Bức tranh ngày tận thế
Khi vào thăm bảo tàng viện Vatican, hầu như tất cả các khách thăm viếng đều đi qua những dẫy phòng, những hành lang trưng bày những bức tượng, bức tranh, kỷ vật lịch sử của nhiều nền văn hóa, của nhiều thời đại trên thế giới suốt khu nhà bảo tàng, và sau cùng đi đến ngôi nhà nguyên nổi tiếng Sixtina ở cuối khu nhà bảo tàng.
Nơi đây không chỉ là địa điểm lịch sử xưa nay các Hồng Y Giáo Hội Công Giáo bầu chọn vị Giáo Hoàng mới, khi Đức Giáo Hoàng cũ qua đời hay từ chức, như đã diễn ra vào năm 2005 và 2013 mới gần đây. Nhưng nơi đây có bức tranh thời danh diễn tả chiều sâu đạo đức vẽ trên tường nhà nguyện: Bức tranh ngày tận thế.
Bức tranh đạo đức lịch sử này được danh họa Michael Angelo vẽ họa cách đây trên bốn thế kỷ vào năm 1540 dựa theo chi tiết những gì Thánh sử Mattheo viết diễn tả trong Phúc âm Chúa Giêsu ( Mt 25,31-46).
Lẽ dĩ nhiên theo dòng thời gian xưa nay đã có nhiều danh họa cũng đã vẽ họa những bức tranh ngày tận thế khác nhau tùy theo sự suy tưởng cùng cách thức bố trí văn hóa kỹ thuật và mỹ thuật ngành hội họa.
Nhưng Bức tranh ngày tận thế của danh họa thiên tài Michael Angelo ở nhà nguyện Sixtina nổi tiếng thời danh nhất, hấp dẫn thu hút mọi người đến chiêm ngắm thưởng ngoạn.
Bức danh họa ngày tận thế này không chỉ hiển thị tài năng của danh họa kiến trúc sư Michael Angelo về phương diện kỹ thuật, mỹ thuật, cách trình bày sống động. Nhưng còn ẩn chứa sứ điệp thần học đạo đức nữa. Vì những gì bức tranh diễn tả đều dựa trên nền tảng như trong phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo về ngày tận thế do chính Chúa Giêsu đã giảng viết thuật lại.
Đoạn kinh Thánh về ngày tận thế trong phúc âm theo Thánh Mattheo có mức độ hấp dẫn rất to lớn về khía cạnh suy niệm đạo đức thần học cùng nhắc nhở kêu gọi lương tâm con người rất khẩn thiết.
Quang cảnh phán xét ngày tận thế, như trong phúc âm thuật lại, được hiểu là cung cách sống và tình yêu Kitô giáo trên trần gian.
Tình yêu, tình bác ái, lòng thương xót trong đời sống giữa con người với nhau là nhân lõi trung điểm cho cán cân sự phán xét thưởng phạt của Thiên Chúa toàn năng đối với con người trong hoàn cảnh nghèo đói, khó khăn.
Ai luôn luôn sống chứng tỏ tình yêu lòng bác ái tình liên đới đối với con người, người đó thi hành trọn vẹn giới luật của Thiên Chúa, bất kể người đó là Kitô hữu hay không phải là Kitô hữu: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho khách lạ đỗ nhà, cho kẻ rách rưới ăn mặc, thăm viếng kẻ tù rạc, bệnh tật…
Thánh giáo phụ Origines (185-254) giải thích công việc bác ái lòng thương xót với con người không chỉ theo nghĩa đen từng câu chữ, nhưng còn là lương thực thức ăn tinh thần, như cho kẻ rách rưới quần áo ăn mặc là sự khôn ngoan và mang đến sự an ủi tinh thần.
Dụ ngôn ngày phán xét sau cùng vẽ ra hai hình ảnh: tòa án và sự phân xử phán xét.
Tòa án nơi xét xử con người ngày sau cùng ra trước mặt Thiên Chúa theo công việc cụ thể, cung cách sống họ đã sống thực hiện khi xưa lúc còn sinh sống trên trần gian. Chúa Giêsu Kitô xuất hiện là vị thẩm phán tối cao, và chỉ mình Ngài là vị thẩm phán thôi . Ngài nhìn theo hướng trái tim lòng con người.
Thánh sử Mattheo trước khi thuật lại quang cảnh ngày phán xét với Chúa Giêsu, vị thẩm phán, đã thuật lại lịch sử đời Chúa Giêsu là „ Emmanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta“ , Chúa Giêsu là người giúp đỡ là người chữa lành.
Thánh sử Mattheo không vẽ lên bức tranh tòa án ngày tận thế như đe doạ làm cho sợ hãi. Nhưng muốn đạt đến sự qủa quyết dứt khoát, sự cởi mở và tình liên đới với con người.
Hình ảnh thứ hai của dụ ngôn là sự phán quyết phân biệt giữa chiên và dê. Hình ảnh này làm nhiều người lo âu sợ hãi trước tòa Chúa phán xét. Hình ảnh phân biệt phán quyết này không chỉ hướng đến ngày phán xét sau cùng, nhưng còn đến những công việc thi hành bây giờ của con người nữa.
Nơi đây và lúc này Chúa Giêsu Kitô muốn đòi hỏi con người phải quyết định thi hành công việc theo hợp với giới răn lề luật của Thiên Chúa, và một đời sống có tình nghĩa con người.
Ngày sau cùng trước tòa Thiên Chúa, Đấng dựng nên, nuôi sống con người. Ngài thấu suốt tất cả những gì con người suy nghĩ, con người sống. Nghĩ đến đó, ai cũng lo âu sợ hãi.
Nhưng con người là hình ảnh tác phẩm của Thiên Chúa. Vì thế con người có thể cậy trông vào lòng thương xót của Ngài là Cha đời con người chúng ta.
Và một đời sống bác ái lòng thương xót thể hiện giữa con người với nhau ngay ở đời này giúp an tâm ra trước Thiên Chúa toàn năng đầy lòng thương xót, là Vua lòng con người.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Nơi đây không chỉ là địa điểm lịch sử xưa nay các Hồng Y Giáo Hội Công Giáo bầu chọn vị Giáo Hoàng mới, khi Đức Giáo Hoàng cũ qua đời hay từ chức, như đã diễn ra vào năm 2005 và 2013 mới gần đây. Nhưng nơi đây có bức tranh thời danh diễn tả chiều sâu đạo đức vẽ trên tường nhà nguyện: Bức tranh ngày tận thế.
Bức tranh đạo đức lịch sử này được danh họa Michael Angelo vẽ họa cách đây trên bốn thế kỷ vào năm 1540 dựa theo chi tiết những gì Thánh sử Mattheo viết diễn tả trong Phúc âm Chúa Giêsu ( Mt 25,31-46).
Lẽ dĩ nhiên theo dòng thời gian xưa nay đã có nhiều danh họa cũng đã vẽ họa những bức tranh ngày tận thế khác nhau tùy theo sự suy tưởng cùng cách thức bố trí văn hóa kỹ thuật và mỹ thuật ngành hội họa.
Nhưng Bức tranh ngày tận thế của danh họa thiên tài Michael Angelo ở nhà nguyện Sixtina nổi tiếng thời danh nhất, hấp dẫn thu hút mọi người đến chiêm ngắm thưởng ngoạn.
Bức danh họa ngày tận thế này không chỉ hiển thị tài năng của danh họa kiến trúc sư Michael Angelo về phương diện kỹ thuật, mỹ thuật, cách trình bày sống động. Nhưng còn ẩn chứa sứ điệp thần học đạo đức nữa. Vì những gì bức tranh diễn tả đều dựa trên nền tảng như trong phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo về ngày tận thế do chính Chúa Giêsu đã giảng viết thuật lại.
Đoạn kinh Thánh về ngày tận thế trong phúc âm theo Thánh Mattheo có mức độ hấp dẫn rất to lớn về khía cạnh suy niệm đạo đức thần học cùng nhắc nhở kêu gọi lương tâm con người rất khẩn thiết.
Quang cảnh phán xét ngày tận thế, như trong phúc âm thuật lại, được hiểu là cung cách sống và tình yêu Kitô giáo trên trần gian.
Tình yêu, tình bác ái, lòng thương xót trong đời sống giữa con người với nhau là nhân lõi trung điểm cho cán cân sự phán xét thưởng phạt của Thiên Chúa toàn năng đối với con người trong hoàn cảnh nghèo đói, khó khăn.
Ai luôn luôn sống chứng tỏ tình yêu lòng bác ái tình liên đới đối với con người, người đó thi hành trọn vẹn giới luật của Thiên Chúa, bất kể người đó là Kitô hữu hay không phải là Kitô hữu: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho khách lạ đỗ nhà, cho kẻ rách rưới ăn mặc, thăm viếng kẻ tù rạc, bệnh tật…
Thánh giáo phụ Origines (185-254) giải thích công việc bác ái lòng thương xót với con người không chỉ theo nghĩa đen từng câu chữ, nhưng còn là lương thực thức ăn tinh thần, như cho kẻ rách rưới quần áo ăn mặc là sự khôn ngoan và mang đến sự an ủi tinh thần.
Dụ ngôn ngày phán xét sau cùng vẽ ra hai hình ảnh: tòa án và sự phân xử phán xét.
Tòa án nơi xét xử con người ngày sau cùng ra trước mặt Thiên Chúa theo công việc cụ thể, cung cách sống họ đã sống thực hiện khi xưa lúc còn sinh sống trên trần gian. Chúa Giêsu Kitô xuất hiện là vị thẩm phán tối cao, và chỉ mình Ngài là vị thẩm phán thôi . Ngài nhìn theo hướng trái tim lòng con người.
Thánh sử Mattheo trước khi thuật lại quang cảnh ngày phán xét với Chúa Giêsu, vị thẩm phán, đã thuật lại lịch sử đời Chúa Giêsu là „ Emmanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta“ , Chúa Giêsu là người giúp đỡ là người chữa lành.
Thánh sử Mattheo không vẽ lên bức tranh tòa án ngày tận thế như đe doạ làm cho sợ hãi. Nhưng muốn đạt đến sự qủa quyết dứt khoát, sự cởi mở và tình liên đới với con người.
Hình ảnh thứ hai của dụ ngôn là sự phán quyết phân biệt giữa chiên và dê. Hình ảnh này làm nhiều người lo âu sợ hãi trước tòa Chúa phán xét. Hình ảnh phân biệt phán quyết này không chỉ hướng đến ngày phán xét sau cùng, nhưng còn đến những công việc thi hành bây giờ của con người nữa.
Nơi đây và lúc này Chúa Giêsu Kitô muốn đòi hỏi con người phải quyết định thi hành công việc theo hợp với giới răn lề luật của Thiên Chúa, và một đời sống có tình nghĩa con người.
Ngày sau cùng trước tòa Thiên Chúa, Đấng dựng nên, nuôi sống con người. Ngài thấu suốt tất cả những gì con người suy nghĩ, con người sống. Nghĩ đến đó, ai cũng lo âu sợ hãi.
Nhưng con người là hình ảnh tác phẩm của Thiên Chúa. Vì thế con người có thể cậy trông vào lòng thương xót của Ngài là Cha đời con người chúng ta.
Và một đời sống bác ái lòng thương xót thể hiện giữa con người với nhau ngay ở đời này giúp an tâm ra trước Thiên Chúa toàn năng đầy lòng thương xót, là Vua lòng con người.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long