Trong một cuộc phỏng vấn dài và được nhà xuất bản Ignatius tại Hoa Kỳ in thành sách dài 240 trang tựa là The Cardinal Muller Report và phát hành ngày 1 tháng Tư vừa qua, Đức Hồng Y Gerhard Muller nói rằng: Giáo Hội Công Giáo dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô không thay đổi giáo huấn về tính vô luân của việc trai gái sống chung, ngoại tình, ly dị, hay đồng tính luyến ái, và chắc chắn không mở cửa để các người Công Giáo ly dị tái hôn theo dân luật được rước lễ.
Trong cuốn sách trên, Đức Hồng Y nói rằng sẽ là một “quan niệm sai lạc về Thiên Chúa” cũng như một “giải thích sai lạc về thương xót” khi cho phép các người Công Giáo ly dị tái hôn theo dân luật, đang sống trong tình trạng ngoại tình, được rước lễ.
Trong các “mối liên hệ vô luân” như việc trai gái sống chung và ly dị tái hôn, ngài nói rằng “hạt giống Lời Chúa không nằm trong các tình trạng tội lỗi [này]”. Trong các tình trạng này, ngài nói thêm, “bất kể sự kiện này là tuy xem ra rất có thể khác, nhưng không thể có bất cứ động năng yêu thương chân chính nào, mà, đúng hơn, chỉ có trở ngại nặng nề khiến người ta khó có thể lớn lên trong nhân tính được”.
Đức Hồng Y Muller nói rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình năm 2015 nhấn mạnh rằng “vì bản chất mật thiết của các bí tích và đặc tính bất khả tiêu của hôn nhân trong tư cách thiên luật, nên không thể cho phép người ly dị rồi sau đó kết hôn theo dân luật được rước lễ”.
Ngài cho biết: bất cứ việc đồng hành mục vụ nào đối với những người đang sống trong các trạng thái bất hợp lệ đều “luôn phải được tiến hành theo lương tâm và giáo huấn của Giáo Hội”.
Ngài nói thêm: “Thánh Gioan Phaolô II đã cảnh cáo rằng làm mục vụ không có nghĩa là thỏa hiệp giữa tín lý của Giáo Hội và thực tại phức tạp của đời sống hằng ngày mà, đúng hơn, hướng dẫn các cá nhân tới với Chúa Kitô”.
Đức Hồng Y nói rằng câu tuyên bố năng được sử dụng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng Thánh Thể “không phải là phần thưởng dành cho người hoàn hảo mà là phương thuốc và là của nuôi mạnh mẽ dành cho người yếu đuối” thường bị giải thích sai lầm. Ngài chủ trương rằng nó không có nghĩa là “bất cứ ai cũng có thể rước lễ dù không sống trong tình trạng ơn thánh và không có tình trạng tâm trí bắt buộc, chỉ vì đây là của ăn của người yếu đuối”.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng rước lễ có những đòi hỏi tiên quyết nhất thiết của nó. Ngài bảo: “Điều chắc chắn là việc rước lễ đòi hỏi sự sống ơn thánh, đòi phải có sự hiệp thông với Nhiệm Thể Giáo Hội, và cả một trật tự sống phù hợp với Nhiệm Thề Giáo Hội để có thể thưa ‘Amen’ như ông nhắc tới trên đây. Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng bất cứ ai ăn bánh và uống chén của Chúa cách bất xứng sẽ phạm tội xúc phạm đến Mình và Máu Chúa”.
Ngài nói thêm rằng: lên rước lễ mà không ở trong tình trạng bắt buộc phải có ơn thánh và với giả dụ rằng Chúa “sẽ ban riêng cho tôi ơn tha thứ các tội lỗi của tôi” là một “quan niệm sai lạc về Thiên Chúa; đây là một thử thách đối với Thiên Chúa”.
Đức Hồng Y Muller cho biết: câu nói thời danh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô “Tôi là ai mà dám phê phán” thường được những người hy vọng có sự “thay đổi đường hướng” trong Giáo Hội về đồng tính luyến ái nhắc đi nhắc lại, nhưng câu này không hề có nghĩa Giáo Hội bỗng chốc trở nên “kém tín lý” hơn đối với vấn đề này.
Ngài bảo: “quan niệm vô trật tự nội tại trong các hành vi đồng tính, vì chúng không nẩy sin htừ tính bổ túc xúc cảm và tính dục chân chính, đã phát xuất từ chính Thánh Kinh”. Và đúng, ngài nói thêm, Giáo Hội “với Huấn Quyền của mình, có quyền phán định tính hợp luân của các tình trạng chuyên biệt” như các hành vi tính dục chẳng hạn.
Đức Hồng Y nói thêm: “Đây là một sự thật không bàn cãi: Thiên Chúa là thẩm phán duy nhất sẽ phán xét chúng ta vào ngày sau hết, và vị giáo hoàng cũng như các giám mục đều có nghĩa vụ phải trình bầy các tiêu chuẩn mạc khải của Cuộc Phán Xét Sau Cùng này, một cuộc phán xét mà lương tâm luân lý của ta vốn dự ứng trước. Giáo Hội luôn luôn nói ‘điều này đúng, điều này sai’ và không ai có thể sống bằng việc giải thích các mệnh lệnh của Thiên Chúa một cách duy chủ quan của riêng mình”.
Đức Hồng Y cảnh cáo chống “các ý thức hệ mới phản gia đình” đã xuất hiện “mưu toan tái định nghĩa thế nào là nhân bản, không dựa vào sự thật mà dựa vào các xúc cảm cá nhân và tiện lợi xã hội”.
Ngài đặc biệt lưu ý tới mối nguy của “ý thức hệ phái tính”. Ngài cho biết, ý thức hệ này “không tôn trọng thực tại của sự vật và cuối cùng sẽ bác bỏ Đấng Tạo Hóa và thân phận được tạo dựng của con người”. Nó “quả quyết rằng căn tính con người không tùy thuộc thiên nhiên, với một thân xác bị giới hạn vào tính dục nam hay nữ” và “sử dụng các tiến bộ của y khoa vào việc dùng thân xác như một lãnh vực thí nghiệm, coi việc đổi giới tính như một hoạt động hoàn toàn có tính sinh học”.
Đức Hồng Y Muller nói rằng nấp phía sau ý thức hệ phái tính là “ngẫu thần” do con người chế tạo tức “tự do của chúng ta, ý muốn của chúng ta, chính chúng ta đề xuất ai là người ấn định điều tốt điều xấu”.
Ngài nói thêm: “Há không phải đó là bản chất cơn cám dỗ đầu hết của Ađam và Evà hay sao? Liệu có thể xây dựng một xã hội mà lại không tôn trọng sự dị biệt nền tảng giữa đàn ông và đàn bà hay không?
Đức Hồng Y kết luận bằng cách đề nghị Giáo Hội nên giúp con người hiện đại tìm được “bình an và hòa giải với chính mình”. Ngài nói: “Chỉ có một cách chúng ta làm được việc đó là: ăn năn hay thống hối việc xấu đã phạm. Thập Giá Chúa Kitô là nẻo đường duy nhất. Không có nẻo đường nào khác cho việc phúc âm hóa ngày nay”.
Trong cuốn sách trên, Đức Hồng Y nói rằng sẽ là một “quan niệm sai lạc về Thiên Chúa” cũng như một “giải thích sai lạc về thương xót” khi cho phép các người Công Giáo ly dị tái hôn theo dân luật, đang sống trong tình trạng ngoại tình, được rước lễ.
Trong các “mối liên hệ vô luân” như việc trai gái sống chung và ly dị tái hôn, ngài nói rằng “hạt giống Lời Chúa không nằm trong các tình trạng tội lỗi [này]”. Trong các tình trạng này, ngài nói thêm, “bất kể sự kiện này là tuy xem ra rất có thể khác, nhưng không thể có bất cứ động năng yêu thương chân chính nào, mà, đúng hơn, chỉ có trở ngại nặng nề khiến người ta khó có thể lớn lên trong nhân tính được”.
Đức Hồng Y Muller nói rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình năm 2015 nhấn mạnh rằng “vì bản chất mật thiết của các bí tích và đặc tính bất khả tiêu của hôn nhân trong tư cách thiên luật, nên không thể cho phép người ly dị rồi sau đó kết hôn theo dân luật được rước lễ”.
Ngài cho biết: bất cứ việc đồng hành mục vụ nào đối với những người đang sống trong các trạng thái bất hợp lệ đều “luôn phải được tiến hành theo lương tâm và giáo huấn của Giáo Hội”.
Ngài nói thêm: “Thánh Gioan Phaolô II đã cảnh cáo rằng làm mục vụ không có nghĩa là thỏa hiệp giữa tín lý của Giáo Hội và thực tại phức tạp của đời sống hằng ngày mà, đúng hơn, hướng dẫn các cá nhân tới với Chúa Kitô”.
