Ngày 24-27/10/2017, Caritas Việt Nam tổ chức Đại Hội 2017 tại TGM Thái Bình với chủ đề: “Thăng tiến để phục vụ”.
Tham dự Đại Hội có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – TGM Hà nội và 6 vị Giám mục: Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Chủ tịch UBBAXH; Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Gm Gp Thái Bình; Đức cha Alosiô Nguyễn Hùng Vị - Phó Chủ tịch UBBAXH; Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch UBBAXH; Đức cha Anphongso Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch UBLBTM; Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Chủ tịch UBDD; Lm Giuse Đào Nguyên Vũ, thư ký UBDD; Lm Giuse Phan Trọng Quang, đại diện Liên hiệp Bề trên Thượng cấp; và 120 đại biểu Caritas của 26 giáo phận, đại biểu của một số Dòng Tu và khách mời.
Xem Hình
Từ sáng ngày 23/10, ban tổ chức đã đón tiếp ân cần các đại biểu đến từ các giáo phận. Nhà Chung Thái Bình với cơ sở rộng mênh mông, khang trang, các tham dự viên được phục vụ hết sức tận tình và chu đáo. Nhà Chung bao gồm Tòa Giám Mục, Trung tâm Mục vụ, Nhà Thờ Chính tòa và Chủng Viện. Công trình này có hơn 200 phòng nghỉ, 2 Nhà nguyện lớn và rất nhiều phòng hội, phòng học…được xây dựng suốt ba năm rưỡi, công lao động do bà con giáo dân từ hơn 100 giáo xứ trong giáo phận đóng góp. Đức cha Phêrô là Tu sĩ Dòng Don Bosco nên ngài đã tạo nhiều sân chơi trong khuôn viên Nhà Chung như những sân bóng đá mini, sân cầu long, bóng bàn, bi lắc… các Thầy và nhiều người dân từ bên ngoài vào chơi thể thao tự do. Từ 4 giờ chiều, Nhà Chung tấp nập nam phụ lão ấu đến các sân chơi rèn luyện thân thể, lương giáo cũng như già trẻ vui nhộn trong tinh thần hiệp nhất thể thao.
Trong bữa cơm tối, cha Vinhsơn Vũ Ngọc Đồng, Giám đốc Caritas Việt Nam cám ơn Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chủ nhà và chào đón những tham dự viên. Đức cha Phêrô chào mừng và khích lệ. Ngài ước mong các thành viên mạng lưới Caritas Việt Nam luôn dấn thân mạnh mẽ hơn nữa trong sứ vụ bác ái Kitô giáo.
Qua 4 ngày, các tham dự viên đã lắng nghe các bài tham luận về Loan báo Tin mừng, Mục vụ Di dân và Bảo vệ môi trường, các báo cáo về kế hoạch chiến lược một số Caritas Giáo phận, tổng kết hoạt động của Caritas trung ương, thảo luận theo nhóm Giáo tỉnh.
Mỗi ngày mới đều khởi đầu bằng Kinh Sáng, Thánh Lễ và Kinh chiều.
1. Ngày thứ nhất
Sau kinh sáng tại Nhà nguyện TGM, Đức cha Phêrô chủ tế thánh lễ và giảng lễ. Ngài chia sẻ những thao thức truyền giáo của Giáo hội Việt nam qua những hoạt động của Caritas.
Lúc 8g sáng, các tham dự viên lên lầu 6 vào hội trường rộng và hiện đại, bắt đầu chương trình ngày tập huấn về “kế hoạch chiến lược”.
Nhằm đáp ứng những hoạt động của Caritas các giáo phận, Caritas Việt Nam thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo chuyên môn để trợ giúp những kỹ năng cần thiết cho các thành viên. Tất cả nhằm "Thăng tiến để phục vụ" và lập ra kế hoạch chiến lược cho các hoạt động của Caritas trong những năm sắp tới.
Thời gian trọn ngày, các tham dự viên lắng nghe đại diện 3 Giáo tỉnh trình bày kế hoạch chiến lược. Caritas Sài gòn và Caritas Đà lạt đại diện Giáo tỉnh Sài gòn, Caritas Hải phòng đại diện Giáo tỉnh Hà nội, Caritas Huế đại diện Giáo tỉnh Huế.
Sau những góp ý, thảo luận sôi nổi, tiến sĩ Lê Đại Trí trao đổi về nội dung viết kế hoạch chiến lược và hứa sẵn sàng hỗ trợ các Giáo phận bất cứ khi nào Caritas cần.
2. Ngày thứ hai
Lúc 8 giờ sáng, sau lời kinh khai mạc, Cha Vinhsơn, Giám đốc Caritas Việt Nam giới thiệu các thành phần tham dự.
Đức Cha Tôma - Chủ tịch Caritas Việt Nam, đọc diễn văn khai mạc Đại Hội.
“Sau gần 10 tái thành lập tổ chức phục vụ người nghèo, Caritas Việt Nam đã có nhiều dự án, và chương trình hoạt động như: cứu trợ đồng bào bị thiên tai; trợ giúp người khuyết tật, người nhiễm bệnh H; bảo vệ sự sống; khuyến học; xây nhà tình thương… Với những kết quả đã thu lượm được dựa trên những báo cáo của các Caritas Giáo phận cũng như Caritas Việt Nam sẽ được trình bày sắp tới đây, chúng ta có bao giờ nghĩ rằng như vậy đã đủ cho chúng ta chưa? Chúng ta là những nhân viên Caritas có cần thăng tiến để phục vụ người nghèo tốt hơn và có hiệu quả hơn không? Thăng tiến như thế nào trong xã hội ngày hôm nay?
Thực tế, không ai muốn thăng tiến mà không trải qua thời gian đào luyện về nghiệp vụ, chuyên môn, cũng như tự đào luyện chính bản thân.Tuy nhiên, đào luyện chuyên môn mới chỉ là điều kiện cần cho một thành viên Caritas mà thôi, chúng ta còn phải hội tụ cả việc đào luyện tâm linh và đào luyện trái tim như là những điều kiện cần và đủ để thi hành sứ vụ bác ái theo đúng tinh thần Thông điệp Deus Caritas Est của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI”.
Đức cha Tôma lần lượt triển khai ý nghĩa của việc Đào luyện chuyên môn, ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Đào luyện con tim và Đào luyện tâm linh để có thể trở thành người phục vụ người nghèo tốt hơn theo gương Chúa Giêsu.
Trong phần kết, ngài trích dẫn câu Lời Chúa: “Chính anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5, 13-14), để quảng diễn chủ đề của Đại Hội một cách ý nghĩa hơn. Qua đó, các thành viên Caritas có thể hiểu ý nghĩa sâu xa hơn khi đem tình yêu của Thiên Chúa đến với mọi người, cụ thể là người nghèo.
