Thư Bề Trên Cả gửi đại Gia đình Salêdiêng Don Bosco về việc chuẩn bị các tài liệu
cho Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018 về “Giới trẻ, Niềm Tin và Quan Tâm về Cuộc Sống”
Các hội viên thân mến,
Cha viết thư này đến với các con, mong muốn khích lệ các con ý thức về thời điểm chúng ta đang sống là thời điểm trở về, một thời điểm rất thuận lợi cho sứ mệnh của chúng ta và sự hiệp thông của chúng ta với Giáo Hội.
Thật vậy vào ngày 16/10/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo là vào 10/2018 một Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại thường thứ XV với đề tài: "Người trẻ, Niềm Tin và Quan tâm về Cuộc sống" sẽ được nhóm họp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội, một Thượng hội đồng quan trọng và cá biệt nghiên cứu về tuổi trẻ và đức tin được thực hiện. Các Thượng Hội Đồng trước tập trung vào Tân Phúc âm hóa (2012) và Tông Huấn “Niềm Vui Tin Mừng” Evangelii Gaudium (2013) đã giải quyết vấn đề làm sao để thực hiện sứ vụ loan truyền niềm vui Tin Mừng cho thế giới hôm nay. Cùng với việc làm thăng tiến hóa gia đình trong niềm vui, hai Thượng hội đồng khác vào các năm (2014, 2015) và Hậu Thượng Hội Đồng có Tông Huấn “Niềm vui Tình yêu” Laetitia Amoris (2016). Tiếp tục cuộc hành trình này, Đức Thánh Cha đã quyết định, Giáo Hội nên suy xét về bản thể của mình làm thế nào để có thể đồng hành cùng những người trẻ trong việc loan truyền và tiếp nhận tình yêu một cách sung mãn tròn đầy. Ngoài ra ĐTC cũng yêu cầu những người trẻ hãy giúp Giáo Hội xác định những phương cách hiệu năng nhất để loan báo Tin Mừng cho thế giới ngày nay. Vào ngày 13/1/2017, một Ban Thư ký của Hội Đồng Giám Mục đã phát hành những tài liệu nhằm mời gọi toàn thể Giáo Hội hãy lưu tâm tới văn bản được soạn thảo (PD), nhằm khơi dậy trong lòng Giáo Hội một cuộc thăm dò sâu rộng tới tất cả mọi thành phần dân Chúa".
Là những người Salêdiêng của cha thánh Gioan Bosco, chúng ta được kêu gọi cung ứng cho Giáo Hội những món quà của ơn Đoàn Sủng của chúng ta, cùng với những suy tư và kinh nghiệm mục vụ với và cho giới trẻ của chúng ta. Vì lý do này, hôm nay cha kêu mời chúng con hãy tham gia vào nỗ lực của toàn Giáo Hội trong việc học hỏi nghiên cứu các tài liệu này và trả lời các câu hỏi đính kèm. Hãy hòa mình vào những thách đố của các câu hỏi này: Cùng với Thượng Hội Đồng và các ấn phẩm của các tài liệu chuẩn bị này, chúng ta cảm thấy thế nào trước những thách đố hòa với kinh nghiệm tông đồ giới trẻ của chúng ta? Cha cũng tự vấn các con hầu chia sẻ những suy tư của chúng con với các Giáo Hội địa phương trong sự hiểu biết chúng ta có được với người trẻ và những nhà giáo dục tại các trung tâm Salêdiêng của chúng ta, nhưng trên hết là chia sẻ và thảo luận với nhau, với giới trẻ và những người lo việc giáo dục giới trẻ tại các Giáo Hội địa phương.
Với nhãn quan thông dự này, cha xin tất cả các tỉnh trả lời các câu hỏi và gửi những câu trả lời đến với Thánh Bộ Mục Vụ Giới Trẻ.
1. Bước quan trọng đầu tiên là học hỏi những câu chuyện của những người trẻ, những người đã được trao phó cho chúng ta trông coi. Bước này cần chúng ta làm quen với những thách đố và những hoàn cảnh địa phương nơi đó chúng ta được mời gọi làm chứng tá cho tình yêu của Thiên Chúa giữa những người trẻ, đặc biệt những người trẻ nghèo khổ nhất. Toàn bộ phần đầu của tài liệu là những tài liệu chuẩn bị, trên thực tế, dựa vào tầm quan yếu trong việc học hỏi và tình hình hiện tại của giới trẻ. Theo tinh thần của Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” Evangelii Gaudium chúng ta được kêu gọi "đi ra" và "lắng nghe", hầu chúng ta có thể chia sẻ Tin Mừng. Nắm bắt được tình hình thực tế của những người trẻ chúng ta gặp gỡ không phải là một bước chúng ta cần làm mà là bổn phận chúng ta phải làm, không được bỏ qua. Không làm như vậy là chúng ta tự bội phản, quay lưng lại trước những lời than khóc của giới trẻ - Thường ẩn sau những lý lẽ cho rằng “chúng ta đã có câu trả lời", ngay cả khi câu hỏi đã được thay đổi, đấy chính là những mối nguy hiểm rất thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận mà khắc phục.
2. Phần thứ hai của tập tài liệu chuẩn bị, tập trung vào các khái niệm về đức tin, sự bận tâm và ơn gọi. Những tiêu đề đó liên kết thật chặt chẽ với nhau: đức tin là nguồn gốc của bận tâm về công ăn việc làm cho cuộc sống, "Nó làm cho chúng ta nhận thức được một ơn gọi siêu việt, một ơn gọi của tình yêu. Nó đảm bảo cho chúng ta hay tình yêu này đáng tin cậy và giá trị mà chúng ta cần ôm ấp, vì nó được đặt dựa trên sự thành tín của Thiên Chúa, nó mạnh mẽ hơn tất cả những lỗi lầm của phận người chúng ta "(LF, 53). Là những người tu sĩ Salêdiêng, chúng ta được kêu gọi để nhận ra những thách đố trong lĩnh vực này, nhằm xác quyết những quyết định của chúng ta trước những vấn đề: giáo dục và mục vụ của chúng ta nhằm cung cấp cho những người trẻ phát họa một chương trình sống cho chính họ trong việc phát triển toàn diện con người của họ. Chương trình này nhằm giúp các bạn trẻ phát triển đời sống họ thành toàn như là một món quà tặng được đón nhận và sẻ chia, trong niềm biết ơn. Cuối cùng, là những nhà giáo dục và mục tử, chúng ta được kêu gọi đồng hành với giới trẻ giúp họ khám phá ra ơn gọi riêng của chính họ, hầu họ có thể phác họa ra chương trình cho chính đời sống của họ trong niềm xác tín "mỗi ơn gọi hướng về một sứ mệnh" (PD II, 3 ).
Các chủ đề về nhận thức và đồng hành với người trẻ đòi hỏi một sự chuẩn bị nghiêm túc trên bình diện nhân bản, tinh thần, và tu đức cho mọi người dù là tu sĩ hay giáo dân, tất cả đều được mời gọi góp phần mình vào việc xây dựng một cộng đoàn Mục vụ Giáo dục. Cha kêu mời các con hãy tránh xa hai các cám dỗ mục vụ sau:
Thứ nhất là cám dỗ mà chúng ta thường gặp ở đây là dừng lại để nhìn ra sự thiếu thời giờ và nguồn lực cần thiết cho một cam kết mạnh mẽ hầu dấn thân cho tuổi trẻ. Trước cám dỗ này, chúng ta đáp trả lại bằng xác tín trước tiên mình là những chứng nhân đích thực và đáng tin cậy trong việc thúc đẩy mình trở thành kẻ “hướng đạo cho các hướng dẫn viên", vì mình đã có những kinh nghiệm và nắm giữ một vị trí trao ban cho người khác, đồng hành với những người giáo dân hầu cùng nhau thể hiện sứ mệnh Salêdiêng.
Cơn cám dỗ thứ hai là hài lòng với chính mình, cá nhân chủ nghĩa xuyên suốt trong quá trình giáo dục. Trước cơn cám dỗ này, chúng ta cần nhìn ra những phương tiện và cách giáo dục dành cho giới trẻ nơi các cơ sở của chúng ta dưới nhiều góc cạnh: Sự đồng hành của người Salêdiêng dành cho giới trẻ và trao ban “tinh thần gia đình” cho chúng; Nền giáo dục mục vụ được hướng đạo bằng tinh thần trách nhiệm của sứ mệnh Salêdiêng và Chương trình nhằm giúp các bạn trẻ xây dựng cho mình một chương trình sống với tay nghề vững chắc cho cuộc đời tương lai của họ.
Các tài liệu chuẩn bị cho chúng ta biết, đây không phải là một câu trả lời có hậu rồi mà là một "quá trình của đời người với những sự lựa chọn cơ bản, trong cầu nguyện đối thoại thân tình với Chúa, và lắng nghe tiếng nói của Thần Linh Chúa, bắt đầu với sự lựa chọn cho cuộc sống vĩnh hằng"(PD II, 2). Những người trẻ được giáo dục trong đức tin thường thắc mắc vấn nạn: "Làm thế nào một người vừa sống Tin Mừng Phúc Âm, vừa đáp lại tiếng Chúa gọi trong đời sống hôn nhân gia đình hay linh mục độc thân, hoặc trong đời sống thánh hiến tu trì? "(PD II, 2). Quan tâm tới ơn gọi nên thánh (LG 40), chúng ta được mời gọi để đồng hành với những người trẻ, không loại trừ ai, để đối diện với những vấn nạn cơ bản này, hầu bước qua được ngưỡng cửa tới một cuộc sống trưởng thành, như Thánh Gioan Bosco đã thực hiện, một mục tiêu của một bậc sống cao độ hơn của cuộc sống con người và của người Kitô hữu, con Chúa.
Phần thứ ba của tài liệu chuẩn bị là một tổng hợp những gợi ý về hoạt động mục vụ, liên quan đến những người tham gia, những địa danh và các nguồn tài liệu. Chúng ta được mời "đồng hành cùng giới trẻ", bằng ba thái độ: "bước ra ngoài phạm vi", "để quan sát" và "mời gọi", như đặt để Chúa Giêsu đang gặp gỡ tha nhân hôm nay. Điều này nhắc nhở chúng ta là con cái của Cha thánh Gioan Bosco , những người đại diện cho giới trẻ để lắng nghe họ một cách thâm sâu hơn, khám phá ra các nhu cầu của giới trẻ hầu có thể đóng trọn được vai trò làm cha tinh thần giáo dục cho giới trẻ. Chính trong cuộc tiếp xúc này mà chúng ta có thể trợ giúp cho giới trẻ phát triển trong công tác hướng nghiệp hầu chuẩn bị cho chúng một tương lai tốt đẹp.
Khi những tài liệu chuẩn bị này mời gọi chúng ta phản ảnh như những nhà giáo dục lo công tác mục vụ dành cho giới trẻ được hiểu là "tất cả những người trẻ, không loại trừ một ai," đang vang lên trong chúng ta một niềm xác tín rằng cũng như cha Don Bosco, chúng ta được mời gọi phục vụ dù chỉ "một cậu bé đơn sơ." Mà theo quan điểm chất lượng cao của công tác mục vụ nhằm cung cấp cho người trẻ tùy theo nhu cầu khác nhau của chúng. Về phần cộng thể Salesian trong cấp địa phương cũng như cấp tỉnh, công iệc này đòi hỏi một sự cam kết dấn thân, mà hơn bao giờ hết ngày nay nó là một đòi hỏi nghiêm trọng hơn, chuyên nghiệp hơn và có quy hoạch hơn nhằm dẫn tới sự đồng cộng tác của người giáo dân và những ai liên hệ đến việc đồng hành cùng các bạn trẻ.
Đồng trách nhiệm về các phương diện khác nhau cho các hoạt động mục vụ cần được thực hiện trong sự hiểu biết về mục vụ mà không bị giới hạn trong một chương trình mục vụ cố định, nhưng bao gồm cả các tiến trình hình thành cộng đồng dựa trên một hiểu biết chung về một chương trình và kế hoạch mục vụ. Tiếp sau đó là trong quá trình thành lập kế hoạch mục vụ cần biết rộng mở thích nghi cho mục đích làm cho những người trẻ có khả năng phát triển ý thức trách nhiệm trong niềm tin xây dựng lý tưởng cho chúng. Ngoài ra, cha mong các con hãy nỗ lực cung cấp những bài học và kinh nghiệm của đời cầu nguyện cho quá trình giáo dục và loan truyền Tin Mừng cho các bạn trẻ hầu chúng trải nghiệm được hương vị của những giá trị của sự thinh lặng và chiêm niệm: "không một quan tâm nào mà không được vun trồng trong chính mối thân tình với Chúa và đối diện với Lời của Chúa"(PD III, 4).
Trong bối cảnh của bức thư này, cha xin được kết thúc bằng ba câu hỏi, nhờ đó hướng dẫn chúng con phản ánh những thách đố và nêu ra những cơ hội liên quan tới đức tin và sự quan tâm về cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Cha đề nghị ba câu hỏi làm tài liệu học hỏi và hội thảo cho các ban cố vấn tỉnh, cho các kỳ họp các Giám đốc, cho các cuộc họp của các hội viên trẻ hay Linh mục mục trẻ, và những hội viên trong thời kỳ tập vụ... Cha cũng xin chúng con thảo luận ba câu hỏi này với các nhóm khác nhau trong đại gia đình Salesian:
1. Đâu là những đề nghị cho các cộng thể hoặc cho các Giáo Hội địa phương hầu giúp chúng ta dùng chính Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium) như kim chỉ nam cho các công cuộc tông đồ mục vụ của chúng ta?
2. Đâu là những lựa chọn mục vụ mà chúng ta tâm đắc trong tâm trí hoặc đề nghị trong cộng đoàn hầu những người trẻ và người lớn, phụ huynh và giáo viên, giáo lý viên và những người lãnh đạo các đoàn thể hay nhóm có thể cảm thấy mình là một thành phần của một cộng đồng mang trọng trách giáo dục về đức tin, một cộng đồng mà Tin Mừng của Chúa được rao truyền?
3. Đâu là những khó khăn có thể đã và đang làm suy yếu sự liên lỉ và tính nhất quán trong các quá trình mục vụ? Đâu là những đề nghị hầu làm tăng cường tính liên tục và nhất quán của các quá trình mục vụ?
Tiếp lời mời của Đức Thánh Cha (PD III, V), chúng ta phó dâng cho Mẹ Maria tiến trình này, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta suy xét chính mình xem chúng ta đã đồng hành với những người trẻ ra sao hầu sống ơn gọi dẫn tới niềm vui của tình yêu và sự viên mãn cho cuộc sống.
Trong Đức Kitô,
Lm Ángel Fernández Artime SDB
Kế vị thứ X của Cha thánh Gioan Bosco
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB, lược dịch.
cho Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018 về “Giới trẻ, Niềm Tin và Quan Tâm về Cuộc Sống”
Lm Angel Artime, Bề Trên cả thứ X kế vị Thánh Gioan Bosco |
Các hội viên thân mến,
Cha viết thư này đến với các con, mong muốn khích lệ các con ý thức về thời điểm chúng ta đang sống là thời điểm trở về, một thời điểm rất thuận lợi cho sứ mệnh của chúng ta và sự hiệp thông của chúng ta với Giáo Hội.
Thật vậy vào ngày 16/10/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo là vào 10/2018 một Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại thường thứ XV với đề tài: "Người trẻ, Niềm Tin và Quan tâm về Cuộc sống" sẽ được nhóm họp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội, một Thượng hội đồng quan trọng và cá biệt nghiên cứu về tuổi trẻ và đức tin được thực hiện. Các Thượng Hội Đồng trước tập trung vào Tân Phúc âm hóa (2012) và Tông Huấn “Niềm Vui Tin Mừng” Evangelii Gaudium (2013) đã giải quyết vấn đề làm sao để thực hiện sứ vụ loan truyền niềm vui Tin Mừng cho thế giới hôm nay. Cùng với việc làm thăng tiến hóa gia đình trong niềm vui, hai Thượng hội đồng khác vào các năm (2014, 2015) và Hậu Thượng Hội Đồng có Tông Huấn “Niềm vui Tình yêu” Laetitia Amoris (2016). Tiếp tục cuộc hành trình này, Đức Thánh Cha đã quyết định, Giáo Hội nên suy xét về bản thể của mình làm thế nào để có thể đồng hành cùng những người trẻ trong việc loan truyền và tiếp nhận tình yêu một cách sung mãn tròn đầy. Ngoài ra ĐTC cũng yêu cầu những người trẻ hãy giúp Giáo Hội xác định những phương cách hiệu năng nhất để loan báo Tin Mừng cho thế giới ngày nay. Vào ngày 13/1/2017, một Ban Thư ký của Hội Đồng Giám Mục đã phát hành những tài liệu nhằm mời gọi toàn thể Giáo Hội hãy lưu tâm tới văn bản được soạn thảo (PD), nhằm khơi dậy trong lòng Giáo Hội một cuộc thăm dò sâu rộng tới tất cả mọi thành phần dân Chúa".
Là những người Salêdiêng của cha thánh Gioan Bosco, chúng ta được kêu gọi cung ứng cho Giáo Hội những món quà của ơn Đoàn Sủng của chúng ta, cùng với những suy tư và kinh nghiệm mục vụ với và cho giới trẻ của chúng ta. Vì lý do này, hôm nay cha kêu mời chúng con hãy tham gia vào nỗ lực của toàn Giáo Hội trong việc học hỏi nghiên cứu các tài liệu này và trả lời các câu hỏi đính kèm. Hãy hòa mình vào những thách đố của các câu hỏi này: Cùng với Thượng Hội Đồng và các ấn phẩm của các tài liệu chuẩn bị này, chúng ta cảm thấy thế nào trước những thách đố hòa với kinh nghiệm tông đồ giới trẻ của chúng ta? Cha cũng tự vấn các con hầu chia sẻ những suy tư của chúng con với các Giáo Hội địa phương trong sự hiểu biết chúng ta có được với người trẻ và những nhà giáo dục tại các trung tâm Salêdiêng của chúng ta, nhưng trên hết là chia sẻ và thảo luận với nhau, với giới trẻ và những người lo việc giáo dục giới trẻ tại các Giáo Hội địa phương.
Với nhãn quan thông dự này, cha xin tất cả các tỉnh trả lời các câu hỏi và gửi những câu trả lời đến với Thánh Bộ Mục Vụ Giới Trẻ.
1. Bước quan trọng đầu tiên là học hỏi những câu chuyện của những người trẻ, những người đã được trao phó cho chúng ta trông coi. Bước này cần chúng ta làm quen với những thách đố và những hoàn cảnh địa phương nơi đó chúng ta được mời gọi làm chứng tá cho tình yêu của Thiên Chúa giữa những người trẻ, đặc biệt những người trẻ nghèo khổ nhất. Toàn bộ phần đầu của tài liệu là những tài liệu chuẩn bị, trên thực tế, dựa vào tầm quan yếu trong việc học hỏi và tình hình hiện tại của giới trẻ. Theo tinh thần của Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” Evangelii Gaudium chúng ta được kêu gọi "đi ra" và "lắng nghe", hầu chúng ta có thể chia sẻ Tin Mừng. Nắm bắt được tình hình thực tế của những người trẻ chúng ta gặp gỡ không phải là một bước chúng ta cần làm mà là bổn phận chúng ta phải làm, không được bỏ qua. Không làm như vậy là chúng ta tự bội phản, quay lưng lại trước những lời than khóc của giới trẻ - Thường ẩn sau những lý lẽ cho rằng “chúng ta đã có câu trả lời", ngay cả khi câu hỏi đã được thay đổi, đấy chính là những mối nguy hiểm rất thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận mà khắc phục.
2. Phần thứ hai của tập tài liệu chuẩn bị, tập trung vào các khái niệm về đức tin, sự bận tâm và ơn gọi. Những tiêu đề đó liên kết thật chặt chẽ với nhau: đức tin là nguồn gốc của bận tâm về công ăn việc làm cho cuộc sống, "Nó làm cho chúng ta nhận thức được một ơn gọi siêu việt, một ơn gọi của tình yêu. Nó đảm bảo cho chúng ta hay tình yêu này đáng tin cậy và giá trị mà chúng ta cần ôm ấp, vì nó được đặt dựa trên sự thành tín của Thiên Chúa, nó mạnh mẽ hơn tất cả những lỗi lầm của phận người chúng ta "(LF, 53). Là những người tu sĩ Salêdiêng, chúng ta được kêu gọi để nhận ra những thách đố trong lĩnh vực này, nhằm xác quyết những quyết định của chúng ta trước những vấn đề: giáo dục và mục vụ của chúng ta nhằm cung cấp cho những người trẻ phát họa một chương trình sống cho chính họ trong việc phát triển toàn diện con người của họ. Chương trình này nhằm giúp các bạn trẻ phát triển đời sống họ thành toàn như là một món quà tặng được đón nhận và sẻ chia, trong niềm biết ơn. Cuối cùng, là những nhà giáo dục và mục tử, chúng ta được kêu gọi đồng hành với giới trẻ giúp họ khám phá ra ơn gọi riêng của chính họ, hầu họ có thể phác họa ra chương trình cho chính đời sống của họ trong niềm xác tín "mỗi ơn gọi hướng về một sứ mệnh" (PD II, 3 ).
Cha Bề Trên Cả và Nhóm Trẻ SYC tại Brunswcik năm 2015 |
Cha Bề Trên Cả và Giới trẻ Âu Châu |
Các chủ đề về nhận thức và đồng hành với người trẻ đòi hỏi một sự chuẩn bị nghiêm túc trên bình diện nhân bản, tinh thần, và tu đức cho mọi người dù là tu sĩ hay giáo dân, tất cả đều được mời gọi góp phần mình vào việc xây dựng một cộng đoàn Mục vụ Giáo dục. Cha kêu mời các con hãy tránh xa hai các cám dỗ mục vụ sau:
Thứ nhất là cám dỗ mà chúng ta thường gặp ở đây là dừng lại để nhìn ra sự thiếu thời giờ và nguồn lực cần thiết cho một cam kết mạnh mẽ hầu dấn thân cho tuổi trẻ. Trước cám dỗ này, chúng ta đáp trả lại bằng xác tín trước tiên mình là những chứng nhân đích thực và đáng tin cậy trong việc thúc đẩy mình trở thành kẻ “hướng đạo cho các hướng dẫn viên", vì mình đã có những kinh nghiệm và nắm giữ một vị trí trao ban cho người khác, đồng hành với những người giáo dân hầu cùng nhau thể hiện sứ mệnh Salêdiêng.
Cơn cám dỗ thứ hai là hài lòng với chính mình, cá nhân chủ nghĩa xuyên suốt trong quá trình giáo dục. Trước cơn cám dỗ này, chúng ta cần nhìn ra những phương tiện và cách giáo dục dành cho giới trẻ nơi các cơ sở của chúng ta dưới nhiều góc cạnh: Sự đồng hành của người Salêdiêng dành cho giới trẻ và trao ban “tinh thần gia đình” cho chúng; Nền giáo dục mục vụ được hướng đạo bằng tinh thần trách nhiệm của sứ mệnh Salêdiêng và Chương trình nhằm giúp các bạn trẻ xây dựng cho mình một chương trình sống với tay nghề vững chắc cho cuộc đời tương lai của họ.
Các tài liệu chuẩn bị cho chúng ta biết, đây không phải là một câu trả lời có hậu rồi mà là một "quá trình của đời người với những sự lựa chọn cơ bản, trong cầu nguyện đối thoại thân tình với Chúa, và lắng nghe tiếng nói của Thần Linh Chúa, bắt đầu với sự lựa chọn cho cuộc sống vĩnh hằng"(PD II, 2). Những người trẻ được giáo dục trong đức tin thường thắc mắc vấn nạn: "Làm thế nào một người vừa sống Tin Mừng Phúc Âm, vừa đáp lại tiếng Chúa gọi trong đời sống hôn nhân gia đình hay linh mục độc thân, hoặc trong đời sống thánh hiến tu trì? "(PD II, 2). Quan tâm tới ơn gọi nên thánh (LG 40), chúng ta được mời gọi để đồng hành với những người trẻ, không loại trừ ai, để đối diện với những vấn nạn cơ bản này, hầu bước qua được ngưỡng cửa tới một cuộc sống trưởng thành, như Thánh Gioan Bosco đã thực hiện, một mục tiêu của một bậc sống cao độ hơn của cuộc sống con người và của người Kitô hữu, con Chúa.
Phần thứ ba của tài liệu chuẩn bị là một tổng hợp những gợi ý về hoạt động mục vụ, liên quan đến những người tham gia, những địa danh và các nguồn tài liệu. Chúng ta được mời "đồng hành cùng giới trẻ", bằng ba thái độ: "bước ra ngoài phạm vi", "để quan sát" và "mời gọi", như đặt để Chúa Giêsu đang gặp gỡ tha nhân hôm nay. Điều này nhắc nhở chúng ta là con cái của Cha thánh Gioan Bosco , những người đại diện cho giới trẻ để lắng nghe họ một cách thâm sâu hơn, khám phá ra các nhu cầu của giới trẻ hầu có thể đóng trọn được vai trò làm cha tinh thần giáo dục cho giới trẻ. Chính trong cuộc tiếp xúc này mà chúng ta có thể trợ giúp cho giới trẻ phát triển trong công tác hướng nghiệp hầu chuẩn bị cho chúng một tương lai tốt đẹp.
Khi những tài liệu chuẩn bị này mời gọi chúng ta phản ảnh như những nhà giáo dục lo công tác mục vụ dành cho giới trẻ được hiểu là "tất cả những người trẻ, không loại trừ một ai," đang vang lên trong chúng ta một niềm xác tín rằng cũng như cha Don Bosco, chúng ta được mời gọi phục vụ dù chỉ "một cậu bé đơn sơ." Mà theo quan điểm chất lượng cao của công tác mục vụ nhằm cung cấp cho người trẻ tùy theo nhu cầu khác nhau của chúng. Về phần cộng thể Salesian trong cấp địa phương cũng như cấp tỉnh, công iệc này đòi hỏi một sự cam kết dấn thân, mà hơn bao giờ hết ngày nay nó là một đòi hỏi nghiêm trọng hơn, chuyên nghiệp hơn và có quy hoạch hơn nhằm dẫn tới sự đồng cộng tác của người giáo dân và những ai liên hệ đến việc đồng hành cùng các bạn trẻ.
Đồng trách nhiệm về các phương diện khác nhau cho các hoạt động mục vụ cần được thực hiện trong sự hiểu biết về mục vụ mà không bị giới hạn trong một chương trình mục vụ cố định, nhưng bao gồm cả các tiến trình hình thành cộng đồng dựa trên một hiểu biết chung về một chương trình và kế hoạch mục vụ. Tiếp sau đó là trong quá trình thành lập kế hoạch mục vụ cần biết rộng mở thích nghi cho mục đích làm cho những người trẻ có khả năng phát triển ý thức trách nhiệm trong niềm tin xây dựng lý tưởng cho chúng. Ngoài ra, cha mong các con hãy nỗ lực cung cấp những bài học và kinh nghiệm của đời cầu nguyện cho quá trình giáo dục và loan truyền Tin Mừng cho các bạn trẻ hầu chúng trải nghiệm được hương vị của những giá trị của sự thinh lặng và chiêm niệm: "không một quan tâm nào mà không được vun trồng trong chính mối thân tình với Chúa và đối diện với Lời của Chúa"(PD III, 4).
Trong bối cảnh của bức thư này, cha xin được kết thúc bằng ba câu hỏi, nhờ đó hướng dẫn chúng con phản ánh những thách đố và nêu ra những cơ hội liên quan tới đức tin và sự quan tâm về cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Cha đề nghị ba câu hỏi làm tài liệu học hỏi và hội thảo cho các ban cố vấn tỉnh, cho các kỳ họp các Giám đốc, cho các cuộc họp của các hội viên trẻ hay Linh mục mục trẻ, và những hội viên trong thời kỳ tập vụ... Cha cũng xin chúng con thảo luận ba câu hỏi này với các nhóm khác nhau trong đại gia đình Salesian:
1. Đâu là những đề nghị cho các cộng thể hoặc cho các Giáo Hội địa phương hầu giúp chúng ta dùng chính Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium) như kim chỉ nam cho các công cuộc tông đồ mục vụ của chúng ta?
2. Đâu là những lựa chọn mục vụ mà chúng ta tâm đắc trong tâm trí hoặc đề nghị trong cộng đoàn hầu những người trẻ và người lớn, phụ huynh và giáo viên, giáo lý viên và những người lãnh đạo các đoàn thể hay nhóm có thể cảm thấy mình là một thành phần của một cộng đồng mang trọng trách giáo dục về đức tin, một cộng đồng mà Tin Mừng của Chúa được rao truyền?
3. Đâu là những khó khăn có thể đã và đang làm suy yếu sự liên lỉ và tính nhất quán trong các quá trình mục vụ? Đâu là những đề nghị hầu làm tăng cường tính liên tục và nhất quán của các quá trình mục vụ?
Tiếp lời mời của Đức Thánh Cha (PD III, V), chúng ta phó dâng cho Mẹ Maria tiến trình này, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta suy xét chính mình xem chúng ta đã đồng hành với những người trẻ ra sao hầu sống ơn gọi dẫn tới niềm vui của tình yêu và sự viên mãn cho cuộc sống.
Trong Đức Kitô,
Lm Ángel Fernández Artime SDB
Kế vị thứ X của Cha thánh Gioan Bosco
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB, lược dịch.