Medellin là thành phố lớn thứ hai của Colombia, với dân số ước chừng 2 triệu rưỡi, nhưng nếu kể cả các khu ngoại biên, dân số này lên đến 3 triệu 7. Medellin cũng là nơi họp Hội Nghị của CELAM tức Liên Hội Đồng Các Giám Mục Châu Mỹ La Tinh và Vùng Caribbean năm 1968. Hội nghị này chính thức ủng hộ các cộng đồng giáo hội căn bản và thần học giải phóng.
Vào ngày thứ tư của chuyến tông du Colombia 5 ngày của ngài, Đức Phanxicô đã tới thành phố này để dâng thánh lễ cho khoảng một triệu người, trong đó, có nhiều linh mục, chủng sinh và nam nữ tu sĩ.
Vì Medellin có thời đã gần như đồng nghĩa với các tập đoàn buôn bán ma túy, nên nhân dịp này Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc đến quá khứ giết người của thành phố: nhiều mạng sống đã bị mất vì nghiện ngập và ngài cầu nguyện để những mối lái và người buôn bán ma túy thay đổi cõi lòng họ.
Theo Associated Press, trong một cuộc gặp gỡ các linh mục, chủng sinh và nữ tu tại Medellin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói đến “những tên sát nhân buôn bán ma túy”, từng biến thành phố lớn thứ hai của Colombia thành thủ đô giết người của thế giới trong thời hưng thịnh của chiến tranh ma túy cách nay 3 thập niên.
Ngài nói: Medellin “nhắc tôi nhớ đến nhiều mạng sống trẻ đã bị cắt ngắn, liệng bỏ và hủy hoại” bởi ma túy. Tôi mời gọi anh chị em tưởng nhớ và đồng hành với lớp người thê lương này và xin sự tha thứ cho những ai hủy hoại các giấc mơ của rất nhiều người trẻ”.
Đó là lời ứng khẩu, đích thân Đức Phanxicô cảm nghiệm sâu xa và nói ra; ngài vốn thường xuyên tố cáo tai họa buôn bán ma túy. Trước khi làm giáo hoàng, Đức Phanxicô nổi tiếng là người phục vụ giới trẻ nghiện ngập ở các khu ổ chuột ở Buenos Aires.
Hôm nay được Đức Phanxicô đặc biệt dành cho chuyện “sắp xếp việc trong nhà” sau khi đã dành nửa phần đầu của chuyến đi cho diễn trình hòa bình mong manh của Colombia. Tức là nói chuyện với chủ đề ơn gọi, nhắm nhiều vào hàng giáo sĩ, chủng sinh, tu sĩ.
Mưa lớn buộc ngài phải thay đổi kế hoạch đi Medellin: thay vì dùng trực thăng bay từ phi trường quốc tế của Bogota, ngài đã được xe đưa đến và do đó, chậm cả gần một tiếng đồng hồ khiến khoảng 1 triệu người nóng lòng chờ đợi.
Đức Phanxicô xin lỗi mọi người, cám ơn họ đã “kiên nhẫn, kiên trì và can đảm”. Nhưng cả mưa lẫn sự đến trễ xem ra đều không làm nản tinh thần của các tín hữu đến đây để được thấy ngài, mình mặc những chiếc áo mưa poncho sặc sỡ để chống cơn mưa phùn.
Họ hoan hô vang dậy và vẫy những chiếc khăn tay mầu trắng cũng như cờ Colombia trong khi giáo hoàng xa đưa ngài lượn quanh khu vực, xe phải chạy hơi nhanh để bù lại thì giờ đã mất.
Trong Thánh Lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục Giáo Hội bảo thủ của Colombia nhìn quá bên kia những luật lệ và qui phạm tín lý cứng ngắc, chịu đi ra ngoài và tìm kiếm người tội lỗi và phục vụ họ.
Ngài nói “anh em thân mến của tôi, Giáo Hội không phải là các đồn quan thuế. Điều cực kỳ quan trọng là chúng ta, những người tự xưng mình là môn đệ, chúng ta không nên bám lấy một thứ phong thái nào đó hoặc một loại thực hành đặc thù nào đó khiến chúng ta trở thành giống các người biệt phái hơn là giống Chúa Giêsu”. Ngài cho rằng trong giáo hội sơ khai, những ai bám cứng lấy luật lệ “đều bị tê liệt bởi các giải thích và thực hành luật lệ ấy cách cứng ngắc”.
Mấy giờ sau đó, Đức Phanxicô còn nhấn mạnh hơn nữa, khi ngài nói với các giáo sĩ và các nhà truyền giáo giáo dân tụ tập ở bên ngoài trường đấu bò La Macarena rằng sống một đời ngay chính chưa đủ. Nói bằng tiếng lóng nặc mùi Tango của quê hương Á Căn Đình, ngài thúc giục họ “đem đức tin của anh chị em ra đường phố”. Ngài nói: đời sống tiện nghi và tiền bạc không thể đi đôi với lời mời gọi phục vụ Thiên Chúa.