Đức Hồng Y nói rằng câu tuyên bố năng được sử dụng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng Thánh Thể “không phải là phần thưởng dành cho người hoàn hảo mà là phương thuốc và là của nuôi mạnh mẽ dành cho người yếu đuối” thường bị giải thích sai lầm. Ngài chủ trương rằng nó không có nghĩa là “bất cứ ai cũng có thể rước lễ dù không sống trong tình trạng ơn thánh và không có tình trạng tâm trí bắt buộc, chỉ vì đây là của ăn của người yếu đuối”.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng rước lễ có những đòi hỏi tiên quyết nhất thiết của nó. Ngài bảo: “Điều chắc chắn là việc rước lễ đòi hỏi sự sống ơn thánh, đòi phải có sự hiệp thông với Nhiệm Thể Giáo Hội, và cả một trật tự sống phù hợp với Nhiệm Thề Giáo Hội để có thể thưa ‘Amen’ như ông nhắc tới trên đây. Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng bất cứ ai ăn bánh và uống chén của Chúa cách bất xứng sẽ phạm tội xúc phạm đến Mình và Máu Chúa”.
Ngài nói thêm rằng: lên rước lễ mà không ở trong tình trạng bắt buộc phải có ơn thánh và với giả dụ rằng Chúa “sẽ ban riêng cho tôi ơn tha thứ các tội lỗi của tôi” là một “quan niệm sai lạc về Thiên Chúa; đây là một thử thách đối với Thiên Chúa”.
Đức Hồng Y Muller cho biết: câu nói thời danh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô “Tôi là ai mà dám phê phán” thường được những người hy vọng có sự “thay đổi đường hướng” trong Giáo Hội về đồng tính luyến ái nhắc đi nhắc lại, nhưng câu này không hề có nghĩa Giáo Hội bỗng chốc trở nên “kém tín lý” hơn đối với vấn đề này.
Ngài bảo: “quan niệm vô trật tự nội tại trong các hành vi đồng tính, vì chúng không nẩy sin htừ tính bổ túc xúc cảm và tính dục chân chính, đã phát xuất từ chính Thánh Kinh”. Và đúng, ngài nói thêm, Giáo Hội “với Huấn Quyền của mình, có quyền phán định tính hợp luân của các tình trạng chuyên biệt” như các hành vi tính dục chẳng hạn.
Đức Hồng Y nói thêm: “Đây là một sự thật không bàn cãi: Thiên Chúa là thẩm phán duy nhất sẽ phán xét chúng ta vào ngày sau hết, và vị giáo hoàng cũng như các giám mục đều có nghĩa vụ phải trình bầy các tiêu chuẩn mạc khải của Cuộc Phán Xét Sau Cùng này, một cuộc phán xét mà lương tâm luân lý của ta vốn dự ứng trước. Giáo Hội luôn luôn nói ‘điều này đúng, điều này sai’ và không ai có thể sống bằng việc giải thích các mệnh lệnh của Thiên Chúa một cách duy chủ quan của riêng mình”.
Đức Hồng Y cảnh cáo chống “các ý thức hệ mới phản gia đình” đã xuất hiện “mưu toan tái định nghĩa thế nào là nhân bản, không dựa vào sự thật mà dựa vào các xúc cảm cá nhân và tiện lợi xã hội”.
Ngài đặc biệt lưu ý tới mối nguy của “ý thức hệ phái tính”. Ngài cho biết, ý thức hệ này “không tôn trọng thực tại của sự vật và cuối cùng sẽ bác bỏ Đấng Tạo Hóa và thân phận được tạo dựng của con người”. Nó “quả quyết rằng căn tính con người không tùy thuộc thiên nhiên, với một thân xác bị giới hạn vào tính dục nam hay nữ” và “sử dụng các tiến bộ của y khoa vào việc dùng thân xác như một lãnh vực thí nghiệm, coi việc đổi giới tính như một hoạt động hoàn toàn có tính sinh học”.
Đức Hồng Y Muller nói rằng nấp phía sau ý thức hệ phái tính là “ngẫu thần” do con người chế tạo tức “tự do của chúng ta, ý muốn của chúng ta, chính chúng ta đề xuất ai là người ấn định điều tốt điều xấu”.
Ngài nói thêm: “Há không phải đó là bản chất cơn cám dỗ đầu hết của Ađam và Evà hay sao? Liệu có thể xây dựng một xã hội mà lại không tôn trọng sự dị biệt nền tảng giữa đàn ông và đàn bà hay không?
Đức Hồng Y kết luận bằng cách đề nghị Giáo Hội nên giúp con người hiện đại tìm được “bình an và hòa giải với chính mình”. Ngài nói: “Chỉ có một cách chúng ta làm được việc đó là: ăn năn hay thống hối việc xấu đã phạm. Thập Giá Chúa Kitô là nẻo đường duy nhất. Không có nẻo đường nào khác cho việc phúc âm hóa ngày nay”.