Lễ Giáng Sinh
Lc 2,11-14; 2,15-20; Ga 1,1-18
Năm 1985, khi đến đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các chiến sĩ Ðức đã bỏ mình trong trận thế chiến thứ hai. Tổng thống R. Reagan của Hoa Kỳ có kể một câu chuyện như sau:
Người ta có thể hy vọng loé lên ngay cả trong giờ phút đen tối nhất của chiến tranh. Tôi nhớ đến câu chuyện của một người mẹ và một người con trai nhỏ sống trong một căn nhà tồi tàn giữa rừng trong thời chiến tranh.
Ngày nọ, một cuộc đụng độ giữa quân đồng minh và Ðức quốc xã diễn ra không xa khu rừng mấy. Sau một hồi giao tranh, 3 người lính Mỹ bị lạc mất đồng đội của mình và rơi vào vòng kiểm soát của quân Ðức quốc xã. Trong 3 người lính trẻ có một người bị thương run lập cập vì lạnh, cả 3 rón rén đến bên cửa nhà của một người đàn bà. Mặc dù biết rằng cho kẻ thù tá túc là một việc phạm pháp, người đàn bà vẫn mở cửa cho 3 người lính Mỹ vào nhà và vội vàng dọn thức ăn cho họ. Ðó là phần thức ăn cuối cùng của bà và đứa con trai nhỏ. Nhưng cũng vừa lúc người đàn bà dọn thức ăn lên bàn thì họ nghe có tiếng gõ cửa. Lần này bà thấy có 4 người lính Ðức đứng trước cửa nhà bà. Sợ hãi nhưng người đàn bà ra lệnh một cách cương quyết như sau:
- Yêu cầu mấy người đừng có bắn giết nhau trong nhà của tôi".
Nói xong bà mở cửa cho mấy người lính Ðức vào nhà. Những người lính Ðức ngoan ngoãn bỏ súng xuống, ngồi vào bàn ăn bên cạnh những người lính Mỹ. Một người lính Ðức trước kia là sinh viên y khoa đã băng bó vết thương cho người lính Mỹ. Cậu con trai nhỏ của bà sau này đã ghi lại những giây phút cảm động ấy như sau:
- Khi mẹ tôi vừa bắt đầu đọc kinh trước bữa ăn, tôi thấy nước mắt của người chảy ràn rụa trên gò má, liếc nhìn những người lính, tôi thấy nước mắt cũng bắt đầu lăn trên gò má của họ.
Tổng Thống R. Reagan kể tiếp:
Ðêm đó, mặc dù tiếng súng vẫn còn gầm thét trên khắp thế giới, 3 người lính Mỹ và 4 người lính Ðức đã ký kết cuộc ngưng chiến cho riêng họ. Ngày hôm sau, những người lính Ðức đã chỉ đường cho những người lính Mỹ trở về với đơn vị của họ, họ chia tay nhau bằng những cái siết tay tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt. Ðó là rạng sáng ngày lễ Giáng Sinh năm 1944. Sự việc xảy ra như loan báo hòa bình: Vài tháng sau đó chấm dứt chiến tranh, hòa bình được lập lại trên tòan lục địa Châu Âu...
Các người lính dù đang trên hai chiến tuyến mang thù hận, nhưng đã sống ý nghĩa nhất của ngày Lễ Giáng Sinh – Lễ Noel, Noel chữ viết tắt của Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta. - Hài nhi Giêsu được sinh ra là Hoàng tử thái bình mà ngôn sứ Isaia đã loan báo, Ngài là bình minh tươi sáng của một giai đoạn lịch sử mới (x. Is 9,1-6). Ngày tuyệt vời, vĩ đại nhất kể từ khi vũ trụ được tạo dựng, ngày mà đất trời giao duyên qua sự Giáng Thế của Con Thiên Chúa: “Ngôi Lời đã mang thân xác và cư ngụ giữa chúng tôi” (Ga 1,14). Đó là tin vui cho tòan thể nhân lọai và vũ trụ vạn vật, chính vì thế máng cỏ hang đá luôn làm ta rung động và trào dâng lên vì vui sướng khi chiêm ngắm Hài Nhi dù đơn sơ bé nhỏ, nhưng mang một ý nghĩa cao vời của mầu nhiệm nhập thể: Ngài là người như chúng ta, vì thế chúng ta vui sướng, hạnh phúc bên Hang Đá Bêlem, nhưng còn đặc biệt hơn mang ý nghĩa cao trọng như Thánh Grégoire Naziance đã nói : “Thiên Chúa đã làm người để con người làm Chúa”,
Hài Nhi Giêsu là ánh sáng tình yêu, ánh sáng cứu độ đã thắp sáng màn đêm u tối của trần gian bằng chính tình yêu cứu thế, tinh yêu vĩ đại xuyên qua mọi hận thù, tranh chấp, hiểu lầm để tỏa ánh yêu thương
Hài Nhi Giêsu - Đấng Hòa Bình, nơi Ngài chúng ta được an bình vì trong ngày Noel các thiên thần hoan ca: “ bình an dưới thế cho người Chúa thương “. Thật thế, nơi Hài Nhi Giêsu, ngay từ ngàn xưa Thánh Vịnh đã nhìn thấy: ”Toàn cõi đất này được xem thấy: Ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta “ (Tv 97,3).
Ngày (đêm) Noel, chúng ta mừng Mầu nhiệm Nhập thể “Hoàng tử Hòa bình sinh ra” cho nhân lọai…
Đến bên máng cỏ Belem, chúng ta chiêm ngắm trong lời thì thầm với Hài Nhi Giêsu – hòang tử Hòa Bình:
• Mong ước sự bình an nơi mỗi tâm hồn như nụ cười tươi xinh của Hài nhi Giêsu nằm trong máng cỏ.Hãy nở nụ cười với mọi người để xua đi những bầu khí ảm đạm, buồn rầu của môi trường chung quanh bởi vì: “Niềm vui như là sự bình an được tính bằng từng centigramme” (Benjamin Peret). Đừng để con tim buồn vì tim buồn là tim héo hắt, nhưng hãy nở nụ cười xinh tươi như Hài nhi Giêsu – Hoàng tử thái bình ”.
• Le Giáng Sinh – Noel – Emmanuel- để những người xung quanh có thể thốt lên: Thiên Chúa vẫn mãi mãi là Ðấng Emmanuel, Ðấng hằng ở cùng con người. Thiên Chúa hằng luôn yêu thương con người, hãy san sẻ tình yêu hãy góp phần kiến tạo hòa bình bằng tình thương đồng loại như Victor Hugo đã đề nghị: “Bạn muốn xây dựng bình an, hãy gầy dựng tình yêu.
Noel tuy là lễ riêng của tín đồ Kitô Giáo, nhưng hầu như thế giới tràn ngập thương yêu dưới vầng ánh sáng lung linh ở khắp phố phường, với những gói quà dưới cây Noel, sao sáng lấp lánh nơi cửa sổ các gia đình, những cánh thiệp chúc tụng gửi đó đây, bữa ăn đoàn tụ gia đình bạn hữu tiếng cười nói hân hoan hạnh phúc, với tuyết trắng phủ kín sân… Cho nên ý nghĩa của lễ Giáng Sinh sống trong yêu thương, chia xẻ, bao dung, thương yêu và tiêu diệt sự hận thù.Tiểu thuyết gia Charles Dickens đồng ý với tinh thần của Noel: “ Tôi luôn nghĩ Christmas như là thời gian vui thú ; một thời gian thân tình, tha thứ, độ lượng, thoải mái; thời gian mà nam cũng như nữ dường như tự do rộng mở trái tim…”
Từ câu chuyện về các người lính giữa hai trận tuyến trong ngày Noel, bỏ súng, băng bó vết thương cho nhau, chúng ta cảm nghiệm được tâm tình của tiểu thuyết gia Oren Arnold khi phát biểu ý nghĩa và gợi ý quà tặng Giáng Sinh : “Với kẻ thù, cho sự Tha thứ; với đối thủ cho sự Chịu đựng; với bạn bè cho Trái Tim; với khách hàng cho Phục Vụ Chu Đáo; với cháu bé thì làm Gương Sáng để cháu noi theo và với chính mình, cho niềm Tự Trọng”.
Thật thế, Đêm (hôm) nay bên Hang đá Bêlem, chúng ta cùng cảm nghiệm:
Máng cỏ giờ đây rực sáng ngời,
Ðêm tàn, ngày mới đã lên ngôi;
Cho ngày khỏi bị đêm lấn lướt
Xin giãi niềm tin tựa mặt trời.
