Nhiều người hốt hoảng kêu lên: Đức Hồng Y Pell bị kết án! Và hôm qua, vợ một người quen tới chơi nói như sau về vụ việc: không có lửa làm sao có khói. Hôm nay, đi Lễ ở nhà thờ Beverly Hills, thấy thư của Đức Tổng Giám Mục Fisher nói rằng ngài rất ngỡ ngàng (shocked) khi nghe tin cảnh sát khởi tố Đức Hồng Y Pell.
Đọc tin tức truyền hình và báo chí, ai cũng nghĩ Đức Hồng Y sẽ khốn khổ thôi, khó tránh được lưới trời lồng lộng. Vì ngoài Đức Hồng Y Pell ra, không một ai, từ Đức Giáo Hoàng, hàng giáo phẩm Úc nói chung và Đức Tổng Giám Mục Fisher nói riêng cho tới người tín hữu bình thường, không ai dám nói câu: Đức Hồng Y Pell vô tội.
Tường trình của truyền thông đời
Khỏi nói, truyền thông và báo chí đời thi nhau truyền đi nhiều truyện cũ gần xa có liên quan tới Đức Hồng Y Pell, trong đó, nhiều chi tiết không liên quan gì tới các cáo buộc lạm dụng tình dục, như việc ngài có “tham vọng” nắm chức quyền ở giáo đô Rôma.
Phần lớn họ đưa tin có tính tiêu cực. Kristen Gelineau của AP cho rằng quyết định khởi tố của cảnh sát là “một quyết định ngạc nhiên chắc chắn sẽ làm rúng động các cấp cao nhất của Tòa Thánh”.
Ký giả này cho rằng “các cáo buộc này là một cú đấm mới mẻ và nghiêm trọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người vốn đang bị mất tính khả tín phần nào trong chính sách “không khoan dung” đối với các lạm dụng tình dục.
Gelineau nhắc lại việc năm 2014, Đức Phanxicô được nhiều nhóm bênh vực các nạn nhân bị lạm dụng ca ngợi khi ngài lập một ủy ban gồm các chuyên viên từ bên ngoài cố vấn cho ngài cách tốt hơn để chống việc lạm dụng và bảo vệ vị thành niên. Nhưng sau đó, ủy ban này dần dần đánh mất sự khả tín khi hai thành viên, vốn là nạn nhân bị lạm dụng, từ chức và Đức Phanxicô không cho thi hành một đề nghị quan trọng của Ủy Ban nhằm lập một tòa án đặc biệt để xử các vụ giám mục che đậy các vụ lạm dụng.
Theo Gelineau, người ta cũng còn nhớ vụ Đức Phanxicô bổ nhiệm một giám mục Chilê, dù vị này mang tiếng là che chở một linh mục ấu dâm có tiếng. Sau đó, còn cho những người phản đối việc này là “khuynh tả” và “ngu đần”.
Riêng về Đức Hồng Y Pell, Gelineau thuật lại hồi năm ngoái, khi được hỏi về các cáo buộc đối với Đức Hồng Y Pell, Đức Phanxicô nói ngài phải chờ cho nền tư pháp Úc hoàn tất diễn trình của họ đã thì ngài mới nhận định. Nay là lúc để xem xem “Đức Giáo Hoàng sẽ đáp ứng thế nào trước việc phát triển này”.
Gelineau cho rằng “vì sự khả tín của Đức Phanxicô đang bị dòm ngó, nên bất cứ quyết định nào nhằm giữ (Hồng Y) Pell ở chức bộ trưởng trong khi đương đầu vớí các cáo buộc sẽ phản ảnh tồi tệ về Đức Phanxicô, vì Đức Hồng Y Pell vẫn còn là một trong các cố vấn cao cấp nhất của Đức Giáo Hoàng”.
Và không cần chờ đợi, Gelineau tiện dịp thuật lại “lịch sử che đậy” của Vatican: khi Hồng Y Bernard Law từ chức “một cách nhục nhã” năm 2002 vì che đậy lạm dụng ở Boston, các nạn nhân đã lên tiếng phản đối dữ dội khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dành cho ngài một chức vụ “béo bở” làm chánh linh mục của một vương cung thánh đường ở Rôma.
Ông kể luôn vụ Vatican che đậy cho Tổng Giám Mục Paul C. Marcinkus dù trong vấn đề ngân hàng chứ không ăn nhằm gì tới tai tiếng lạm dụng tình dục vị thành niên!
Về Đức Hồng Y Pell, Gelineau nhắc đến các trường hợp xử lý không đúng các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên trước đây ở Melbourne và sau đó ở Sydney mà không nhắc chi đến việc ngài là người thiết lập bộ máy đầu tiên để giải quyết các khiếu nại về lạm dụng.
Dù cảnh sát không cho biết các chi tiết của cáo buộc, Gelineau tình nguyện cho hay: hai người đàn ông , nay đã ở tuổi 40, từng nói rằng Hồng Y Pell sờ soạng họ một cách không thích đáng tại một hồ tắm hồi cuối thập niên 1970.
Tất cả những tin tức và bình luận trên để Làm gì nếu không muốn vẽ nên một bức tranh tiêu cực về Giáo Hội Công Giáo và Đức Hồng Y Pell.
Tờ Sydney Morning Herald thì sau khi cho rằng “Tại trú sở của Đức Hồng Y Pell, mọi sự đều êm ả khi tin tức được loan ra” đã nhận định rằng: “bất kể sự an bình biểu kiến này tại Rôma, việc loan báo chắc chắn sẽ phát đi nhiều làn sóng ngỡ ngàng khắp Giáo Hội Công Giáo tại Úc cũng như khắp thế giới”.
Hệ thống ABC của Úc, nhân cơ hội này đặt một tựa đề: “Conservative cardinal's road to Vatican” (con đường tới Vatican của Hồng Y bảo thủ), nhân tiện nhận định rằng “ngài giày vò các người Công Giáo cấp tiến bằng việc chống lại các cải tổ”.
Nhận định như thế quả mâu thuẫn với sự kiện: ở Vatican, ngài thuộc phe “cấp tiến” hết lòng cùng Đức Phanxicô cải tổ hệ thống tài chánh của Giáo Hội, làm rúng động phe “old guards”!
Thì ra cải tổ theo họ là phải ủng hộ phụ nữ làm linh mục, cho phép ly dị và phá thai, cũng như cho các người tranh đấu đồng tính rước lễ!
ABC cho rằng theo nghĩa này, ngài đã được Vatican chú ý, mời tham gia thánh bộ chuyên lo chấp pháp tính chính thống!
Họ trích câu sau đây của ngài như một thứ châm chích: “Có nhiều người Công Giáo thích đủ món (smorgasbord) chọn chút món này chọn chút món kia… công việc làm giám mục của tôi là công bố toàn bộ sứ điệp”.
Hệ thống SBS tiêu cực hơn nữa, nhân dịp nàycho đăng một tài liệu xưa cũ tựa là “The girls, the paedophile and Cardinal Pell” (Các cô gái, tên ấu dâm và Hồng Y Pell”. Tên ấu dâm là cựu linh mục Gerald Ridsdale, có thời sống chung với vị giáo sĩ trẻ tuổi nay là Đức Hồng Y Pell; các cô gái là nạn nhân bị lạm dụng của linh mục ấu dâm Ridsdale: Gabbi Short, nay 60 và Julie Braddock cùng tuổi.
Vụ trên được nhắc đi nhắc lại không biết đến bao nhiêu lần, dù Đức Hồng Y Pell không bị qui kết một trách nhiệm nào, vì lúc đó, ngài mới chỉ là một linh mục mới ra lò! Vô tình ở một nơi mà SBS gọi là “thiên đàng của ấu dâm và ác mộng của đứa trẻ”. Thành thử nhắc lại chỉ là một trò chơi liên tưởng theo chiều tiêu cực.
Nguyên việc Đức Hồng Y Pell được yêu cầu ra tòa cũng được mô tả bằng các động từ khác nhau. Phần lớn các báo chí đời dùng động từ “ordered” (bị truyền lệnh), cho người ta cảm tưởng người được yêu cầu đang ở thế mất giá trị đến bị cảnh sát truyền lệnh, chứ không phải là người vẫn có quyền được coi là vô tội để được yêu cầu!
Thông cáo báo chí của Tổng Giáo Phận Sydney và của Tòa Thánh
Dĩ nhiên, thông cáo báo chí của Tòa Tổng Giám Mục Sydney về việc này không dùng động từ ấy mà dùng động từ “vô thưởng vô phạt” là “required” (được yêu cầu):
“Sáng nay, Cảnh Sát Victoria xác nhận rằng họ đã cáo buộc Đức Hồng Y George Pell với các vi phạm tấn công tình dục đã có từ lâu. Trong một cuộc họp báo, Cảnh Sát Victoria nói với các phương tiện truyền thông rằng Đức Hồng Y Pell đã bị cáo buộc bằng trát đòi hầu tòa, và được yêu cầu xuất hiện tại Tòa Án Melbourne vào ngày 18 tháng Bẩy năm 2017 để nghe việc lên hồ sơ”.
Theo thông báo trên, ngay khi cảnh sát công bố cáo buộc, Đức Hồng Y Pell đã ra tuyên bố cho biết ngài biết các cáo buộc, nhưng cực lực bác bỏ chúng và “sẽ trở về Úc, sớm bao nhiêu có thể, để thanh minh cho tên tuổi của ngài”.
Như thế, các thiên kiến của truyền thông thế tục đã bị đánh tan: Đức Hồng Y Pell và Tòa Thánh không sợ sự thật đến phải lo âu, tìm cách che đậy.
Thông cáo báo chí của tổng giáo phận Sydney ngay sau đó đã được Phòng Báo Chí của Tòa Thánh xác nhận. Phòng này còn nói rõ sáng kiến trở về Úc để tự bênh vực là sáng kiến của Đức Hồng Y Pell “Biết được các cáo buộc này, Đức Hồng Y Pell, hành động với lòng tôn kính trọn vẹn đối với luật pháp dân sự, đã quyết định trở về xứ sở để đương đầu với các cáo buộc chống lại ngài; ngài thừa nhận sự quan trọng của việc ngài tham dự để bảo đảm tính hợp tình hợp lý của diễn trình và cổ vũ việc tìm ra sự thật. Đức Thánh Cha, sau khi được Đức Hồng Y Pell thông báo, đã cho phép ngài một thời gian nghỉ để ngài có thể tự bênh vực”.
Về chi tiết trên, chính Đức Hồng Y Pell thông báo như sau: “ tôi đã đều đặn thông báo cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong mấy tháng ròng này, và tôi đã nói chuyện với ngài nhiều dịp trong tuần vừa qua, gần đây nhất tôi nghĩ chỉ một hay hai ngày. Chúng tôi nói đến việc tôi cần lấy ngày nghỉ để thanh minh cho tên tuổi của tôi. Nên tôi rất biết ơn Đức Thánh Cha đã cho tôi nghỉ phép này để trở về Úc”.
Cũng nhân dịp này, Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đề cao thiện chí hợp tác của Đức Hồng Y Pel đối với hệ thống luật pháp dân sự: “điều quan trọng phải nhớ là Đức Hồng Y Pell đã công khai và nhiều lần lên án là vô luân và không thể dung thứ các hành vi lạm dụng chống lại trẻ em; ngài đã hợp tác trong quá khứ với các nhà cầm quyền Úc (thí dụ, trong các trình bầy của ngài tại Ủy Ban Hoàng Gia); ngài đã hỗ trợ Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên; và sau cùng, trong tư cách giám mục giáo phận ở Úc, ngài đã khai dẫn các hệ thống và thủ tục vừa để bảo vệ các vị thành niên vừa để cung cấp sự trợ giúp cho các nạn nhân bị lạm dụng”.
Phòng Báo Chí cũng quả quyết Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhìn nhận sự trung thực và việc tận tụy đầy nghị lực của Đức Hồng Y Pell.
Nhận định về cử chỉ của Đức Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Fisher của Sydney cho rằng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh tới lòng kính trọng đối với việc thượng tôn pháp luật, bao gồm quyền mọi công dân được hưởng một diễn trình thích đáng và được suy đoán là vô tội”.
Đức Tổng Giám Mục Fisher cũng hợp nhất với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc quả quyết Đức Hồng Y Pell là “một người trung thực… Đức Hồng Y Pell mà tôi biết là một người liêm chính trong các giao dịch với người khác, một người của đức tin và các lý tưởng cao cả, một người hoàn toàn đứng đắn”.
Tuy nhiên, khi tường trình tin trên, tờ Crux thêm rằng: “nhưng Đức Tổng Giám Mục (Fisher) nói thêm rằng trong khi Giáo Hội Sydney trợ giúp về nơi ăn ở và các chi phí cho Đức Hồng Y Pell, nhưng sẽ không chi trả các chi phí luật pháp” và “mặc dù mọi tố cáo về lạm dụng phải được điều tra, nhưng không ai bị tiên phán (prejudiced) vì địa vị cao, xác tín tôn giáo, hay lập trường về các vấn đề xã hội”.
Ngài nói thế để nhấn mạnh rằng “công lý và cảm thương mà tất cả chúng ta tìm kiếm cho các nạn nhân bị lạm dụng bao gồm việc tìm ra sự thật của các tố cáo này”.
Nhiều người cho các dè dặt trên có hơi tiêu cực đối với Đức Hồng Y Pell: ủng hộ nhưng có chừng mực. Tuy nhiên, nên nhớ, nay là lúc Giáo Hội Úc đang chờ bản tường trình của Ủy Ban Hoàng Gia về lạm dụng tình dục vị thành niên, một ủy ban đã có nhiều kết luận tạm không thuận lợi cho Giáo Hội Công Giáo ở Úc.
Vả lại, đây cũng là cách để những người ủng hộ Đức Hồng Y Pell, mà chúng tôi tin là rất nhiều, sẽ đóng góp vào qũy bênh vực ngài. Thực thế, những người ủng hộ Đức Hồng Y Pell đã quyết định lập một chương mục ngân hàng để tài trợ cho việc bênh vực Đức Hồng Y trước tòa Melbourne. News Corp Australia vừa tường trình như thế dựa vào lời của John Roskam, đứng đầu Viện Công Vụ (Institute of Public Affairs).
Nhận định của truyền thông Công Giáo
Dù gì, người ta vẫn có cảm tưởng có một sự dè dặt nào đó nơi Giáo Hội Úc đối với các cáo buộc chống Đức Hồng Y Pell. Giải thích việc này, John L. Allen cho rằng: một số quan sát viên hoài nghi việc khởi tố này bị chính trị xúi giục, và nhiều người khác nêu câu hỏi không biết Đức Hồng Y Pell có được hưởng một phiên toà hợp tình hợp lý hay không vì các phương tiện truyền thông Úc vốn “ác qủy hóa” (demonized) vị giáo phẩm 76 tuổi này xưa nay rồi. Ngoài ra, kinh nghiệm cay đắng của các vụ tai tiếng lạm dụng trong quá khứ vốn dạy người Công Giáo khắp nơi phải kìm hãm phán đoán cho tới khi nắm được mọi bằng chứng.
Về con người của Đức Hồng Y Pell, John L. Allen nhận định rằng “sự kiện Đức Hồng Y Pell phân cực hóa dư luận ở Vatican là điều không ngạc nhiên đối với bất cứ ai từng theo dõi sự nghiệp của ngài, vì từ lâu ngài vốn là cột thu lôi của tranh cãi: nói thẳng nói thật, không sợ đấu tranh, và không bao giờ chịu dơ má kia (cho người ta vả). Tất cả đều hợp với bối cảnh cựu cầu thủ của môn túc cầu Úc, một môn thể thao nổi tiếng là sôi nổi trong đó chàng thanh niên Pell rất xuất sắc về sự gan lì.
Gerard O’Connell của Tạp Chí America thì trích một vị ẩn danh ở Úc nói rằng “việc cáo buộc Đức Hồng Y Pell giống như việc đâm một mụn nhọt đã mưng mủ quá lâu rồi. Bây giờ bi kịch đang đến hồi chót. Ngài vốn hiện thân cho Giáo Hội ở Úc hơn 30 năm qua và số phận của ngài chồng chéo lên hình ảnh của Giáo Hội ấy và tương lai của nó”.
O’Connell trưng dẫn một số nguồn ở Rôma. Các nguồn này tin rằng Đức Hồng Y Pell bị sử dụng như con dê tế thần để người ta trút cơn giận Giáo Hội Úc lên đầu, vì ngài vốn được đồng nhất hóa với Giáo Hội này trong nhiều thập niên qua.
Tuy nhiên, dường như Giáo Hội ấy không hoàn toàn ra sức bênh vực một trong các chiến sĩ kiên cường của mình. George Weigel, một trí thức Công Giáo Mỹ, tác giả cuốn tiểu sử nổi tiếng về Thánh Giáo Hoàng Gioan Pholô II, trong một bài viết trên tờ The Natioanl Review, cho rằng: “Đức Hồng Y George Pell có nhiều kẻ thù ở Úc, cả trong chính trị lẫn trong Giáo Hội. Họ và các đồng minh của họ trong các phương tiện truyền thông ở Úc, cả điện tử lẫn in ấn, vốn say sưa phát động cả một chiến dịch lăng mạ chống lại ngài hàng mấy thập niên qua, cáo buộc ngài đủ thứ từ tự cao tự đại tới hù họa nạt nộ. Tất cả chỉ là rác rưởi”.
Nhưng bất chấp chiến dịch ấy, chiến dịch tạo ra “bầu khí điên loạn và bách hại có thể so sánh với Salem, Massachusetts, thế kỷ 17” trên, theo Weigel, ở Úc, vẫn có những người đủ lương tri để nhận ra sự thực nhất là lúc chiến dịch ấy đang đạt tới tuyệt đỉnh của nó.
Đầu tuần rồi, trong số ngày 26 tháng Sáu của tờ The Australian, Robin Speed, chủ tịch Viện Thượng Tôn Pháp Luật Úc (Australian Rule of Law Institute), một cơ quan không đảng phái, không vụ lợi, đã cảnh cáo các công tố viên mưu toan hành động chống Đức Hồng Y Pell để làm vừa lòng “tiếng sủa của một bộ phận quần chúng”. Speed, vốn là một luật sư, cũng cảnh cáo rằng nếu Đức Hồng Y Pell bị cáo buộc và được trắng án, thì người ta phải mở một cuộc điều tra theo luật về cung cách tiến hành cuộc điều tra lê thê suốt hai năm qua chống Đức Hồng Y.
Hai tuần trước đó, cũng trên tờ báo ấy, Angela Shanahan, giữ mục bình luận của độc giả (op-ed), đã lên tiếng chỉ trích nặng nề bầu khí công cộng đang hành hạ nước Úc như một cơn sốt nặng: “thông đồng và tin đồn đang thống trị, luận lý và sự thật đã bị vứt qua cửa sổ trong vụ (Hồng Y ) Pell… Trong cái bầu khí ồn ào và điên loạn này, Đức Hồng Y đã cư xử một cách không thể chê trách được. Ngài đã không nói gì ngoại trừ tuyên bố mình vô tội. Ngài chờ đợi, cầu nguyện và tiếp tục việc làm của mình. Thương thay nhiều người đã không làm như thế”.
Ngày 9 tháng Sáu, trên tờ Sydney Morning Herald, Peter Craven, người giữ một mục của tờ báo này, duyệt một cuốn sách mới viết về Đức Hồng Y Pell, đó là cuốn Đức Hồng Y: Sự Thăng Trầm của George Pell (Cardinal: The Rise and Fall of George Pell), tác giả Louise Milligan, một thứ búa đốn đầy rẫy các thiếu chính xác và các tố cáo vô căn cứ. Bài duyệt sách này kết luận: “Người ta chỉ còn có thể hy vọng vào Thiên Chúa rằng trong bầu khí hiện nay, họ có khả năng hiểu được đây là một vụ được lắp ráp cho một phiên xử phù thủy”.
Cuối tháng Năm, Amanda Vanstone, một nữ chính khách Úc, người đã giữ nhiều chức tổng trưởng chính phủ Liên Bang và cuối cùng là đại sứ của Úc ở Ý, trong một tựa đề lớn trên tờ Sydney Morning Herald, đã thú thực rằng bà “không hề là người ái mộ tôn giáo có tổ chức” nhưng lập tức nói thêm rằng “việc các phương tiện truyền thông xử án George Pell phải dừng lại. Điều chúng ta đang thấy không khác gì một đám gia hình (lynch mob) thời kỳ đen tối. Một số người trong các phương tiện truyền thông nghĩ họ đứng trên luật pháp cả ở ngoại quốc lẫn ở trong nước… Điều chúng ta đang thấy tồi tệ hơn việc lượng định tội lệ rất nhiều. Lãnh vực hoạt động công cộng đang bị sử dụng để coi danh thơm tiếng tốt như rác rưởi và có lẽ để ngăn chặn một vụ xử hợp tình hợp lý”.
Bóng ma trên là nỗi lo âu của Andrew Halphen, đồng chủ tịch của phân bộ hình luật của Viện Luật Học Victoria (The Law Institute of Victoria). Hồi tháng Năm vừa rồi, ông này mô tả việc rì rỏ tin tức về cuộc điều tra Đức Hồng Y Pell là một việc “thiếu tôn trọng” các quyền của Đức Hồng Y và là một “sự lăng nhục” hệ thống luật pháp quốc gia khiến người ta phải sửng sốt. Halphen cũng tỏ ra rất lo ngại, không biết Đức Hồng Y Pell có được một phiên toà hợp tình hợp lý hay không khi các cáo buộc được trình diễn đến như thế. Ông cho rằng chưa bao giờ có chuyện các cáo buộc một ai đó lại xuất hiện trên trang nhất của một tờ báo lớn trước khi đương sự bị cáo buộc chính thức.
Chính vì thế, George Weigel cho rằng “George Pell sẽ ra tòa. Nhưng ngài sẽ không phải là người duy nhất bị đem ra xử vì ngài sẽ đối mặt với những kẻ tố cáo ngài trước tòa luật lệ. Tiếng thơm hợp tình hợp lý và thẳng thắn của cảnh sát và hệ thống tư pháp của Úc cũng bị xử với ngài cũng như các phương tiện truyền thông Úc và những người trong nền chính trị Úc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã và đang khuyến khích, hoặc ít nhất không chịu đứng lên chống lại, cuộc tấn công không ngừng nghỉ và tàn bạo đang diễn tiến chống lại một trong những người con trai thành đạt nhất của Úc xưa nay”.
Đọc tin tức truyền hình và báo chí, ai cũng nghĩ Đức Hồng Y sẽ khốn khổ thôi, khó tránh được lưới trời lồng lộng. Vì ngoài Đức Hồng Y Pell ra, không một ai, từ Đức Giáo Hoàng, hàng giáo phẩm Úc nói chung và Đức Tổng Giám Mục Fisher nói riêng cho tới người tín hữu bình thường, không ai dám nói câu: Đức Hồng Y Pell vô tội.
Tường trình của truyền thông đời
Khỏi nói, truyền thông và báo chí đời thi nhau truyền đi nhiều truyện cũ gần xa có liên quan tới Đức Hồng Y Pell, trong đó, nhiều chi tiết không liên quan gì tới các cáo buộc lạm dụng tình dục, như việc ngài có “tham vọng” nắm chức quyền ở giáo đô Rôma.
Phần lớn họ đưa tin có tính tiêu cực. Kristen Gelineau của AP cho rằng quyết định khởi tố của cảnh sát là “một quyết định ngạc nhiên chắc chắn sẽ làm rúng động các cấp cao nhất của Tòa Thánh”.
Ký giả này cho rằng “các cáo buộc này là một cú đấm mới mẻ và nghiêm trọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người vốn đang bị mất tính khả tín phần nào trong chính sách “không khoan dung” đối với các lạm dụng tình dục.
Gelineau nhắc lại việc năm 2014, Đức Phanxicô được nhiều nhóm bênh vực các nạn nhân bị lạm dụng ca ngợi khi ngài lập một ủy ban gồm các chuyên viên từ bên ngoài cố vấn cho ngài cách tốt hơn để chống việc lạm dụng và bảo vệ vị thành niên. Nhưng sau đó, ủy ban này dần dần đánh mất sự khả tín khi hai thành viên, vốn là nạn nhân bị lạm dụng, từ chức và Đức Phanxicô không cho thi hành một đề nghị quan trọng của Ủy Ban nhằm lập một tòa án đặc biệt để xử các vụ giám mục che đậy các vụ lạm dụng.
Theo Gelineau, người ta cũng còn nhớ vụ Đức Phanxicô bổ nhiệm một giám mục Chilê, dù vị này mang tiếng là che chở một linh mục ấu dâm có tiếng. Sau đó, còn cho những người phản đối việc này là “khuynh tả” và “ngu đần”.
Riêng về Đức Hồng Y Pell, Gelineau thuật lại hồi năm ngoái, khi được hỏi về các cáo buộc đối với Đức Hồng Y Pell, Đức Phanxicô nói ngài phải chờ cho nền tư pháp Úc hoàn tất diễn trình của họ đã thì ngài mới nhận định. Nay là lúc để xem xem “Đức Giáo Hoàng sẽ đáp ứng thế nào trước việc phát triển này”.
Gelineau cho rằng “vì sự khả tín của Đức Phanxicô đang bị dòm ngó, nên bất cứ quyết định nào nhằm giữ (Hồng Y) Pell ở chức bộ trưởng trong khi đương đầu vớí các cáo buộc sẽ phản ảnh tồi tệ về Đức Phanxicô, vì Đức Hồng Y Pell vẫn còn là một trong các cố vấn cao cấp nhất của Đức Giáo Hoàng”.
Và không cần chờ đợi, Gelineau tiện dịp thuật lại “lịch sử che đậy” của Vatican: khi Hồng Y Bernard Law từ chức “một cách nhục nhã” năm 2002 vì che đậy lạm dụng ở Boston, các nạn nhân đã lên tiếng phản đối dữ dội khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dành cho ngài một chức vụ “béo bở” làm chánh linh mục của một vương cung thánh đường ở Rôma.
Ông kể luôn vụ Vatican che đậy cho Tổng Giám Mục Paul C. Marcinkus dù trong vấn đề ngân hàng chứ không ăn nhằm gì tới tai tiếng lạm dụng tình dục vị thành niên!
Về Đức Hồng Y Pell, Gelineau nhắc đến các trường hợp xử lý không đúng các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên trước đây ở Melbourne và sau đó ở Sydney mà không nhắc chi đến việc ngài là người thiết lập bộ máy đầu tiên để giải quyết các khiếu nại về lạm dụng.
Dù cảnh sát không cho biết các chi tiết của cáo buộc, Gelineau tình nguyện cho hay: hai người đàn ông , nay đã ở tuổi 40, từng nói rằng Hồng Y Pell sờ soạng họ một cách không thích đáng tại một hồ tắm hồi cuối thập niên 1970.
Tất cả những tin tức và bình luận trên để Làm gì nếu không muốn vẽ nên một bức tranh tiêu cực về Giáo Hội Công Giáo và Đức Hồng Y Pell.
Tờ Sydney Morning Herald thì sau khi cho rằng “Tại trú sở của Đức Hồng Y Pell, mọi sự đều êm ả khi tin tức được loan ra” đã nhận định rằng: “bất kể sự an bình biểu kiến này tại Rôma, việc loan báo chắc chắn sẽ phát đi nhiều làn sóng ngỡ ngàng khắp Giáo Hội Công Giáo tại Úc cũng như khắp thế giới”.
Hệ thống ABC của Úc, nhân cơ hội này đặt một tựa đề: “Conservative cardinal's road to Vatican” (con đường tới Vatican của Hồng Y bảo thủ), nhân tiện nhận định rằng “ngài giày vò các người Công Giáo cấp tiến bằng việc chống lại các cải tổ”.