Ngài nói: “anh chị em hãy nhớ, ma qủy đi vào qua ngả cái túi”.
Đức Phanxicô thường giễu cượt các người bảo thủ khi phê phán lối giải thích luật lệ của Giáo Hội cách cứng ngắc của họ, nhất là trong các vấn đề thuộc đạo đức tính dục và đời sống gia đình. Ngài cho rằng việc tuân giữ ngặt nghèo như thế mâu thuẫn với sứ điệp thương xót của Chúa Kitô và việc chào đón mọi người, nhất là người có tội.
Việc ngài thận trọng cởi mở, để các người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ, chẳng hạn, đã châm ngòi cho những người bảo thủ hăng hái chỉ trích ngài, họ bảo: giáo huấn của Giáo Hội rõ ràng ngăn cấm các cặp ngoại tình không được lãnh các bí tích.
Trong bài giảng lễ, Đức Phanxicô nói rằng “việc lạnh lùng bám lấy các qui luật như thế” có thể đem lại an ủi và bảo đảm cho những người Công Giáo nào chỉ cần sự an toàn của lề luật, nhưng không đúng với lời mời gọi có tính mệnh lệnh của Tin Mừng là phải giúp những người chưa được hoàn hảo và muốn được an ủi.
Ngài nói “Chúng ta không thể là những người Kitô hữu liên tục nêu bảng ‘đừng vào’, và chúng ta cũng không thể tính chuyện chỗ này của một mình tôi hay của một mình anh chị. Mọi người đều có chỗ, mọi người đều được mời tìm thấy ở đây, ở giữa chúng ta, của ăn của mình”.
Sau Thánh Lễ, Đức Phanxicô tới một viện mồ côi đã có từ một thế kỷ qua dành cho các thiếu nữ bị bỏ rơi. Ở đấy, ngài nghe em Claudia Garcia, 13 tuổi, kể chuyện: trước khi biết nói, em đã mất hết gia đình lúc một đơn vị du kích lục soát làng em trong một cuộc hoành hành chết người. Các người sống sót duy nhất đều là trẻ nít tuổi từ 2 đến 8.
Ngày mai, Chúa Nhật, ngài sẽ đi Cartagena để tôn kính Thánh Peter Claver, vị linh mục Dòng Tên thế kỷ 17, từng phục vụ hàng chục ngàn người nô lệ gốc Phi Châu tới hải cảng để bị bán đi. Đêm Chúa Nhật, ngài sẽ trở lại Rôma.
Vào ngày thứ tư của chuyến tông du Colombia 5 ngày của ngài, Đức Phanxicô đã tới thành phố này để dâng thánh lễ cho khoảng một triệu người, trong đó, có nhiều linh mục, chủng sinh và nam nữ tu sĩ.
Vì Medellin có thời đã gần như đồng nghĩa với các tập đoàn buôn bán ma túy, nên nhân dịp này Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc đến quá khứ giết người của thành phố: nhiều mạng sống đã bị mất vì nghiện ngập và ngài cầu nguyện để những mối lái và người buôn bán ma túy thay đổi cõi lòng họ.
Theo Associated Press, trong một cuộc gặp gỡ các linh mục, chủng sinh và nữ tu tại Medellin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói đến “những tên sát nhân buôn bán ma túy”, từng biến thành phố lớn thứ hai của Colombia thành thủ đô giết người của thế giới trong thời hưng thịnh của chiến tranh ma túy cách nay 3 thập niên.
Ngài nói: Medellin “nhắc tôi nhớ đến nhiều mạng sống trẻ đã bị cắt ngắn, liệng bỏ và hủy hoại” bởi ma túy. Tôi mời gọi anh chị em tưởng nhớ và đồng hành với lớp người thê lương này và xin sự tha thứ cho những ai hủy hoại các giấc mơ của rất nhiều người trẻ”.
Đó là lời ứng khẩu, đích thân Đức Phanxicô cảm nghiệm sâu xa và nói ra; ngài vốn thường xuyên tố cáo tai họa buôn bán ma túy. Trước khi làm giáo hoàng, Đức Phanxicô nổi tiếng là người phục vụ giới trẻ nghiện ngập ở các khu ổ chuột ở Buenos Aires.
Hôm nay được Đức Phanxicô đặc biệt dành cho chuyện “sắp xếp việc trong nhà” sau khi đã dành nửa phần đầu của chuyến đi cho diễn trình hòa bình mong manh của Colombia. Tức là nói chuyện với chủ đề ơn gọi, nhắm nhiều vào hàng giáo sĩ, chủng sinh, tu sĩ.
