Từ những mâu thuẫn có khi rất nhỏ nhặt dẫn đến trả thù nhau ngày càng diễn ra ở mọi tầng lớp và mọi môi trường sống của con người: nơi gia đình, nơi học đường và ngoài xã hội. Hậu quả của những cuộc trả thù là: bị thương tổn về tinh thần cũng như thể xác, thậm chí có những cuộc trả thù gây ra án mạng. Cách đây không lâu do những mâu thuẫn nhỏ nhặt theo kiểu học sinh và sự “tinh tướng” của lứa tuổi mới lớn, nhóm học sinh cùng trường thuộc huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang đã gây ra cái chết cho chính một người bạn học của mình. Nếu chúng ta gõ trên google chữ “trả thù” thì nó sẽ hiện ra những hàng tít như: Đi ‘báo thù’ cho em, đánh nhau loạn xạ, người anh trai bị đâm chết; Dùng 6 xe tải chở 120 côn đồ đi trả thù; Đi trả thù, con chết cha nhập viện; Anh vác dao đi đánh nhau, trả thù cho em rồi bị đâm chết: Biết trách ai?...
Lối sống và cách cư xử trên đây đi ngược lại với đời sống và lời dạy của Đức Giêsu. Thật vậy, cả cuộc đời của Đức Giêsu là bài học về sự tha thứ. Trong ba năm rao giảng Tin mừng, Ngài đã từng tha thứ cho những kẻ tội lỗi như ông Lêvi, ông Giakêu, người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Ngài từng bị chống đối và bách hại bởi các luật sĩ, biệt phái...Đặc biệt vào những ngày cuối đời, Ngài bị bắt, bị đánh đập, bị xỉ nhục, bị đội mão gai, chịu vác thập giá và đóng đinh trên thập giá…nhưng Ngài không một chút oán hận những kẻ làm hại mình, trái lại Ngài còn cầu nguyện cùng Chúa Cha rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 33). Chỉ một lời cầu nguyện với lòng sám hối của kẻ trộm lành, Ngài đã tha thứ và cho anh ta vào Thiên đàng ngay ngày hôm đó. Sau khi sống lại, Ngài đã không nhớ đến tội của các môn đệ, nhất là tội chối Thầy của ông Phêrô. Ngài còn lập bí tích Giao hòa để tha thứ tội lỗi cho con người mãi cho đến tận thế.
Ngài không những sống tha thứ mà còn dạy các môn đệ và mỗi người chúng ta biết tha thứ cho mọi người. Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, khi Phêrô đến hỏi Ngài: Phải tha thứ mấy lần, có phải bảy lần không? Ngài đã trả lời với Phêrô rằng: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22). Tha thứ bảy mươi lần bảy không có nghĩa là 490 lần, mà là tha thứ không có giới hạn, tha thứ mãi mãi. Để quảng diễn tư tưởng đó, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn “Tên mắc nợ không biết thương xót” (x. Mt 18, 23-35). Trong dụ ngôn này, nhà vua chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa “là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân” (Tv 102,8). Ngài không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn thống hối để được sống (x. Ez 18,23). Trong thời Cựu Ước, dân Do thái đã bao lần phạm tội, lỗi giao ước, bội thề…nhưng hễ họ ăn năn sám hối trở về, Thiên Chúa lại tha thứ cho họ. Cùng với tâm tình đó, Đức Giêsu khẳng định: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.” (Lc 5,32). Đức Giêsu còn kể nhiều dụ ngôn để nói về lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa, trong đó có ba dụ ngôn (Lc 15): Con chiên bị mất, đồng bạc bị đánh mất và người cha nhân hậu. Đức Giêsu không chỉ dạy tha thứ cho kẻ thù mà còn dạy cho chúng ta phải cầu nguyện và làm ơn cho kẻ thù nữa. Ngài nói: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,44).
Vì sao Đức Giêsu sống tha thứ và dạy cho chúng ta bài học về sự tha thứ?
Thứ nhất, vì con người là bất toàn, hay sai lỗi như thánh Gioan nói: “Ai nói mình vô tội đó là kẻ nói dối” (x.1Ga 1,10). Có tội thì cần được tha. Tôi có tội cần sự tha thứ của anh em. Anh em có tội cần sự tha thứ của tôi. Chúng ta có tội cần sự tha thứ của Thiên Chúa. Như vậy, tha thứ rất cần thiết giữa con người với nhau và con người cần sự tha thứ của Thiên Chúa.
Thứ hai, khi thực hiện sự tha thứ là chúng ta nên giống Thiên Chúa, nên con cái của Cha chúng ta là Đấng ngự trên trời “vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45).
Thứ ba, tha thứ là điều kiện để Chúa nhận của lễ chúng ta dâng: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24).
Thứ tư, tha thứ là điều kiện để được Chúa thứ tha: “Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em”(Mt 6,14-15). Trong Kinh Lạy Cha, Đức Giêsu cũng dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (Mt 6,12). Sách Huấn Ca cũng dạy: “Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha” (Hc 28,2).
Thứ năm, tha thứ sẽ đem lại bình an cho con người. Trái lại, hận thù sẽ làm cho con người mất bình an. Đúng như người ta nói: “Lấy oán báo oán, oán oán chập chùng, lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan.”
Như vậy, qua mẫu gương và lời dạy của Đức Giêsu, và vì những lý do trên, nên mỗi người chúng ta hãy cố gắng thực hiện sự tha thứ trong gia đình, trong cộng đoàn và mỗi môi trường chúng ta sống. Tuy nhiên, để thực hiện sự tha thứ không phải là chuyện dễ dàng. Vì thế, chúng ta hãy noi gương bắt chước Đức Giêsu. Ngoài mẫu gương của Đức Giêsu chúng ta hãy nhìn vào mẫu gương của các đấng bậc trong đạo ngoài đời: Gương của Thánh Stêphanô tha thứ cho Saolê và những kẻ giết mình; Gương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tha thứ cho kẻ sát thủ Mehmet Ali Agca; Gương của Thánh Maria Goretti tha thứ cho Alessandrô là kẻ làm hại mình; Ông Gandhi vị anh hùng dân tộc Ấn Độ cũng chủ trương rằng : “Luật vàng của xử thế là sự tha thứ lẫn nhau”…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con luôn biết tha thứ cho anh chị em mình như Chúa đã tha thứ cho chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Lối sống và cách cư xử trên đây đi ngược lại với đời sống và lời dạy của Đức Giêsu. Thật vậy, cả cuộc đời của Đức Giêsu là bài học về sự tha thứ. Trong ba năm rao giảng Tin mừng, Ngài đã từng tha thứ cho những kẻ tội lỗi như ông Lêvi, ông Giakêu, người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Ngài từng bị chống đối và bách hại bởi các luật sĩ, biệt phái...Đặc biệt vào những ngày cuối đời, Ngài bị bắt, bị đánh đập, bị xỉ nhục, bị đội mão gai, chịu vác thập giá và đóng đinh trên thập giá…nhưng Ngài không một chút oán hận những kẻ làm hại mình, trái lại Ngài còn cầu nguyện cùng Chúa Cha rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 33). Chỉ một lời cầu nguyện với lòng sám hối của kẻ trộm lành, Ngài đã tha thứ và cho anh ta vào Thiên đàng ngay ngày hôm đó. Sau khi sống lại, Ngài đã không nhớ đến tội của các môn đệ, nhất là tội chối Thầy của ông Phêrô. Ngài còn lập bí tích Giao hòa để tha thứ tội lỗi cho con người mãi cho đến tận thế.
