Tổng trưởng Lavrov đã nhắc lại lịch sử quan hệ giữa Nga và Vatican từ thế kỷ 15 cho đến nay, và mới đây nhiều sáng kiến đã tăng cường các mối quan hệ đó, chẳng hạn như các cuộc triển lãm tại Rome cho ngày di sản văn hoá cuả Nga, trưng bày từ những linh àng tôn giáo cho đến những nghệ thuật đương đại, rồi những hợp tác trong lĩnh vực y tế và giáo dục, các chương trình cho trẻ em bị bệnh hiếm có.
Một thỏa thuận đã hủy bỏ việc thị thực nhập cảnh cho những người mang hộ chiếu ngoại giao cuả Toà Thánh.
Ông Ngoại Trưởng Nga cũng liệt kê ra rất nhiều vấn đề chính trị quốc tế đã được thảo luận với ĐHY Parolin: đó là vùng cận đông, tình hình ở Syria, Iraq, Yemen, Libya, và cuộc xung đột nội bộ tại Venezuela. Lavrov cảm ơn Vatican đã hỗ trợ quan điểm của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố và cực đoan, đặc biệt là ở Syria. Quan hệ Israel và Palestine cũng là một điểm hội tụ. Ông tỏ lòng biết Toà Thánh đã ủng hộ hiệp định Minsk để kết thúc cuộc xung đột ở Ukraine. Theo Lavrov, sự hỗ trợ này "đã không chỉ là đạo đức, nhưng rất cụ thể trong các viện trợ nhân đạo cho người dân ở Donetsk và Lugansk." Cả Nga và Vatican đã "vượt qua những bất đồng trong cách tiếp cận cuộc xung đột tại Ukraina là phản đối việc sử dụng tôn giáo cho mục đích chính trị."
Về phần mình, ĐHY Quốc Vụ Khanh Vatican cảm ơn Nga đã đón tiếp ngài, nhắc lại rằng ngài đến "để thể hiện mối quan tâm của đức giáo hoàng Phanxicô về các vấn đề quốc tế hiện tại". Ngài bày tỏ sự hài lòng với những thỏa thuận về văn hóa, khoa học và y tế, hy vọng sẽ có nhiều phát triển trong tương lai tại các khu vực này. Nhượng bộ cuả Nga về hộ chiếu ngoại giao cuả Vatican, theo HY Parolin, sẽ dẫn đến sự dễ dàng cho các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại Liên bang Nga, giảm bớt các khó khăn của nhân viên và giúp giải quyết các các vấn đề khác.
Về vấn đề chính trị quốc tế, đức Hồng Y "đánh giá cao các giải pháp đúng cho vấn đề ở vùng cận đông, Ukraine và các nước khác." Toà Thánh nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của mình là để làm giảm bớt điều kiện sống của người dân đang đau khổ, và hy vọng tìm được các giải pháp cụ thể chung, mà không bị thao túng vì tuyên truyền. Đề cập đến vấn đề hóc búa là việc sát nhập Crimea, đức Hồng Y kêu gọi Nga không có những quyết định trái với luật pháp quốc tế, và tìm kiếm giải pháp trong sự thỏa thuận với láng giềng và cộng đồng quốc tế. Ở đây đức Hồng Y cho biết ngài "khác biệt" với quan điểm cuả Nga, trong khi nhắc lại rằng vẫn có sự tương đồng đầy đủ liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của các Kitô hữu ở nhiều nước trên thế giới.
Trả lời một câu hỏi từ các nhà báo về khả năng một chuyến viếng thăm Nga của đức giáo hoàng, Đức Hồng Y nhắc lại tầm quan trọng của cuộc gặp gỡ Havana, và cuộc hành hương cuả thánh tích thánh Nicholas tại Nga, và do đó sẽ có phát triển thêm trong lĩnh vực này. Theo cách nói của Ngài là "việc thực hiện cụ thể cuả kế hoạch được giao phó cho Chúa Thánh thần. Hiện đang có một động lực tích cực, và tương lai sẽ chỉ cho chúng ta thấy con đường phải đi. "