Mưa lớn buộc ngài phải thay đổi kế hoạch đi Medellin: thay vì dùng trực thăng bay từ phi trường quốc tế của Bogota, ngài đã được xe đưa đến và do đó, chậm cả gần một tiếng đồng hồ khiến khoảng 1 triệu người nóng lòng chờ đợi.
Đức Phanxicô xin lỗi mọi người, cám ơn họ đã “kiên nhẫn, kiên trì và can đảm”. Nhưng cả mưa lẫn sự đến trễ xem ra đều không làm nản tinh thần của các tín hữu đến đây để được thấy ngài, mình mặc những chiếc áo mưa poncho sặc sỡ để chống cơn mưa phùn.
Họ hoan hô vang dậy và vẫy những chiếc khăn tay mầu trắng cũng như cờ Colombia trong khi giáo hoàng xa đưa ngài lượn quanh khu vực, xe phải chạy hơi nhanh để bù lại thì giờ đã mất.
Trong Thánh Lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục Giáo Hội bảo thủ của Colombia nhìn quá bên kia những luật lệ và qui phạm tín lý cứng ngắc, chịu đi ra ngoài và tìm kiếm người tội lỗi và phục vụ họ.
Ngài nói “anh em thân mến của tôi, Giáo Hội không phải là các đồn quan thuế. Điều cực kỳ quan trọng là chúng ta, những người tự xưng mình là môn đệ, chúng ta không nên bám lấy một thứ phong thái nào đó hoặc một loại thực hành đặc thù nào đó khiến chúng ta trở thành giống các người biệt phái hơn là giống Chúa Giêsu”. Ngài cho rằng trong giáo hội sơ khai, những ai bám cứng lấy luật lệ “đều bị tê liệt bởi các giải thích và thực hành luật lệ ấy cách cứng ngắc”.
Mấy giờ sau đó, Đức Phanxicô còn nhấn mạnh hơn nữa, khi ngài nói với các giáo sĩ và các nhà truyền giáo giáo dân tụ tập ở bên ngoài trường đấu bò La Macarena rằng sống một đời ngay chính chưa đủ. Nói bằng tiếng lóng nặc mùi Tango của quê hương Á Căn Đình, ngài thúc giục họ “đem đức tin của anh chị em ra đường phố”. Ngài nói: đời sống tiện nghi và tiền bạc không thể đi đôi với lời mời gọi phục vụ Thiên Chúa.
Ngài nói: “anh chị em hãy nhớ, ma qủy đi vào qua ngả cái túi”.
Đức Phanxicô thường giễu cượt các người bảo thủ khi phê phán lối giải thích luật lệ của Giáo Hội cách cứng ngắc của họ, nhất là trong các vấn đề thuộc đạo đức tính dục và đời sống gia đình. Ngài cho rằng việc tuân giữ ngặt nghèo như thế mâu thuẫn với sứ điệp thương xót của Chúa Kitô và việc chào đón mọi người, nhất là người có tội.
Việc ngài thận trọng cởi mở, để các người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ, chẳng hạn, đã châm ngòi cho những người bảo thủ hăng hái chỉ trích ngài, họ bảo: giáo huấn của Giáo Hội rõ ràng ngăn cấm các cặp ngoại tình không được lãnh các bí tích.
Trong bài giảng lễ, Đức Phanxicô nói rằng “việc lạnh lùng bám lấy các qui luật như thế” có thể đem lại an ủi và bảo đảm cho những người Công Giáo nào chỉ cần sự an toàn của lề luật, nhưng không đúng với lời mời gọi có tính mệnh lệnh của Tin Mừng là phải giúp những người chưa được hoàn hảo và muốn được an ủi.
Ngài nói “Chúng ta không thể là những người Kitô hữu liên tục nêu bảng ‘đừng vào’, và chúng ta cũng không thể tính chuyện chỗ này của một mình tôi hay của một mình anh chị. Mọi người đều có chỗ, mọi người đều được mời tìm thấy ở đây, ở giữa chúng ta, của ăn của mình”.
Sau Thánh Lễ, Đức Phanxicô tới một viện mồ côi đã có từ một thế kỷ qua dành cho các thiếu nữ bị bỏ rơi. Ở đấy, ngài nghe em Claudia Garcia, 13 tuổi, kể chuyện: trước khi biết nói, em đã mất hết gia đình lúc một đơn vị du kích lục soát làng em trong một cuộc hoành hành chết người. Các người sống sót duy nhất đều là trẻ nít tuổi từ 2 đến 8.
Ngày mai, Chúa Nhật, ngài sẽ đi Cartagena để tôn kính Thánh Peter Claver, vị linh mục Dòng Tên thế kỷ 17, từng phục vụ hàng chục ngàn người nô lệ gốc Phi Châu tới hải cảng để bị bán đi. Đêm Chúa Nhật, ngài sẽ trở lại Rôma.