Thiên Chúa là tình yêu. Vì tình yêu, Ngài đã dựng nên con người. Vì tình yêu, Ngài đã dựng nên mọi loài mọi vật để phục vụ con người. Không những thế, Ngài còn muốn con người được hưởng hạnh phúc đời đời. Chính vì vậy, qua mọi thời đại, Ngài mời gọi tất cả mọi người không phân biệt tốt xấu vào hưởng hạnh phúc Nước Trời. Dụ ngôn tiệc cưới hôm nay diễn tả tâm tình đó của Thiên Chúa.
1. Thiên Chúa mời gọi hết thảy mọi người vào hưởng hạnh phúc Nước Trời
Trước hết là người Do thái: Thiên Chúa đã ưu tiên cho dân Do thái. Ngài tuyển chọn họ làm dân riêng. Qua các thời kỳ lịch sử, Ngài đã chăm sóc họ bởi các thủ lĩnh, các ngôn sứ và cuối cùng Ngài sai chính Con Một của Ngài. Nhưng biết bao nhiêu lần, họ đã từ chối tình thương và sự chăm sóc của Thiên Chúa. Thậm chí, họ còn giết các tiên tri và giết chính Con Một yêu dấu của Ngài.
Khi dân Do thái từ chối, Thiên Chúa mở rộng đối tượng được mời, đó là hết thảy mọi người, không phân biệt tốt xấu, màu da, chủng tộc. Thánh Mathêu cho biết: “Tiệc cưới đã dọn sẵn sàng, nhưng những kẻ đã được mời không đáng dự. Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới. Các đầy tớ liền đi ra đường, gặp ai bất luận tốt xấu, đều quy tụ lại và phòng cưới chật ních khách dự tiệc”(Mt 22,8-10). Chính Đức Giêsu, trong ba năm rao giảng Tin mừng, Ngài không chỉ rao giảng cho riêng người Do thái mà còn rao giảng cho cả vùng dân ngoại. Ngài không chỉ rao giảng cho những người “đạo đức” mà còn rao giảng cho những kẻ “tội lỗi”, đó là những người thu thuế và những cô gái điếm. Tiếp nối sứ mệnh của Đức Giêsu trao phó, Giáo hội trong suốt hai ngàn năm qua, luôn đi khắp tứ phương thiên hạ và mời gọi mọi người gia nhập Giáo hội. Từ con số 12 nay đã có khoảng 1,2 tỷ người Công Giáo trên thế giới. Họ thuộc mọi tầng lớp, màu da, chủng tộc.
Như vậy, dầu trực tiếp hay gián tiếp, Thiên Chúa luôn mời gọi mọi người để họ được hưởng hạnh phúc với Ngài trong Nước Trời.
2. Thiên Chúa mời một cách tha thiết và chu đáo
Qua “dụ ngôn tiệc cưới” hôm nay cho chúng ta thấy, ông chủ không chỉ mời qua loa chiếu lệ, nhưng ông mời một cách tha thiết và hết sức chu đáo. Cụ thể, ông cho người mời thành hai giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất, thiệp mời được gửi đi. Thời gian này cách xa ngày mở tiệc cưới khoảng ít lâu, có lẽ khoảng chừng một tháng. Ông chủ làm như vậy để giúp người được mời có thời gian sắp xếp công việc, chuẩn bị áo cưới và có thể những thứ cần thiết để mừng cô dâu chú rể. Cách làm này thể hiện sự quan tâm của ông chủ.
Gian đoạn thứ hai, là thời gian cận kề bữa tiệc cưới. Ông chủ cho người đi mời lại một lần nữa: “Hãy nói cùng những người đã được mời rằng: Này ta đã dọn tiệc sẵn rồi, đã hạ bò và súc vật béo tốt rồi, mọi sự đã sẵn sàng: xin mời các ông đến dự tiệc cưới”(Mt 22,4). Ông chủ sợ khách mời quên chăng? Dẫu sao cử chỉ này cũng thể hiện sự nhiệt tình, chu đáo của ông chủ. Cử chỉ này cũng rất phù hợp với phong tục cưới hỏi nhiều nơi ở người Việt Nam chúng ta. Ở nhiều địa phương tại Việt Nam, chủ nhà có đám cưới thường gửi thiệp mời trước ngày cưới cả tháng. Và đương nhiên trước ngày dọn tiệc, chủ nhà còn “nhắc khéo” người được mời một lần nữa để họ nhớ đi tham dự đám cưới cách đầy đủ. Đó là mong muốn của ông chủ.
Thái độ của ông chủ cũng là thái độ của Thiên Chúa khi Ngài mời con người đến dự tiệc cưới Nước Trời. Ngài mời lần này lượt khác. Ngài mời qua các tiên tri. Ngài mời qua chính Con Một của Ngài. Ngài mời qua Giáo hội. Ngài mời một cách nhiệt tình và chu đáo. Hầu mong muốn ai ai cũng có mặt trong tiệc cưới mà Ngài dọn sẵn là Nước Trời.
3. Thái độ của khách mời
Thái độ thứ nhất của khách mời là từ chối lời mời gọi của ông chủ: Ông chủ tiệc cưới ở đây lại là một vị vua. Đám cưới ở đây là của hoàng tử. Đáng lý ra khách được mời phải cảm thấy vinh dự to lớn và phải đáp trả lại lời mời gọi một cách mau mắn. Nhưng than ôi, họ không làm như vậy. Trái lại, họ đã từ chối một cách ra mặt. Từ chối lần mời đầu tiên “Vua sai đầy tớ đi gọi những người đã được mời dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến.” (Mt 22,3). Từ chối lần mời thứ hai: “Những người ấy đã không đếm xỉa gì và bỏ đi: người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán;” (Mt 22,5). Những lý do họ đưa ra để từ chối không đủ thuyết phục: bởi vì, những công việc như thăm trại, buôn bán thì không quan trọng cho lắm so với tiệc cưới của hoàng tử, được nhà vua đích thân mời. Hơn nữa, những công việc đó có thể chuyển sang một thời gian khác. Thậm chí, “một số người còn bắt các đầy tớ vua mà nhục mạ và giết đi” (Mt 22,6).
Thái độ của khách mời trên cũng là thái độ của người Do thái: Dân Do Thái đã từ chối lời mời gọi của Thiên Chúa, của Đức Giêsu; Họ đã giết chết các tiên tri; Họ không tin vào Đức Giêsu và thậm chí đã giết chết Người. Thái độ của khách mời cũng là thái độ của con người qua mọi thời đại: Họ viện vào nhiều lý do không đâu để từ chối lời mời của Đức Giêsu, lời mời của Giáo hội. Thậm chí, họ còn bắt bớ, đánh đập những người được Chúa và Giáo hội sai đến. Các cuộc bách hại Giáo hội qua các thời kỳ làm chứng cho chúng ta thấy điều đó.
Chắc chắn số phận của những người từ chối lời mời gọi của ông chủ, của Thiên Chúa sẽ không có chỗ trong Nước Trời.
Thái độ thứ hai của khách mời là không mặc y phục lễ cưới: Điều kiện duy nhất mà ông chủ đòi hỏi nơi khách mời là phải mặc y phục lễ cưới. Y phục lễ cưới ở đây ám chỉ lòng sám hối của con người và những việc lành phúc đức mà con người thực hiện. Trong số những người đã ngồi vào phòng tiệc, nhà vua nhận ra một người không mặc y phục lễ cưới. Nhà Vua liền nói với người ấy rằng: “Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?” Người ấy lặng thinh. Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: “Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng!” (x. Mt 22,12-13). Khung cảnh này làm chúng ta nhớ tới khung cảnh về ngày phán xét chung mà Thánh Mathêu kể lại ở chương 25, nhà vua cũng nói với những kẻ bên tả là những kẻ không thực hành việc bác ái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng” (Mt 25,41-43).
Như vậy, y phục lễ cưới ở đây không chỉ là lòng sám hối mà còn là những việc lành bác ái yêu thương. Số phận của những người không có y phục lễ cưới, tức là không có lòng sám hối và không có lòng bác ái yêu thương sẽ không cố chỗ trong Nước trời.
Thái độ thứ ba của khách mời là mặc y phục lễ cưới: Trong phòng tiệc cưới, chỉ có duy nhất một người không mặc y phục lễ cưới. Số còn lại đều mặc y phục lễ cưới. Điều này cho chúng ta thêm niềm hy vọng. Nhưng hy vọng mà thôi chưa đủ. Để đảm bảo chắc chắn có chỗ trong Nước Trời, chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng: Đó là lòng sám hối và các việc lành phúc đức, nhất là những việc bác ái yêu thương; Đó là thực hành những đòi buộc của Bí tích Rửa tội: “từ bỏ ma quỷ và tuyên xưng đức tin”; Đó là luôn giữ gìn chiếc áo ngày rửa tội được “tinh tuyền”; Đó là siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích, suy niệm và thực hành Lời Chúa.
Tóm lại, Thiên Chúa là tình yêu. Ngài luôn mời gọi và mong muốn mọi người được hưởng hạnh phúc Nước Trời. Xin cho tất cả mọi người chúng ta luôn biết đáp trả lại lời mời gọi của Chúa, đồng thời biết chuẩn bị cho mình những chiếc áo cưới đẹp, đó là sự hoán cải tâm hồn và những việc lành phúc đức. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
1. Thiên Chúa mời gọi hết thảy mọi người vào hưởng hạnh phúc Nước Trời
Trước hết là người Do thái: Thiên Chúa đã ưu tiên cho dân Do thái. Ngài tuyển chọn họ làm dân riêng. Qua các thời kỳ lịch sử, Ngài đã chăm sóc họ bởi các thủ lĩnh, các ngôn sứ và cuối cùng Ngài sai chính Con Một của Ngài. Nhưng biết bao nhiêu lần, họ đã từ chối tình thương và sự chăm sóc của Thiên Chúa. Thậm chí, họ còn giết các tiên tri và giết chính Con Một yêu dấu của Ngài.
Khi dân Do thái từ chối, Thiên Chúa mở rộng đối tượng được mời, đó là hết thảy mọi người, không phân biệt tốt xấu, màu da, chủng tộc. Thánh Mathêu cho biết: “Tiệc cưới đã dọn sẵn sàng, nhưng những kẻ đã được mời không đáng dự. Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới. Các đầy tớ liền đi ra đường, gặp ai bất luận tốt xấu, đều quy tụ lại và phòng cưới chật ních khách dự tiệc”(Mt 22,8-10). Chính Đức Giêsu, trong ba năm rao giảng Tin mừng, Ngài không chỉ rao giảng cho riêng người Do thái mà còn rao giảng cho cả vùng dân ngoại. Ngài không chỉ rao giảng cho những người “đạo đức” mà còn rao giảng cho những kẻ “tội lỗi”, đó là những người thu thuế và những cô gái điếm. Tiếp nối sứ mệnh của Đức Giêsu trao phó, Giáo hội trong suốt hai ngàn năm qua, luôn đi khắp tứ phương thiên hạ và mời gọi mọi người gia nhập Giáo hội. Từ con số 12 nay đã có khoảng 1,2 tỷ người Công Giáo trên thế giới. Họ thuộc mọi tầng lớp, màu da, chủng tộc.
Như vậy, dầu trực tiếp hay gián tiếp, Thiên Chúa luôn mời gọi mọi người để họ được hưởng hạnh phúc với Ngài trong Nước Trời.
2. Thiên Chúa mời một cách tha thiết và chu đáo
Qua “dụ ngôn tiệc cưới” hôm nay cho chúng ta thấy, ông chủ không chỉ mời qua loa chiếu lệ, nhưng ông mời một cách tha thiết và hết sức chu đáo. Cụ thể, ông cho người mời thành hai giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất, thiệp mời được gửi đi. Thời gian này cách xa ngày mở tiệc cưới khoảng ít lâu, có lẽ khoảng chừng một tháng. Ông chủ làm như vậy để giúp người được mời có thời gian sắp xếp công việc, chuẩn bị áo cưới và có thể những thứ cần thiết để mừng cô dâu chú rể. Cách làm này thể hiện sự quan tâm của ông chủ.
Gian đoạn thứ hai, là thời gian cận kề bữa tiệc cưới. Ông chủ cho người đi mời lại một lần nữa: “Hãy nói cùng những người đã được mời rằng: Này ta đã dọn tiệc sẵn rồi, đã hạ bò và súc vật béo tốt rồi, mọi sự đã sẵn sàng: xin mời các ông đến dự tiệc cưới”(Mt 22,4). Ông chủ sợ khách mời quên chăng? Dẫu sao cử chỉ này cũng thể hiện sự nhiệt tình, chu đáo của ông chủ. Cử chỉ này cũng rất phù hợp với phong tục cưới hỏi nhiều nơi ở người Việt Nam chúng ta. Ở nhiều địa phương tại Việt Nam, chủ nhà có đám cưới thường gửi thiệp mời trước ngày cưới cả tháng. Và đương nhiên trước ngày dọn tiệc, chủ nhà còn “nhắc khéo” người được mời một lần nữa để họ nhớ đi tham dự đám cưới cách đầy đủ. Đó là mong muốn của ông chủ.
Thái độ của ông chủ cũng là thái độ của Thiên Chúa khi Ngài mời con người đến dự tiệc cưới Nước Trời. Ngài mời lần này lượt khác. Ngài mời qua các tiên tri. Ngài mời qua chính Con Một của Ngài. Ngài mời qua Giáo hội. Ngài mời một cách nhiệt tình và chu đáo. Hầu mong muốn ai ai cũng có mặt trong tiệc cưới mà Ngài dọn sẵn là Nước Trời.
3. Thái độ của khách mời
Thái độ thứ nhất của khách mời là từ chối lời mời gọi của ông chủ: Ông chủ tiệc cưới ở đây lại là một vị vua. Đám cưới ở đây là của hoàng tử. Đáng lý ra khách được mời phải cảm thấy vinh dự to lớn và phải đáp trả lại lời mời gọi một cách mau mắn. Nhưng than ôi, họ không làm như vậy. Trái lại, họ đã từ chối một cách ra mặt. Từ chối lần mời đầu tiên “Vua sai đầy tớ đi gọi những người đã được mời dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến.” (Mt 22,3). Từ chối lần mời thứ hai: “Những người ấy đã không đếm xỉa gì và bỏ đi: người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán;” (Mt 22,5). Những lý do họ đưa ra để từ chối không đủ thuyết phục: bởi vì, những công việc như thăm trại, buôn bán thì không quan trọng cho lắm so với tiệc cưới của hoàng tử, được nhà vua đích thân mời. Hơn nữa, những công việc đó có thể chuyển sang một thời gian khác. Thậm chí, “một số người còn bắt các đầy tớ vua mà nhục mạ và giết đi” (Mt 22,6).
Thái độ của khách mời trên cũng là thái độ của người Do thái: Dân Do Thái đã từ chối lời mời gọi của Thiên Chúa, của Đức Giêsu; Họ đã giết chết các tiên tri; Họ không tin vào Đức Giêsu và thậm chí đã giết chết Người. Thái độ của khách mời cũng là thái độ của con người qua mọi thời đại: Họ viện vào nhiều lý do không đâu để từ chối lời mời của Đức Giêsu, lời mời của Giáo hội. Thậm chí, họ còn bắt bớ, đánh đập những người được Chúa và Giáo hội sai đến. Các cuộc bách hại Giáo hội qua các thời kỳ làm chứng cho chúng ta thấy điều đó.
Chắc chắn số phận của những người từ chối lời mời gọi của ông chủ, của Thiên Chúa sẽ không có chỗ trong Nước Trời.
Thái độ thứ hai của khách mời là không mặc y phục lễ cưới: Điều kiện duy nhất mà ông chủ đòi hỏi nơi khách mời là phải mặc y phục lễ cưới. Y phục lễ cưới ở đây ám chỉ lòng sám hối của con người và những việc lành phúc đức mà con người thực hiện. Trong số những người đã ngồi vào phòng tiệc, nhà vua nhận ra một người không mặc y phục lễ cưới. Nhà Vua liền nói với người ấy rằng: “Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?” Người ấy lặng thinh. Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: “Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng!” (x. Mt 22,12-13). Khung cảnh này làm chúng ta nhớ tới khung cảnh về ngày phán xét chung mà Thánh Mathêu kể lại ở chương 25, nhà vua cũng nói với những kẻ bên tả là những kẻ không thực hành việc bác ái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng” (Mt 25,41-43).
Như vậy, y phục lễ cưới ở đây không chỉ là lòng sám hối mà còn là những việc lành bác ái yêu thương. Số phận của những người không có y phục lễ cưới, tức là không có lòng sám hối và không có lòng bác ái yêu thương sẽ không cố chỗ trong Nước trời.
Thái độ thứ ba của khách mời là mặc y phục lễ cưới: Trong phòng tiệc cưới, chỉ có duy nhất một người không mặc y phục lễ cưới. Số còn lại đều mặc y phục lễ cưới. Điều này cho chúng ta thêm niềm hy vọng. Nhưng hy vọng mà thôi chưa đủ. Để đảm bảo chắc chắn có chỗ trong Nước Trời, chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng: Đó là lòng sám hối và các việc lành phúc đức, nhất là những việc bác ái yêu thương; Đó là thực hành những đòi buộc của Bí tích Rửa tội: “từ bỏ ma quỷ và tuyên xưng đức tin”; Đó là luôn giữ gìn chiếc áo ngày rửa tội được “tinh tuyền”; Đó là siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích, suy niệm và thực hành Lời Chúa.
Tóm lại, Thiên Chúa là tình yêu. Ngài luôn mời gọi và mong muốn mọi người được hưởng hạnh phúc Nước Trời. Xin cho tất cả mọi người chúng ta luôn biết đáp trả lại lời mời gọi của Chúa, đồng thời biết chuẩn bị cho mình những chiếc áo cưới đẹp, đó là sự hoán cải tâm hồn và những việc lành phúc đức. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành