Nhân ngày thế giới về ơn gọi lần thứ 55, VietCatholic được Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dành cho cuộc phỏng vấn. Ngài đã nhận lời VietCatholic ngay dù đang bận rộn công việc mục vụ Giáo phận Đà Lạt .
VietCatholic: Con xin kính chào Đức cha, Thưa Đức Cha, Đức cha giữ chức vụ này trong HĐGMVN bao nhiêu năm rồi ạ?
ĐC Antôn Vũ Huy Chương: Tôi đã giữ chức vụ này được 14 năm, từ năm 2004 đến nay trong 5 nhiệm kỳ. Riêng nhiệm kỳ 2016-2019 có thêm Phó Chủ tịch là Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng trước đây là Thư ký của Ủy ban.
VietCatholic: Công việc chính của Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh là gì thưa Đức Cha?
Nói chung, các Ủy ban trực thuộc HĐGM có nhiệm vụ giúp đỡ các giám mục thực thi cách tập thể trách nhiệm mục vụ trong các lĩnh vực chuyên môn, chứ không thay thế các ngài. Hàng năm, các ủy ban, qua trung gian các giám mục chủ tịch, báo cáo các sinh hoạt và định hướng của ủy ban trước HĐGM.
VietCatholic: Trong những năm giữ nhiệm vụ này, UB đã có những hoạt động gì cho giáo sĩ và chủng sinh VN, thưa Đức cha?
ĐC Antôn Vũ Huy Chương:
Tổng quát: từ nhiệm kỳ I đến nhiệm kỳ VIII (1980-2004), sinh hoạt chính hàng năm là Hội nghị Thường niên của Ban Giám đốc các Đại Chủng viện, nhằm báo cáo sinh hoạt tại các Đại Chủng viện. Từ nhiệm kỳ IX đến XIII (2004 đến 2019): nhờ hoàn cảnh thuận lợi hơn, đã thực hiện theo định hướng tổng quát sau đây: hai năm một lần tổ chức Hội nghị Thường kỳ của Ban Giám đốc các Đại Chủng viện (khoảng 50 cha), trong thời gian 4 ngày, nhằm chia sẻ kinh nghiệm về việc đào tạo 4 chiều kích (nhân bản, đạo đức, trí thức, mục vụ) và học hỏi về một chủ đề; hai năm một lần tổ chức Khóa Thường huấn, khoảng 2 tuần lễ, nhằm “đào tạo các nhà đào tạo” của các Đại Chủng viện, Học viện Dòng tu, Ban Mục vụ Ơn gọi Giáo phận.
- Các Khóa Thường huấn:
+ Năm 2006: Khóa Thường huấn đầu tiên, 3 tuần lễ (từ 28/6 đến 16/7), cho 21 cha giáo thuộc các đại chủng viện Việt Nam, được tổ chức tại Trung Tâm Linh Hoạt Truyền Giáo Quốc Tế (CIAM) ở Rôma, với chủ đề “Đào tạo linh mục tại Chủng Viện”, do Ủy Ban Giáo Sĩ & Chủng Sinh phối hợp với Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Đốc CIAM, tổ chức.
+ Năm 2008: Khóa Thường huấn thứ hai, 3 tuần lễ (từ 5/7 đến 25/7), cho 30 cha giáo thuộc các đại chủng viện Việt Nam, được tổ chức tại Paris với chủ đề “Những vấn đề mới trong lãnh vực nghiên cứu Kinh Thánh và Luân Lý hiện nay”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với Institut Catholique de Paris (ICP) và Missions Etrangères de Paris (MEP: Hội Thừa Sai Paris) tổ chức; ICP cử 8 giáo sư Kinh Thánh và 4 giáo sư Luân Lý; Hội MEP hỗ trợ tài chánh.
+ Năm 2011: Hội thảo tại Tòa Giám Mục Đà Lạt từ 3/8 đến 5/8 giữa 20 giáo sư triết học của các Đại chủng viện và 9 giáo sư triết của các Học Viện Dòng tu (Đa Minh, Phanxicô, Don Bosco, DCCT), nhằm điều chỉnh bản Ratio Việt Nam về chương trình dạy và học Triết theo Sắc lệnh của Bộ Giáo Dục.
