Một Nghị sĩ Công Giáo đã chỉ trích các cuộc vận động cho tiến trình "ly hôn không có lỗi", nghĩa là người muốn ly hôn không cần đưa ra bất cứ “lỗi” của người phối ngẫu; không thích ở chung với nhau nữa thì ly hôn vậy thôi. Ông nói rằng đó sẽ là một bước "thoái hóa" có thể gây tổn thương cho "người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất" trong xã hội.
Sir Edward Leigh đã phát biểu như trên sau khi tờ Times tung ra một chiến dịch vận động thay đổi luật để các cặp vợ chồng có thể được ly dị nhanh chóng - tức là dưới hai năm - mà không cần đổ bất cứ lỗi nào cho người phối ngẫu. Thẩm phán cao cấp nhất của Anh, là Baroness Hale của thành phố Richmond, chủ tịch Tòa án Tối cao, đã ủng hộ chiến dịch này, và nói rằng hệ thống hiện nay đã gây khó khăn cho các gia đình.
Nhưng Sir Edward cho biết bằng chứng từ nhiều quốc gia - từ Hoa Kỳ đến Thụy Điển - cho thấy “ly hôn không có lỗi” đã "có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và những hành vi chống lại xã hội. Phụ nữ trở nên nghèo hơn, các bà mẹ độc thân phải làm việc lâu hơn, và trẻ em trở nên bất lợi hơn."
Sir Edward Leigh đã phát biểu như trên sau khi tờ Times tung ra một chiến dịch vận động thay đổi luật để các cặp vợ chồng có thể được ly dị nhanh chóng - tức là dưới hai năm - mà không cần đổ bất cứ lỗi nào cho người phối ngẫu. Thẩm phán cao cấp nhất của Anh, là Baroness Hale của thành phố Richmond, chủ tịch Tòa án Tối cao, đã ủng hộ chiến dịch này, và nói rằng hệ thống hiện nay đã gây khó khăn cho các gia đình.
Nhưng Sir Edward cho biết bằng chứng từ nhiều quốc gia - từ Hoa Kỳ đến Thụy Điển - cho thấy “ly hôn không có lỗi” đã "có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và những hành vi chống lại xã hội. Phụ nữ trở nên nghèo hơn, các bà mẹ độc thân phải làm việc lâu hơn, và trẻ em trở nên bất lợi hơn."