Suy Niệm Chúa Nhật XII Thường Niên – Năm A
Đức Giêsu đã nhiều lần báo trước về cuộc khổ nạn của Ngài với các môn đệ rằng: “Con Người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại”(Lc 9,22). Ngài cũng báo cho các môn đệ và những người đi theo Ngài biết rằng: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta” (Lc 9,23); “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi” (Mt 10,23-24); “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói” (Mt 10,16)… Nhìn lại lịch sử Giáo Hội cho chúng ta thấy những lời loan báo của Đức Giêsu đã hoàn toàn ứng nghiệm. Chính Đức Giêsu đã bị bắt, chịu khổ hình, chịu đóng đinh và chịu chết trên thập giá. Các Tông đồ cũng đồng số phận với Đức Giêsu, đã chịu chết tử vì đạo (trừ Thánh Gioan). Giáo Hội sơ khai bị bách hại liên tục 300 năm. Giáo Hội Việt Nam cũng vậy. Và hằng ngày đây đó trên thế giới người kitô hữu vẫn bị bách hại. Tại Ba Lan, Giáo Hội vừa phong thánh cho linh mục Jerzy Popiełuszko, người bị mật vụ cộng sản giết năm 1984. Gần đây, Đức Giám Mục Jean Marie Benoît Bala, giám mục Bafia, Camerun bị sát hại một cách dã man trước khi xác Ngài bị quăng xuống sông. Lý do các Ngài chịu đau khổ, chịu chết là vì các Ngài rao giảng chân lý, rao giảng Tin mừng.
Bài đọc I hôm nay, trích sách tiên tri Giê-rê-mi-a, cũng cho chúng ta biết: Vì rao giảng sứ điệp của Thiên Chúa cho dân và vì thẳn thắng cảnh cáo dân về tội lỗi của họ sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt, mà tiên tri Giê-rê-mi-a đã bị dân chúng hãm hại. Nhưng Thiên Chúa luôn ở bên cạnh ông “như người lính chiến hùng dũng” (x. Gr 20,11). Nhờ thế, ông tin tưởng cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa. Đặc biệt, ông can đảm tiếp tục sứ mạng mà Thiên Chúa giao phó cho ông.
Cũng thế, sỡ dĩ các Tông đồ và các thành phần trong Giáo Hội qua mọi thời đại vẫn can đảm chấp nhận đau khổ, tiếp tục sứ mạng rao giảng Tin mừng chính là nhờ vào sức mạnh đến từ Thiên Chúa. Thật vậy, đi liền với những lời loan báo đau khổ, Đức Giêsu cũng thường trấn an các môn đệ bằng những lời lẽ hết sức thuyết phục như: “Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Chúa Cha nói trong anh em” (Mt 10,19-20); “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5,11-12); “Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ” (Mt 10,22); “Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). Đặc biệt bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở các môn đệ “đừng sợ” những người bách hại các con.
Tại sao Đức Giêsu bảo các môn đệ đừng sợ?
Lý do thứ nhất Ngài bảo đừng sợ: “Vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà”(Mt 10,26-27). Ý Đức Giêsu muốn nói với các môn đệ rằng: dù bị bách hại, giết chết thì cuối cùng sự thật cũng sẽ thắng “sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32). Biết bao nhiêu Kitô hữu đã bị giết chết vì Chúa, vì Tin mừng, vì sự thật…nhưng cuối cùng cũng được lịch sử ghi nhận, Giáo Hội suy tôn. Vì thế, chúng ta đừng sợ khi phải dấn thân rao giảng Tin mừng, đừng sợ khi phải tranh đấu, đừng sợ khi phải lên tiếng đòi công lý cho người bị áp bực, lên án sự bất công.
Lý do thứ hai Ngài bảo đừng sợ: “Vì họ giết được thân xác chứ không giết được linh hồn”(Mt 10,28). Lịch sử Giáo Hội cho chúng ta thấy, lời khẳng định này của Đức Giêsu đã trở thành hiện thực. Bởi vì biết bao nhiêu thời kỳ bách hại đạo đã qua, biết bao nhiêu chế độ bách hại đạo không còn, biết bao nhiêu người giết các kitô hữu đã chết. Thế mà Giáo Hội vẫn tồn tại và phát triển. Giáo phụ Tertuliên nói rằng: “Máu của các vị tử đạo là hạt giống sinh ra nhiều kitô hữu.” Và đa số những người bị giết chết trong các cuộc bách hại đó đã được Giáo Hội tôn vinh. Con số các vị tử đạo trong Giáo Hội, trong đó Việt Nam chúng ta có 118 vị cho chúng ta thấy điều đó.
Lý do thứ ba Ngài bảo đừng sợ: Vì “các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần”(Mt 10,31). Ý Đức Giêsu muốn các môn đệ và mỗi người chúng tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài đưa ra ví dụ về con chim sẻ và sợi tóc trên đầu, mặc dầu không đáng giá gì nhưng vẫn được Thiên Chúa quan phòng chăm sóc giữ gìn: “Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi” (Mt 10, 29-31).
Không những Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta “đừng sợ” mà chính Giáo Hội cũng luôn mời gọi chúng ta “đừng sợ” trước những bách hại, bắt bớ của những người ghét đạo, trước những bất công của xã hội, trước những bạo lực của cường quyền. Giáo Hội còn mời gọi chúng ta hãy can đảm đi ngược lại với các trào lưu, các tệ nạn của xã hội. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi giới trẻ rằng: “Các con đừng sợ đi ngược dòng đời, khi mà các giá trị bày ra cho chúng ta là những giá trị xấu muốn cướp đi hy vọng của chúng ta.” Đi ngược dòng đời, tức là khước từ các nhu cầu ích kỷ, gọt bỏ các thói hư tật xấu…làm được như thế cũng đồng nghĩa với sống đạo hằng ngày, mà “sống đạo cũng cam go không khác gì chết vì đạo.”
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không sợ bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Trong cuộc sống có những cái sợ đến từ bản tính tự nhiên như sợ đói, sợ khát, sợ bệnh tật, sợ tai nạn, sợ chết, sợ ma…Những cái sợ này có thể không bao giờ đến. Còn trong đời sống đức tin, có một điều đáng sợ nhất đó là sợ phải sa hỏa ngục. Trong đoạn Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng: “Các con hãy sợ Ðấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục”(x. Mt 10,28). Thật vậy, không sợ Chúa khi chúng ta biết tuyên xưng Ngài: “Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời” (Mt 10,32). Đó là những khi chúng ta xưng mình là kitô hữu trước mặt mọi người bằng cả lời nói và cách sống. Đó là khi chúng ta sống đúng với giáo huấn của Tin mừng. Đó là khi chúng ta thà chết chứ không phạm tội, thà chết chứ không chối Chúa, không bước qua thập giá. Đó là khi người đời nhận ra chúng ta là người của Chúa của Giáo Hội.
Còn chúng ta sợ Chúa khi cố tình từ chối Chúa trước mặt người đời: “Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời” (Mt 10, 32-33). Đó là khi chúng ta chối từ bản chất kitô hữu của mình như: không dám làm dấu thánh giá vì sợ người khác đạo, không sống đúng với giáo huấn của Tin mừng. Đó là khi chúng ta từ chối làm chứng cho Chúa cho Giáo Hội…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con luôn tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa để trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng con vẫn không sợ, nhưng can đảm tuyên xưng và làm chứng cho Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Đức Giêsu đã nhiều lần báo trước về cuộc khổ nạn của Ngài với các môn đệ rằng: “Con Người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại”(Lc 9,22). Ngài cũng báo cho các môn đệ và những người đi theo Ngài biết rằng: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta” (Lc 9,23); “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi” (Mt 10,23-24); “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói” (Mt 10,16)… Nhìn lại lịch sử Giáo Hội cho chúng ta thấy những lời loan báo của Đức Giêsu đã hoàn toàn ứng nghiệm. Chính Đức Giêsu đã bị bắt, chịu khổ hình, chịu đóng đinh và chịu chết trên thập giá. Các Tông đồ cũng đồng số phận với Đức Giêsu, đã chịu chết tử vì đạo (trừ Thánh Gioan). Giáo Hội sơ khai bị bách hại liên tục 300 năm. Giáo Hội Việt Nam cũng vậy. Và hằng ngày đây đó trên thế giới người kitô hữu vẫn bị bách hại. Tại Ba Lan, Giáo Hội vừa phong thánh cho linh mục Jerzy Popiełuszko, người bị mật vụ cộng sản giết năm 1984. Gần đây, Đức Giám Mục Jean Marie Benoît Bala, giám mục Bafia, Camerun bị sát hại một cách dã man trước khi xác Ngài bị quăng xuống sông. Lý do các Ngài chịu đau khổ, chịu chết là vì các Ngài rao giảng chân lý, rao giảng Tin mừng.
Bài đọc I hôm nay, trích sách tiên tri Giê-rê-mi-a, cũng cho chúng ta biết: Vì rao giảng sứ điệp của Thiên Chúa cho dân và vì thẳn thắng cảnh cáo dân về tội lỗi của họ sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt, mà tiên tri Giê-rê-mi-a đã bị dân chúng hãm hại. Nhưng Thiên Chúa luôn ở bên cạnh ông “như người lính chiến hùng dũng” (x. Gr 20,11). Nhờ thế, ông tin tưởng cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa. Đặc biệt, ông can đảm tiếp tục sứ mạng mà Thiên Chúa giao phó cho ông.
Cũng thế, sỡ dĩ các Tông đồ và các thành phần trong Giáo Hội qua mọi thời đại vẫn can đảm chấp nhận đau khổ, tiếp tục sứ mạng rao giảng Tin mừng chính là nhờ vào sức mạnh đến từ Thiên Chúa. Thật vậy, đi liền với những lời loan báo đau khổ, Đức Giêsu cũng thường trấn an các môn đệ bằng những lời lẽ hết sức thuyết phục như: “Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Chúa Cha nói trong anh em” (Mt 10,19-20); “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5,11-12); “Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ” (Mt 10,22); “Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). Đặc biệt bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở các môn đệ “đừng sợ” những người bách hại các con.
Tại sao Đức Giêsu bảo các môn đệ đừng sợ?
Lý do thứ nhất Ngài bảo đừng sợ: “Vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà”(Mt 10,26-27). Ý Đức Giêsu muốn nói với các môn đệ rằng: dù bị bách hại, giết chết thì cuối cùng sự thật cũng sẽ thắng “sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32). Biết bao nhiêu Kitô hữu đã bị giết chết vì Chúa, vì Tin mừng, vì sự thật…nhưng cuối cùng cũng được lịch sử ghi nhận, Giáo Hội suy tôn. Vì thế, chúng ta đừng sợ khi phải dấn thân rao giảng Tin mừng, đừng sợ khi phải tranh đấu, đừng sợ khi phải lên tiếng đòi công lý cho người bị áp bực, lên án sự bất công.
Lý do thứ hai Ngài bảo đừng sợ: “Vì họ giết được thân xác chứ không giết được linh hồn”(Mt 10,28). Lịch sử Giáo Hội cho chúng ta thấy, lời khẳng định này của Đức Giêsu đã trở thành hiện thực. Bởi vì biết bao nhiêu thời kỳ bách hại đạo đã qua, biết bao nhiêu chế độ bách hại đạo không còn, biết bao nhiêu người giết các kitô hữu đã chết. Thế mà Giáo Hội vẫn tồn tại và phát triển. Giáo phụ Tertuliên nói rằng: “Máu của các vị tử đạo là hạt giống sinh ra nhiều kitô hữu.” Và đa số những người bị giết chết trong các cuộc bách hại đó đã được Giáo Hội tôn vinh. Con số các vị tử đạo trong Giáo Hội, trong đó Việt Nam chúng ta có 118 vị cho chúng ta thấy điều đó.
Lý do thứ ba Ngài bảo đừng sợ: Vì “các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần”(Mt 10,31). Ý Đức Giêsu muốn các môn đệ và mỗi người chúng tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài đưa ra ví dụ về con chim sẻ và sợi tóc trên đầu, mặc dầu không đáng giá gì nhưng vẫn được Thiên Chúa quan phòng chăm sóc giữ gìn: “Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi” (Mt 10, 29-31).
Không những Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta “đừng sợ” mà chính Giáo Hội cũng luôn mời gọi chúng ta “đừng sợ” trước những bách hại, bắt bớ của những người ghét đạo, trước những bất công của xã hội, trước những bạo lực của cường quyền. Giáo Hội còn mời gọi chúng ta hãy can đảm đi ngược lại với các trào lưu, các tệ nạn của xã hội. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi giới trẻ rằng: “Các con đừng sợ đi ngược dòng đời, khi mà các giá trị bày ra cho chúng ta là những giá trị xấu muốn cướp đi hy vọng của chúng ta.” Đi ngược dòng đời, tức là khước từ các nhu cầu ích kỷ, gọt bỏ các thói hư tật xấu…làm được như thế cũng đồng nghĩa với sống đạo hằng ngày, mà “sống đạo cũng cam go không khác gì chết vì đạo.”
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không sợ bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Trong cuộc sống có những cái sợ đến từ bản tính tự nhiên như sợ đói, sợ khát, sợ bệnh tật, sợ tai nạn, sợ chết, sợ ma…Những cái sợ này có thể không bao giờ đến. Còn trong đời sống đức tin, có một điều đáng sợ nhất đó là sợ phải sa hỏa ngục. Trong đoạn Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng: “Các con hãy sợ Ðấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục”(x. Mt 10,28). Thật vậy, không sợ Chúa khi chúng ta biết tuyên xưng Ngài: “Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời” (Mt 10,32). Đó là những khi chúng ta xưng mình là kitô hữu trước mặt mọi người bằng cả lời nói và cách sống. Đó là khi chúng ta sống đúng với giáo huấn của Tin mừng. Đó là khi chúng ta thà chết chứ không phạm tội, thà chết chứ không chối Chúa, không bước qua thập giá. Đó là khi người đời nhận ra chúng ta là người của Chúa của Giáo Hội.
Còn chúng ta sợ Chúa khi cố tình từ chối Chúa trước mặt người đời: “Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời” (Mt 10, 32-33). Đó là khi chúng ta chối từ bản chất kitô hữu của mình như: không dám làm dấu thánh giá vì sợ người khác đạo, không sống đúng với giáo huấn của Tin mừng. Đó là khi chúng ta từ chối làm chứng cho Chúa cho Giáo Hội…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con luôn tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa để trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng con vẫn không sợ, nhưng can đảm tuyên xưng và làm chứng cho Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành