Chúa Giêsu nói với ông Nicođêmô : Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thật ra, có lúc Chúa Giêsu dùng chữ giương cao theo nghĩa “bị” : khi Con Người bị giương cao (x. Ga 12, 32). Cho nên hôm nay ta chọn đề tài “bị và được.”
Trong một đoạn Phúc Âm khác Chúa Giêsu nói : Hai người cùng xay bột, một người bị đưa đi, một người được để lại. Chẳng ai cấm ta dịch ngược lại : hai người cùng xay bột, một người “được” đưa đi, một người “bị” để lại. Như năm 1975 : gia đình 2 người, một người được tàu bốc đi một người bị để lại. Nếu tàu bốc đi, bị chìm, chết khơi, có phải là kẻ “bị” để lại, lại là “được” không ? Chỉ một động từ thể thụ động, mà tiếng Việt ta vận dụng thành được hay bị, tuỳ nghi.
Đi qua nhà thuốc tây, thấy logo hình con rắn quấn cái ly, nhỏ nọc vào cái chén. Khi ta bị rắn cắn, là ta được rắn nhỏ nọc. Nọc rắn càng độc, giá càng cao. Nọc rắn, có khi là “bị,” có lúc lại “được.” Chắc hẳn hình rắn trong ngành dược được gợi ý từ chuyện xưa trong sa mạc : Bấy giờ họ phàn nàn kêu trách Chúa và Môsê vì đã không cho họ bánh ăn và nước uống như hồi ở bên Ai Cập. Họ đã quá chán ngán thứ manna này rồi. Và thế là Chúa đã trừng phạt họ bằng cách cho rắn độc bò ra cắn chết nhiều người. Tuy nhiên, khi họ biết ăn năn hối cải, Ngài đã ra lệnh cho Maisen đúc một con rắn đồng, treo nó lên một cây cột và hễ ai bị rắn độc cắn, chỉ cần nhìn lên rắn đồng là được bảo đảm an toàn tính mạng.
Chúa Giêsu dùng lại hình ảnh xưa mà ám chỉ về mình : Khi Con Người bị giương cao lên (bị đóng đinh) lại là lúc được Chúa Cha giương cao lên, ai nhìn vào, tin vào, được cứu.
Khi dạy các dự tòng, tôi thường đặt câu hỏi “bị và được” này. Bị là phải, bắt buộc, chẳng ai thích. Nhưng thay vì nói bị, phải, tại sao không nói “được.” Cụ thể, tại sao lại nói “anh phải vào Đạo” mà không nói “anh được vào Đạo.” Và tôi phân tích hai cái được rất lớn khi vào Đạo. (1) Được vợ (chồng) mãi, không sợ chia tay ; và (2) được làm con Chúa. Những cái Được lớn như vậy sao gọi là “bị” được ?
Sách “Hạnh Lâm Tử” kể, trước đây rất xưa, con nhím không có gai. Thân nó nhỏ, bản tính lương thiện ôn hoà, thích thân cận với mọi người. Nhưng cũng vì chính nó yếu đuối nhát gan, mà trở thành đối tượng cho người khác bắt nạt, đây không phải chỉ là đùa giởn với nó, mà chính là tấn công nó, thậm chí, có lúc ngay cả mạng sống cũng bị uy hiếp.
Cho nên nhím kể khổ với Chúa Tạo Vật:
- "Ngài xem thân con, ngoài da không có sừng tê giác hùng hậu, lại không có răng nanh vuốt nhọn như sư tử và hổ, đã không linh mẫn như tai thỏ, càng không có tứ chi nhảy vọt như linh dương. Ở một nơi mà cường địch theo dõi như thế này mà một chút năng lực đề kháng cũng không có, Ngài bảo con sống sót thế nào được chứ?"
Chúa Tạo Vật nói:
- "Ðược rồi, để Ta nghĩ cách xem sao?"
Thế là Chúa Tạo Vật làm cho con nhím toàn thân đầy gai nhọn.
Sau đó, mỗi lần có kẻ địch đến gần, cơ thể của nhím giương lên, gai của nhím dựng đứng thẳng. Gai của nó nhọn sắc như dao, khỏi cần phải nói, các động vật, thậm chí ngay cả hổ và sư tử, hoặc là cá sấu, trăn, là những động vật dữ tợn như thế cũng đều có vài phần sợ nó. Con nhím vạn phần đắc ý, không ngờ nó nhỏ nhỏ như thế, mà cũng có một ngày người ta sợ hãi nó...
Dần dần kẻ địch càng ngày càng lánh xa, nhưng bạn bè cũng chẳng có ai dám đến gần, rất nhiều loài vừa nhìn thấy nó liền chết khiếp chạy trốn. Nhím cô đơn buồn bực, chịu không nổi bèn kể lể với Chúa Tạo Vật:
- "Mọi việc đều bởi Ngài, vì Ngài đã tạo cho con những cái gai kì quái này, báo hại con, một thằng bạn cũng không có".
Chúa Tạo Vật phì cười nói:
- "Bé con, Ta tạo cho con cái gai nhọn là để cho con phòng ngự kẻ địch, chứ Ta có nói con phải dựng đứng cái gai nhọn (của con) từ sáng đến tối đâu?"
Tài năng Thiên Chúa ban cho mỗi người không phải là để huênh hoang khoác lác, hoặc kiêu ngạo với anh chị em.
Mỗi người đều có một khả năng riêng, một cái hay riêng.
Những người học võ công cao siêu, nhìn họ chẳng có chi là con nhà võ cả, họ rất hiền, rất điềm đạm, họ chẳng bao giờ đánh ai, vì họ biết rằng, học võ là để bảo vệ sức khoẻ, là tự vệ, chứ không phải là để đánh người ta và đem đi khoe khoang.
Trái lại, những người mới học, võ vẽ đôi cú đấm đá, thì đi đâu cũng vung tay múa chân, cũng vỗ ngực ta đây đã từng học võ này võ nọ, không coi ai ra gì cả. Thật tội nghiệp cho họ.
Có người trời ban cho cái tài lợi khẩu, nhưng không dùng cái tài ấy để bênh vực người bị áp bức, bị chèn ép, mà lại dùng tài lợi khẩu ấy để nói móc họng anh em, để chửi xéo chị em bằng những lời... bóng bẩy văn hoa, nghe mà muốn... độn thổ.
Con người là một động vật có trí khôn, nếu trí khôn mất đi thì trở thành... con vật, mà nhìn còn tệ hơn nữa. Trí khôn là một báu vật vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người, để con người tiếp tục công trình sáng tạo của Ngài, tức là làm đẹp vũ trụ này.
Có trí khôn, có tài năng mà lạm dụng chúng nó làm những việc trái với lương tâm, gây đau khổ cho người khác, ích kỷ, chỉ biết những gì có lợi cho mình, mưu mô, xảo quệt, làm hại người.v.v... thì như con thú dữ.
Nên dùng tài năng và trí khôn Thiên Chúa ban cho, để thăng tiến mình và ích lợi cho tha nhân.
Đừng như con nhím nghĩ mình “bị” có gai nhọn nên chẳng bạn bè giao du, mà quên đi mình “được” có gai nhọn để tự vệ.
“Bị” rắn cắn, nhưng có lúc mong “được” nọc độc của nó.
“Bị” đòn hay “được roi”. Thương cho roi cho vot. Có những học sinh đã trải qua chương trình giáo dục nghiêm khắc, họ vẫn nhắc lại những mẩu chuyện xưa, bị thầy giáo nọ dùng thước kẻ đánh vào bàn tay, bà sơ kia bắt quì, mà họ vẫn có thể cười được vì bây giờ họ thành công trên đường đời, có địa vị trong xã hội.
Hôm nay Chúa Nhật, phải đi nhà thờ. Sao nặng nề thế ! Sao không là : Hôm nay Chúa Nhật, “được” đến nhà thờ. Được ngồi gần Chúa, chứ không phải bị ngồi gần Chúa đâu. Cứ chuyển “bị” thành “được,” đời ta sẽ lên hương… với Chúa.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(mượn phần suy tư trong “mỗi ngày một câu chuyện” của Lm Nhân Tài, csjb)
Trong một đoạn Phúc Âm khác Chúa Giêsu nói : Hai người cùng xay bột, một người bị đưa đi, một người được để lại. Chẳng ai cấm ta dịch ngược lại : hai người cùng xay bột, một người “được” đưa đi, một người “bị” để lại. Như năm 1975 : gia đình 2 người, một người được tàu bốc đi một người bị để lại. Nếu tàu bốc đi, bị chìm, chết khơi, có phải là kẻ “bị” để lại, lại là “được” không ? Chỉ một động từ thể thụ động, mà tiếng Việt ta vận dụng thành được hay bị, tuỳ nghi.
Đi qua nhà thuốc tây, thấy logo hình con rắn quấn cái ly, nhỏ nọc vào cái chén. Khi ta bị rắn cắn, là ta được rắn nhỏ nọc. Nọc rắn càng độc, giá càng cao. Nọc rắn, có khi là “bị,” có lúc lại “được.” Chắc hẳn hình rắn trong ngành dược được gợi ý từ chuyện xưa trong sa mạc : Bấy giờ họ phàn nàn kêu trách Chúa và Môsê vì đã không cho họ bánh ăn và nước uống như hồi ở bên Ai Cập. Họ đã quá chán ngán thứ manna này rồi. Và thế là Chúa đã trừng phạt họ bằng cách cho rắn độc bò ra cắn chết nhiều người. Tuy nhiên, khi họ biết ăn năn hối cải, Ngài đã ra lệnh cho Maisen đúc một con rắn đồng, treo nó lên một cây cột và hễ ai bị rắn độc cắn, chỉ cần nhìn lên rắn đồng là được bảo đảm an toàn tính mạng.
Chúa Giêsu dùng lại hình ảnh xưa mà ám chỉ về mình : Khi Con Người bị giương cao lên (bị đóng đinh) lại là lúc được Chúa Cha giương cao lên, ai nhìn vào, tin vào, được cứu.
Khi dạy các dự tòng, tôi thường đặt câu hỏi “bị và được” này. Bị là phải, bắt buộc, chẳng ai thích. Nhưng thay vì nói bị, phải, tại sao không nói “được.” Cụ thể, tại sao lại nói “anh phải vào Đạo” mà không nói “anh được vào Đạo.” Và tôi phân tích hai cái được rất lớn khi vào Đạo. (1) Được vợ (chồng) mãi, không sợ chia tay ; và (2) được làm con Chúa. Những cái Được lớn như vậy sao gọi là “bị” được ?
Sách “Hạnh Lâm Tử” kể, trước đây rất xưa, con nhím không có gai. Thân nó nhỏ, bản tính lương thiện ôn hoà, thích thân cận với mọi người. Nhưng cũng vì chính nó yếu đuối nhát gan, mà trở thành đối tượng cho người khác bắt nạt, đây không phải chỉ là đùa giởn với nó, mà chính là tấn công nó, thậm chí, có lúc ngay cả mạng sống cũng bị uy hiếp.
Cho nên nhím kể khổ với Chúa Tạo Vật:
- "Ngài xem thân con, ngoài da không có sừng tê giác hùng hậu, lại không có răng nanh vuốt nhọn như sư tử và hổ, đã không linh mẫn như tai thỏ, càng không có tứ chi nhảy vọt như linh dương. Ở một nơi mà cường địch theo dõi như thế này mà một chút năng lực đề kháng cũng không có, Ngài bảo con sống sót thế nào được chứ?"
Chúa Tạo Vật nói:
- "Ðược rồi, để Ta nghĩ cách xem sao?"
Thế là Chúa Tạo Vật làm cho con nhím toàn thân đầy gai nhọn.
Sau đó, mỗi lần có kẻ địch đến gần, cơ thể của nhím giương lên, gai của nhím dựng đứng thẳng. Gai của nó nhọn sắc như dao, khỏi cần phải nói, các động vật, thậm chí ngay cả hổ và sư tử, hoặc là cá sấu, trăn, là những động vật dữ tợn như thế cũng đều có vài phần sợ nó. Con nhím vạn phần đắc ý, không ngờ nó nhỏ nhỏ như thế, mà cũng có một ngày người ta sợ hãi nó...
Dần dần kẻ địch càng ngày càng lánh xa, nhưng bạn bè cũng chẳng có ai dám đến gần, rất nhiều loài vừa nhìn thấy nó liền chết khiếp chạy trốn. Nhím cô đơn buồn bực, chịu không nổi bèn kể lể với Chúa Tạo Vật:
- "Mọi việc đều bởi Ngài, vì Ngài đã tạo cho con những cái gai kì quái này, báo hại con, một thằng bạn cũng không có".
Chúa Tạo Vật phì cười nói:
- "Bé con, Ta tạo cho con cái gai nhọn là để cho con phòng ngự kẻ địch, chứ Ta có nói con phải dựng đứng cái gai nhọn (của con) từ sáng đến tối đâu?"
Tài năng Thiên Chúa ban cho mỗi người không phải là để huênh hoang khoác lác, hoặc kiêu ngạo với anh chị em.
Mỗi người đều có một khả năng riêng, một cái hay riêng.
Những người học võ công cao siêu, nhìn họ chẳng có chi là con nhà võ cả, họ rất hiền, rất điềm đạm, họ chẳng bao giờ đánh ai, vì họ biết rằng, học võ là để bảo vệ sức khoẻ, là tự vệ, chứ không phải là để đánh người ta và đem đi khoe khoang.
Trái lại, những người mới học, võ vẽ đôi cú đấm đá, thì đi đâu cũng vung tay múa chân, cũng vỗ ngực ta đây đã từng học võ này võ nọ, không coi ai ra gì cả. Thật tội nghiệp cho họ.
Có người trời ban cho cái tài lợi khẩu, nhưng không dùng cái tài ấy để bênh vực người bị áp bức, bị chèn ép, mà lại dùng tài lợi khẩu ấy để nói móc họng anh em, để chửi xéo chị em bằng những lời... bóng bẩy văn hoa, nghe mà muốn... độn thổ.
Con người là một động vật có trí khôn, nếu trí khôn mất đi thì trở thành... con vật, mà nhìn còn tệ hơn nữa. Trí khôn là một báu vật vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người, để con người tiếp tục công trình sáng tạo của Ngài, tức là làm đẹp vũ trụ này.
Có trí khôn, có tài năng mà lạm dụng chúng nó làm những việc trái với lương tâm, gây đau khổ cho người khác, ích kỷ, chỉ biết những gì có lợi cho mình, mưu mô, xảo quệt, làm hại người.v.v... thì như con thú dữ.
Nên dùng tài năng và trí khôn Thiên Chúa ban cho, để thăng tiến mình và ích lợi cho tha nhân.
Đừng như con nhím nghĩ mình “bị” có gai nhọn nên chẳng bạn bè giao du, mà quên đi mình “được” có gai nhọn để tự vệ.
“Bị” rắn cắn, nhưng có lúc mong “được” nọc độc của nó.
“Bị” đòn hay “được roi”. Thương cho roi cho vot. Có những học sinh đã trải qua chương trình giáo dục nghiêm khắc, họ vẫn nhắc lại những mẩu chuyện xưa, bị thầy giáo nọ dùng thước kẻ đánh vào bàn tay, bà sơ kia bắt quì, mà họ vẫn có thể cười được vì bây giờ họ thành công trên đường đời, có địa vị trong xã hội.
Hôm nay Chúa Nhật, phải đi nhà thờ. Sao nặng nề thế ! Sao không là : Hôm nay Chúa Nhật, “được” đến nhà thờ. Được ngồi gần Chúa, chứ không phải bị ngồi gần Chúa đâu. Cứ chuyển “bị” thành “được,” đời ta sẽ lên hương… với Chúa.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(mượn phần suy tư trong “mỗi ngày một câu chuyện” của Lm Nhân Tài, csjb)