Tiếp theo, cha Vinhsơn báo cáo hoạt động của Caritas Việt Nam trong năm 2017 và phần tóm lược báo cáo của Caritas 26 Giáo phận.
Năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện Kế Hoạch Chiến Lược 2017-2020, văn phòng Caritas Việt Nam bắt đầu từng bước chuyên nghiệp hoá các hoạt động, từ việc tổ chức, quản lý phát triển nguồn nhân lực của văn phòng cho đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn của những chương trình và dự án hướng tới những cộng đồng đang gặp khó khăn. Vì vậy, báo cáo đã nêu lên những kinh nghiệm ban đầu của quá trình này với mong muốn chia sẻ và nhận được sự góp ý của các Caritas Giáo phận. Báo cáo cũng nhấn mạnh đến những thay đổi trong năm 2017 để nâng cao chất lượng chuyên môn và tăng cường vai trò kết nối và liên đới hỗ trợ giữa văn phòng Caritas Việt Nam và Caritas các Giáo phận.
Đến 9 giờ 30, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Tổng Giám mục TGP Hà Nội, chủ tế thánh lễ khai mạc, cầu nguyện cho công việc bác ái xã hội luôn theo ý Chúa.
Đoàn đồng tế có 6 Giám mục và 54 Linh mục. Hiệp thông thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ, anh chị em giáo dân đang hoạt động trong lĩnh vực bác ái xã hội tại các 26 giáo phận.
Chia sẻ trong thánh lễ, dựa vào câu Kinh thánh: "Anh em là muối cho trần gian" (Mt 5,13), ĐHY Phêrô nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của muối trong đời sống của mỗi người. Ngài cũng mời gọi anh chị em nhân viên Caritas phải là muối cho đời, làm cho môi trường sống của mình thêm “mặn mà” tình bác ái yêu thương. Ngài cũng khích lệ các thành viên Caritas trong công cuộc thực thi bác ái: "Công việc của anh chị em chính là công việc của Chúa vì Đức bác ái là hồng ân của Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta". Ngài mong muốn các tham dự viên trân trọng, gìn giữ và thăng tiến hơn trong hoạt động bác ái. Chỉ có như thế Đức Kitô mới được bẻ ra để phân phát, chia sẻ cho hết thảy tất cả mọi người.
Lúc 11 giờ, Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Chính quyền Tỉnh Thái bình đến thăm chúc mừng Đại Hội Caritas. Ông Vũ Chiến Thắng - Tân Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, bày tỏ niềm vui được gặp gỡ Quý Đức cha, Quý cha, Quý Tu sĩ và mong ước được cộng tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ được trao. Ông nhìn nhận những thành tựu của UB. Bác Ái Xã Hội - Caritas Việt Nam đối với người nghèo trên đất nước Việt Nam, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa. Hình ảnh các nữ tu âm thầm, khiêm tốn, và ân cần phục vụ những bệnh nhân phong, người có HIV… Ông hứa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đại Hội thành công và sẽ cộng tác với Caritas Việt Nam dấn thân và đạt nhiều thành tựu hơn nữa trong việc giúp đỡ người nghèo.
Buổi chiều, vào lúc 14g, Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Gm. Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, Chủ tịch UB. Loan Báo Tin Mừng có bài tham luận. Đây là lần thứ 5 ngài tham dự Hội nghị thường niên của Caritas Việt Nam.
Đức Cha Anphong khẳng định: thăng tiến là đòi hỏi hợp lý đối với mọi nghiệp vụ, mọi hoạt động và những người liên quan. Nếu không có sự thăng tiến, nghiệp vụ sẽ không phát triển, tay nghề bị cùn, hoạt động không đạt hiệu quả cao.
Đối với UBLBTM, để thăng tiến trong sứ mạng Loan báo Tin Mừng ở thiên niên kỷ thứ ba này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đề ra tiêu chí là phải có “nhiệt huyết mới, phương pháp mới, và cách trình bày mới”. Trong tông huấn Niềm vui của Tin Mừng, ĐTC Phanxicô cũng đã nhắc lại và bàn giải các tiêu chí này.
Đối với UBBAXH, để thăng tiến trong sứ mạng phục vụ thì cũng dựa trên các tiêu chí trên: nhiệt huyết mới, phương pháp mới, và cách trình bày mới.
Tiếp theo, cha Giuse Phan Trọng Quang, MF, Thư ký LHBTTC trình bày tóm tắt thực trạng hoạt động và tinh thần phục vụ của các Dòng tu tại Việt Nam. Dưới sự soi sáng của Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội, và cụ thể hơn là của HĐGM Việt Nam, người sống đời thánh hiến tại Việt Nam trong mọi môi trường hiện diện đã thực sự thể hiện tinh thần yêu thương, quảng đại dấn thân phục vụ như một chứng từ sống động trong công cuộc tân Phúc Âm hóa. Ngài cũng gợi lên thao thức dấn thân của các Dòng tu trong sứ vụ phục vụ; đời sống thánh hiến cần một cuộc hoán cải và canh tân để giải quyết những bất cập đang làm yếu đi đời sống chứng tá của mình. Do đó, thách đố lớn nhất cho đời sống thánh hiến trong thời đại hiện nay là sự chuyển mình từ chủ nghĩa đặc quyền, hưởng lợi qua tinh thần phục vụ.Thực tế, chúng ta phải nhìn nhận rằng trong nhiều năm qua, các Dòng tu đã rất dấn thân vào công tác bác ái xã hội với nhiều sáng kiến và trong mọi lãnh vực. Cùng với các thao thức dấn thân trong sứ vụ phục vụ, đời sống thánh hiến cũng bày tỏ mong ước trong thời gian tới được cộng tác tích cực, có trách nhiệm, và có hiệu quả với Caritas Việt Nam cụ thể tại các Giáo phận.
Sau các bài tham luận, từ 15-16g, có 4 nhóm thảo luận, theo 3 Giáo Tỉnh và nhóm các Dòng tu nam nữ. Việc liên đới với các Dòng tu, vấn đề chăm sóc và bảo vệ môi trường.
Sau phần đúc kết, ngày khai mạc Đại Hội kết thúc vào lúc 17g45.
3. Ngày thứ ba
Kinh sáng và Thánh lễ khởi đầu một ngày mới trong ân sủng và tình yêu Thiên Chúa. Đức Cha Alosiô Nguyễn Hùng Vị chủ tế và giảng lễ.
Lúc 8 giờ, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Gm. Phụ tá TGP Sài gòn, Chủ tịch UB Di dân có bài tham luận. Ngài trình bày 4 vấn đề: Caritas và lòng thương xót, Caritas và sự thăng tiến, Caritas và “muối cho đời”, Ủy ban Caritas và Ủy ban Di dân.
Nói đến Caritas hay Bác ái xã hội là nói đến người nghèo. Đức Thánh Cha Phanxicô mới thiết lập “Ngày Thế giới về người nghèo”, sẽ được cử hành lần đầu vào ngày 19.11.2017 sắp tới, với chủ đề “Anh chị em đừng yêu thương bằng lời nói suông, nhưng bằng việc làm cụ thể”. Trong sứ điệp “Ngày Thế giới về người nghèo”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho biết: Ngày thế giới người nghèo là thành quả của Năm Thánh Lòng Thương Xót, đó là dấu hiệu và phương cách để diễn tả các thực tế trọng tâm của đức tin Kitô, đó là thái độ lắng nghe, đón nhận, hội nhập…nó nói lên quan tâm hàng đầu của Chúa Giêsu cho người nghèo.
Người ta không thể cho đi điều họ không có. Để có thể phục vụ tốt, mỗi thành viên Caritas cần phải nỗ lực trau dồi, thăng tiến bản thân để từ đó luôn được thấm nhập “Chất muối yêu thương của Tin Mừng”, “Chất muối Giêsu Kitô” nhằm giúp cho người nghèo giữ được phẩm giá của họ và làm cho cuộc sống của họ được đậm đà vui tươi.
Ngài kết luận bằng lời mời gọi về sự hợp tác giữa hai ủy ban để phục vụ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc chăm lo cho người nghèo và anh chị em di dân.
Cha Giuse Đào Nguyên Vũ, SJ, Thư ký UBDD, trình bày những thao thức mục vụ di dân và sự liên kết giữa hai Ủy ban hướng đến sứ vụ phục vụ anh chị em di dân.mở công ty tạo công ăn việc làm, đính hướng mục vụ thiết thực.
Tiếp theo, ban tổ chức dành nhiều thời giờ cho 4 nhóm đại biểu theo Giáo tỉnh – Dòng tu, thảo luận những đề tài chính như: năng lực nghiệp vụ của nhân viên văn phòng Caritas, đào tạo nhân sự, hệ thống mạng lưới Caritas từ giáo phận giáo hạt đến các giáo xứ, việc gây quỹ, thẻ hội viên và đường hướng nối kết hỗ trợ các Caritas trong giáo tỉnh. Các đại biểu sôi nổi trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau về nguồn nhân lực và thao thức đào tạo nhân sự.
Ban tối, Nhà Chung tổ chức đêm văn nghệ “cây nhà lá vườn” chào mừng Đại hội. Với sự góp phần của quý cha, quý tu sinh và đại biểu Caritas đã làm nên nhiều sắc màu tạ ơn và rộn rã niềm vui yêu thương. Tiệc nhẹ vui vẻ, chúc cho nhau bình an và tình thương phục vụ.
4. Ngày thứ tư
Các Đại biểu trao đổi thêm về vai trò của văn phòng Caritas Giáo phận, như một nhịp cầu hết sức thiết yếu cho mối tương quan giữa Caritas Việt Nam với Caritas Giáo phận, giữa các Caritas Giáo phận với nhau và với các Giáo hạt, Giáo xứ. Sự hiện diện đã quan trọng, năng lực của nhân viên càng quan trọng hơn cho một hoạt động hữu hiệu và lâu bền.
Sau những đóng góp bổ ích của các tham dự viên, cha Giám đốc Caritas Việt Nam tổng kết Đại hội vào lúc 8g, lược lại những hoạt động trong 3 ngày vừa qua cùng với những đề xuất và định hướng cho năm Mục vụ 2018. Ngài thay mặt Caritas Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn với quý Đức cha qua những tâm tình và bó hoa tươi thắm lòng hiếu thảo.
Đức Cha Tôma chủ toạ buổi thảo luận chung, cùng các Đại biểu phân tích những thuận lợi, khó khăn liên quan đến hoạt động của Caritas tại các Giáo phận. Những mối tương quan với các Đấng bản quyền trong Hội thánh, với các Linh mục quản xứ, với các tín hữu trong Giáo phận… cần phải được kiến tạo cách tốt đẹp, để có được sự đồng thuận và hợp lực trong hoạt động.
Ngài đưa ra những kết luận chung và trao phó cho tất cả các đại biểu sứ mệnh thể hiện lòng bác ái nơi địa phương của mình.
- Cần nâng cao năng lực và cũng cố vững mạnh về nhân sự cho các văn phòng Caritas các Giáo phận. Về nguồn nhân lực, chương trình ngắn hạn nên quy tụ các em sinh viên đã tốt nghiệp Đại học chưa có việc làm; chương trình dài hạn nên cấp học bổng cho các sinh viên nghèo hiếu học, cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho Caritas giáo phận.
- Mở thêm những khóa tập huấn cho nhân viên văn phòng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ làm việc phát triển. Cha giám đốc Caritas giáo phận luôn đồng hành với các nhân viên, cảm thông và giúp đỡ.
- Liên đới trong giáo tỉnh, khuyến khích việc họp mặt gặp gỡ các cha Giám đốc Phó giám đốc trong mỗi giáo tỉnh, chia sẻ kinh nghiệm mỗi năm ít là một lần. Mỗi tham dự viên dành thời giở để đọc tất cả 26 bản báo cáo các giáo phận, qua đó học hỏi thêm nhiều hoạt động phong phú.
- Liên đới với các Dòng tu. Tôn trọng sinh hoạt độc lập, những công việc đang có của dòng tu, giao lưu học hỏi,đơn cử như nhà khuyết tật có 300 em dòng Saint Paul - Đà Nẵng, Bệnh viện Dòng Gioan Thiên Chúa - Hố Nai. Trao đổi về đào tạo nhân sự qua các khóa tập huấn. Cha giám đốc và Dòng tu cùng bàn những phương án cứu trợ khẩn cấp do thiên tai.
- Liên đới giữa ba Ủy ban: Di dân - Loan báo tin mừng và Bác ái. Thử nghiệm tại TGP Sài gòn. Gặp gỡ thống nhất, báo cáo với HĐGMVN, sau đó thưa với quý giám mục các giáo phận, nhằm cổ võ mở rộng mạng lưới Caritas.
- Đẩy mạnh phát triển sinh hoạt Caritas, cần sự tham gia tích cực của các cha xứ, cần Đấng Bản Quyền mời gọi các giáo xứ.
Đức Cha Tôma cũng thông báo về Hội nghị Caritas năm 2018 - kỷ niệm 10 năm thành lập Caritas, sẽ được tổ chức vào tháng 10 tại TGM Xuân lộc. Ngài sẽ tổ chức tĩnh tâm cho các cha Giám đốc và Phó Giám đốc Caritas 26 giáo phận vào tháng 4-2018. Caritas Việt Nam sẽ thực hiện cuốn Sổ tay về tất cả các cơ sở bác ái trong 26 giáo phận.
