Khi nghĩ về sự chết, chúng ta sẽ được thoát khỏi ảo tưởng rằng mình có thể làm chủ thời gian. Chúng ta không bất tử hoặc bất diệt. Chúng ta là những con người sống trong thời gian có khởi đầu và có kết thúc. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.
Cái chết là một thực tế
Lời Chúa hôm nay kể về giây phút cuối đời của vua Đavit. Cái chết đến với tất cả mọi người, ảnh hưởng trên mọi người. Với từng người, dù sớm hay muộn thì cái chết cũng sẽ đến.
Nhưng mà luôn có cám dỗ níu kéo cuộc sống trong sự lòng vòng của mê cung ích kỷ, mà không nhìn tới tương lai. Không, cuộc sống này sẽ kết thúc, sẽ có cái chết, tất cả chúng ta đều biết điều ấy. Và vì thế, Giáo Hội luôn cố gắng giúp chúng ta suy nghĩ phản tỉnh về cái chết, về giây phút cuối đời của mỗi người chúng ta.
Cái chết là một di sản
Tôi không phải là chủ của thời gian. Bạn cũng thế. Suy tư về cái chết sẽ giúp chúng ta thoát khỏi ảo tưởng làm chủ thời gian, giúp chúng ta thoát khỏi kiểu cuộc sống với những chuỗi dài vô nghĩa. Tôi đang tiến bước và tôi phải nhìn tới phía trước, phải suy xét về tương lai, về cái chết. Cái chết cũng là một thứ di sản, không phải là di sản vật chất nhưng là chứng từ cuộc sống.
Chúng ta có thể tự hỏi lòng mình rằng: Nếu hôm nay Chúa gọi tôi, thì tôi sẽ để lại di sản gì đây? Lúc ấy tôi sẽ để lại gì, sẽ để lại chứng từ cuộc sống nào, sẽ để lại gì cho cuộc đời này? Đó là câu hỏi rất hay để tự chất vấn lòng mình. Và như thế, tất cả chúng ta biết cách chuẩn bị chính mình. Chẳng ai trong chúng ta sẽ còn lại giống như những di tích. Không, tất cả chúng ta rồi sẽ chết.
Cái chết là một ký ức
Cái chết cũng là một loại ký ức, là một thứ để chúng ta luôn nhớ tới, để suy nghĩ để phản tỉnh, để rọi ngược trở lại giây phút hiện tại. Nếu hôm nay tôi chết, thì tôi thích làm gì, sẽ làm gì, sẽ quyết định gì, sẽ sống lối sống nào? Khi suy nghĩ như thế, suy tư về điều ấy, cuộc sống hiện tại của chúng ta sẽ sáng tỏ. Chúng ta sẽ tỉnh ngộ, sẽ bừng tỉnh, sẽ khôn ngoan với những quyết định trong cuộc sống từng ngày. Cảm thấy rằng, cảm nhận rằng, biết rằng mình đang tiến về cái chết, điều ấy rất tốt cho mỗi người chúng ta.
Cái chết là một thực tế
Lời Chúa hôm nay kể về giây phút cuối đời của vua Đavit. Cái chết đến với tất cả mọi người, ảnh hưởng trên mọi người. Với từng người, dù sớm hay muộn thì cái chết cũng sẽ đến.
Nhưng mà luôn có cám dỗ níu kéo cuộc sống trong sự lòng vòng của mê cung ích kỷ, mà không nhìn tới tương lai. Không, cuộc sống này sẽ kết thúc, sẽ có cái chết, tất cả chúng ta đều biết điều ấy. Và vì thế, Giáo Hội luôn cố gắng giúp chúng ta suy nghĩ phản tỉnh về cái chết, về giây phút cuối đời của mỗi người chúng ta.
Cái chết là một di sản
Tôi không phải là chủ của thời gian. Bạn cũng thế. Suy tư về cái chết sẽ giúp chúng ta thoát khỏi ảo tưởng làm chủ thời gian, giúp chúng ta thoát khỏi kiểu cuộc sống với những chuỗi dài vô nghĩa. Tôi đang tiến bước và tôi phải nhìn tới phía trước, phải suy xét về tương lai, về cái chết. Cái chết cũng là một thứ di sản, không phải là di sản vật chất nhưng là chứng từ cuộc sống.
Chúng ta có thể tự hỏi lòng mình rằng: Nếu hôm nay Chúa gọi tôi, thì tôi sẽ để lại di sản gì đây? Lúc ấy tôi sẽ để lại gì, sẽ để lại chứng từ cuộc sống nào, sẽ để lại gì cho cuộc đời này? Đó là câu hỏi rất hay để tự chất vấn lòng mình. Và như thế, tất cả chúng ta biết cách chuẩn bị chính mình. Chẳng ai trong chúng ta sẽ còn lại giống như những di tích. Không, tất cả chúng ta rồi sẽ chết.
Cái chết là một ký ức
Cái chết cũng là một loại ký ức, là một thứ để chúng ta luôn nhớ tới, để suy nghĩ để phản tỉnh, để rọi ngược trở lại giây phút hiện tại. Nếu hôm nay tôi chết, thì tôi thích làm gì, sẽ làm gì, sẽ quyết định gì, sẽ sống lối sống nào? Khi suy nghĩ như thế, suy tư về điều ấy, cuộc sống hiện tại của chúng ta sẽ sáng tỏ. Chúng ta sẽ tỉnh ngộ, sẽ bừng tỉnh, sẽ khôn ngoan với những quyết định trong cuộc sống từng ngày. Cảm thấy rằng, cảm nhận rằng, biết rằng mình đang tiến về cái chết, điều ấy rất tốt cho mỗi người chúng ta.