Xem Bài 1
Xem hình ảnh
Đoạn kết cuả một cuộc đời giang hồ:
Bà là cư dân sống lâu nhất ở viện dưỡng lão, không chỉ tuổi tác nhưng còn 'thâm niên', nghiã là bà đã đến cư ngụ từ lúc viện được thành lập 20 năm trước!
Vì lý do thế nào mà bà được nhận vào lúc còn trẻ như thế thì Sơ Hường không tiết lộ, chỉ cho biết là người Bắc vào Nam sau năm 75 và bà có một cái tật không thể sửa chữa được, đó là mỗi đêm sau khi mọi người đã ngủ say, thì 'nhảy rào' ra phố uống rượu.
Làm sao mà mò ra chợ xa 7 cs và tiền đâu ra mà mua rượu thì là một bí ẩn! Phải chăng có đồng loã?
Mỗi sáng mò về, say khướt, bà khà khịa gây chuyện để chửi thề văng tục...
Các Sơ chỉ còn biết 'chịu trận,' có nghiã là 'chịu thua'!
"Cách đây 6 tháng," Sơ Hường kể. "Bỗng một cặp vợ chồng trẻ trông rất lịch sự đến xin nhận về nuôi."
"Họ nói," Sơ kể tiếp. "Chúng tôi ở Hải Phòng vào. Mới đây xem phỏng vấ́n về viện dưỡng lão thấy có bà ở trên đó và sau khi bàn cãi với họ hàng thì chúng tôi chắc chắn rằng bà là người dì ruột còn sống duy nhất cuả gia đình, dì đã vào Nam và bị 'biệt tăm' từ 40 năm nay. Chúng tôi không còn ai cho nên muốn đưa dì về mà phụng dưỡng."
"Khổ nỗi," Sơ kể tiếp."Bà không chịu nhận người cháu. Xua tay như đuổi tà. Nói mãi mới chịu nghe."
Ai cũng vui mừ̀ng vì bà đã tìm được người thân và...hơn hết, mọi người được thoát nạn sau 20 năm khốn khổ!
Nhưng 3 tháng sau thì bà lại đột ngột xuất hiện trước cổng. Gặp Sơ Hường, bà xụp lạy như 'tế sao.'
"Xin Dì thương cho con vào lại. Con không thể ở với chúng nó được!"
Không có lý do nào để cho nhập viện, nhưng không lẽ đuổi bà đi, Sơ Hường đưa ra một điều kiện:"Bà phải chừa rượu mới được, chúng tôi không thể chịu được nữa."
Không ngờ bà đã nhận, mà lại giữ lời hứa, trở thành gương mẫu nhất nhà.
Tháng vừa qua bỗng nhiên bà không dậy được nữa...
Ví như một ngọn đèn dầ̀u, chỉ còn ngọn bấ́c lập loè đóm tro!
Căn phòng Hy Vọng
Cuố́i nhà là một chiếc phòng cao rộng, thoáng mát và sạch sẽ. Một bức phù diêu vĩ đại chiếm trọn bức tường phiá sau, sơn phết mầu đồ̀ng thau, nét chạm trổ tinh vi, phải là một bản sao cuả một kiệt tác điêu khắc nào đây chăng? Hình ảnh to bằng người thật, mô tả cảnh Chuá Phục Sinh.
Căn phòng đẹp nhất này, buồ̀n thay, là phòng mà mọi cư dân trong viện sẽ dọn tới sớm hay muộn mà thôi. Họ tới đây sau khi tất cả mọi hy vọng cho thân xác trần thế này chỉ còn lại một niềm duy nhất là được sống lại với Chuá Kitô trong ngày phán xét.
Như nối dài căn phòng ra đằng trước, một cây cầ̀u bằng sắt lớn dẫn đường đi tới tu viện và rồi là nghĩa trang đằ̀ng sau đó.
Trước đây các Sơ thường khiêng hòm đi theo con đường nhỏ vòng quanh khu đất, nhưng một bà người Mỹ chứng kiến cảnh các Sơ lội bùn mang người đi chôn nên động lòng thương, bà bỏ tiền ra biếu tặng một chiếc cầu bắc ngang.
Và cũng từ đó, cứ mỗi lần nghe tin khẩn cấp trong đêm, thì các Sơ vượt cầu mà đến.
"Giữa đêm mà đi qua chiếc cầu thế này thì Sơ có cảm tưởng gì?" tôi hỏi.
"Lúc đó chỉ lo việc cầu nguyện cho các bà mà thôi..." Sơ trả lời.
...
Người đàn bà thâm niên nhất cuả viện dưỡng lão này cũng sẽ từ giã ra đi một lần nữa, nhưng lần này thì chẳng đi đâu xa, mà ngay tại nơi đây giưã những người thương yêu với tiếng kinh nguyện, mang hành trình là một niềm hy vọng phục sinh.
Người ta sẽ tiễn bà qua một chiế́c cầu, là chứng tích cuả hai chữ 'Tình Thương' thật đầy ắp.
Tái bút:
Các Sơ Đa Minh ở Garland cho chúng tôi biết, Bà đã qua đời không lâu sau đó.
Cậy vì danh Chuá nhân từ, xin thương đem một linh hồn mồ côi về chốn nghỉ an đời đời...
Xem hình ảnh
Bà là cư dân sống lâu nhất ở viện dưỡng lão, không chỉ tuổi tác nhưng còn 'thâm niên', nghiã là bà đã đến cư ngụ từ lúc viện được thành lập 20 năm trước!
Vì lý do thế nào mà bà được nhận vào lúc còn trẻ như thế thì Sơ Hường không tiết lộ, chỉ cho biết là người Bắc vào Nam sau năm 75 và bà có một cái tật không thể sửa chữa được, đó là mỗi đêm sau khi mọi người đã ngủ say, thì 'nhảy rào' ra phố uống rượu.
Làm sao mà mò ra chợ xa 7 cs và tiền đâu ra mà mua rượu thì là một bí ẩn! Phải chăng có đồng loã?
Mỗi sáng mò về, say khướt, bà khà khịa gây chuyện để chửi thề văng tục...
Các Sơ chỉ còn biết 'chịu trận,' có nghiã là 'chịu thua'!
"Cách đây 6 tháng," Sơ Hường kể. "Bỗng một cặp vợ chồng trẻ trông rất lịch sự đến xin nhận về nuôi."
"Họ nói," Sơ kể tiếp. "Chúng tôi ở Hải Phòng vào. Mới đây xem phỏng vấ́n về viện dưỡng lão thấy có bà ở trên đó và sau khi bàn cãi với họ hàng thì chúng tôi chắc chắn rằng bà là người dì ruột còn sống duy nhất cuả gia đình, dì đã vào Nam và bị 'biệt tăm' từ 40 năm nay. Chúng tôi không còn ai cho nên muốn đưa dì về mà phụng dưỡng."
"Khổ nỗi," Sơ kể tiếp."Bà không chịu nhận người cháu. Xua tay như đuổi tà. Nói mãi mới chịu nghe."
Ai cũng vui mừ̀ng vì bà đã tìm được người thân và...hơn hết, mọi người được thoát nạn sau 20 năm khốn khổ!
Nhưng 3 tháng sau thì bà lại đột ngột xuất hiện trước cổng. Gặp Sơ Hường, bà xụp lạy như 'tế sao.'
"Xin Dì thương cho con vào lại. Con không thể ở với chúng nó được!"
Không có lý do nào để cho nhập viện, nhưng không lẽ đuổi bà đi, Sơ Hường đưa ra một điều kiện:"Bà phải chừa rượu mới được, chúng tôi không thể chịu được nữa."
Không ngờ bà đã nhận, mà lại giữ lời hứa, trở thành gương mẫu nhất nhà.
Tháng vừa qua bỗng nhiên bà không dậy được nữa...
Ví như một ngọn đèn dầ̀u, chỉ còn ngọn bấ́c lập loè đóm tro!
Cuố́i nhà là một chiếc phòng cao rộng, thoáng mát và sạch sẽ. Một bức phù diêu vĩ đại chiếm trọn bức tường phiá sau, sơn phết mầu đồ̀ng thau, nét chạm trổ tinh vi, phải là một bản sao cuả một kiệt tác điêu khắc nào đây chăng? Hình ảnh to bằng người thật, mô tả cảnh Chuá Phục Sinh.
Căn phòng đẹp nhất này, buồ̀n thay, là phòng mà mọi cư dân trong viện sẽ dọn tới sớm hay muộn mà thôi. Họ tới đây sau khi tất cả mọi hy vọng cho thân xác trần thế này chỉ còn lại một niềm duy nhất là được sống lại với Chuá Kitô trong ngày phán xét.
Như nối dài căn phòng ra đằng trước, một cây cầ̀u bằng sắt lớn dẫn đường đi tới tu viện và rồi là nghĩa trang đằ̀ng sau đó.
Trước đây các Sơ thường khiêng hòm đi theo con đường nhỏ vòng quanh khu đất, nhưng một bà người Mỹ chứng kiến cảnh các Sơ lội bùn mang người đi chôn nên động lòng thương, bà bỏ tiền ra biếu tặng một chiếc cầu bắc ngang.
"Giữa đêm mà đi qua chiếc cầu thế này thì Sơ có cảm tưởng gì?" tôi hỏi.
"Lúc đó chỉ lo việc cầu nguyện cho các bà mà thôi..." Sơ trả lời.
...
Người đàn bà thâm niên nhất cuả viện dưỡng lão này cũng sẽ từ giã ra đi một lần nữa, nhưng lần này thì chẳng đi đâu xa, mà ngay tại nơi đây giưã những người thương yêu với tiếng kinh nguyện, mang hành trình là một niềm hy vọng phục sinh.
Người ta sẽ tiễn bà qua một chiế́c cầu, là chứng tích cuả hai chữ 'Tình Thương' thật đầy ắp.
Tái bút:
Các Sơ Đa Minh ở Garland cho chúng tôi biết, Bà đã qua đời không lâu sau đó.
Cậy vì danh Chuá nhân từ, xin thương đem một linh hồn mồ côi về chốn nghỉ an đời đời...