Dù sao, con cái của ly dị có nhiều nguy cơ di hại do hiện tượng đang đầm ấm rơi vào sóng gió hoặc im lặng trống vắng. Điều này dĩ nhiên không phải là điều bị các cha mẹ ly dị coi nhẹ. Không cha mẹ ly dị nào muốn làm hại con cái mình trong diễn trình chia tay. Nhưng vì nỗi đớn đau, tủi nhục và đôi khi bất công đối với bản thân trong diễn trình chia tay, các cha mẹ nhiều khi quên cả con cái, quên cái đau của chúng, không những thế, còn kéo chúng vào các cuộc tranh chấp đủ loại của mình, nhất là cuộc tranh đấu giành cảm tình của chúng.
Lời kêu gọi thống thiết của Đức Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương, vì thế, cần được lặp đi lặp lại và thật lớn tiếng với các bậc cha mẹ đang trong diễn trình ly dị và sau khi đã chia tay nhau: “Tôi xin ngỏ với các cha mẹ đã ly thân lời kêu gọi này: Anh chị em đừng bao giờ bắt con cái làm con tin! Anh chị em ly thân vì nhiều vấn đề và lý do. Đời sống đem lại cho anh chị em thử thách này, nhưng con cái anh chị em không nên phải gánh cái gánh nặng ly thân này hay bị dùng làm con tin chống người phối ngẫu kia. Chúng nên được lớn lên mà tai thì được nghe mẹ chúng nói tốt cho cha chúng, cho dù họ không còn ở với nhau nữa, và cha chúng nói tốt cho mẹ chúng. Quả là vô trách nhiệm khi làm mất uy tín của cha mẹ kia như phương thế chiếm tình âu yếm của con cái, hay để trả thù hoặc tự biện minh cho mình. Làm thế sẽ ảnh hưởng tới sự thanh tĩnh nội tâm của con cái và gây nên những vết thương khó lành” (số 245).
Jeff Hayward, trong bài “Seven Ways to Make Divorce Easier for Kids” cũng nhấn mạnh tới việc cha mẹ ly dị biến con cái thành “bargaining chips or pawns” (con bài hay con tốt mặc cả).
Trong số bẩy cách nói trên, tác giả này nói đến việc cha mẹ phải nhắc cho con cái nhớ rằng việc ly dị này không hề là lỗi của chúng. Ngược lại phải cho chúng biết bạn và người sắp chia tay vẫn luôn yêu thương chúng.
Điều khác: không nên tranh cãi trước mặt con cái. Tạp chí Psychology Today cho rằng chính ly dị không phải là điều gây đau khổ cho con cái, mà là việc phải chứng kiến cha mẹ công khai la ó nhau.
Nhất là đừng nói xấu về cha hay mẹ kia như Đức Phanxicô nhấn mạnh. Tác giả này khuyên: nếu muốn nói gì về người phối ngẫu kia, nên nói trực tiếp với họ, đừng nói qua con cái.
Giống Tiến Sĩ Fitzgibbons, tác giả này cũng nói đến nhu cầu xin lỗi. Nếu không thể nói lời xin lỗi với người phối ngẫu kia, thì chí ít, nên nói lời xin lỗi với con cái vì đã gây nên nỗi đau đớn cho chúng.
Thế còn mục vụ cho người ly dị? Phải nhận rằng cho đến nay, mục vụ cho người ly dị nói chung chưa được chú trọng đúng mức. Nếu hiểu mục vụ ly dị là ban hành các hướng dẫn, chỉ thị để người ly dị và dân Chúa nói chung thay đổi lối nhìn về ly dị và người ly dị, thì Giáo Hội hoàn vũ và các giáo hội địa phương đã làm khá nhiều. Mà mạnh mẽ nhất chính là Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương của Đức Phanxicô, với ba tác phong chủ yếu đồng hành, biện phân và tích nhập, để chào đón người ly dị và con cái họ trong hiệp thông Giáo Hội. Nhưng nếu hiểu mục vụ ly dị là những bước cụ thể, hay các thừa tác vụ ly dị cụ thể, để đến hay trực tiếp nói với người ly dị và gia đình họ, một điều họ cần hơn hết, thì hình như vẫn còn rất hiếm hoi. Mà nếu có đi chăng nữa thì vẫn chưa phải là các hình thức tông đồ cho bằng các dịch vụ xã hội “với nội dung Công Giáo” nghĩa là những dịch vụ không hẳn được thể hiện theo lối “lòng nói với lòng” như kiểu nói của Chân Phúc Hồng Y Newman và được Đức Phanxicô nói tới trong Niềm Vui Yêu Thương, mà là theo kiểu “tiền trao cháo múc”, kiểu kinh doanh, chuyên nghiệp. Đến nỗi Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales, ngày 22 Tháng 4 Năm 1994, qua tờ The London Catholic Herald, đã chính thức lên tiếng xin lỗi những ngưòi ly thân và ly dị vì sự thiếu chăm sóc mục vụ của mình đối với họ.
Tại Việt Nam, tuy có Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình, nhưng các gia đình của những người ly thân và ly dị thì chưa được nói tới bao nhiêu (tìm trong trang mạng của Ủy Ban, không thấy 1 tài liệu nào) nhất là chưa có một hình thức “mục vụ” cụ thể nào đối với họ. Điều này dễ hiểu vì mục vụ gia đình chủ yếu phải là để củng cố các gia đình theo nghĩa trọn vẹn có chồng vợ, con cái. Gia đình ly dị rõ ràng là gia đình không trọn vẹn. Ngay trong các lớp giáo lý dự bị hôn nhân, ta cũng rất e dè, không nói tới ly dị và việc người giáo dân cần phải xử sự ra sao khi hôn nhân tan vỡ. Chúng ta vô tình loại hẳn viễn tượng tan vỡ ra khỏi việc chuẩn bị hôn nhân. Nhưng chính vì không trọn vẹn mà ta phải giúp họ tiếp tục hành trình đức tin trong hân hoan, an bình.
Tại một số nước Tây Phương, từ những năm thuộc thập niên 1970, đã thấy xuất hiện một số hình thức “mục vụ ly dị”. Trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ giới thiệu 3 hình thức mục vụ ấy: Catholic Divorce Ministry, The Beginning Experience, và Journey of Hope.
Tôn chỉ hoạt động của các “thừa tác vụ” trên rất hay nhưng dường như chúng dựa nhiều vào những nhà chuyên môn làm việc bán thời gian hay toàn thời gian có ăn lương, nên phạm vi hoạt động bị giới hạn rất nhiều, chưa nối được vòng tay lớn với các gia đình nạn nhân ly dị ở cấp căn bản là giáo xứ, chưa nói tới cấp gia đình, các giáo hội tại gia.
Câu truyện về Donna O’Donnell đăng trên The National Catholic Register ngày 3 tháng Năm, 2017 cho thấy điều đó. Sau 28 năm kết hôn và 4 đứa con xinh tươi, Donna ly dị năm 2011. Cô đi tìm sự giúp đỡ của Giáo Hội, nhưng vào năm ấy, cô không tìm được một thừa tác vụ ly dị nào. Tổng Giáo Phận St Louis lúc ấy chỉ có một chương trình tại một giáo xứ Công Giáo liệt kê trên trang mạng của Tổng Giáo Phận, nhưng chương trình này thiếu hẳn nội dung Công Giáo, điều mà Donna cần hơn cả để hàn gắn chấn thương ly dị: Bà cần nghe nói về sự đau khổ có tính cứu chuộc, về bí tích và ơn thánh.