+ Năm 2012: Khóa Thường huấn thứ ba, 2 tuần lễ (từ 01/7 đến 15/7), cho 83 nhà đào tạo thuộc các Đại chủng viện (43 vị), một số Dòng tu (19 vị) và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận (28 vị), tại Tòa Giám mục Đà Lạt, với chủ đề “Hướng đến sứ vụ, đào tạo chính mình và đào tạo người khác có khả năng phân định”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 8 giáo sư đến từ Paris; Hội MEP hỗ trợ tài chánh.
+ Năm 2014: Khóa Thường huấn thứ tư, 2 tuần lễ (từ 06/7 đến 18/7), cho 91 nhà đào tạo thuộc các Đại chủng viện (43 vị), một số Dòng tu (12 vị) và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận (29 vị), tại Tòa Giám mục Đà Lạt, với chủ đề “Thế tục hóa và việc đào tạo linh mục tại Việt Nam”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 7 giáo sư đến từ Paris, có thêm Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo và Cha Giuse Phan Tấn Thành, OP; Hội MEP hỗ trợ tài chánh.
+ Năm 2016: Khóa Thường huấn thứ năm, 2 tuần lễ (từ 03/7 đến 16/7), cho 94 nhà đào tạo thuộc các Đại chủng viện (50 vị), một số Dòng tu (18 vị) và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận (26 vị), tại Trung Tâm Don Bosco K’Long, Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng, với chủ đề “Việc Phúc Âm hoá và Tân Phúc Âm hoá trong bối cảnh Việt Nam với công việc đào tạo các linh mục tại Việt Nam”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 6 giáo sư đến từ Paris, có thêm Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Cha Edgar Javier, SVD (Dòng Ngôi Lời, từ Liên HĐGM Á châu - FABC), Cha HAN MIN TAEG (từ Hàn Quốc), Cha Grêgôriô Giảng, MEP (từ Singapore); Hội MEP và Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc hỗ trợ tài chánh.
+ Năm 2018: Khóa Thường huấn thứ sáu, 2 tuần lễ (từ 01/7 đến 14/7), cho khoảng 100 nhà đào tạo thuộc các Đại chủng viện, Dòng tu và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận, tại Tòa Giám mục Xuân Lộc, với chủ đề “Giáo huấn Xã hội của Giáo hội hôm nay: đối thoại cứu rỗi”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 5 giáo sư đến từ Paris và mời thêm một vài linh mục chuyên viên; Hội MEP và Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc hỗ trợ tài chánh.
- Biên soạn Ratio Việt Nam:
+ Năm 1970, Bộ Giáo sĩ đã ban hành một Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis (Nguyên tắc Căn bản về Đào tạo Linh mục) cho Giáo hội toàn cầu và được sửa lại đôi chút vào năm 1985 cho phù hợp với Bộ Giáo luật mới (1983). Căn cứ vào Ratio chung này, HĐGM mỗi quốc gia sẽ biên soạn một Ratio về việc đào tạo linh mục trong cả nước. Chính vì thế, năm 2005, HĐGMVN đã nhất trí trao cho Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh thực hiện nhiệm vụ này.
+ Ban Biên soạn Ratio gồm một số linh mục thuộc các Đại Chủng viện tại Việt Nam bắt đầu làm việc từ năm 2005 dựa vào Ratio chung và nhất là dựa vào Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, “Pastores dabo vobis” (1992), của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II.
+ Ngày 08/04/2010, Hội Nghị HĐGMVN tại Trung Tâm Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, đã bỏ phiếu chấp thuận 100% bản văn “ ĐÀO TẠO LINH MỤC – Định hướng và Chỉ dẫn” như là Chương Trình Đào Tạo Linh Mục sẽ được áp dụng tại Việt Nam. Sau đó, bản văn đã được gửi sang Tòa Thánh để được xem xét và phê chuẩn theo đúng Giáo luật số 242 §1. Tại Văn kiện ngày 09/12/2010 (Prot. N. 554/5010) của Bộ Giáo Dục Công Giáo do Đức Hồng Y Tổng Trưởng Zenon GROCHOLEWSKI ký, và tại Sắc lệnh ngày 31/10/2011 (Prot. N. 5079/11) của Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc do Đức Tổng Giám Mục Tổng Trưởng Fernando FILONI ký, Tòa Thánh đã phê chuẩn bản văn về Chương Trình Đào Tạo Linh Mục được áp dụng cho tất cả các Chủng viện tại Việt Nam.
+ Ngày 19/03/2012, thay mặt HĐGMVN, Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đã ký Sắc lệnh ban hành văn bản “ĐÀO TẠO LINH MỤC – Định hướng và Chỉ dẫn”, như là Chương Trình Đào Tạo Linh Mục được áp dụng cho tất cả các Chủng viện tại Việt Nam kể từ ngày 01/09/2012.
+ Cuốn Ratio Việt Nam định hướng và chỉ dẫn việc đào tạo trong 3 giai đoạn: (1) đào tạo mở đường trước chủng viện, (2) đào tạo căn bản tại chủng viện, (3) đào tạo trường kỳ sau chủng viện; mỗi giai đoạn đào tạo tiệm tiến về 4 chiều kích: nhân bản, đạo đức, trí thức và mục vụ. Ratio nhằm cho các chủng sinh nhưng cũng hướng tới các giáo sĩ hiện tại và tương lai.
+ Đầu tháng 7 năm 2017, Hội nghị các Đại chủng viện tại K’Long (Đà Lạt) đã học hỏi bản Ratio mới, có tựa đề “Ân Ban Ơn Gọi Linh Mục” được Bộ Giáo sĩ ban hành ngày 08/12/2016, để cập nhật một vài điểm nhấn bổ túc cho Ratio Việt Nam ban hành năm 2012.
VietCatholic: Như vậy UB Giáo sĩ và Chủng sinh đã có những hoạt động rất đều đặn và xuyên suốt. Xin Đức cha cho chúng con biết đường hướng và những dự định của UB Giáo sĩ và Chủng sinh sắp tới ạ?
ĐC Antôn Vũ Huy Chương: Tiếp tục những công việc vẫn làm và dự kiến thành lập “Trung tâm Tĩnh dưỡng Giáo sĩ tại Việt Nam” nhằm mục đích bồi dưỡng đời sống tâm linh và tâm lý cho các linh mục.
VietCatholic: Hiện nay có bao nhiêu chủng viện tại VN và tổng số chủng sinh là bao nhiêu, thưa Đức cha?
ĐC Antôn Vũ Huy Chương: Hiện nay có 7 đại chủng viện: Hà Nội, Vinh, Huế, Nha Trang, Sàigòn, Xuân Lộc, Cần Thơ. Số đại chủng sinh niên khóa 2017-2018 tổng cộng là 2650.
VietCatholic: Xin Đức cha cho chúng con biết về những thuận lợi và khó khăn của ơn gọi tại VN?
ĐC Antôn Vũ Huy Chương: Việt Nam còn đông ơn gọi ứng sinh linh mục. Các giáo phận đều có những lớp dự tu chuẩn bị vào đại chủng viện. Việc chiêu sinh tại các đại chủng viện không còn bị hạn chế nhưng tùy thuộc khả năng của mỗi đại chủng viện. Tuy nhiên, số ơn gọi tại các giáo xứ miền nông thôn đông hơn nơi thành thị và số ơn gọi xem ra giảm dần vì hiện nay các gia đình đều ít con và con cái ảnh hưởng trào lưu trần tục hóa. Điều khó khăn nhưng cần quan tâm là giúp các chủng sinh thanh lọc “động cơ” theo đuổi ơn gọi.
VietCatholic: Đáp lại sứ điệp của ĐTC ngày thế giới về ơn gọi lần thứ 55, UB Giáo sĩ và Chủng sinh có chương trình gì không?
ĐC Antôn Vũ Huy Chương: Chủ đề của sứ điệp năm nay là “Lắng nghe, phân định, sống lời Chúa kêu gọi”. Chắc hẳn các nhà đào tạo cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc giúp các chủng sinh lắng nghe, phân định và sống lời Chúa kêu gọi:
Về “lắng nghe”, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý: “cần sẵn sàng chăm chú lắng nghe lời Chúa và câu chuyện đời mình, phải lưu tâm đến những điều nhỏ bé trong đời sống hằng ngày, để học cách nhìn mọi việc bằng con mắt đức tin, và luôn mở lòng ra trước những bất ngờ của Thánh Thần”.
Về “phân định”, ĐTC khẳng định: “rất cần sự phân định và ơn ngôn sứ, để vượt thắng những cám dỗ của ý thức hệ và thuyết định mệnh, và để khám phá ra, trong tương quan của chúng ta với Chúa, những nơi chốn, phương tiện, và những tình huống qua đó Ngài kêu gọi chúng ta. Mỗi Kitô hữu phải phát huy khả năng “đọc được bên trong” cuộc đời mình và hiểu được mình được Chúa kêu gọi đi đâu và làm gì, để thi hành sứ mệnh của mình”.
Về “sống lời Chúa kêu gọi”, ĐTC nhắn nhủ: “Niềm vui Tin Mừng làm cho chúng ta mở ra để gặp gỡ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta, không chờ sự chậm chạp và lười biếng của chúng ta. Niềm vui Tin Mừng sẽ không thể lấp đầy trái tim chúng ta nếu chúng ta cứ đứng bên cửa sổ, lấy cớ chờ đến đúng thời điểm, mà không chấp nhận mạo hiểm quyết định ngay hôm nay. Ơn gọi là ngày hôm nay! Sứ mệnh Kitô hữu là lúc này đây! Mỗi người chúng ta được mời gọi – hoặc sống đời sống giáo dân trong bậc hôn nhân, sống đời linh mục trong tác vụ chức thánh, hoặc sống đời thánh hiến đặc biệt – để trở thành chứng nhân của Chúa, ở đây và bây giờ”.
VietCatholic Chúng con xin cám ơn những chia sẻ của Đức cha. Dù Đức cha rất bận rộn công việc mục vụ của giáo phận nhưng đã dành cho chúng con thời gian quý báu này để chúng con biết rõ hơn về những hoạt động của UB Giáo sĩ Tu sĩ và những băn khoăn của trái tim mục tử của Đức cha. Xin thiên Chúa chúc lành cho Đức cha, chúc lành cho Ủy ban và cho tất cả những Anh Chị Em đang đi trên con đường nối gót Đức Giê-su và những trái tim quảng đại đang muốn dấn thân trên con đường này.
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Dòng Đa Minh Rosa Lima
VietCatholic: Con xin kính chào Đức cha, Thưa Đức Cha, Đức cha giữ chức vụ này trong HĐGMVN bao nhiêu năm rồi ạ?
ĐC Antôn Vũ Huy Chương: Tôi đã giữ chức vụ này được 14 năm, từ năm 2004 đến nay trong 5 nhiệm kỳ. Riêng nhiệm kỳ 2016-2019 có thêm Phó Chủ tịch là Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng trước đây là Thư ký của Ủy ban.
VietCatholic: Công việc chính của Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh là gì thưa Đức Cha?
Nói chung, các Ủy ban trực thuộc HĐGM có nhiệm vụ giúp đỡ các giám mục thực thi cách tập thể trách nhiệm mục vụ trong các lĩnh vực chuyên môn, chứ không thay thế các ngài. Hàng năm, các ủy ban, qua trung gian các giám mục chủ tịch, báo cáo các sinh hoạt và định hướng của ủy ban trước HĐGM.
VietCatholic: Trong những năm giữ nhiệm vụ này, UB đã có những hoạt động gì cho giáo sĩ và chủng sinh VN, thưa Đức cha?
ĐC Antôn Vũ Huy Chương:
Tổng quát: từ nhiệm kỳ I đến nhiệm kỳ VIII (1980-2004), sinh hoạt chính hàng năm là Hội nghị Thường niên của Ban Giám đốc các Đại Chủng viện, nhằm báo cáo sinh hoạt tại các Đại Chủng viện. Từ nhiệm kỳ IX đến XIII (2004 đến 2019): nhờ hoàn cảnh thuận lợi hơn, đã thực hiện theo định hướng tổng quát sau đây: hai năm một lần tổ chức Hội nghị Thường kỳ của Ban Giám đốc các Đại Chủng viện (khoảng 50 cha), trong thời gian 4 ngày, nhằm chia sẻ kinh nghiệm về việc đào tạo 4 chiều kích (nhân bản, đạo đức, trí thức, mục vụ) và học hỏi về một chủ đề; hai năm một lần tổ chức Khóa Thường huấn, khoảng 2 tuần lễ, nhằm “đào tạo các nhà đào tạo” của các Đại Chủng viện, Học viện Dòng tu, Ban Mục vụ Ơn gọi Giáo phận.
- Các Khóa Thường huấn:
+ Năm 2006: Khóa Thường huấn đầu tiên, 3 tuần lễ (từ 28/6 đến 16/7), cho 21 cha giáo thuộc các đại chủng viện Việt Nam, được tổ chức tại Trung Tâm Linh Hoạt Truyền Giáo Quốc Tế (CIAM) ở Rôma, với chủ đề “Đào tạo linh mục tại Chủng Viện”, do Ủy Ban Giáo Sĩ & Chủng Sinh phối hợp với Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Đốc CIAM, tổ chức.
+ Năm 2008: Khóa Thường huấn thứ hai, 3 tuần lễ (từ 5/7 đến 25/7), cho 30 cha giáo thuộc các đại chủng viện Việt Nam, được tổ chức tại Paris với chủ đề “Những vấn đề mới trong lãnh vực nghiên cứu Kinh Thánh và Luân Lý hiện nay”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với Institut Catholique de Paris (ICP) và Missions Etrangères de Paris (MEP: Hội Thừa Sai Paris) tổ chức; ICP cử 8 giáo sư Kinh Thánh và 4 giáo sư Luân Lý; Hội MEP hỗ trợ tài chánh.
+ Năm 2011: Hội thảo tại Tòa Giám Mục Đà Lạt từ 3/8 đến 5/8 giữa 20 giáo sư triết học của các Đại chủng viện và 9 giáo sư triết của các Học Viện Dòng tu (Đa Minh, Phanxicô, Don Bosco, DCCT), nhằm điều chỉnh bản Ratio Việt Nam về chương trình dạy và học Triết theo Sắc lệnh của Bộ Giáo Dục.
+ Năm 2012: Khóa Thường huấn thứ ba, 2 tuần lễ (từ 01/7 đến 15/7), cho 83 nhà đào tạo thuộc các Đại chủng viện (43 vị), một số Dòng tu (19 vị) và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận (28 vị), tại Tòa Giám mục Đà Lạt, với chủ đề “Hướng đến sứ vụ, đào tạo chính mình và đào tạo người khác có khả năng phân định”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 8 giáo sư đến từ Paris; Hội MEP hỗ trợ tài chánh.
+ Năm 2014: Khóa Thường huấn thứ tư, 2 tuần lễ (từ 06/7 đến 18/7), cho 91 nhà đào tạo thuộc các Đại chủng viện (43 vị), một số Dòng tu (12 vị) và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận (29 vị), tại Tòa Giám mục Đà Lạt, với chủ đề “Thế tục hóa và việc đào tạo linh mục tại Việt Nam”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 7 giáo sư đến từ Paris, có thêm Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo và Cha Giuse Phan Tấn Thành, OP; Hội MEP hỗ trợ tài chánh.
+ Năm 2016: Khóa Thường huấn thứ năm, 2 tuần lễ (từ 03/7 đến 16/7), cho 94 nhà đào tạo thuộc các Đại chủng viện (50 vị), một số Dòng tu (18 vị) và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận (26 vị), tại Trung Tâm Don Bosco K’Long, Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng, với chủ đề “Việc Phúc Âm hoá và Tân Phúc Âm hoá trong bối cảnh Việt Nam với công việc đào tạo các linh mục tại Việt Nam”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 6 giáo sư đến từ Paris, có thêm Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Cha Edgar Javier, SVD (Dòng Ngôi Lời, từ Liên HĐGM Á châu - FABC), Cha HAN MIN TAEG (từ Hàn Quốc), Cha Grêgôriô Giảng, MEP (từ Singapore); Hội MEP và Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc hỗ trợ tài chánh.
+ Năm 2018: Khóa Thường huấn thứ sáu, 2 tuần lễ (từ 01/7 đến 14/7), cho khoảng 100 nhà đào tạo thuộc các Đại chủng viện, Dòng tu và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận, tại Tòa Giám mục Xuân Lộc, với chủ đề “Giáo huấn Xã hội của Giáo hội hôm nay: đối thoại cứu rỗi”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 5 giáo sư đến từ Paris và mời thêm một vài linh mục chuyên viên; Hội MEP và Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc hỗ trợ tài chánh.
- Biên soạn Ratio Việt Nam:
+ Năm 1970, Bộ Giáo sĩ đã ban hành một Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis (Nguyên tắc Căn bản về Đào tạo Linh mục) cho Giáo hội toàn cầu và được sửa lại đôi chút vào năm 1985 cho phù hợp với Bộ Giáo luật mới (1983). Căn cứ vào Ratio chung này, HĐGM mỗi quốc gia sẽ biên soạn một Ratio về việc đào tạo linh mục trong cả nước. Chính vì thế, năm 2005, HĐGMVN đã nhất trí trao cho Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh thực hiện nhiệm vụ này.
+ Ban Biên soạn Ratio gồm một số linh mục thuộc các Đại Chủng viện tại Việt Nam bắt đầu làm việc từ năm 2005 dựa vào Ratio chung và nhất là dựa vào Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, “Pastores dabo vobis” (1992), của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II.
+ Ngày 08/04/2010, Hội Nghị HĐGMVN tại Trung Tâm Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, đã bỏ phiếu chấp thuận 100% bản văn “ ĐÀO TẠO LINH MỤC – Định hướng và Chỉ dẫn” như là Chương Trình Đào Tạo Linh Mục sẽ được áp dụng tại Việt Nam. Sau đó, bản văn đã được gửi sang Tòa Thánh để được xem xét và phê chuẩn theo đúng Giáo luật số 242 §1. Tại Văn kiện ngày 09/12/2010 (Prot. N. 554/5010) của Bộ Giáo Dục Công Giáo do Đức Hồng Y Tổng Trưởng Zenon GROCHOLEWSKI ký, và tại Sắc lệnh ngày 31/10/2011 (Prot. N. 5079/11) của Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc do Đức Tổng Giám Mục Tổng Trưởng Fernando FILONI ký, Tòa Thánh đã phê chuẩn bản văn về Chương Trình Đào Tạo Linh Mục được áp dụng cho tất cả các Chủng viện tại Việt Nam.
+ Ngày 19/03/2012, thay mặt HĐGMVN, Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đã ký Sắc lệnh ban hành văn bản “ĐÀO TẠO LINH MỤC – Định hướng và Chỉ dẫn”, như là Chương Trình Đào Tạo Linh Mục được áp dụng cho tất cả các Chủng viện tại Việt Nam kể từ ngày 01/09/2012.
+ Cuốn Ratio Việt Nam định hướng và chỉ dẫn việc đào tạo trong 3 giai đoạn: (1) đào tạo mở đường trước chủng viện, (2) đào tạo căn bản tại chủng viện, (3) đào tạo trường kỳ sau chủng viện; mỗi giai đoạn đào tạo tiệm tiến về 4 chiều kích: nhân bản, đạo đức, trí thức và mục vụ. Ratio nhằm cho các chủng sinh nhưng cũng hướng tới các giáo sĩ hiện tại và tương lai.
+ Đầu tháng 7 năm 2017, Hội nghị các Đại chủng viện tại K’Long (Đà Lạt) đã học hỏi bản Ratio mới, có tựa đề “Ân Ban Ơn Gọi Linh Mục” được Bộ Giáo sĩ ban hành ngày 08/12/2016, để cập nhật một vài điểm nhấn bổ túc cho Ratio Việt Nam ban hành năm 2012.
VietCatholic: Như vậy UB Giáo sĩ và Chủng sinh đã có những hoạt động rất đều đặn và xuyên suốt. Xin Đức cha cho chúng con biết đường hướng và những dự định của UB Giáo sĩ và Chủng sinh sắp tới ạ?
ĐC Antôn Vũ Huy Chương: Tiếp tục những công việc vẫn làm và dự kiến thành lập “Trung tâm Tĩnh dưỡng Giáo sĩ tại Việt Nam” nhằm mục đích bồi dưỡng đời sống tâm linh và tâm lý cho các linh mục.
VietCatholic: Hiện nay có bao nhiêu chủng viện tại VN và tổng số chủng sinh là bao nhiêu, thưa Đức cha?
