Quán Câu lạc bộ Fame Club tại số 25 Ngô Văn Sở, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tổ chức một đám mang danh nghệ sĩ ăn mặc hở hàng khiêu dâm nhưng mang biểu tượng Thánh giá rất lớn, các biểu tượng tu phục của các linh mục và nữ tu nhảy nhót khiêu khích dâm đãng trên sân khấu show diễn hôm 8/10, quán này ở rất gần trung tâm Hà Nội, chỉ cách Sở Văn hóa của thủ đô khoảng 1,5 kilomet.
Những tấm ảnh ghi lại show này được đăng trên Facebook cho thấy nhiều người mẫu mang trang phục gợi cảm màu đen gắn hoặc in hình Thánh giá. Trang phục của các người mẫu nữ để hở hang da thịt, ngoài ra họ còn mang trên đầu khăn trùm giống của các nữ tu.
Thông tin và hình ảnh này được nhiều nhà hoạt động Công Giáo lan truyền trên mạng xã hội làm cho đông đảo giáo dân Công Giáo Việt Nam trong mấy ngày qua giận dữ lên án và tố cáo quán bar này đã thực hiện buổi biểu diễn ‘xúc phạm Thánh giá và Công Giáo".
Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, một nhà bất đồng chính kiến bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh, viết trên Facebook: “Xin đừng im lặng trước hành vi báng bổ tôn giáo!”
Cha Phong nhận định rằng các màn trình diễn là hành vi “xúc phạm Đức tin của người Công Giáo” và việc những người biểu diễn biến tấu những phẩm phục của các tu sĩ Công Giáo, là “những tiết mục phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục”.
Những nhà hoạt động khác trong đó có ông JB Nguyễn Hữu Vinh, cô Thảo Teresa, và anh Paul Trần Minh Nhật – một người đang bị chính quyền truy nã,cũng tích cực phát đi những thông điệp tương tự.
Ông Vinh cho ám chỉ thủ phạm chính là ai, khi viết: "Bất cứ hoạt động nghệ thuật hay văn học nào đều nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cs. Vì vậy nếu như người ta thường xuyên thấy báo nọ bị phạt, đài kia bị cắt chương trình, tác phẩm nọ bị thu hồi, tác phẩm kia bị xay thành bột giấy... vì động chạm xa dần đến đảng hoặc Hồ Chí Minh. Đảng Cs coi đó như một trọng tội... Thế nhưng khi bầu kền kền văn nghệ sĩ khốn nạn sáng tác các tác phẩm xuyên tạc Công Giáo thì bộ máy tuyên giáo tư tưởng im ru theo kiểu “im lặng là đồng ý” - Trong trường hợp xúc phạm Thiên Chúa giáo thì đó là sự đồng loã và khuyến khích.
Ông mô tả show diễn và những người tham gia là “vô liêm sỉ”, “vô văn hóa”, “đĩ bợm”, “khiêu dâm”.
Các bài viết của họ thu hút khoảng 14 nghìn phản ứng, hàng nghìn người khác bình luận và chia sẻ để lan rộng.
Luật Việt Nam quy định chính phủ “thống nhất quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang”. Theo đó, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương “thực hiện quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang” tại địa phương trong phạm vi, quyền hạn của mình.
Căn cứ vào luật đó, linh mục Nam Phong và các nhà hoạt động nêu nghi vấn: phải chăng có một thế lực nào đó chống lưng cho màn trình diễn mang tính “khiêu khích và nhục mạ trắng trợn đến những người tin Chúa?”
Viết trên mạng xã hội, các nhà hoạt động yêu cầu Sở Văn hoá-Thể thao Hà Nội “làm rõ” ai đã tổ chức buổi biểu diễn tai tiếng này.
Các nhà hoạt động, đồng thời là tín đồ Công Giáo, lập luận rằng nếu chính quyền Hà nội “không làm rõ và truy cứu trách nhiệm” những người liên quan, điều đó buộc họ phải hiểu rằng những người đó “đã được chính quyền Hà Nội bật đèn xanh, cho phép dàn dựng những tác phẩm nhằm xúc phạm niềm tin tôn giáo” của người theo Công Giáo.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao của thủ đô Hà Nội, xác nhận với VOA vào chiều 10/10 ông có nghe dư luận nói về buổi biểu diễn gây tranh cãi. Ông cũng xác nhận quán này đã xin phép cho show diễn, và nói thêm một cách ngắn gọn: “Sáng nay tôi đã cho thanh tra sở xuống xem xét và xử lý theo quy định rồi. Thanh tra sở đã xuống làm việc rồi”.
Tuy nhiên, ông Động không nói cụ thể sẽ “xử lý” như thế nào. VOA cũng liên lạc với chủ quán bar Fame, một người đàn ông có tên gọi là Cường. Khi được hỏi trước những phản ứng và chỉ trích của các giáo dân, ông có thể đưa ra ý kiến gì, người đàn ông này chỉ trả lời “Tôi đang bận bạn nhé” rồi cúp máy.
Những người sử dụng mạng xã hội kêu gọi tẩy chay quán Fame bằng cách đánh giá thấp cho quán này trên trang Facebook của quán. Trước khi có show diễn gây rắc rối, quán này được đánh giá 5 sao. Đến tối 10/10, xếp hạng sao của quán chỉ còn 2,7 sau khi nhận được đánh giá của 1349 người.
Thông tin và hình ảnh này được nhiều nhà hoạt động Công Giáo lan truyền trên mạng xã hội làm cho đông đảo giáo dân Công Giáo Việt Nam trong mấy ngày qua giận dữ lên án và tố cáo quán bar này đã thực hiện buổi biểu diễn ‘xúc phạm Thánh giá và Công Giáo".
Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, một nhà bất đồng chính kiến bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh, viết trên Facebook: “Xin đừng im lặng trước hành vi báng bổ tôn giáo!”
Cha Phong nhận định rằng các màn trình diễn là hành vi “xúc phạm Đức tin của người Công Giáo” và việc những người biểu diễn biến tấu những phẩm phục của các tu sĩ Công Giáo, là “những tiết mục phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục”.
Những nhà hoạt động khác trong đó có ông JB Nguyễn Hữu Vinh, cô Thảo Teresa, và anh Paul Trần Minh Nhật – một người đang bị chính quyền truy nã,cũng tích cực phát đi những thông điệp tương tự.
Ông Vinh cho ám chỉ thủ phạm chính là ai, khi viết: "Bất cứ hoạt động nghệ thuật hay văn học nào đều nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cs. Vì vậy nếu như người ta thường xuyên thấy báo nọ bị phạt, đài kia bị cắt chương trình, tác phẩm nọ bị thu hồi, tác phẩm kia bị xay thành bột giấy... vì động chạm xa dần đến đảng hoặc Hồ Chí Minh. Đảng Cs coi đó như một trọng tội... Thế nhưng khi bầu kền kền văn nghệ sĩ khốn nạn sáng tác các tác phẩm xuyên tạc Công Giáo thì bộ máy tuyên giáo tư tưởng im ru theo kiểu “im lặng là đồng ý” - Trong trường hợp xúc phạm Thiên Chúa giáo thì đó là sự đồng loã và khuyến khích.
Ông mô tả show diễn và những người tham gia là “vô liêm sỉ”, “vô văn hóa”, “đĩ bợm”, “khiêu dâm”.
Các bài viết của họ thu hút khoảng 14 nghìn phản ứng, hàng nghìn người khác bình luận và chia sẻ để lan rộng.
Luật Việt Nam quy định chính phủ “thống nhất quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang”. Theo đó, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương “thực hiện quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang” tại địa phương trong phạm vi, quyền hạn của mình.
Căn cứ vào luật đó, linh mục Nam Phong và các nhà hoạt động nêu nghi vấn: phải chăng có một thế lực nào đó chống lưng cho màn trình diễn mang tính “khiêu khích và nhục mạ trắng trợn đến những người tin Chúa?”
Viết trên mạng xã hội, các nhà hoạt động yêu cầu Sở Văn hoá-Thể thao Hà Nội “làm rõ” ai đã tổ chức buổi biểu diễn tai tiếng này.
Các nhà hoạt động, đồng thời là tín đồ Công Giáo, lập luận rằng nếu chính quyền Hà nội “không làm rõ và truy cứu trách nhiệm” những người liên quan, điều đó buộc họ phải hiểu rằng những người đó “đã được chính quyền Hà Nội bật đèn xanh, cho phép dàn dựng những tác phẩm nhằm xúc phạm niềm tin tôn giáo” của người theo Công Giáo.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao của thủ đô Hà Nội, xác nhận với VOA vào chiều 10/10 ông có nghe dư luận nói về buổi biểu diễn gây tranh cãi. Ông cũng xác nhận quán này đã xin phép cho show diễn, và nói thêm một cách ngắn gọn: “Sáng nay tôi đã cho thanh tra sở xuống xem xét và xử lý theo quy định rồi. Thanh tra sở đã xuống làm việc rồi”.
Tuy nhiên, ông Động không nói cụ thể sẽ “xử lý” như thế nào. VOA cũng liên lạc với chủ quán bar Fame, một người đàn ông có tên gọi là Cường. Khi được hỏi trước những phản ứng và chỉ trích của các giáo dân, ông có thể đưa ra ý kiến gì, người đàn ông này chỉ trả lời “Tôi đang bận bạn nhé” rồi cúp máy.
Những người sử dụng mạng xã hội kêu gọi tẩy chay quán Fame bằng cách đánh giá thấp cho quán này trên trang Facebook của quán. Trước khi có show diễn gây rắc rối, quán này được đánh giá 5 sao. Đến tối 10/10, xếp hạng sao của quán chỉ còn 2,7 sau khi nhận được đánh giá của 1349 người.