Lm. Vinh Sơn scj
Lc 2,11-14; 2,15-20; Ga 1,1-18
Năm 1985, khi đến đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các chiến sĩ Ðức đã bỏ mình trong trận thế chiến thứ hai. Tổng thống R. Reagan của Hoa Kỳ có kể một câu chuyện như sau:
Người ta có thể hy vọng loé lên ngay cả trong giờ phút đen tối nhất của chiến tranh. Tôi nhớ đến câu chuyện của một người mẹ và một người con trai nhỏ sống trong một căn nhà tồi tàn giữa rừng trong thời chiến tranh.
Ngày nọ, một cuộc đụng độ giữa quân đồng minh và Ðức quốc xã diễn ra không xa khu rừng mấy. Sau một hồi giao tranh, 3 người lính Mỹ bị lạc mất đồng đội của mình và rơi vào vòng kiểm soát của quân Ðức quốc xã. Trong 3 người lính trẻ có một người bị thương run lập cập vì lạnh, cả 3 rón rén đến bên cửa nhà của một người đàn bà. Mặc dù biết rằng cho kẻ thù tá túc là một việc phạm pháp, người đàn bà vẫn mở cửa cho 3 người lính Mỹ vào nhà và vội vàng dọn thức ăn cho họ. Ðó là phần thức ăn cuối cùng của bà và đứa con trai nhỏ. Nhưng cũng vừa lúc người đàn bà dọn thức ăn lên bàn thì họ nghe có tiếng gõ cửa. Lần này bà thấy có 4 người lính Ðức đứng trước cửa nhà bà. Sợ hãi nhưng người đàn bà ra lệnh một cách cương quyết như sau:
- Yêu cầu mấy người đừng có bắn giết nhau trong nhà của tôi".
Nói xong bà mở cửa cho mấy người lính Ðức vào nhà. Những người lính Ðức ngoan ngoãn bỏ súng xuống, ngồi vào bàn ăn bên cạnh những người lính Mỹ. Một người lính Ðức trước kia là sinh viên y khoa đã băng bó vết thương cho người lính Mỹ. Cậu con trai nhỏ của bà sau này đã ghi lại những giây phút cảm động ấy như sau:
- Khi mẹ tôi vừa bắt đầu đọc kinh trước bữa ăn, tôi thấy nước mắt của người chảy ràn rụa trên gò má, liếc nhìn những người lính, tôi thấy nước mắt cũng bắt đầu lăn trên gò má của họ.
Tổng Thống R. Reagan kể tiếp:
Ðêm đó, mặc dù tiếng súng vẫn còn gầm thét trên khắp thế giới, 3 người lính Mỹ và 4 người lính Ðức đã ký kết cuộc ngưng chiến cho riêng họ. Ngày hôm sau, những người lính Ðức đã chỉ đường cho những người lính Mỹ trở về với đơn vị của họ, họ chia tay nhau bằng những cái siết tay tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt. Ðó là rạng sáng ngày lễ Giáng Sinh năm 1944. Sự việc xảy ra như loan báo hòa bình: Vài tháng sau đó chấm dứt chiến tranh, hòa bình được lập lại trên tòan lục địa Châu Âu...
Các người lính dù đang trên hai chiến tuyến mang thù hận, nhưng đã sống ý nghĩa nhất của ngày Lễ Giáng Sinh – Lễ Noel, Noel chữ viết tắt của Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta. - Hài nhi Giêsu được sinh ra là Hoàng tử thái bình mà ngôn sứ Isaia đã loan báo, Ngài là bình minh tươi sáng của một giai đoạn lịch sử mới (x. Is 9,1-6). Ngày tuyệt vời, vĩ đại nhất kể từ khi vũ trụ được tạo dựng, ngày mà đất trời giao duyên qua sự Giáng Thế của Con Thiên Chúa: “Ngôi Lời đã mang thân xác và cư ngụ giữa chúng tôi” (Ga 1,14). Đó là tin vui cho tòan thể nhân lọai và vũ trụ vạn vật, chính vì thế máng cỏ hang đá luôn làm ta rung động và trào dâng lên vì vui sướng khi chiêm ngắm Hài Nhi dù đơn sơ bé nhỏ, nhưng mang một ý nghĩa cao vời của mầu nhiệm nhập thể: Ngài là người như chúng ta, vì thế chúng ta vui sướng, hạnh phúc bên Hang Đá Bêlem, nhưng còn đặc biệt hơn mang ý nghĩa cao trọng như Thánh Grégoire Naziance đã nói : “Thiên Chúa đã làm người để con người làm Chúa”,
Hài Nhi Giêsu là ánh sáng tình yêu, ánh sáng cứu độ đã thắp sáng màn đêm u tối của trần gian bằng chính tình yêu cứu thế, tinh yêu vĩ đại xuyên qua mọi hận thù, tranh chấp, hiểu lầm để tỏa ánh yêu thương
Hài Nhi Giêsu - Đấng Hòa Bình, nơi Ngài chúng ta được an bình vì trong ngày Noel các thiên thần hoan ca: “ bình an dưới thế cho người Chúa thương “. Thật thế, nơi Hài Nhi Giêsu, ngay từ ngàn xưa Thánh Vịnh đã nhìn thấy: ”Toàn cõi đất này được xem thấy: Ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta “ (Tv 97,3).
Ngày (đêm) Noel, chúng ta mừng Mầu nhiệm Nhập thể “Hoàng tử Hòa bình sinh ra” cho nhân lọai…
Đến bên máng cỏ Belem, chúng ta chiêm ngắm trong lời thì thầm với Hài Nhi Giêsu – hòang tử Hòa Bình:
• Mong ước sự bình an nơi mỗi tâm hồn như nụ cười tươi xinh của Hài nhi Giêsu nằm trong máng cỏ.Hãy nở nụ cười với mọi người để xua đi những bầu khí ảm đạm, buồn rầu của môi trường chung quanh bởi vì: “Niềm vui như là sự bình an được tính bằng từng centigramme” (Benjamin Peret). Đừng để con tim buồn vì tim buồn là tim héo hắt, nhưng hãy nở nụ cười xinh tươi như Hài nhi Giêsu – Hoàng tử thái bình ”.
• Le Giáng Sinh – Noel – Emmanuel- để những người xung quanh có thể thốt lên: Thiên Chúa vẫn mãi mãi là Ðấng Emmanuel, Ðấng hằng ở cùng con người. Thiên Chúa hằng luôn yêu thương con người, hãy san sẻ tình yêu hãy góp phần kiến tạo hòa bình bằng tình thương đồng loại như Victor Hugo đã đề nghị: “Bạn muốn xây dựng bình an, hãy gầy dựng tình yêu.
Noel tuy là lễ riêng của tín đồ Kitô Giáo, nhưng hầu như thế giới tràn ngập thương yêu dưới vầng ánh sáng lung linh ở khắp phố phường, với những gói quà dưới cây Noel, sao sáng lấp lánh nơi cửa sổ các gia đình, những cánh thiệp chúc tụng gửi đó đây, bữa ăn đoàn tụ gia đình bạn hữu tiếng cười nói hân hoan hạnh phúc, với tuyết trắng phủ kín sân… Cho nên ý nghĩa của lễ Giáng Sinh sống trong yêu thương, chia xẻ, bao dung, thương yêu và tiêu diệt sự hận thù.Tiểu thuyết gia Charles Dickens đồng ý với tinh thần của Noel: “ Tôi luôn nghĩ Christmas như là thời gian vui thú ; một thời gian thân tình, tha thứ, độ lượng, thoải mái; thời gian mà nam cũng như nữ dường như tự do rộng mở trái tim…”
Từ câu chuyện về các người lính giữa hai trận tuyến trong ngày Noel, bỏ súng, băng bó vết thương cho nhau, chúng ta cảm nghiệm được tâm tình của tiểu thuyết gia Oren Arnold khi phát biểu ý nghĩa và gợi ý quà tặng Giáng Sinh : “Với kẻ thù, cho sự Tha thứ; với đối thủ cho sự Chịu đựng; với bạn bè cho Trái Tim; với khách hàng cho Phục Vụ Chu Đáo; với cháu bé thì làm Gương Sáng để cháu noi theo và với chính mình, cho niềm Tự Trọng”.
Thật thế, Đêm (hôm) nay bên Hang đá Bêlem, chúng ta cùng cảm nghiệm:
Máng cỏ giờ đây rực sáng ngời,
Ðêm tàn, ngày mới đã lên ngôi;
Cho ngày khỏi bị đêm lấn lướt
Xin giãi niềm tin tựa mặt trời.
Lm. Vinh Sơn scj