“ Rồi họ hối hả tới nơi và gặp thấy Maria, Giuse và Hài Nhi nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ đã hiểu ngay về lời đã báo về Hài Nhi này.” ( Lc 2, 16 )
Mùa Giáng Sinh là mùa của lễ hội? Mùa Giáng Sinh là mùa của kinh doanh mua sắm – bán buôn? Không ai phủ nhận sự thật này đang như phổ biến ngoài xã hội. Tuy nhiên trên hết và trước hết, với Kitô hữu, mùa Giáng Sinh là mùa của yêu thương. Thiên Chúa yêu thương nhân trần đã làm người. Chúa đã làm người. Chỉ có thế thôi. Không phải là làm người theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, không phải làm người quốc tịch này hay quốc tịch kia, cũng không phải làm người trong chức vụ này hay danh phận nọ. Những điều này tuy vẫn có nhưng không phải là điều căn bản vì ngoài sắc tộc ra thì người ta có thể thay đổi quốc tịch, tôn giáo…Họ, các mục đồng năm xưa chỉ thấy một hài nhi nằm trong máng cỏ giữa tình thương của mẹ cha, Maria và Giuse.
Chúa làm người để xác định sự cao quý của phận người, là loài hữu hình cao trọng nhất, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Quả thật chính con người đã từng và rất có thể làm méo mó và làm băng hoại phẩm giá của mình vì những yếu tố được thêm vào như là quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo, giai cấp, của cải vật chất…Người ta hận thù chém giết nhau vì phân biệt quốc gia này với quốc gia nọ, vì phân biệt chủng tộc này với chủng tộc kia. Người ta tìm cách loại trừ nhau vì khác biệt chính kiến hay niềm tin tôn giáo. Người ta đả thương, tiêu diệt nhau vì quyền lợi này hay địa vị nọ…Ít thấy và có thể nói là hiếm thấy người ta hận thù chém giết nhau chỉ vì lý do là người. Mặc dù vẫn còn đầy dẫy các tội ác giết con người ngay trong dạ mẹ là nạn phá thai nhưng lý sâu xa vẫn là vì sự ích kỷ của con người, của các tập thể lãnh đạo xã hội, quốc gia hoặc vì chút hư danh của bản thân những con ngươi ác tâm, vô tình sau những phút giây lỡ lầm hay do bởi sự chai lì của lương tâm.
Cùng với Vị Cha chung toàn thể hội Thánh đang nghỉ hưu, Đức Bênêđictô XVI, chúng ta cần xác nhận địa vị cao cả của con người. Vinh danh Thiên Chúa trên trời – Bình an dưới thế cho người Chúa thương. Đức Bênêđictô XVI đã khẳng định rằng sẽ chẳng có một nền hòa bình đích thực nếu ta không tôn trọng nhân vị. Đây là nội dung chính của sứ điệp Giáng Sinh của Ngài cách đây 10 năm (2007).
Tôn trọng nhân vị là nhìn nhận phẩm giá cao quý của con người. Sự nhìn nhận này cần phải được thể hiện qua việc tôn trọng những quyền lợi chính đáng và căn bản của con người. Ngoài các quyền lợi thường được nhắc đến như quyền đi lại, học tập, ngôn luận…thì cái quyền được sống, được sống trong tình yêu và đựơc yêu thương là những quyền thiết yếu, vì theo thánh ý Chúa, con người được sinh ra do bởi tình yêu và cho tình yêu. Nhưng than ôi, lich sử minh chứng chính vì những khác biệt như quyền lợi, quốc tịch, chính kiến, niềm tin, tôn giáo…mà con người đã làm hạn chế và nhiều khi đã triệt tiêu những quyền lợi căn bản này của tha nhân. Ai cũng nhìn nhận rằng sự hiện diện của Đức Phanxicô tại Myanmar những ngày cuối tháng 11 vừa qua chắc hẳn có in đậm sứ điệp này.
Chúa đến thế gian. Chúa làm người để nối kết những sự khác biệt giữa người với người. Chỉ trong Chúa, chúng ta dù khác biệt quốc tich hay xuất xứ nhưng sẽ không còn là Do Thái hay Hy Lạp, không còn là nô lệ hay tự do. Tất cả đều là anh em một nhà. Tất cả đều là con của cùng một Cha chung trên trời, với người anh cả là Giêsu, Trưởng tử của các loài thọ sinh.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, khi ngày Lễ Giáng Sinh còn những vài ba tuần lễ, thì hình ảnh các ông già Noel đã xuất hiện khắp nơi. Không còn là Hồi Giáo hay DoThái giáo, ngay giữa miền đất đang nổi rõ sự kỳ thị niềm tin, các ông già Noel vẫn tung tăng gieo rắc niềm vui. Không còn quốc tịch này hay chính kiến nọ, các ông già Noel vẫn có mặt ngay cả những miền đất được cho là còn khó khăn về tôn giáo.
Đến với nhau, sống với nhau trên hết, trước hết như là những con người. Đây là một trong những cách thế sống mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh. Để sống được điều này chúng ta đừng quên danh xưng “Con Người” là một danh xưng mà Chúa Giêsu rất thường áp dụng cho chính Ngài khi đi rao giảng Tin mừng.
Làm người với tấm lòng nhân ái, làm người với sự quảng đại yêu thương, đó là sứ điệp chính yếu mà Ngôi Lời nhập thể mang lại. “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” (Mt 9,13). Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn người”(Mt 20,28). “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Ga 3,17). Và lời kinh duy nhất chính Đấng làm người để lại đó là “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” ( Mt 6,9-13 ).
Chúa Giáng sinh mời gọi chúng ta hãy làm người để có sự an bình. Nếu ta biết nhìn nhau như là người, nếu ta biết sống, cư xử với nhau như là người thì tuyệt vời làm sao. Tha nhân khi ấy không còn là loài lang sói, cũng không còn là hỏa ngục như triết gia Jean Paul Sartre mô tả. Tha nhân cũng không phải là người cạnh tranh sinh tồn với ta như nhiều người theo chủ nghĩa duy kinh kế thường nhìn. Tha nhân bấy giờ chỉ còn là người anh chị em thân thiết cùng chung một Cha và rồi chúng ta sẽ tự nhiên biết sống liên đới với nhau trong tình yêu như “người Samaritanô nhân hậu” qua câu chuyện dụ ngôn mà Chúa Giêsu minh họa ngày nào (x.Lc 10,29-37).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mùa Giáng Sinh là mùa của lễ hội? Mùa Giáng Sinh là mùa của kinh doanh mua sắm – bán buôn? Không ai phủ nhận sự thật này đang như phổ biến ngoài xã hội. Tuy nhiên trên hết và trước hết, với Kitô hữu, mùa Giáng Sinh là mùa của yêu thương. Thiên Chúa yêu thương nhân trần đã làm người. Chúa đã làm người. Chỉ có thế thôi. Không phải là làm người theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, không phải làm người quốc tịch này hay quốc tịch kia, cũng không phải làm người trong chức vụ này hay danh phận nọ. Những điều này tuy vẫn có nhưng không phải là điều căn bản vì ngoài sắc tộc ra thì người ta có thể thay đổi quốc tịch, tôn giáo…Họ, các mục đồng năm xưa chỉ thấy một hài nhi nằm trong máng cỏ giữa tình thương của mẹ cha, Maria và Giuse.
Chúa làm người để xác định sự cao quý của phận người, là loài hữu hình cao trọng nhất, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Quả thật chính con người đã từng và rất có thể làm méo mó và làm băng hoại phẩm giá của mình vì những yếu tố được thêm vào như là quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo, giai cấp, của cải vật chất…Người ta hận thù chém giết nhau vì phân biệt quốc gia này với quốc gia nọ, vì phân biệt chủng tộc này với chủng tộc kia. Người ta tìm cách loại trừ nhau vì khác biệt chính kiến hay niềm tin tôn giáo. Người ta đả thương, tiêu diệt nhau vì quyền lợi này hay địa vị nọ…Ít thấy và có thể nói là hiếm thấy người ta hận thù chém giết nhau chỉ vì lý do là người. Mặc dù vẫn còn đầy dẫy các tội ác giết con người ngay trong dạ mẹ là nạn phá thai nhưng lý sâu xa vẫn là vì sự ích kỷ của con người, của các tập thể lãnh đạo xã hội, quốc gia hoặc vì chút hư danh của bản thân những con ngươi ác tâm, vô tình sau những phút giây lỡ lầm hay do bởi sự chai lì của lương tâm.