Nhận định như thế quả mâu thuẫn với sự kiện: ở Vatican, ngài thuộc phe “cấp tiến” hết lòng cùng Đức Phanxicô cải tổ hệ thống tài chánh của Giáo Hội, làm rúng động phe “old guards”!
Thì ra cải tổ theo họ là phải ủng hộ phụ nữ làm linh mục, cho phép ly dị và phá thai, cũng như cho các người tranh đấu đồng tính rước lễ!
ABC cho rằng theo nghĩa này, ngài đã được Vatican chú ý, mời tham gia thánh bộ chuyên lo chấp pháp tính chính thống!
Họ trích câu sau đây của ngài như một thứ châm chích: “Có nhiều người Công Giáo thích đủ món (smorgasbord) chọn chút món này chọn chút món kia… công việc làm giám mục của tôi là công bố toàn bộ sứ điệp”.
Hệ thống SBS tiêu cực hơn nữa, nhân dịp nàycho đăng một tài liệu xưa cũ tựa là “The girls, the paedophile and Cardinal Pell” (Các cô gái, tên ấu dâm và Hồng Y Pell”. Tên ấu dâm là cựu linh mục Gerald Ridsdale, có thời sống chung với vị giáo sĩ trẻ tuổi nay là Đức Hồng Y Pell; các cô gái là nạn nhân bị lạm dụng của linh mục ấu dâm Ridsdale: Gabbi Short, nay 60 và Julie Braddock cùng tuổi.
Vụ trên được nhắc đi nhắc lại không biết đến bao nhiêu lần, dù Đức Hồng Y Pell không bị qui kết một trách nhiệm nào, vì lúc đó, ngài mới chỉ là một linh mục mới ra lò! Vô tình ở một nơi mà SBS gọi là “thiên đàng của ấu dâm và ác mộng của đứa trẻ”. Thành thử nhắc lại chỉ là một trò chơi liên tưởng theo chiều tiêu cực.
Nguyên việc Đức Hồng Y Pell được yêu cầu ra tòa cũng được mô tả bằng các động từ khác nhau. Phần lớn các báo chí đời dùng động từ “ordered” (bị truyền lệnh), cho người ta cảm tưởng người được yêu cầu đang ở thế mất giá trị đến bị cảnh sát truyền lệnh, chứ không phải là người vẫn có quyền được coi là vô tội để được yêu cầu!
Thông cáo báo chí của Tổng Giáo Phận Sydney và của Tòa Thánh
Dĩ nhiên, thông cáo báo chí của Tòa Tổng Giám Mục Sydney về việc này không dùng động từ ấy mà dùng động từ “vô thưởng vô phạt” là “required” (được yêu cầu):
“Sáng nay, Cảnh Sát Victoria xác nhận rằng họ đã cáo buộc Đức Hồng Y George Pell với các vi phạm tấn công tình dục đã có từ lâu. Trong một cuộc họp báo, Cảnh Sát Victoria nói với các phương tiện truyền thông rằng Đức Hồng Y Pell đã bị cáo buộc bằng trát đòi hầu tòa, và được yêu cầu xuất hiện tại Tòa Án Melbourne vào ngày 18 tháng Bẩy năm 2017 để nghe việc lên hồ sơ”.
Theo thông báo trên, ngay khi cảnh sát công bố cáo buộc, Đức Hồng Y Pell đã ra tuyên bố cho biết ngài biết các cáo buộc, nhưng cực lực bác bỏ chúng và “sẽ trở về Úc, sớm bao nhiêu có thể, để thanh minh cho tên tuổi của ngài”.
Như thế, các thiên kiến của truyền thông thế tục đã bị đánh tan: Đức Hồng Y Pell và Tòa Thánh không sợ sự thật đến phải lo âu, tìm cách che đậy.
Thông cáo báo chí của tổng giáo phận Sydney ngay sau đó đã được Phòng Báo Chí của Tòa Thánh xác nhận. Phòng này còn nói rõ sáng kiến trở về Úc để tự bênh vực là sáng kiến của Đức Hồng Y Pell “Biết được các cáo buộc này, Đức Hồng Y Pell, hành động với lòng tôn kính trọn vẹn đối với luật pháp dân sự, đã quyết định trở về xứ sở để đương đầu với các cáo buộc chống lại ngài; ngài thừa nhận sự quan trọng của việc ngài tham dự để bảo đảm tính hợp tình hợp lý của diễn trình và cổ vũ việc tìm ra sự thật. Đức Thánh Cha, sau khi được Đức Hồng Y Pell thông báo, đã cho phép ngài một thời gian nghỉ để ngài có thể tự bênh vực”.
Về chi tiết trên, chính Đức Hồng Y Pell thông báo như sau: “ tôi đã đều đặn thông báo cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong mấy tháng ròng này, và tôi đã nói chuyện với ngài nhiều dịp trong tuần vừa qua, gần đây nhất tôi nghĩ chỉ một hay hai ngày. Chúng tôi nói đến việc tôi cần lấy ngày nghỉ để thanh minh cho tên tuổi của tôi. Nên tôi rất biết ơn Đức Thánh Cha đã cho tôi nghỉ phép này để trở về Úc”.
Cũng nhân dịp này, Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đề cao thiện chí hợp tác của Đức Hồng Y Pel đối với hệ thống luật pháp dân sự: “điều quan trọng phải nhớ là Đức Hồng Y Pell đã công khai và nhiều lần lên án là vô luân và không thể dung thứ các hành vi lạm dụng chống lại trẻ em; ngài đã hợp tác trong quá khứ với các nhà cầm quyền Úc (thí dụ, trong các trình bầy của ngài tại Ủy Ban Hoàng Gia); ngài đã hỗ trợ Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên; và sau cùng, trong tư cách giám mục giáo phận ở Úc, ngài đã khai dẫn các hệ thống và thủ tục vừa để bảo vệ các vị thành niên vừa để cung cấp sự trợ giúp cho các nạn nhân bị lạm dụng”.
Phòng Báo Chí cũng quả quyết Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhìn nhận sự trung thực và việc tận tụy đầy nghị lực của Đức Hồng Y Pell.
Nhận định về cử chỉ của Đức Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Fisher của Sydney cho rằng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh tới lòng kính trọng đối với việc thượng tôn pháp luật, bao gồm quyền mọi công dân được hưởng một diễn trình thích đáng và được suy đoán là vô tội”.
Đức Tổng Giám Mục Fisher cũng hợp nhất với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc quả quyết Đức Hồng Y Pell là “một người trung thực… Đức Hồng Y Pell mà tôi biết là một người liêm chính trong các giao dịch với người khác, một người của đức tin và các lý tưởng cao cả, một người hoàn toàn đứng đắn”.
Tuy nhiên, khi tường trình tin trên, tờ Crux thêm rằng: “nhưng Đức Tổng Giám Mục (Fisher) nói thêm rằng trong khi Giáo Hội Sydney trợ giúp về nơi ăn ở và các chi phí cho Đức Hồng Y Pell, nhưng sẽ không chi trả các chi phí luật pháp” và “mặc dù mọi tố cáo về lạm dụng phải được điều tra, nhưng không ai bị tiên phán (prejudiced) vì địa vị cao, xác tín tôn giáo, hay lập trường về các vấn đề xã hội”.
Ngài nói thế để nhấn mạnh rằng “công lý và cảm thương mà tất cả chúng ta tìm kiếm cho các nạn nhân bị lạm dụng bao gồm việc tìm ra sự thật của các tố cáo này”.
Nhiều người cho các dè dặt trên có hơi tiêu cực đối với Đức Hồng Y Pell: ủng hộ nhưng có chừng mực. Tuy nhiên, nên nhớ, nay là lúc Giáo Hội Úc đang chờ bản tường trình của Ủy Ban Hoàng Gia về lạm dụng tình dục vị thành niên, một ủy ban đã có nhiều kết luận tạm không thuận lợi cho Giáo Hội Công Giáo ở Úc.
Vả lại, đây cũng là cách để những người ủng hộ Đức Hồng Y Pell, mà chúng tôi tin là rất nhiều, sẽ đóng góp vào qũy bênh vực ngài. Thực thế, những người ủng hộ Đức Hồng Y Pell đã quyết định lập một chương mục ngân hàng để tài trợ cho việc bênh vực Đức Hồng Y trước tòa Melbourne. News Corp Australia vừa tường trình như thế dựa vào lời của John Roskam, đứng đầu Viện Công Vụ (Institute of Public Affairs).
Nhận định của truyền thông Công Giáo
Dù gì, người ta vẫn có cảm tưởng có một sự dè dặt nào đó nơi Giáo Hội Úc đối với các cáo buộc chống Đức Hồng Y Pell. Giải thích việc này, John L. Allen cho rằng: một số quan sát viên hoài nghi việc khởi tố này bị chính trị xúi giục, và nhiều người khác nêu câu hỏi không biết Đức Hồng Y Pell có được hưởng một phiên toà hợp tình hợp lý hay không vì các phương tiện truyền thông Úc vốn “ác qủy hóa” (demonized) vị giáo phẩm 76 tuổi này xưa nay rồi. Ngoài ra, kinh nghiệm cay đắng của các vụ tai tiếng lạm dụng trong quá khứ vốn dạy người Công Giáo khắp nơi phải kìm hãm phán đoán cho tới khi nắm được mọi bằng chứng.
Về con người của Đức Hồng Y Pell, John L. Allen nhận định rằng “sự kiện Đức Hồng Y Pell phân cực hóa dư luận ở Vatican là điều không ngạc nhiên đối với bất cứ ai từng theo dõi sự nghiệp của ngài, vì từ lâu ngài vốn là cột thu lôi của tranh cãi: nói thẳng nói thật, không sợ đấu tranh, và không bao giờ chịu dơ má kia (cho người ta vả). Tất cả đều hợp với bối cảnh cựu cầu thủ của môn túc cầu Úc, một môn thể thao nổi tiếng là sôi nổi trong đó chàng thanh niên Pell rất xuất sắc về sự gan lì.
Gerard O’Connell của Tạp Chí America thì trích một vị ẩn danh ở Úc nói rằng “việc cáo buộc Đức Hồng Y Pell giống như việc đâm một mụn nhọt đã mưng mủ quá lâu rồi. Bây giờ bi kịch đang đến hồi chót. Ngài vốn hiện thân cho Giáo Hội ở Úc hơn 30 năm qua và số phận của ngài chồng chéo lên hình ảnh của Giáo Hội ấy và tương lai của nó”.
O’Connell trưng dẫn một số nguồn ở Rôma. Các nguồn này tin rằng Đức Hồng Y Pell bị sử dụng như con dê tế thần để người ta trút cơn giận Giáo Hội Úc lên đầu, vì ngài vốn được đồng nhất hóa với Giáo Hội này trong nhiều thập niên qua.
Tuy nhiên, dường như Giáo Hội ấy không hoàn toàn ra sức bênh vực một trong các chiến sĩ kiên cường của mình. George Weigel, một trí thức Công Giáo Mỹ, tác giả cuốn tiểu sử nổi tiếng về Thánh Giáo Hoàng Gioan Pholô II, trong một bài viết trên tờ The Natioanl Review, cho rằng: “Đức Hồng Y George Pell có nhiều kẻ thù ở Úc, cả trong chính trị lẫn trong Giáo Hội. Họ và các đồng minh của họ trong các phương tiện truyền thông ở Úc, cả điện tử lẫn in ấn, vốn say sưa phát động cả một chiến dịch lăng mạ chống lại ngài hàng mấy thập niên qua, cáo buộc ngài đủ thứ từ tự cao tự đại tới hù họa nạt nộ. Tất cả chỉ là rác rưởi”.
Nhưng bất chấp chiến dịch ấy, chiến dịch tạo ra “bầu khí điên loạn và bách hại có thể so sánh với Salem, Massachusetts, thế kỷ 17” trên, theo Weigel, ở Úc, vẫn có những người đủ lương tri để nhận ra sự thực nhất là lúc chiến dịch ấy đang đạt tới tuyệt đỉnh của nó.
Đầu tuần rồi, trong số ngày 26 tháng Sáu của tờ The Australian, Robin Speed, chủ tịch Viện Thượng Tôn Pháp Luật Úc (Australian Rule of Law Institute), một cơ quan không đảng phái, không vụ lợi, đã cảnh cáo các công tố viên mưu toan hành động chống Đức Hồng Y Pell để làm vừa lòng “tiếng sủa của một bộ phận quần chúng”. Speed, vốn là một luật sư, cũng cảnh cáo rằng nếu Đức Hồng Y Pell bị cáo buộc và được trắng án, thì người ta phải mở một cuộc điều tra theo luật về cung cách tiến hành cuộc điều tra lê thê suốt hai năm qua chống Đức Hồng Y.
Hai tuần trước đó, cũng trên tờ báo ấy, Angela Shanahan, giữ mục bình luận của độc giả (op-ed), đã lên tiếng chỉ trích nặng nề bầu khí công cộng đang hành hạ nước Úc như một cơn sốt nặng: “thông đồng và tin đồn đang thống trị, luận lý và sự thật đã bị vứt qua cửa sổ trong vụ (Hồng Y ) Pell… Trong cái bầu khí ồn ào và điên loạn này, Đức Hồng Y đã cư xử một cách không thể chê trách được. Ngài đã không nói gì ngoại trừ tuyên bố mình vô tội. Ngài chờ đợi, cầu nguyện và tiếp tục việc làm của mình. Thương thay nhiều người đã không làm như thế”.
Ngày 9 tháng Sáu, trên tờ Sydney Morning Herald, Peter Craven, người giữ một mục của tờ báo này, duyệt một cuốn sách mới viết về Đức Hồng Y Pell, đó là cuốn Đức Hồng Y: Sự Thăng Trầm của George Pell (Cardinal: The Rise and Fall of George Pell), tác giả Louise Milligan, một thứ búa đốn đầy rẫy các thiếu chính xác và các tố cáo vô căn cứ. Bài duyệt sách này kết luận: “Người ta chỉ còn có thể hy vọng vào Thiên Chúa rằng trong bầu khí hiện nay, họ có khả năng hiểu được đây là một vụ được lắp ráp cho một phiên xử phù thủy”.
Cuối tháng Năm, Amanda Vanstone, một nữ chính khách Úc, người đã giữ nhiều chức tổng trưởng chính phủ Liên Bang và cuối cùng là đại sứ của Úc ở Ý, trong một tựa đề lớn trên tờ Sydney Morning Herald, đã thú thực rằng bà “không hề là người ái mộ tôn giáo có tổ chức” nhưng lập tức nói thêm rằng “việc các phương tiện truyền thông xử án George Pell phải dừng lại. Điều chúng ta đang thấy không khác gì một đám gia hình (lynch mob) thời kỳ đen tối. Một số người trong các phương tiện truyền thông nghĩ họ đứng trên luật pháp cả ở ngoại quốc lẫn ở trong nước… Điều chúng ta đang thấy tồi tệ hơn việc lượng định tội lệ rất nhiều. Lãnh vực hoạt động công cộng đang bị sử dụng để coi danh thơm tiếng tốt như rác rưởi và có lẽ để ngăn chặn một vụ xử hợp tình hợp lý”.
Bóng ma trên là nỗi lo âu của Andrew Halphen, đồng chủ tịch của phân bộ hình luật của Viện Luật Học Victoria (The Law Institute of Victoria). Hồi tháng Năm vừa rồi, ông này mô tả việc rì rỏ tin tức về cuộc điều tra Đức Hồng Y Pell là một việc “thiếu tôn trọng” các quyền của Đức Hồng Y và là một “sự lăng nhục” hệ thống luật pháp quốc gia khiến người ta phải sửng sốt. Halphen cũng tỏ ra rất lo ngại, không biết Đức Hồng Y Pell có được một phiên toà hợp tình hợp lý hay không khi các cáo buộc được trình diễn đến như thế. Ông cho rằng chưa bao giờ có chuyện các cáo buộc một ai đó lại xuất hiện trên trang nhất của một tờ báo lớn trước khi đương sự bị cáo buộc chính thức.
Chính vì thế, George Weigel cho rằng “George Pell sẽ ra tòa. Nhưng ngài sẽ không phải là người duy nhất bị đem ra xử vì ngài sẽ đối mặt với những kẻ tố cáo ngài trước tòa luật lệ. Tiếng thơm hợp tình hợp lý và thẳng thắn của cảnh sát và hệ thống tư pháp của Úc cũng bị xử với ngài cũng như các phương tiện truyền thông Úc và những người trong nền chính trị Úc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã và đang khuyến khích, hoặc ít nhất không chịu đứng lên chống lại, cuộc tấn công không ngừng nghỉ và tàn bạo đang diễn tiến chống lại một trong những người con trai thành đạt nhất của Úc xưa nay”.