Được thôi thúc bởi nhu cầu trên, Donna gọi cho Tổng Giáo Phận và đề nghị sẽ giúp thiết lập một thừa tác vụ ly dị. Rất may cho bà, các nhân viên của Tổng Giáo Phận cũng đang dự tính làm việc này.
Và 6 năm sau, 9 thừa tác vụ ly dị mới đã hiện diện ở Tổng Giáo Phận, trong đó có giáo xứ của Donna. Bà cho biết Tổng Giáo Phận đang dự tính sẽ có 1 thừa tác vụ ly dị tại mỗi hạt và Tổng Giáo Phận vừa thực hiện buổi cầu nguyện hàn gắn đầu tiên cho các người Công Giáo ly thân và ly dị, do Cha Aaron Nord hướng dẫn, ngài khuyên họ dán mắt vào Chúa Giêsu giữa đau khổ và buồn sầu.
Đó chính là thứ đồng hành mục vụ mà Niềm Vui Yêu Thương của Đức Phanxicô muốn nói đến. Và thứ đồng hành này vẫn còn rất hiếm hoi. Greg Mills, giám đốc điều hành của Catholic Divorce Ministry, mong muốn các vị giám mục “ủng hộ nó như một thừa tác vụ được nhìn nhận”.
Vì hiện nay, thừa tác vụ ly dị thường do các người Công Giáo từng kinh qua thảm kịch ly dị hướng dẫn. Theo ông, các phó tế (vĩnh viễn) nên đóng vai trò lãnh đạo trong thừa tác vụ này, bằng cách vận động các giáo xứ của họ khai triển một thừa tác vụ ly dị. “Nhưng các vị giám mục và linh mục phải tuyên bố trên tòa giảng rằng các vị cần thứ thừa tác vụ này trong giáo xứ hay trong giáo phận của các vị và yêu cầu các thiện nguyện viên xung phong”.
Điều đáng mừng là từ ngày Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương được ban hành, nhiều người ly thân và ly dị đã yêu cầu được giúp đỡ. Điều này được Christine Shafer, giám đốc chăm sóc mục vụ và đào tạo đức tin ở Giáo Xứ Thánh Gia Caledonia, Michigan, xác nhận.
Tuy nhiên, nguyên sự kiện thiếu vắng các thừa tác vụ ly dị là điều làm nhiều người ngỡ ngàng khi có đến 28 phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ ly dị: 11 triệu người!
Rose Sweet, tác giả Surviving Divorce: Hope and Healing for the Catholic Family, nói rằng trước khi có các thượng hội đồng dẫn đến Niềm Vui Yêu Thương, trong số 17,600 giáo xứ Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 10 phần trăm là có thừa tác vụ ly dị. Hiện bà đang dạy các khóa tập huấn (workshops) để huấn luyện các điều hợp viên nhưng, sau Niềm Vui Yêu Thương, bà vẫn chưa thấy một xu hướng chung nào của các giới lãnh đạo Giáo Hội nhằm thực sự thúc đẩy con số các thừa tác vụ ly dị ở cấp giáo xứ.
Ngay cả Niềm Vui Yêu Thương, theo Sweet, cũng chưa thực sự tạo được khác biệt nào cụ thể trên bình diện giáo xứ địa phương. Sweet cũng cho rằng thực ra, từ năm 1981, với Tông Huấn Familiaris Consortio, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vốn đã thúc giục “cộng đồng Giáo Hội phải hỗ trợ các người ly dị hơn bao giờ hết” rồi, mà nào có hậu quả chi.
Một khía cạnh nữa trong thừa tác vụ ly dị, theo sự thú nhận của Catholic Divorced Ministry, là họ chỉ mới chú trọng tới chính người ly dị, còn con cái, cha mẹ và các thân nhân khác của người ly dị thì chưa được lưu ý bao nhiêu.
Nói tóm lại, hiện nay nhu cầu chăm sóc mục vụ cho người ly dị và con cái cũng như thân nhân họ vẫn chưa được phổ biến ở cấp giáo xứ, đừng nói đến cấp “cor ad cor loquitur” (lòng nói với lòng) như khẩu hiệu của Chân Phúc Newman. Và về phương diện này, Giáo Hội còn cần phải làm nhiều hơn nữa.
Kỳ sau: Thánh Bổn Mạng Ly Dị và Giáo Hội dạy gi
Lời kêu gọi thống thiết của Đức Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương, vì thế, cần được lặp đi lặp lại và thật lớn tiếng với các bậc cha mẹ đang trong diễn trình ly dị và sau khi đã chia tay nhau: “Tôi xin ngỏ với các cha mẹ đã ly thân lời kêu gọi này: Anh chị em đừng bao giờ bắt con cái làm con tin! Anh chị em ly thân vì nhiều vấn đề và lý do. Đời sống đem lại cho anh chị em thử thách này, nhưng con cái anh chị em không nên phải gánh cái gánh nặng ly thân này hay bị dùng làm con tin chống người phối ngẫu kia. Chúng nên được lớn lên mà tai thì được nghe mẹ chúng nói tốt cho cha chúng, cho dù họ không còn ở với nhau nữa, và cha chúng nói tốt cho mẹ chúng. Quả là vô trách nhiệm khi làm mất uy tín của cha mẹ kia như phương thế chiếm tình âu yếm của con cái, hay để trả thù hoặc tự biện minh cho mình. Làm thế sẽ ảnh hưởng tới sự thanh tĩnh nội tâm của con cái và gây nên những vết thương khó lành” (số 245).
Jeff Hayward, trong bài “Seven Ways to Make Divorce Easier for Kids” cũng nhấn mạnh tới việc cha mẹ ly dị biến con cái thành “bargaining chips or pawns” (con bài hay con tốt mặc cả).
Trong số bẩy cách nói trên, tác giả này nói đến việc cha mẹ phải nhắc cho con cái nhớ rằng việc ly dị này không hề là lỗi của chúng. Ngược lại phải cho chúng biết bạn và người sắp chia tay vẫn luôn yêu thương chúng.
Điều khác: không nên tranh cãi trước mặt con cái. Tạp chí Psychology Today cho rằng chính ly dị không phải là điều gây đau khổ cho con cái, mà là việc phải chứng kiến cha mẹ công khai la ó nhau.
Nhất là đừng nói xấu về cha hay mẹ kia như Đức Phanxicô nhấn mạnh. Tác giả này khuyên: nếu muốn nói gì về người phối ngẫu kia, nên nói trực tiếp với họ, đừng nói qua con cái.
Giống Tiến Sĩ Fitzgibbons, tác giả này cũng nói đến nhu cầu xin lỗi. Nếu không thể nói lời xin lỗi với người phối ngẫu kia, thì chí ít, nên nói lời xin lỗi với con cái vì đã gây nên nỗi đau đớn cho chúng.
Thế còn mục vụ cho người ly dị? Phải nhận rằng cho đến nay, mục vụ cho người ly dị nói chung chưa được chú trọng đúng mức. Nếu hiểu mục vụ ly dị là ban hành các hướng dẫn, chỉ thị để người ly dị và dân Chúa nói chung thay đổi lối nhìn về ly dị và người ly dị, thì Giáo Hội hoàn vũ và các giáo hội địa phương đã làm khá nhiều. Mà mạnh mẽ nhất chính là Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương của Đức Phanxicô, với ba tác phong chủ yếu đồng hành, biện phân và tích nhập, để chào đón người ly dị và con cái họ trong hiệp thông Giáo Hội. Nhưng nếu hiểu mục vụ ly dị là những bước cụ thể, hay các thừa tác vụ ly dị cụ thể, để đến hay trực tiếp nói với người ly dị và gia đình họ, một điều họ cần hơn hết, thì hình như vẫn còn rất hiếm hoi. Mà nếu có đi chăng nữa thì vẫn chưa phải là các hình thức tông đồ cho bằng các dịch vụ xã hội “với nội dung Công Giáo” nghĩa là những dịch vụ không hẳn được thể hiện theo lối “lòng nói với lòng” như kiểu nói của Chân Phúc Hồng Y Newman và được Đức Phanxicô nói tới trong Niềm Vui Yêu Thương, mà là theo kiểu “tiền trao cháo múc”, kiểu kinh doanh, chuyên nghiệp. Đến nỗi Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales, ngày 22 Tháng 4 Năm 1994, qua tờ The London Catholic Herald, đã chính thức lên tiếng xin lỗi những ngưòi ly thân và ly dị vì sự thiếu chăm sóc mục vụ của mình đối với họ.
Tại Việt Nam, tuy có Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình, nhưng các gia đình của những người ly thân và ly dị thì chưa được nói tới bao nhiêu (tìm trong trang mạng của Ủy Ban, không thấy 1 tài liệu nào) nhất là chưa có một hình thức “mục vụ” cụ thể nào đối với họ. Điều này dễ hiểu vì mục vụ gia đình chủ yếu phải là để củng cố các gia đình theo nghĩa trọn vẹn có chồng vợ, con cái. Gia đình ly dị rõ ràng là gia đình không trọn vẹn. Ngay trong các lớp giáo lý dự bị hôn nhân, ta cũng rất e dè, không nói tới ly dị và việc người giáo dân cần phải xử sự ra sao khi hôn nhân tan vỡ. Chúng ta vô tình loại hẳn viễn tượng tan vỡ ra khỏi việc chuẩn bị hôn nhân. Nhưng chính vì không trọn vẹn mà ta phải giúp họ tiếp tục hành trình đức tin trong hân hoan, an bình.
Tại một số nước Tây Phương, từ những năm thuộc thập niên 1970, đã thấy xuất hiện một số hình thức “mục vụ ly dị”. Trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ giới thiệu 3 hình thức mục vụ ấy: Catholic Divorce Ministry, The Beginning Experience, và Journey of Hope.
Tôn chỉ hoạt động của các “thừa tác vụ” trên rất hay nhưng dường như chúng dựa nhiều vào những nhà chuyên môn làm việc bán thời gian hay toàn thời gian có ăn lương, nên phạm vi hoạt động bị giới hạn rất nhiều, chưa nối được vòng tay lớn với các gia đình nạn nhân ly dị ở cấp căn bản là giáo xứ, chưa nói tới cấp gia đình, các giáo hội tại gia.
Câu truyện về Donna O’Donnell đăng trên The National Catholic Register ngày 3 tháng Năm, 2017 cho thấy điều đó. Sau 28 năm kết hôn và 4 đứa con xinh tươi, Donna ly dị năm 2011. Cô đi tìm sự giúp đỡ của Giáo Hội, nhưng vào năm ấy, cô không tìm được một thừa tác vụ ly dị nào. Tổng Giáo Phận St Louis lúc ấy chỉ có một chương trình tại một giáo xứ Công Giáo liệt kê trên trang mạng của Tổng Giáo Phận, nhưng chương trình này thiếu hẳn nội dung Công Giáo, điều mà Donna cần hơn cả để hàn gắn chấn thương ly dị: Bà cần nghe nói về sự đau khổ có tính cứu chuộc, về bí tích và ơn thánh.
Được thôi thúc bởi nhu cầu trên, Donna gọi cho Tổng Giáo Phận và đề nghị sẽ giúp thiết lập một thừa tác vụ ly dị. Rất may cho bà, các nhân viên của Tổng Giáo Phận cũng đang dự tính làm việc này.
Và 6 năm sau, 9 thừa tác vụ ly dị mới đã hiện diện ở Tổng Giáo Phận, trong đó có giáo xứ của Donna. Bà cho biết Tổng Giáo Phận đang dự tính sẽ có 1 thừa tác vụ ly dị tại mỗi hạt và Tổng Giáo Phận vừa thực hiện buổi cầu nguyện hàn gắn đầu tiên cho các người Công Giáo ly thân và ly dị, do Cha Aaron Nord hướng dẫn, ngài khuyên họ dán mắt vào Chúa Giêsu giữa đau khổ và buồn sầu.
Đó chính là thứ đồng hành mục vụ mà Niềm Vui Yêu Thương của Đức Phanxicô muốn nói đến. Và thứ đồng hành này vẫn còn rất hiếm hoi. Greg Mills, giám đốc điều hành của Catholic Divorce Ministry, mong muốn các vị giám mục “ủng hộ nó như một thừa tác vụ được nhìn nhận”.
Vì hiện nay, thừa tác vụ ly dị thường do các người Công Giáo từng kinh qua thảm kịch ly dị hướng dẫn. Theo ông, các phó tế (vĩnh viễn) nên đóng vai trò lãnh đạo trong thừa tác vụ này, bằng cách vận động các giáo xứ của họ khai triển một thừa tác vụ ly dị. “Nhưng các vị giám mục và linh mục phải tuyên bố trên tòa giảng rằng các vị cần thứ thừa tác vụ này trong giáo xứ hay trong giáo phận của các vị và yêu cầu các thiện nguyện viên xung phong”.
Điều đáng mừng là từ ngày Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương được ban hành, nhiều người ly thân và ly dị đã yêu cầu được giúp đỡ. Điều này được Christine Shafer, giám đốc chăm sóc mục vụ và đào tạo đức tin ở Giáo Xứ Thánh Gia Caledonia, Michigan, xác nhận.
Tuy nhiên, nguyên sự kiện thiếu vắng các thừa tác vụ ly dị là điều làm nhiều người ngỡ ngàng khi có đến 28 phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ ly dị: 11 triệu người!
Rose Sweet, tác giả Surviving Divorce: Hope and Healing for the Catholic Family, nói rằng trước khi có các thượng hội đồng dẫn đến Niềm Vui Yêu Thương, trong số 17,600 giáo xứ Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 10 phần trăm là có thừa tác vụ ly dị. Hiện bà đang dạy các khóa tập huấn (workshops) để huấn luyện các điều hợp viên nhưng, sau Niềm Vui Yêu Thương, bà vẫn chưa thấy một xu hướng chung nào của các giới lãnh đạo Giáo Hội nhằm thực sự thúc đẩy con số các thừa tác vụ ly dị ở cấp giáo xứ.
Ngay cả Niềm Vui Yêu Thương, theo Sweet, cũng chưa thực sự tạo được khác biệt nào cụ thể trên bình diện giáo xứ địa phương. Sweet cũng cho rằng thực ra, từ năm 1981, với Tông Huấn Familiaris Consortio, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vốn đã thúc giục “cộng đồng Giáo Hội phải hỗ trợ các người ly dị hơn bao giờ hết” rồi, mà nào có hậu quả chi.
Một khía cạnh nữa trong thừa tác vụ ly dị, theo sự thú nhận của Catholic Divorced Ministry, là họ chỉ mới chú trọng tới chính người ly dị, còn con cái, cha mẹ và các thân nhân khác của người ly dị thì chưa được lưu ý bao nhiêu.
Nói tóm lại, hiện nay nhu cầu chăm sóc mục vụ cho người ly dị và con cái cũng như thân nhân họ vẫn chưa được phổ biến ở cấp giáo xứ, đừng nói đến cấp “cor ad cor loquitur” (lòng nói với lòng) như khẩu hiệu của Chân Phúc Newman. Và về phương diện này, Giáo Hội còn cần phải làm nhiều hơn nữa.
Kỳ sau: Thánh Bổn Mạng Ly Dị và Giáo Hội dạy gi