịch đến lặng người. Trong căn lều, có một nhóm người tụ tập nhau hát bài đưa tiễn Sài Gòn của Nam Lộc vào một khúc rẽ mới: "Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộc đời. Sài Gòn ơi thôi đã hết thời gian tuyệt vời. Giờ còn đây những kỉ niệm sống trong tôi. Những nụ cười ngắt trên môi. Những giọt lệ ôi sầu đắng...Sài Gòn ơi tôi xin hứa rằng tôi trở về. Người tình ơi tôi xin giữ trọn mãi lời thề..."
Sau 43 năm hành trình viễn xứ vì mất Quê Hương, với 2 câu thơ ấn tượng nhất mà tôi vẫn nhớ:
Đôi dép râu giẫm nát đời son trẻ,
Mũ tai bèo khép kín nẻo tương lai.
Nhà Văn Dương Thu Hương khi đặt chân đến Sài Gòn sau ngày 30 tháng Tư, đã phải khóc và nói lên: “Nền văn minh đã thua chế độ man rợ.”
Không có thống kê nào có thể xác nhận có bao nhiêu quân và dân người Việt của hai miền Nam Bắc đã chết. Tài liệu của Bách khoa toàn thư ghi nhận:
• Chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết của khoảng 5 triệu người Việt Nam.
• Người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000 bị thương.
• Hàn Quốc có khoảng từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ bị chết;
• Úc có khoảng 521 chết và hơn 3.000 bị thương;
• New Zealand 38 chết và 187 bị thương;
• Thái Lan 351 chết và bị thương;
• Philippines vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.”
Tổn thất nhân mạng trong Chiến Tranh Việt Nam được chia ra như sau:
• Theo tài liệu của CSVN có: 1,1 triệu quân CSBV chết; trong số đó có 300.000 quân nhân mất tích; 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh.
• Quân lực Việt Nam Cộng hòa: 316.000 tử trận hoặc mất tích. 170.000 bị thương
TÙ ĐẦY- CẢI TẠO.
Theo Lewis Sorley năm 1999, một sử gia Hoa Kỳ có uy tín ghi nhận sau ngày 30.4.1975:
• 65.000 người bị xử tử bởi những người Cộng Sản.
• 250.000 người bỏ mạng trong những trại cải tạo tàn bạo" (Sorley 1999, 383).
• Hàng trăm trại tù cải tạo, rải trên khắp toàn thể Việt Nam cả ba miền Nam, Trung, Bắc (Nguyen 1983, 201-203).
• Khoảng 1 triệu nạn nhân đã bị giam giữ không bị chính thức kết tội hay xét xử.
• Khoảng 150 trại tù cải tạo sau khi Sàigòn xụp đổ (Đỗ Ngọc Uyển; Đỗ 2010). Trong các trại tù cải tạo, tù nhân bị đối xử vô nhân đạo qua những kỹ thuật như bỏ đói, thiếu thốn chăm sóc y khoa, khủng bố, tra tấn, và xử tử tức khắc...
THUYỀN NHÂN VIỆT NAM.
Sau khi chà đạp lên hiệp định Hoà bình Paris 1973 và cưỡng chiếm miền Nam vào năm 1975, CSVN đã áp đặt một chế độ độc tài, man rợ lên toàn đất nước. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi. Trong khi khoảng 2 triệu người may mắn đến được bến bờ tự do, thì có đến trên dưới 600,000 người Việt Nam thân yêu đã bỏ xác trên biển cả. Những hình ảnh được ghi nhận từ năm châu, bốn biển để tưởng nhớ đến những thân nhân bất hạnh không bao giờ còn thấy được bến tự do.
Thống kê của Cao Ủy Tỵ Nạn Liện Hiệp Quốc (UNHCR) đã cho thấy con số 700 ngàn thuyền nhân Việt Nam đến được bến bờ Tự Do và với với hơn 1/2 triệu thuyền nhân bỏ mình trên biển cả rừng sâu như UNHCR loan báo. Báo cáo của UNHCR cũng cho thấy thảm họa cướp biển làm gia tăng mất mát, khổ đau và nhục nhã lên thân phận của một dân tộc đang gánh chịu thảm họa Cộng Sản.
KẾT LUẬN.
43 năm nhìn lại, những tưởng niệm và cầu nguyện cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam, những khắc khoải về dân Tộc, những suy tư về tương lai cho Quê Hương Việt Nam. Tôi tự hỏi đâu là thái độ của tôi với Quê Hương, với Dân Tộc Việt Nam? Tôi còn nợ Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam khi chưa làm gì cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam. Tôi phải làm gì?
1. Cầu nguyện cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam.
Những ngày tháng 4 trong 43 năm của Quê Hương Dân Tộc vẫn còn đau khổ. Con muốn cầu nguyện cho quê hương và dân tộc của con. Để Quê Hương, Dân Tộc, Tổ Quốc Việt Nam con có một ngày mai tươi sáng và vinh quang. Cho Dân Tộc con bớt đi đau khổ và đọa đầy. Cho Tổ Quốc con có một tương lai huy hoàng trong hạnh phúc và yêu thương muôn lối. Con cầu nguyện cho các gia đình Việt Nam được hạnh phúc trong yêu thương. Con cầu nguyện cho giới trẻ Việt Nam luôn thăng tiến và thành công. Nhất là các Bạn trẻ Việt nam biết sống xứng đáng là một con người Việt Nam vinh quang.
2. Quê Hương Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam trong trái tim.
Giữ mãi hình ảnh Quê Hương Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam trong trái tim con. Để mãi mãi con vinh dự: Con có một Tổ quốc Việt Nam hào hùng, một Quê Hương yêu quý, một Dân Tộc anh hùng và bất khuất, một tổ tiên ngàn đời vinh danh. Con muốn giữ mãi Quê Hương, Dân Tộc, và Tổ Quốc Việt Nam trong trái tim con. Con thề quyết không bao giờ làm mờ đi hình ảnh Quê Hương, Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam trong trái tim con. Để mãi mãi xứng danh với Con Rồng Cháu Tiên, để mãi mãi không làm điều xấu để cho người ngoại quốc nhìn sai về Quê Hương Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam của con.
3. Sống xứng đáng là người Việt Nam.
Con muốn sống xứng đáng là người Việt Nam mà con hãnh diện. Con muốn các Bạn Trẻ Việt nam cũng sống xứng đáng trong môi trường học đường, trong môi trường Cộng Đồng, và trong môi trường xã hội. Con muốn dấn thân hơn, hy sinh hơn trong môi trường con đang sống, để mãi mãi xứng đáng với giòng máu Việt Nam trong trái tim và trong huyết quản của con. Con sống xứng đáng là người Việt Nam, để vinh danh Quê Hương Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam ngàn đời yêu quý. Con muốn hãnh diện mình là người Việt Nam với trái tim Việt Nam. Để mãi mãi xây đắp một hình ảnh lý tưởng của trái tim Việt Nam nơi hải ngoại.
4. Yêu thương đoàn kết để cùng nhau mang lại hòa bình, tự do, dân chủ cho Việt Nam.
Con ước mơ người Việt Nam hải ngoại yêu thương nhau nhiều hơn, đoàn kết với nhau nhiều hơn. Khẳng định lối sống Viêt Nam tốt đẹp ngay trên đất tha hương này, để cùng nhau quang phục lại Quê Hương Việt Nam trong hòa bình, dân chủ tự do thật sự. Con muốn loại trừ những phê bình chỉ trích, những lên án bất công, những đố kỵ ghen tương, những thù hận ghen ghét, những ích kỷ và chia rẽ trong cộng đồng của con. Thay thế vào đó là những yêu thương, những bàn tay, những khối óc, những trái tim, dấn thấn lên đường để xây dựng một tương lai huy hoàng cho Quê Hương Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Con ước mơ và nguyện cầu cho người Việt Nam gắn bó và yêu thương, cùng nắm chặt tay nhau trong yêu thương đoàn kết, để xây dựng con người Việt Nam vinh quang và xứng đáng với gia tài Mẹ Quê Hương Việt Nam để lại cho con.
43 năm tưởng niệm và cầu nguyện cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam. Con vẫn tự hỏi, con đã làm gì cho Quê Hương Việt Nam của con? Con đã làm gì cho Dân Tộc Việt Nam của con? Con đã làm gì cho Tổ Quốc Việt Nam. Con chỉ đòi hỏi người khác làm cho con. Con chưa chịu dấn thân, con chưa nhập cuộc, con chỉ ngồi khóc than và tưởng nhớ hoài niệm quá khứ đau thương. Con sẽ cố gắng trong mọi hoàn cảnh làm gì tốt đẹp nhất, để quang phục lại quê hương Việt Nam, cho Dân Tộc Việt Nam, cho Tổ Quốc Việt Nam hào hùng của con. Con dấn thân bằng đóng góp tim óc, bằng lời nguyện cầu tha thiết, bằng góp phần xây dựng tương lai của con, xứng đáng là người Việt Nam. Con có một Tổ Quốc, Tổ Quốc Việt Nam yêu quý ngàn đời. Con có một giòng máu anh hùng của Dân Tộc Việt Nam trong huyết quản. Con có một Quê Hương không bao giờ mất trong trái tim Việt Nam của con. Con nguyện sẽ sống xứng đáng là người Việt Nam. Ước mơ cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam luôn ngời sáng trong trái tim mỗi người Việt Nam. Con nguyện cầu cho Tổ Quốc Việt Nam, và tích cực hơn, con góp bàn tay và khối óc trong khả năng của con, để mang lại cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam Công Lý, Hòa Bình, Dân Chủ, Tự Do trong Nhân Quyền thực sự ngày vinh quang tươi sáng. Hôm nay, con tưởng niệm:
• Tưởng nhớ đến 90 triệu Đồng Bào Việt Nam còn đang đau khổ.
• Tưởng nhớ đến trên 5 triệu người Việt Nam đã bỏ mình vì chiến tranh do Cộng Sản Việt Nam gây nên.
• Tưởng nhớ đến các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh mạng sống vì chính nghĩa tự do. Đặc biệt các chiến sĩ, bạn bè, và đồng bào, đã hy sinh trong những ngày 30/4/1975.
• Tưởng nhớ đến 600, 000 đồng bào hy sinh mạng sống vì vượt biên vượt biển đi tìm tự do. Đặc biệt hôm nay, chúng con nhớ tới bạn bè, thân nhân...đã tức tưởi ra đi trong hành trình vượt biên vượt biển tìm lý tưởng tự do.
• Tưởng nhớ 172,000 đồng bào hy sinh trong cải cách ruộng đất 1953-1956.
• Tưởng nhớ 6000 đồng bào hy sinh trong biến cố Tết Mậu Thân.
Con có một Tổ Quốc Việt Nam trong trái tim.
Con có một Dân Tộc Việt Nam hào hùng trong từng mạch sống.
Con có một Quê Hương Việt Nam dấu yêu và thương mến ngàn trùng.
Con cầu nguyện,
Con dấn thân,
Con lên đường,
Với trái tim Việt Nam, với giòng máu Việt Nam, với bàn tay Việt Nam,
Để sớm mang lại cho Quê Hương Việt Nam, Dân Tộc Việt Nam, Tổ Quốc Việt Nam, một Mùa Xuân của yêu thương, hạnh phúc, hòa bình và tự do ngời sáng.
Linh Mục Văn Chi viết cho Quê Hương, Dân Tộc, và Tổ Quốc Việt Nam. 43 năm 1975-2018.