ĐC Antôn Vũ Huy Chương: Hiện nay có 7 đại chủng viện: Hà Nội, Vinh, Huế, Nha Trang, Sàigòn, Xuân Lộc, Cần Thơ. Số đại chủng sinh niên khóa 2017-2018 tổng cộng là 2650.
VietCatholic: Xin Đức cha cho chúng con biết về những thuận lợi và khó khăn của ơn gọi tại VN?
ĐC Antôn Vũ Huy Chương: Việt Nam còn đông ơn gọi ứng sinh linh mục. Các giáo phận đều có những lớp dự tu chuẩn bị vào đại chủng viện. Việc chiêu sinh tại các đại chủng viện không còn bị hạn chế nhưng tùy thuộc khả năng của mỗi đại chủng viện. Tuy nhiên, số ơn gọi tại các giáo xứ miền nông thôn đông hơn nơi thành thị và số ơn gọi xem ra giảm dần vì hiện nay các gia đình đều ít con và con cái ảnh hưởng trào lưu trần tục hóa. Điều khó khăn nhưng cần quan tâm là giúp các chủng sinh thanh lọc “động cơ” theo đuổi ơn gọi.
VietCatholic: Đáp lại sứ điệp của ĐTC ngày thế giới về ơn gọi lần thứ 55, UB Giáo sĩ và Chủng sinh có chương trình gì không?
ĐC Antôn Vũ Huy Chương: Chủ đề của sứ điệp năm nay là “Lắng nghe, phân định, sống lời Chúa kêu gọi”. Chắc hẳn các nhà đào tạo cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc giúp các chủng sinh lắng nghe, phân định và sống lời Chúa kêu gọi:
Về “lắng nghe”, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý: “cần sẵn sàng chăm chú lắng nghe lời Chúa và câu chuyện đời mình, phải lưu tâm đến những điều nhỏ bé trong đời sống hằng ngày, để học cách nhìn mọi việc bằng con mắt đức tin, và luôn mở lòng ra trước những bất ngờ của Thánh Thần”.
Về “phân định”, ĐTC khẳng định: “rất cần sự phân định và ơn ngôn sứ, để vượt thắng những cám dỗ của ý thức hệ và thuyết định mệnh, và để khám phá ra, trong tương quan của chúng ta với Chúa, những nơi chốn, phương tiện, và những tình huống qua đó Ngài kêu gọi chúng ta. Mỗi Kitô hữu phải phát huy khả năng “đọc được bên trong” cuộc đời mình và hiểu được mình được Chúa kêu gọi đi đâu và làm gì, để thi hành sứ mệnh của mình”.
Về “sống lời Chúa kêu gọi”, ĐTC nhắn nhủ: “Niềm vui Tin Mừng làm cho chúng ta mở ra để gặp gỡ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta, không chờ sự chậm chạp và lười biếng của chúng ta. Niềm vui Tin Mừng sẽ không thể lấp đầy trái tim chúng ta nếu chúng ta cứ đứng bên cửa sổ, lấy cớ chờ đến đúng thời điểm, mà không chấp nhận mạo hiểm quyết định ngay hôm nay. Ơn gọi là ngày hôm nay! Sứ mệnh Kitô hữu là lúc này đây! Mỗi người chúng ta được mời gọi – hoặc sống đời sống giáo dân trong bậc hôn nhân, sống đời linh mục trong tác vụ chức thánh, hoặc sống đời thánh hiến đặc biệt – để trở thành chứng nhân của Chúa, ở đây và bây giờ”.
VietCatholic Chúng con xin cám ơn những chia sẻ của Đức cha. Dù Đức cha rất bận rộn công việc mục vụ của giáo phận nhưng đã dành cho chúng con thời gian quý báu này để chúng con biết rõ hơn về những hoạt động của UB Giáo sĩ Tu sĩ và những băn khoăn của trái tim mục tử của Đức cha. Xin thiên Chúa chúc lành cho Đức cha, chúc lành cho Ủy ban và cho tất cả những Anh Chị Em đang đi trên con đường nối gót Đức Giê-su và những trái tim quảng đại đang muốn dấn thân trên con đường này.
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Dòng Đa Minh Rosa Lima