Vào lúc 10g, cộng đoàn tham dự Thánh lễ tạ ơn và bế mạc tại Nhà nguyện TGM.
Đức Cha Tôma chủ tế và giảng lễ. Gia đình Caritas Việt Nam hợp nhất trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, phó dâng cho Ngài niềm vui và nỗi ưu tư cho hoạt động của Caritas ngày càng hữu hiệu hơn, thể hiện được Caritas là một Gia đình yêu thương và thăng tiến để phục vụ, làm chứng cho Tình yêu Thiên Chúa.
Đại hội Caritas 2017 kết thúc trong tâm tình tri ân Thiên Chúa và cảm ơn nhau, cùng mở ra cho một năm mới của Caritas Việt Nam với nhiều đổi mới và nỗ lực hơn trong việc phục vụ bác ái.
Sáng cơm trưa, nhiều đại biểu đi hành hương Đền Thánh Bắc Trạch, sau đó ra sân bay Hải Phòng về Sài gòn.
Mọi người chia tay trở về nhiệm sở với những công việc bề bộn của những ngày tháng 11 sắp đến.
*****
Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong kỳ họp thường niên, từ ngày 25-9-2008, tại Xuân Lộc, đã xác nhận tầm quan trọng và sự cần thiết của Caritas Việt Nam trong Giáo hội Việt Nam. Caritas thật sự đã đổi mới bản chất và phương thức hành động khi Đức Thánh Cha Beneđictô XVI chỉ định vị Hồng Y đầu tiên, Oscar Andres Rodriguez, làm Chủ tịch Caritas Internationalis thay cho những người giáo dân giữ chức vụ này từ mấy chục năm nay. Hành động này như muốn xác định Giáo Hội toàn cầu muốn Hiệp hội Caritas đóng vai trò lớn lao hơn trong sinh hoạt của Giáo Hội và người tín hữu cần xác tín rằng “hoạt động bác ái chính là trách nhiệm của mỗi tín hữu và cũng là bản chất của Giáo Hội Công Giáo” như Đức Thánh Cha đã xác định trong Thông điệp Deus Caritas est (Thiên Chúa là Tình Yêu), số 20.
Caritas: Theo nguyên ngữ Latinh, từ Caritas có nghĩa là bác ái, là tình yêu bao la, là tình thương quảng đại hay hoạt động từ thiện. Việc liên đới với người nghèo và dấn thân phục vụ họ theo giáo huấn và gương sống của Đức Giêsu là một đòi hỏi của bác ái Kitô giáo, đồng thời là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội. Giáo Hội Công Giáo đã khuyến khích thành lập nhiều tổ chức Caritas quốc gia để thể hiện tình yêu thương này ở khắp nơi. Caritas đầu tiên được thành lập vào năm 1897, tại Freiburg, Đức, sau đó được hình thành tại nhiều quốc gia khác như Thuỵ sĩ (1901), Áo (1903), Hoa Kỳ (Catholic Charities, 1910).
Caritas Quốc tế (Caritas Internationalis) là một tổ chức liên kết các hoạt động bác ái trên phạm vi toàn cầu của Giáo Hội Công Giáo. Tổ chức này được thành lập từ năm 1951, hiện có 162 thành viên Caritas cấp quốc gia. Trụ sở được đặt tại Piazza San Calisto 16, 00153, Roma, Italy. Caritas Quốc tế cứu trợ những người nghèo khổ, tật bệnh hay gặp hoàn cảnh khốn cùng, không phân biệt tôn giáo, quốc gia, chủng tộc, chính trị.
Caritas Việt Nam
- Đầu năm 1965, Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam (HĐGMVN) thành lập Caritas Việt Nam: Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đặc trách; Linh mục G.B. Hồ Văn Vui làm Giám đốc.
- Năm 1968, Caritas Việt Nam do Đức cha Philipphê Nguyễn Kim Điền đặc trách. Caritas Việt Nam bắt đầu nhắm đến các kế hoạch phát triển lâu dài.
- Năm 1969, vì các hoạt động xã hội đòi hỏi nhu cầu chuyên môn nên Caritas Việt Nam cộng tác với trường Cán sự Xã hội của Tu đoàn Nữ tử Bác Ái thánh Vinh Sơn mở 2 khoá đào tạo nhân viên sơ cấp. Sau khi học xong, những cán sự xã hội này về làm việc trong các văn phòng Caritas Giáo phận, phòng phát thuốc, cơ sở dạy trẻ em nghèo, dạy phụ nữ cắt may…
- Năm 1972, Caritas Việt Nam do Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đặc trách. Ngài mở rộng hoạt động bác ái xã hội bằng việc thành lập cơ quan điều hợp các tổ chức, gọi là Hội Hợp tác để xây dựng lại Việt Nam gọi tắt là COREV (Cooperation pour la Réédification du Vietnam). Hội này gồm các thành viên: Caritas Việt Nam, Hội Hồng Thập Tự VN, Tổng Liên đoàn Lao công VN, CRS Hoa kỳ… Hội này được Đức cha Henri Lemaitre, Khâm sứ Toà Thánh, chúc lành và yểm trợ đắc lực. Hội xây dựng được nhiều làng định cư, nhiều trung tâm xã hội.
- Đầu tháng 7-1974, Linh mục Phêrô Trương Trãi, Giáo phận Nha Trang, được cử làm Giám đốc.
- Tháng 6-1976, Caritas Việt Nam được lệnh tạm ngưng hoạt động, bàn giao cơ sở và phương tiện cho Uỷ ban Quân quản TP. HCM.
- Ngày 19-09-2001, Uỷ ban Bác ái Xã hội (UBBAXH) được thành lập trong Đại hội VIII của HĐGMVN, tại Hà Nội, nhưng chỉ chính thức hoạt động sau kỳ họp ngày 26-09-2002, với sự tham dự của đại biểu các giáo phận và các dòng tu để lo các công việc từ thiện, phát triển, cứu trợ khẩn cấp và hoạt động xã hội như hiện nay. Uỷ Ban đã bầu ra Ban Thường trực tại Trung ương cũng như Ban Bác ái Xã hội tại các giáo phận.
Trong tinh thần hội nhập với thế giới, UBBAXH Việt Nam xin phép sử dụng lại tên Caritas Việt Nam và các tên Caritas Giáo phận cho thống nhất ở trong nước và phù hợp với mạng lưới Caritas toàn cầu.
Ngày 2-7-2008, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi Công văn số 941TGCP-CP chấp thuận cho HĐGMVN tái lập Caritas ở cấp Trung ương và cấp giáo phận.
(Theo quy chế Caritas Việt nam)
Lm Giuse Nguyễn Hữu An, Caritas Phan thiết
Tham dự Đại Hội có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – TGM Hà nội và 6 vị Giám mục: Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Chủ tịch UBBAXH; Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Gm Gp Thái Bình; Đức cha Alosiô Nguyễn Hùng Vị - Phó Chủ tịch UBBAXH; Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch UBBAXH; Đức cha Anphongso Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch UBLBTM; Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Chủ tịch UBDD; Lm Giuse Đào Nguyên Vũ, thư ký UBDD; Lm Giuse Phan Trọng Quang, đại diện Liên hiệp Bề trên Thượng cấp; và 120 đại biểu Caritas của 26 giáo phận, đại biểu của một số Dòng Tu và khách mời.
Xem Hình
Từ sáng ngày 23/10, ban tổ chức đã đón tiếp ân cần các đại biểu đến từ các giáo phận. Nhà Chung Thái Bình với cơ sở rộng mênh mông, khang trang, các tham dự viên được phục vụ hết sức tận tình và chu đáo. Nhà Chung bao gồm Tòa Giám Mục, Trung tâm Mục vụ, Nhà Thờ Chính tòa và Chủng Viện. Công trình này có hơn 200 phòng nghỉ, 2 Nhà nguyện lớn và rất nhiều phòng hội, phòng học…được xây dựng suốt ba năm rưỡi, công lao động do bà con giáo dân từ hơn 100 giáo xứ trong giáo phận đóng góp. Đức cha Phêrô là Tu sĩ Dòng Don Bosco nên ngài đã tạo nhiều sân chơi trong khuôn viên Nhà Chung như những sân bóng đá mini, sân cầu long, bóng bàn, bi lắc… các Thầy và nhiều người dân từ bên ngoài vào chơi thể thao tự do. Từ 4 giờ chiều, Nhà Chung tấp nập nam phụ lão ấu đến các sân chơi rèn luyện thân thể, lương giáo cũng như già trẻ vui nhộn trong tinh thần hiệp nhất thể thao.
Trong bữa cơm tối, cha Vinhsơn Vũ Ngọc Đồng, Giám đốc Caritas Việt Nam cám ơn Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chủ nhà và chào đón những tham dự viên. Đức cha Phêrô chào mừng và khích lệ. Ngài ước mong các thành viên mạng lưới Caritas Việt Nam luôn dấn thân mạnh mẽ hơn nữa trong sứ vụ bác ái Kitô giáo.
Qua 4 ngày, các tham dự viên đã lắng nghe các bài tham luận về Loan báo Tin mừng, Mục vụ Di dân và Bảo vệ môi trường, các báo cáo về kế hoạch chiến lược một số Caritas Giáo phận, tổng kết hoạt động của Caritas trung ương, thảo luận theo nhóm Giáo tỉnh.
Mỗi ngày mới đều khởi đầu bằng Kinh Sáng, Thánh Lễ và Kinh chiều.
1. Ngày thứ nhất
Sau kinh sáng tại Nhà nguyện TGM, Đức cha Phêrô chủ tế thánh lễ và giảng lễ. Ngài chia sẻ những thao thức truyền giáo của Giáo hội Việt nam qua những hoạt động của Caritas.
Lúc 8g sáng, các tham dự viên lên lầu 6 vào hội trường rộng và hiện đại, bắt đầu chương trình ngày tập huấn về “kế hoạch chiến lược”.
Nhằm đáp ứng những hoạt động của Caritas các giáo phận, Caritas Việt Nam thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo chuyên môn để trợ giúp những kỹ năng cần thiết cho các thành viên. Tất cả nhằm "Thăng tiến để phục vụ" và lập ra kế hoạch chiến lược cho các hoạt động của Caritas trong những năm sắp tới.
Thời gian trọn ngày, các tham dự viên lắng nghe đại diện 3 Giáo tỉnh trình bày kế hoạch chiến lược. Caritas Sài gòn và Caritas Đà lạt đại diện Giáo tỉnh Sài gòn, Caritas Hải phòng đại diện Giáo tỉnh Hà nội, Caritas Huế đại diện Giáo tỉnh Huế.
Sau những góp ý, thảo luận sôi nổi, tiến sĩ Lê Đại Trí trao đổi về nội dung viết kế hoạch chiến lược và hứa sẵn sàng hỗ trợ các Giáo phận bất cứ khi nào Caritas cần.
2. Ngày thứ hai
Lúc 8 giờ sáng, sau lời kinh khai mạc, Cha Vinhsơn, Giám đốc Caritas Việt Nam giới thiệu các thành phần tham dự.
Đức Cha Tôma - Chủ tịch Caritas Việt Nam, đọc diễn văn khai mạc Đại Hội.
“Sau gần 10 tái thành lập tổ chức phục vụ người nghèo, Caritas Việt Nam đã có nhiều dự án, và chương trình hoạt động như: cứu trợ đồng bào bị thiên tai; trợ giúp người khuyết tật, người nhiễm bệnh H; bảo vệ sự sống; khuyến học; xây nhà tình thương… Với những kết quả đã thu lượm được dựa trên những báo cáo của các Caritas Giáo phận cũng như Caritas Việt Nam sẽ được trình bày sắp tới đây, chúng ta có bao giờ nghĩ rằng như vậy đã đủ cho chúng ta chưa? Chúng ta là những nhân viên Caritas có cần thăng tiến để phục vụ người nghèo tốt hơn và có hiệu quả hơn không? Thăng tiến như thế nào trong xã hội ngày hôm nay?
Thực tế, không ai muốn thăng tiến mà không trải qua thời gian đào luyện về nghiệp vụ, chuyên môn, cũng như tự đào luyện chính bản thân.Tuy nhiên, đào luyện chuyên môn mới chỉ là điều kiện cần cho một thành viên Caritas mà thôi, chúng ta còn phải hội tụ cả việc đào luyện tâm linh và đào luyện trái tim như là những điều kiện cần và đủ để thi hành sứ vụ bác ái theo đúng tinh thần Thông điệp Deus Caritas Est của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI”.
Đức cha Tôma lần lượt triển khai ý nghĩa của việc Đào luyện chuyên môn, ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Đào luyện con tim và Đào luyện tâm linh để có thể trở thành người phục vụ người nghèo tốt hơn theo gương Chúa Giêsu.
Trong phần kết, ngài trích dẫn câu Lời Chúa: “Chính anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5, 13-14), để quảng diễn chủ đề của Đại Hội một cách ý nghĩa hơn. Qua đó, các thành viên Caritas có thể hiểu ý nghĩa sâu xa hơn khi đem tình yêu của Thiên Chúa đến với mọi người, cụ thể là người nghèo.
Tiếp theo, cha Vinhsơn báo cáo hoạt động của Caritas Việt Nam trong năm 2017 và phần tóm lược báo cáo của Caritas 26 Giáo phận.
Năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện Kế Hoạch Chiến Lược 2017-2020, văn phòng Caritas Việt Nam bắt đầu từng bước chuyên nghiệp hoá các hoạt động, từ việc tổ chức, quản lý phát triển nguồn nhân lực của văn phòng cho đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn của những chương trình và dự án hướng tới những cộng đồng đang gặp khó khăn. Vì vậy, báo cáo đã nêu lên những kinh nghiệm ban đầu của quá trình này với mong muốn chia sẻ và nhận được sự góp ý của các Caritas Giáo phận. Báo cáo cũng nhấn mạnh đến những thay đổi trong năm 2017 để nâng cao chất lượng chuyên môn và tăng cường vai trò kết nối và liên đới hỗ trợ giữa văn phòng Caritas Việt Nam và Caritas các Giáo phận.
Đến 9 giờ 30, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Tổng Giám mục TGP Hà Nội, chủ tế thánh lễ khai mạc, cầu nguyện cho công việc bác ái xã hội luôn theo ý Chúa.
Đoàn đồng tế có 6 Giám mục và 54 Linh mục. Hiệp thông thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ, anh chị em giáo dân đang hoạt động trong lĩnh vực bác ái xã hội tại các 26 giáo phận.
Chia sẻ trong thánh lễ, dựa vào câu Kinh thánh: "Anh em là muối cho trần gian" (Mt 5,13), ĐHY Phêrô nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của muối trong đời sống của mỗi người. Ngài cũng mời gọi anh chị em nhân viên Caritas phải là muối cho đời, làm cho môi trường sống của mình thêm “mặn mà” tình bác ái yêu thương. Ngài cũng khích lệ các thành viên Caritas trong công cuộc thực thi bác ái: "Công việc của anh chị em chính là công việc của Chúa vì Đức bác ái là hồng ân của Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta". Ngài mong muốn các tham dự viên trân trọng, gìn giữ và thăng tiến hơn trong hoạt động bác ái. Chỉ có như thế Đức Kitô mới được bẻ ra để phân phát, chia sẻ cho hết thảy tất cả mọi người.
Lúc 11 giờ, Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Chính quyền Tỉnh Thái bình đến thăm chúc mừng Đại Hội Caritas. Ông Vũ Chiến Thắng - Tân Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, bày tỏ niềm vui được gặp gỡ Quý Đức cha, Quý cha, Quý Tu sĩ và mong ước được cộng tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ được trao. Ông nhìn nhận những thành tựu của UB. Bác Ái Xã Hội - Caritas Việt Nam đối với người nghèo trên đất nước Việt Nam, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa. Hình ảnh các nữ tu âm thầm, khiêm tốn, và ân cần phục vụ những bệnh nhân phong, người có HIV… Ông hứa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đại Hội thành công và sẽ cộng tác với Caritas Việt Nam dấn thân và đạt nhiều thành tựu hơn nữa trong việc giúp đỡ người nghèo.
Buổi chiều, vào lúc 14g, Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Gm. Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, Chủ tịch UB. Loan Báo Tin Mừng có bài tham luận. Đây là lần thứ 5 ngài tham dự Hội nghị thường niên của Caritas Việt Nam.
Đức Cha Anphong khẳng định: thăng tiến là đòi hỏi hợp lý đối với mọi nghiệp vụ, mọi hoạt động và những người liên quan. Nếu không có sự thăng tiến, nghiệp vụ sẽ không phát triển, tay nghề bị cùn, hoạt động không đạt hiệu quả cao.
Đối với UBLBTM, để thăng tiến trong sứ mạng Loan báo Tin Mừng ở thiên niên kỷ thứ ba này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đề ra tiêu chí là phải có “nhiệt huyết mới, phương pháp mới, và cách trình bày mới”. Trong tông huấn Niềm vui của Tin Mừng, ĐTC Phanxicô cũng đã nhắc lại và bàn giải các tiêu chí này.
Đối với UBBAXH, để thăng tiến trong sứ mạng phục vụ thì cũng dựa trên các tiêu chí trên: nhiệt huyết mới, phương pháp mới, và cách trình bày mới.
Tiếp theo, cha Giuse Phan Trọng Quang, MF, Thư ký LHBTTC trình bày tóm tắt thực trạng hoạt động và tinh thần phục vụ của các Dòng tu tại Việt Nam. Dưới sự soi sáng của Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội, và cụ thể hơn là của HĐGM Việt Nam, người sống đời thánh hiến tại Việt Nam trong mọi môi trường hiện diện đã thực sự thể hiện tinh thần yêu thương, quảng đại dấn thân phục vụ như một chứng từ sống động trong công cuộc tân Phúc Âm hóa. Ngài cũng gợi lên thao thức dấn thân của các Dòng tu trong sứ vụ phục vụ; đời sống thánh hiến cần một cuộc hoán cải và canh tân để giải quyết những bất cập đang làm yếu đi đời sống chứng tá của mình. Do đó, thách đố lớn nhất cho đời sống thánh hiến trong thời đại hiện nay là sự chuyển mình từ chủ nghĩa đặc quyền, hưởng lợi qua tinh thần phục vụ.Thực tế, chúng ta phải nhìn nhận rằng trong nhiều năm qua, các Dòng tu đã rất dấn thân vào công tác bác ái xã hội với nhiều sáng kiến và trong mọi lãnh vực. Cùng với các thao thức dấn thân trong sứ vụ phục vụ, đời sống thánh hiến cũng bày tỏ mong ước trong thời gian tới được cộng tác tích cực, có trách nhiệm, và có hiệu quả với Caritas Việt Nam cụ thể tại các Giáo phận.
Sau các bài tham luận, từ 15-16g, có 4 nhóm thảo luận, theo 3 Giáo Tỉnh và nhóm các Dòng tu nam nữ. Việc liên đới với các Dòng tu, vấn đề chăm sóc và bảo vệ môi trường.
Sau phần đúc kết, ngày khai mạc Đại Hội kết thúc vào lúc 17g45.
3. Ngày thứ ba
Kinh sáng và Thánh lễ khởi đầu một ngày mới trong ân sủng và tình yêu Thiên Chúa. Đức Cha Alosiô Nguyễn Hùng Vị chủ tế và giảng lễ.
Lúc 8 giờ, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Gm. Phụ tá TGP Sài gòn, Chủ tịch UB Di dân có bài tham luận. Ngài trình bày 4 vấn đề: Caritas và lòng thương xót, Caritas và sự thăng tiến, Caritas và “muối cho đời”, Ủy ban Caritas và Ủy ban Di dân.
Nói đến Caritas hay Bác ái xã hội là nói đến người nghèo. Đức Thánh Cha Phanxicô mới thiết lập “Ngày Thế giới về người nghèo”, sẽ được cử hành lần đầu vào ngày 19.11.2017 sắp tới, với chủ đề “Anh chị em đừng yêu thương bằng lời nói suông, nhưng bằng việc làm cụ thể”. Trong sứ điệp “Ngày Thế giới về người nghèo”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho biết: Ngày thế giới người nghèo là thành quả của Năm Thánh Lòng Thương Xót, đó là dấu hiệu và phương cách để diễn tả các thực tế trọng tâm của đức tin Kitô, đó là thái độ lắng nghe, đón nhận, hội nhập…nó nói lên quan tâm hàng đầu của Chúa Giêsu cho người nghèo.
Người ta không thể cho đi điều họ không có. Để có thể phục vụ tốt, mỗi thành viên Caritas cần phải nỗ lực trau dồi, thăng tiến bản thân để từ đó luôn được thấm nhập “Chất muối yêu thương của Tin Mừng”, “Chất muối Giêsu Kitô” nhằm giúp cho người nghèo giữ được phẩm giá của họ và làm cho cuộc sống của họ được đậm đà vui tươi.
Ngài kết luận bằng lời mời gọi về sự hợp tác giữa hai ủy ban để phục vụ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc chăm lo cho người nghèo và anh chị em di dân.
Cha Giuse Đào Nguyên Vũ, SJ, Thư ký UBDD, trình bày những thao thức mục vụ di dân và sự liên kết giữa hai Ủy ban hướng đến sứ vụ phục vụ anh chị em di dân.mở công ty tạo công ăn việc làm, đính hướng mục vụ thiết thực.
Tiếp theo, ban tổ chức dành nhiều thời giờ cho 4 nhóm đại biểu theo Giáo tỉnh – Dòng tu, thảo luận những đề tài chính như: năng lực nghiệp vụ của nhân viên văn phòng Caritas, đào tạo nhân sự, hệ thống mạng lưới Caritas từ giáo phận giáo hạt đến các giáo xứ, việc gây quỹ, thẻ hội viên và đường hướng nối kết hỗ trợ các Caritas trong giáo tỉnh. Các đại biểu sôi nổi trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau về nguồn nhân lực và thao thức đào tạo nhân sự.
Ban tối, Nhà Chung tổ chức đêm văn nghệ “cây nhà lá vườn” chào mừng Đại hội. Với sự góp phần của quý cha, quý tu sinh và đại biểu Caritas đã làm nên nhiều sắc màu tạ ơn và rộn rã niềm vui yêu thương. Tiệc nhẹ vui vẻ, chúc cho nhau bình an và tình thương phục vụ.
4. Ngày thứ tư
Các Đại biểu trao đổi thêm về vai trò của văn phòng Caritas Giáo phận, như một nhịp cầu hết sức thiết yếu cho mối tương quan giữa Caritas Việt Nam với Caritas Giáo phận, giữa các Caritas Giáo phận với nhau và với các Giáo hạt, Giáo xứ. Sự hiện diện đã quan trọng, năng lực của nhân viên càng quan trọng hơn cho một hoạt động hữu hiệu và lâu bền.
Sau những đóng góp bổ ích của các tham dự viên, cha Giám đốc Caritas Việt Nam tổng kết Đại hội vào lúc 8g, lược lại những hoạt động trong 3 ngày vừa qua cùng với những đề xuất và định hướng cho năm Mục vụ 2018. Ngài thay mặt Caritas Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn với quý Đức cha qua những tâm tình và bó hoa tươi thắm lòng hiếu thảo.
Đức Cha Tôma chủ toạ buổi thảo luận chung, cùng các Đại biểu phân tích những thuận lợi, khó khăn liên quan đến hoạt động của Caritas tại các Giáo phận. Những mối tương quan với các Đấng bản quyền trong Hội thánh, với các Linh mục quản xứ, với các tín hữu trong Giáo phận… cần phải được kiến tạo cách tốt đẹp, để có được sự đồng thuận và hợp lực trong hoạt động.
Ngài đưa ra những kết luận chung và trao phó cho tất cả các đại biểu sứ mệnh thể hiện lòng bác ái nơi địa phương của mình.
- Cần nâng cao năng lực và cũng cố vững mạnh về nhân sự cho các văn phòng Caritas các Giáo phận. Về nguồn nhân lực, chương trình ngắn hạn nên quy tụ các em sinh viên đã tốt nghiệp Đại học chưa có việc làm; chương trình dài hạn nên cấp học bổng cho các sinh viên nghèo hiếu học, cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho Caritas giáo phận.
- Mở thêm những khóa tập huấn cho nhân viên văn phòng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ làm việc phát triển. Cha giám đốc Caritas giáo phận luôn đồng hành với các nhân viên, cảm thông và giúp đỡ.
- Liên đới trong giáo tỉnh, khuyến khích việc họp mặt gặp gỡ các cha Giám đốc Phó giám đốc trong mỗi giáo tỉnh, chia sẻ kinh nghiệm mỗi năm ít là một lần. Mỗi tham dự viên dành thời giở để đọc tất cả 26 bản báo cáo các giáo phận, qua đó học hỏi thêm nhiều hoạt động phong phú.
- Liên đới với các Dòng tu. Tôn trọng sinh hoạt độc lập, những công việc đang có của dòng tu, giao lưu học hỏi,đơn cử như nhà khuyết tật có 300 em dòng Saint Paul - Đà Nẵng, Bệnh viện Dòng Gioan Thiên Chúa - Hố Nai. Trao đổi về đào tạo nhân sự qua các khóa tập huấn. Cha giám đốc và Dòng tu cùng bàn những phương án cứu trợ khẩn cấp do thiên tai.
- Liên đới giữa ba Ủy ban: Di dân - Loan báo tin mừng và Bác ái. Thử nghiệm tại TGP Sài gòn. Gặp gỡ thống nhất, báo cáo với HĐGMVN, sau đó thưa với quý giám mục các giáo phận, nhằm cổ võ mở rộng mạng lưới Caritas.
- Đẩy mạnh phát triển sinh hoạt Caritas, cần sự tham gia tích cực của các cha xứ, cần Đấng Bản Quyền mời gọi các giáo xứ.
Đức Cha Tôma cũng thông báo về Hội nghị Caritas năm 2018 - kỷ niệm 10 năm thành lập Caritas, sẽ được tổ chức vào tháng 10 tại TGM Xuân lộc. Ngài sẽ tổ chức tĩnh tâm cho các cha Giám đốc và Phó Giám đốc Caritas 26 giáo phận vào tháng 4-2018. Caritas Việt Nam sẽ thực hiện cuốn Sổ tay về tất cả các cơ sở bác ái trong 26 giáo phận.
Vào lúc 10g, cộng đoàn tham dự Thánh lễ tạ ơn và bế mạc tại Nhà nguyện TGM.
Đức Cha Tôma chủ tế và giảng lễ. Gia đình Caritas Việt Nam hợp nhất trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, phó dâng cho Ngài niềm vui và nỗi ưu tư cho hoạt động của Caritas ngày càng hữu hiệu hơn, thể hiện được Caritas là một Gia đình yêu thương và thăng tiến để phục vụ, làm chứng cho Tình yêu Thiên Chúa.
Đại hội Caritas 2017 kết thúc trong tâm tình tri ân Thiên Chúa và cảm ơn nhau, cùng mở ra cho một năm mới của Caritas Việt Nam với nhiều đổi mới và nỗ lực hơn trong việc phục vụ bác ái.
Sáng cơm trưa, nhiều đại biểu đi hành hương Đền Thánh Bắc Trạch, sau đó ra sân bay Hải Phòng về Sài gòn.
Mọi người chia tay trở về nhiệm sở với những công việc bề bộn của những ngày tháng 11 sắp đến.
*****
Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong kỳ họp thường niên, từ ngày 25-9-2008, tại Xuân Lộc, đã xác nhận tầm quan trọng và sự cần thiết của Caritas Việt Nam trong Giáo hội Việt Nam. Caritas thật sự đã đổi mới bản chất và phương thức hành động khi Đức Thánh Cha Beneđictô XVI chỉ định vị Hồng Y đầu tiên, Oscar Andres Rodriguez, làm Chủ tịch Caritas Internationalis thay cho những người giáo dân giữ chức vụ này từ mấy chục năm nay. Hành động này như muốn xác định Giáo Hội toàn cầu muốn Hiệp hội Caritas đóng vai trò lớn lao hơn trong sinh hoạt của Giáo Hội và người tín hữu cần xác tín rằng “hoạt động bác ái chính là trách nhiệm của mỗi tín hữu và cũng là bản chất của Giáo Hội Công Giáo” như Đức Thánh Cha đã xác định trong Thông điệp Deus Caritas est (Thiên Chúa là Tình Yêu), số 20.
Caritas: Theo nguyên ngữ Latinh, từ Caritas có nghĩa là bác ái, là tình yêu bao la, là tình thương quảng đại hay hoạt động từ thiện. Việc liên đới với người nghèo và dấn thân phục vụ họ theo giáo huấn và gương sống của Đức Giêsu là một đòi hỏi của bác ái Kitô giáo, đồng thời là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội. Giáo Hội Công Giáo đã khuyến khích thành lập nhiều tổ chức Caritas quốc gia để thể hiện tình yêu thương này ở khắp nơi. Caritas đầu tiên được thành lập vào năm 1897, tại Freiburg, Đức, sau đó được hình thành tại nhiều quốc gia khác như Thuỵ sĩ (1901), Áo (1903), Hoa Kỳ (Catholic Charities, 1910).
Caritas Quốc tế (Caritas Internationalis) là một tổ chức liên kết các hoạt động bác ái trên phạm vi toàn cầu của Giáo Hội Công Giáo. Tổ chức này được thành lập từ năm 1951, hiện có 162 thành viên Caritas cấp quốc gia. Trụ sở được đặt tại Piazza San Calisto 16, 00153, Roma, Italy. Caritas Quốc tế cứu trợ những người nghèo khổ, tật bệnh hay gặp hoàn cảnh khốn cùng, không phân biệt tôn giáo, quốc gia, chủng tộc, chính trị.
Caritas Việt Nam
- Đầu năm 1965, Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam (HĐGMVN) thành lập Caritas Việt Nam: Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đặc trách; Linh mục G.B. Hồ Văn Vui làm Giám đốc.
- Năm 1968, Caritas Việt Nam do Đức cha Philipphê Nguyễn Kim Điền đặc trách. Caritas Việt Nam bắt đầu nhắm đến các kế hoạch phát triển lâu dài.
- Năm 1969, vì các hoạt động xã hội đòi hỏi nhu cầu chuyên môn nên Caritas Việt Nam cộng tác với trường Cán sự Xã hội của Tu đoàn Nữ tử Bác Ái thánh Vinh Sơn mở 2 khoá đào tạo nhân viên sơ cấp. Sau khi học xong, những cán sự xã hội này về làm việc trong các văn phòng Caritas Giáo phận, phòng phát thuốc, cơ sở dạy trẻ em nghèo, dạy phụ nữ cắt may…
- Năm 1972, Caritas Việt Nam do Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đặc trách. Ngài mở rộng hoạt động bác ái xã hội bằng việc thành lập cơ quan điều hợp các tổ chức, gọi là Hội Hợp tác để xây dựng lại Việt Nam gọi tắt là COREV (Cooperation pour la Réédification du Vietnam). Hội này gồm các thành viên: Caritas Việt Nam, Hội Hồng Thập Tự VN, Tổng Liên đoàn Lao công VN, CRS Hoa kỳ… Hội này được Đức cha Henri Lemaitre, Khâm sứ Toà Thánh, chúc lành và yểm trợ đắc lực. Hội xây dựng được nhiều làng định cư, nhiều trung tâm xã hội.
- Đầu tháng 7-1974, Linh mục Phêrô Trương Trãi, Giáo phận Nha Trang, được cử làm Giám đốc.
- Tháng 6-1976, Caritas Việt Nam được lệnh tạm ngưng hoạt động, bàn giao cơ sở và phương tiện cho Uỷ ban Quân quản TP. HCM.
- Ngày 19-09-2001, Uỷ ban Bác ái Xã hội (UBBAXH) được thành lập trong Đại hội VIII của HĐGMVN, tại Hà Nội, nhưng chỉ chính thức hoạt động sau kỳ họp ngày 26-09-2002, với sự tham dự của đại biểu các giáo phận và các dòng tu để lo các công việc từ thiện, phát triển, cứu trợ khẩn cấp và hoạt động xã hội như hiện nay. Uỷ Ban đã bầu ra Ban Thường trực tại Trung ương cũng như Ban Bác ái Xã hội tại các giáo phận.
Trong tinh thần hội nhập với thế giới, UBBAXH Việt Nam xin phép sử dụng lại tên Caritas Việt Nam và các tên Caritas Giáo phận cho thống nhất ở trong nước và phù hợp với mạng lưới Caritas toàn cầu.
Ngày 2-7-2008, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi Công văn số 941TGCP-CP chấp thuận cho HĐGMVN tái lập Caritas ở cấp Trung ương và cấp giáo phận.
(Theo quy chế Caritas Việt nam)
Lm Giuse Nguyễn Hữu An, Caritas Phan thiết