Cùng với Vị Cha chung toàn thể hội Thánh đang nghỉ hưu, Đức Bênêđictô XVI, chúng ta cần xác nhận địa vị cao cả của con người. Vinh danh Thiên Chúa trên trời – Bình an dưới thế cho người Chúa thương. Đức Bênêđictô XVI đã khẳng định rằng sẽ chẳng có một nền hòa bình đích thực nếu ta không tôn trọng nhân vị. Đây là nội dung chính của sứ điệp Giáng Sinh của Ngài cách đây 10 năm (2007).
Tôn trọng nhân vị là nhìn nhận phẩm giá cao quý của con người. Sự nhìn nhận này cần phải được thể hiện qua việc tôn trọng những quyền lợi chính đáng và căn bản của con người. Ngoài các quyền lợi thường được nhắc đến như quyền đi lại, học tập, ngôn luận…thì cái quyền được sống, được sống trong tình yêu và đựơc yêu thương là những quyền thiết yếu, vì theo thánh ý Chúa, con người được sinh ra do bởi tình yêu và cho tình yêu. Nhưng than ôi, lich sử minh chứng chính vì những khác biệt như quyền lợi, quốc tịch, chính kiến, niềm tin, tôn giáo…mà con người đã làm hạn chế và nhiều khi đã triệt tiêu những quyền lợi căn bản này của tha nhân. Ai cũng nhìn nhận rằng sự hiện diện của Đức Phanxicô tại Myanmar những ngày cuối tháng 11 vừa qua chắc hẳn có in đậm sứ điệp này.
Chúa đến thế gian. Chúa làm người để nối kết những sự khác biệt giữa người với người. Chỉ trong Chúa, chúng ta dù khác biệt quốc tich hay xuất xứ nhưng sẽ không còn là Do Thái hay Hy Lạp, không còn là nô lệ hay tự do. Tất cả đều là anh em một nhà. Tất cả đều là con của cùng một Cha chung trên trời, với người anh cả là Giêsu, Trưởng tử của các loài thọ sinh.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, khi ngày Lễ Giáng Sinh còn những vài ba tuần lễ, thì hình ảnh các ông già Noel đã xuất hiện khắp nơi. Không còn là Hồi Giáo hay DoThái giáo, ngay giữa miền đất đang nổi rõ sự kỳ thị niềm tin, các ông già Noel vẫn tung tăng gieo rắc niềm vui. Không còn quốc tịch này hay chính kiến nọ, các ông già Noel vẫn có mặt ngay cả những miền đất được cho là còn khó khăn về tôn giáo.
Đến với nhau, sống với nhau trên hết, trước hết như là những con người. Đây là một trong những cách thế sống mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh. Để sống được điều này chúng ta đừng quên danh xưng “Con Người” là một danh xưng mà Chúa Giêsu rất thường áp dụng cho chính Ngài khi đi rao giảng Tin mừng.
Làm người với tấm lòng nhân ái, làm người với sự quảng đại yêu thương, đó là sứ điệp chính yếu mà Ngôi Lời nhập thể mang lại. “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” (Mt 9,13). Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn người”(Mt 20,28). “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Ga 3,17). Và lời kinh duy nhất chính Đấng làm người để lại đó là “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” ( Mt 6,9-13 ).
Chúa Giáng sinh mời gọi chúng ta hãy làm người để có sự an bình. Nếu ta biết nhìn nhau như là người, nếu ta biết sống, cư xử với nhau như là người thì tuyệt vời làm sao. Tha nhân khi ấy không còn là loài lang sói, cũng không còn là hỏa ngục như triết gia Jean Paul Sartre mô tả. Tha nhân cũng không phải là người cạnh tranh sinh tồn với ta như nhiều người theo chủ nghĩa duy kinh kế thường nhìn. Tha nhân bấy giờ chỉ còn là người anh chị em thân thiết cùng chung một Cha và rồi chúng ta sẽ tự nhiên biết sống liên đới với nhau trong tình yêu như “người Samaritanô nhân hậu” qua câu chuyện dụ ngôn mà Chúa Giêsu minh họa ngày nào (x.Lc 10,29-37).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột