Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần
Kinh Tin kính, một kinh căn bản, người Công Giáo đọc hằng tuần vào ngày Chúa Nhật có lời tuyên tín xưng tụng: „Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.“
Nhưng Đức Chúa Thánh Thần là ai, và đóng vai trò gì trong đời sống đức tin của chúng ta?
Đức Chúa Thánh Thần không phải là Thiên Thần. Vì Thiên Thần là sứ gỉa của Thiên Chúa được sai đến trần gian, như Thiên Thần Gabriel, Tổng lãnh ThiênThần Michael, Thiên Thần bản mệnh…
Đức Chúa Thánh Thần cũng không phải là một vị thần nào, như thần Jupiter, Thần Zeus, Thần Mặt trời….do lòng tin tưởng cùng văn hóa con người dựng nên lập ra.
Và Đức Chúa Thánh Thần cũng không có hình hài một con người như Chúa Giêsu, như các Thánh.
Đức Chúa Thánh Thần là một nhân vật trong ba ngôi Thiên Chúa: Thiên Chúa Cha, ngôi thứ nhất, Chúa Giêsu Kitô, ngôi thứ hai, và Đức Chúa Thánh Thần, ngôi thứ ba.
Trước khi công trình thiên nhiên được tạo dựng, Đức Chúa Thánh Thần đã hiện diện: „ Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.2 Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và Đức Chúa Thánh Thần, thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.“ ( St 1,1)
Thánh Gioan Tiền hô đã nói về Đức Chúa Thánh Thần: „ Tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến.Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Đức Chúa Thánh Thần và lửa. ( Lc 3, 16).
Chúa Giêsu đã sai các Thánh Tông đồ ra đi với sứ mạng:“ Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. (Mt, 28, 19).
Không tỏ hiện ra như khung hình hài rõ rệt cho cảm quan mắt thường. Nhưng Đức Thánh Thần được trình bày diễn tả như hình một con chim bồ câu:“ Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tần trời mở ra, Người thấy Đức Chúa Thánh Thần (Thần Khí Thiên Chúa) đáp xống như chim bồ câu ngự trên người.“ ( Mt 3,16).
Vì thế xưa nay Đức Chúa Thánh Thần được vẽ trình bày dưới dạng hình con chim bồ câu.
Nhưng hình ảnh về Đức Chúa Thánh Thần còn khác hơn nữa.
Sách Công vụ các Tông đồ tường thuật Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống từ trời cao qua hai hình ảnh biểu tượng rất ấn tượng cùng dũng mạnh: làn gío bão và ngọn lửa.
Thánh sử Luca viết bài tường thuật này đã lấy hình ảnh về Thiên Chúa ở trên núi Sinai như trong sách Xuất hành ( 19,16-19) và sách Đệ nhị luật ( 4,10-12.26) đã thuật lại về gío và lửa.
Trong thế giới cổ ngày xưa, người ta cho gío bão như dấu chỉ sức mạnh thần thánh, đến đè bẹp con người và khiến họ sợ hãi kinh khiếp.
Thánh Luca nơi sách Tông đồ công vụ diễn tả Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống: „ Bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng giói thổi mạnh ùa vào đầy cả nhà.“ ( CV 2, 2).
Mọi người chỉ nghe tiếng gío thổi, không thấy được gío. Nhưng họ cảm nhận được làn không khí vui tươi dễ thở, một sức sống bừng lên trong thân thể nơi làn da thớ thịt.
Không khí mang đến sức sống cho thân thể đó cũng chính là Đức Chúa Thánh Thần cho đời sống tinh thần.
Khi không khí bị ô nhiễm sẽ gây độc hại nguy hiểm cho môi trường sinh sống và đời sống các sinh vật sống trong đó bị ngột ngạt khó thờ. Cũng vậy không khí nơi tâm hồn trái tim và đời sống tinh thần một khi bị ô nhiễm, sẽ làm cho sức sống tinh thần bị suy giảm yếu đi và trở nên bị độc hại chết dần mòn.
Tiếng động của làn gío thổi mạnh ùa vào nhà nơi Đức mẹ Mraia, các Môn đệ và mọi người đang hiện diện ngày Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống khiến mọi người bừng tỉnh phấn khởi. Về khía cạnh sinh vật làn khí tươi mát nhắc nhở nhớ đến giá trị được hít thở làn không khí trong lành cho cả buồng phổi lẫn cho tâm hồn trái tim. Làn khí tinh thần, làn khí mang lại sự chữa lành cho tinh thần. Đó là làn khí tình yêu thương của Thiên Chúa.
Bài tường thuật nói đến hình ảnh thứ hai về Đức Chúa Thánh Thần: Lửa.
Prometheus trong thần thoại Hy Lạp được trình bày là một vị thần mang lửa, năng lượng sức sống cho con người, đối chiếu với Thiên Chúa, Đấng là nguồn sức sống cho trần gian.
Với thần thoại Prometheus, con người muốn chối bỏ con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Nhưng mình là mình. Và qua đó muốn độc lập, tự do là người lớn trưởng thành.
Quan niệm này đưa đến hậu qủa sai lạc trong tương quan với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên vũ trụ và con người. Như người con hoang đàng muốn một đời sống độc lập như mình muốn, nên bỏ nhà cha mình ra đi sống tự do phóng túng hoang đãng. Anh ta không thực hiện được giấc mơ, không có được năng lượng lửa sức sống như nghĩ tưởng. Nhưng đã đánh mất hết cả chính đời sống cùng nhân phẩm của mình.
Trong dòng lịch sử nhân loại, nếu lửa rơi vào tay những người có tham vọng quyền lực, sẽ có thể trở nên nguy hiểm to lớn cho nhân loại. Thế giới đã sống trải qua những hậu qủa của lửa chiến tranh, năng lượng hạt nhân nguyên tử phá hủy tàn khốc sự sống ở Nagasaki, Hirosima. Nên luôn hằng có những cảnh giác báo động, cấm ngăn nhắc nhở không được dùng năng lượng lửa của vũ khí hạt nhân gây ra chiến tranh phá hủy môi trường và sự sống.
Chúa Giêsu đã mang đến trần gian Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là lửa tình yêu. Ngài không phải là lửa năng lượng hạt nhân. Nhưng là sức sống của Thiên Chúa cho con người.
„ Chúa ẩn mặt đi, chúng rụng rời kinh hãi;
lấy sinh khí lại, là chúng tắt thở ngay, mà trở về cát bụi.
Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới,
là chúng được dựng nên,
và Ngài đổi mới mặt đất này.“ (Tv 104,29-30).
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Kinh Tin kính, một kinh căn bản, người Công Giáo đọc hằng tuần vào ngày Chúa Nhật có lời tuyên tín xưng tụng: „Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.“
Nhưng Đức Chúa Thánh Thần là ai, và đóng vai trò gì trong đời sống đức tin của chúng ta?
Đức Chúa Thánh Thần không phải là Thiên Thần. Vì Thiên Thần là sứ gỉa của Thiên Chúa được sai đến trần gian, như Thiên Thần Gabriel, Tổng lãnh ThiênThần Michael, Thiên Thần bản mệnh…
Đức Chúa Thánh Thần cũng không phải là một vị thần nào, như thần Jupiter, Thần Zeus, Thần Mặt trời….do lòng tin tưởng cùng văn hóa con người dựng nên lập ra.
Và Đức Chúa Thánh Thần cũng không có hình hài một con người như Chúa Giêsu, như các Thánh.
Đức Chúa Thánh Thần là một nhân vật trong ba ngôi Thiên Chúa: Thiên Chúa Cha, ngôi thứ nhất, Chúa Giêsu Kitô, ngôi thứ hai, và Đức Chúa Thánh Thần, ngôi thứ ba.
Trước khi công trình thiên nhiên được tạo dựng, Đức Chúa Thánh Thần đã hiện diện: „ Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.2 Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và Đức Chúa Thánh Thần, thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.“ ( St 1,1)
Thánh Gioan Tiền hô đã nói về Đức Chúa Thánh Thần: „ Tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến.Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Đức Chúa Thánh Thần và lửa. ( Lc 3, 16).
Chúa Giêsu đã sai các Thánh Tông đồ ra đi với sứ mạng:“ Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. (Mt, 28, 19).
Không tỏ hiện ra như khung hình hài rõ rệt cho cảm quan mắt thường. Nhưng Đức Thánh Thần được trình bày diễn tả như hình một con chim bồ câu:“ Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tần trời mở ra, Người thấy Đức Chúa Thánh Thần (Thần Khí Thiên Chúa) đáp xống như chim bồ câu ngự trên người.“ ( Mt 3,16).
Vì thế xưa nay Đức Chúa Thánh Thần được vẽ trình bày dưới dạng hình con chim bồ câu.
Nhưng hình ảnh về Đức Chúa Thánh Thần còn khác hơn nữa.
Sách Công vụ các Tông đồ tường thuật Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống từ trời cao qua hai hình ảnh biểu tượng rất ấn tượng cùng dũng mạnh: làn gío bão và ngọn lửa.
Thánh sử Luca viết bài tường thuật này đã lấy hình ảnh về Thiên Chúa ở trên núi Sinai như trong sách Xuất hành ( 19,16-19) và sách Đệ nhị luật ( 4,10-12.26) đã thuật lại về gío và lửa.
Trong thế giới cổ ngày xưa, người ta cho gío bão như dấu chỉ sức mạnh thần thánh, đến đè bẹp con người và khiến họ sợ hãi kinh khiếp.
Thánh Luca nơi sách Tông đồ công vụ diễn tả Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống: „ Bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng giói thổi mạnh ùa vào đầy cả nhà.“ ( CV 2, 2).
Mọi người chỉ nghe tiếng gío thổi, không thấy được gío. Nhưng họ cảm nhận được làn không khí vui tươi dễ thở, một sức sống bừng lên trong thân thể nơi làn da thớ thịt.
Không khí mang đến sức sống cho thân thể đó cũng chính là Đức Chúa Thánh Thần cho đời sống tinh thần.
Khi không khí bị ô nhiễm sẽ gây độc hại nguy hiểm cho môi trường sinh sống và đời sống các sinh vật sống trong đó bị ngột ngạt khó thờ. Cũng vậy không khí nơi tâm hồn trái tim và đời sống tinh thần một khi bị ô nhiễm, sẽ làm cho sức sống tinh thần bị suy giảm yếu đi và trở nên bị độc hại chết dần mòn.
Tiếng động của làn gío thổi mạnh ùa vào nhà nơi Đức mẹ Mraia, các Môn đệ và mọi người đang hiện diện ngày Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống khiến mọi người bừng tỉnh phấn khởi. Về khía cạnh sinh vật làn khí tươi mát nhắc nhở nhớ đến giá trị được hít thở làn không khí trong lành cho cả buồng phổi lẫn cho tâm hồn trái tim. Làn khí tinh thần, làn khí mang lại sự chữa lành cho tinh thần. Đó là làn khí tình yêu thương của Thiên Chúa.
Bài tường thuật nói đến hình ảnh thứ hai về Đức Chúa Thánh Thần: Lửa.
Prometheus trong thần thoại Hy Lạp được trình bày là một vị thần mang lửa, năng lượng sức sống cho con người, đối chiếu với Thiên Chúa, Đấng là nguồn sức sống cho trần gian.
Với thần thoại Prometheus, con người muốn chối bỏ con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Nhưng mình là mình. Và qua đó muốn độc lập, tự do là người lớn trưởng thành.
Quan niệm này đưa đến hậu qủa sai lạc trong tương quan với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên vũ trụ và con người. Như người con hoang đàng muốn một đời sống độc lập như mình muốn, nên bỏ nhà cha mình ra đi sống tự do phóng túng hoang đãng. Anh ta không thực hiện được giấc mơ, không có được năng lượng lửa sức sống như nghĩ tưởng. Nhưng đã đánh mất hết cả chính đời sống cùng nhân phẩm của mình.
Trong dòng lịch sử nhân loại, nếu lửa rơi vào tay những người có tham vọng quyền lực, sẽ có thể trở nên nguy hiểm to lớn cho nhân loại. Thế giới đã sống trải qua những hậu qủa của lửa chiến tranh, năng lượng hạt nhân nguyên tử phá hủy tàn khốc sự sống ở Nagasaki, Hirosima. Nên luôn hằng có những cảnh giác báo động, cấm ngăn nhắc nhở không được dùng năng lượng lửa của vũ khí hạt nhân gây ra chiến tranh phá hủy môi trường và sự sống.
Chúa Giêsu đã mang đến trần gian Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là lửa tình yêu. Ngài không phải là lửa năng lượng hạt nhân. Nhưng là sức sống của Thiên Chúa cho con người.
„ Chúa ẩn mặt đi, chúng rụng rời kinh hãi;
lấy sinh khí lại, là chúng tắt thở ngay, mà trở về cát bụi.
Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới,
là chúng được dựng nên,
và Ngài đổi mới mặt đất này.“ (Tv 104,29-30).
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long