WASHINGTON -- Trước ngày động đất và sóng thần tsunami 26-12-2004, các nước Thailand, Indonesia, Sri Lanka và Ấn Độ cũng đã có hằng trăn ngàn người di cư và vô gia cư rồi. Trận động đất và sóng thần càng tạo thêm số người vô gia cư tại các quốc gia nghèo khó nêu trên.
Bà Anastasia Brown, Giám đốc của Ủy Ban Di Dân và Di Cư thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết rằng: "Quan tâm chính của mọi người hiện hay là cứu trợ khẩn cấp trong vùng bị sóng thần tàn phá".
Bà nói thêm: "Chúng tôi cảm phục vì sự đáp ứng tuyệt vời đối với nạn nhân sóng thần, tuy nhiên cũng chính các quốc gia bị sóng thần tàn phá là những quốc gia đã sẵn có hằng trăm ngàn người di cư trước đây, và vấn đề này cũng cần phải đáp ứng, đặc biệt là nhu cầu của các em nhỏ mồ côi".
Theo báo cáo của Ủy Ban Di Cư và di Dân Hoa Kỳ thì hiện nay trên toàn thế giới đang có nỗ lực tìm kiếm nơi cư trú cho chừng 7.5 triệu người di cư hiện đang sống trong các trại tam trú đã trên 10 năm qua.
Tính đến cuối năm 2003, nước Thailand có chừng 400,000 người di cư hầu hết là người Lào và Miến Điện chạy sang tạm trú. Ấn Độ có chừng 300,000 di cư từ các quốc gia Sri Lanka, Tầu, Miến Điện và Afghanistan chạy sang.
Tại các nước Sri Lanka, Ấn độ, Indonesia và Miến Điện có chừng 2 tới 4 triệu người "bị bật gốc nội địa", nghĩa là những người phải rời xa đất tổ ngay chính tại quê hương của mình.
Uỷ Ban Di Dân Công Giáo Quốc Tế (International Catholic Migration Commission, ICMC) đại diện cho 172 tổ chức của giáo Hội có trụ sở hoạt động tại 65 quốc gia, hiện đang chú tâm tới các nỗ lực giúp cho người sống sót trận sóng thần, nhưng cũng quan tâm tới những người bị bệnh thân xác và tâm thần, những trẻ vị thành niên mất cha mẹ, các người già cả ốm yếu và các người nghèo khó.
Bà Brown đặc biệt nói tới Ủy Ban Di Dân Công Giáo tại Indonesia đạt trọng tâm vào việc bảo vệ trẻ em là những người đễ làm mồi cho các vụ buôn con lậu bán đi làm nô lệ và làm kỹ nữ.
Bà Anastasia Brown, Giám đốc của Ủy Ban Di Dân và Di Cư thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết rằng: "Quan tâm chính của mọi người hiện hay là cứu trợ khẩn cấp trong vùng bị sóng thần tàn phá".
Bà nói thêm: "Chúng tôi cảm phục vì sự đáp ứng tuyệt vời đối với nạn nhân sóng thần, tuy nhiên cũng chính các quốc gia bị sóng thần tàn phá là những quốc gia đã sẵn có hằng trăm ngàn người di cư trước đây, và vấn đề này cũng cần phải đáp ứng, đặc biệt là nhu cầu của các em nhỏ mồ côi".
Theo báo cáo của Ủy Ban Di Cư và di Dân Hoa Kỳ thì hiện nay trên toàn thế giới đang có nỗ lực tìm kiếm nơi cư trú cho chừng 7.5 triệu người di cư hiện đang sống trong các trại tam trú đã trên 10 năm qua.
Tính đến cuối năm 2003, nước Thailand có chừng 400,000 người di cư hầu hết là người Lào và Miến Điện chạy sang tạm trú. Ấn Độ có chừng 300,000 di cư từ các quốc gia Sri Lanka, Tầu, Miến Điện và Afghanistan chạy sang.
Tại các nước Sri Lanka, Ấn độ, Indonesia và Miến Điện có chừng 2 tới 4 triệu người "bị bật gốc nội địa", nghĩa là những người phải rời xa đất tổ ngay chính tại quê hương của mình.
Uỷ Ban Di Dân Công Giáo Quốc Tế (International Catholic Migration Commission, ICMC) đại diện cho 172 tổ chức của giáo Hội có trụ sở hoạt động tại 65 quốc gia, hiện đang chú tâm tới các nỗ lực giúp cho người sống sót trận sóng thần, nhưng cũng quan tâm tới những người bị bệnh thân xác và tâm thần, những trẻ vị thành niên mất cha mẹ, các người già cả ốm yếu và các người nghèo khó.
Bà Brown đặc biệt nói tới Ủy Ban Di Dân Công Giáo tại Indonesia đạt trọng tâm vào việc bảo vệ trẻ em là những người đễ làm mồi cho các vụ buôn con lậu bán đi làm nô lệ và làm kỹ nữ.