Ngài không những sống tha thứ mà còn dạy các môn đệ và mỗi người chúng ta biết tha thứ cho mọi người. Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, khi Phêrô đến hỏi Ngài: Phải tha thứ mấy lần, có phải bảy lần không? Ngài đã trả lời với Phêrô rằng: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22). Tha thứ bảy mươi lần bảy không có nghĩa là 490 lần, mà là tha thứ không có giới hạn, tha thứ mãi mãi. Để quảng diễn tư tưởng đó, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn “Tên mắc nợ không biết thương xót” (x. Mt 18, 23-35). Trong dụ ngôn này, nhà vua chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa “là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân” (Tv 102,8). Ngài không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn thống hối để được sống (x. Ez 18,23). Trong thời Cựu Ước, dân Do thái đã bao lần phạm tội, lỗi giao ước, bội thề…nhưng hễ họ ăn năn sám hối trở về, Thiên Chúa lại tha thứ cho họ. Cùng với tâm tình đó, Đức Giêsu khẳng định: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.” (Lc 5,32). Đức Giêsu còn kể nhiều dụ ngôn để nói về lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa, trong đó có ba dụ ngôn (Lc 15): Con chiên bị mất, đồng bạc bị đánh mất và người cha nhân hậu. Đức Giêsu không chỉ dạy tha thứ cho kẻ thù mà còn dạy cho chúng ta phải cầu nguyện và làm ơn cho kẻ thù nữa. Ngài nói: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,44).
Vì sao Đức Giêsu sống tha thứ và dạy cho chúng ta bài học về sự tha thứ?
Thứ nhất, vì con người là bất toàn, hay sai lỗi như thánh Gioan nói: “Ai nói mình vô tội đó là kẻ nói dối” (x.1Ga 1,10). Có tội thì cần được tha. Tôi có tội cần sự tha thứ của anh em. Anh em có tội cần sự tha thứ của tôi. Chúng ta có tội cần sự tha thứ của Thiên Chúa. Như vậy, tha thứ rất cần thiết giữa con người với nhau và con người cần sự tha thứ của Thiên Chúa.
Thứ hai, khi thực hiện sự tha thứ là chúng ta nên giống Thiên Chúa, nên con cái của Cha chúng ta là Đấng ngự trên trời “vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45).
Thứ ba, tha thứ là điều kiện để Chúa nhận của lễ chúng ta dâng: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24).
Thứ tư, tha thứ là điều kiện để được Chúa thứ tha: “Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em”(Mt 6,14-15). Trong Kinh Lạy Cha, Đức Giêsu cũng dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (Mt 6,12). Sách Huấn Ca cũng dạy: “Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha” (Hc 28,2).
Thứ năm, tha thứ sẽ đem lại bình an cho con người. Trái lại, hận thù sẽ làm cho con người mất bình an. Đúng như người ta nói: “Lấy oán báo oán, oán oán chập chùng, lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan.”
Như vậy, qua mẫu gương và lời dạy của Đức Giêsu, và vì những lý do trên, nên mỗi người chúng ta hãy cố gắng thực hiện sự tha thứ trong gia đình, trong cộng đoàn và mỗi môi trường chúng ta sống. Tuy nhiên, để thực hiện sự tha thứ không phải là chuyện dễ dàng. Vì thế, chúng ta hãy noi gương bắt chước Đức Giêsu. Ngoài mẫu gương của Đức Giêsu chúng ta hãy nhìn vào mẫu gương của các đấng bậc trong đạo ngoài đời: Gương của Thánh Stêphanô tha thứ cho Saolê và những kẻ giết mình; Gương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tha thứ cho kẻ sát thủ Mehmet Ali Agca; Gương của Thánh Maria Goretti tha thứ cho Alessandrô là kẻ làm hại mình; Ông Gandhi vị anh hùng dân tộc Ấn Độ cũng chủ trương rằng : “Luật vàng của xử thế là sự tha thứ lẫn nhau”…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con luôn biết tha thứ cho anh chị em mình như Chúa đã tha thứ cho chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành