Giải đáp phụng vụ: Cách linh mục đọc thầm lời nguyện trước khi rước lễ.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Số 84 của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói rằng vị linh mục, trước khi chính ngài Rước Lễ, “chuẩn bị mình bằng đọc thầm lời nguyện xin cho rước Mình và Máu Thánh có hiệu quả. Giáo dân thinh lặng cầu nguyện để chuẩn bị” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang). Có hai lựa chọn cho lời nguyện riêng này của linh mục theo hình thức thông thường của Nghi lễ Rôma. Tuy nhiên, thông thường, lời cầu nguyện này của linh mục được đọc trong khi các tín hữu đang đọc hoặc hát kinh “Agnus Dei, lạy Chiên Thiên Chúa”, và ngay sau khi kinh này kết thúc, linh mục đọc lời mời “Đây Chiên Thiên Chúa…”. Rõ ràng là theo Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, linh mục phải chờ cho đến khi kinh “lạy Chiên Thiên Chúa” kết thúc, trước (deinde) khi ngài đọc thầm lời nguyện, trong khi giáo dân thinh lặng. Đây là một cơ hội đặc biệt, tại một thời điểm quan trọng của Phụng vụ, để trải nghiệm sự thinh lặng thánh mà Công đồng kêu gọi. Thật hợp lý là trường hợp kinh này và các kinh riêng khác, được đọc bởi linh mục, nên được đọc cùng với một tốc độ tương tự như các lời kinh đọc lớn tiếng trong Thánh Lễ. Tuy nhiên, kinh nghiệm dường như chỉ ra rằng các linh mục thường nói rằng các kinh này được đọc nhanh hơn, có lẽ theo nghĩa rằng giáo dân không muốn chờ đợi lâu. - L. B., Port Elizabeth, Nam Phi.
Đáp: Tôi đồng ý với bạn đọc này về tầm quan trọng của sự thinh lặng trong Thánh Lễ, và chữ đỏ đưa ra một sự mở rất rộng cho lời kinh thầm lặng tại một thời điểm trang trọng nhất của Nghi Lễ Rôma. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, các khoảnh khắc thinh lặng này là không phổ biến trong cử hành Thánh Lễ.
Người ta có thể phản bác rằng việc giải thích liên quan đến sự buộc phải chờ cho đến khi kinh Lạy Chiên Thiên Chúa kết thúc, trước khi linh mục đọc lời nguyện riêng, không được tôn trọng trong mọi trường hợp.
Thí dụ, khi mô tả việc rước lễ của các linh mục trong một lễ đồng tế, Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói:
“240. Trong khi hát hay đọc "Agnus Dei, Lạy Chiên Thiên Chúa", các phó tế và vài vị đồng tế có thể giúp chủ tế bẻ bánh thánh để cho các vị đồng tế và giáo dân rước lễ.
“241. Khi hoà bánh thánh vào rượu thánh xong, một mình chủ tế đọc thầm kinh "Domine Iesu Christe, Fili Dei vivi, qui ex voluntate Patris, cooperante Spiritu Sancto, per mortem tuam mundum vivificasti, libera me per sacrosanctum Corpus tuum, quod ego indignus sumere praesumpsi, ab omnibus iniquitatibus meis et universis malis, et fac me tuis semper inhaerere mandatis et a te numquam separari permittas. Amen. Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, bởi thánh ý Chúa Cha và nhờ sự hợp tác của Chúa Thánh Thần, Chúa đã chết để ban cho thế gian được sống, xin dùng Mình và Máu Thánh Chúa đây cứu con khỏi mọi tội lỗi và mọi sự dữ; xin cho con hằng tuân giữ giới răn Chúa, và đừng để con lìa xa Chúa bao giờ. Amen", hay kinh "Perceptio Corporis et Sanguinis tui, quod ego indignus sumere praesumo, non mihi proveniat in iudicium et condemnationem; sed pro tua pietate prosit mihi ad tutamentum mentis et corporis et ad medelam percipiendam: Qui vivis et regnas in saecula saeculorum. Amen. Lạy Chúa Giêsu Kitô, con sắp rước Mình và Máu Thánh Chúa, xin đừng để con vì thế mà bị xét xử và luận phạt, nhưng nhờ lòng Chúa nhân từ, xin che chở và cứu chữa hồn xác con. Amen".
“242. Sau khi đọc xong lời nguyện trước rước lễ, chủ tế bái gối, lui ra một chút. Các vị đồng tế từng người một đến giữa bàn thờ, quì gối và kính cẩn cầm lầy Mình Thánh Chúa tại bàn thờ, và tay phải cầm Mình Thánh, có tay trái đở phía dưới mà lui về chỗ của mình. Tuy nhiên, các vị đồng tế có thể đứng tại chỗ và nhận lấy Mình Thánh từ đĩa do vị chủ tế hoặc một hay nhiều vị đồng tế cầm đi ngang qua trước mặt các ngài, hay, chuyền đĩa cho người kế tiếp cho đến người cuối cùng” (Bản dịch, như trên).
Ít nhất, trong trường hợp này, các quy định nói rằng linh mục bắt đầu đọc lời nguyện sau khi hoà bánh thánh vào rượu thánh. Tuy nhiên, bởi vì Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma số 242 dự liệu việc chỉ trao bánh thánh cho các vị đồng tế sau khi lời nguyện được hoàn tất, một khoảnh khắc thinh lặng diễn ra, vốn sẽ thay thế, có thể nói như vậy, sự thinh lặng thánh được dự liệu khi linh mục cử hành thánh lễ một mình.
Tuy nhiên, đây không phải là luôn luôn như vậy. Trong nhiều thánh lễ đồng tế đông linh mục, kinh “Agnus Dei, Lạy Chiên Thiên Chúa” có thể chiếm toàn bộ thời gian trao bánh thánh cho linh mục rước lễ. Trong các trường hợp khác, các vị đồng tế đi theo một lựa chọn hợp pháp khác, và không bắt đầu Rước lễ cho đến sau khi vị chủ tế bắt đầu cho giáo dân rước lễ, và vì vậy khoảng thời gian thinh lặng, vốn có thể phát sinh theo Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma số 242, biến mất về cơ bản.
Tôi nghĩ rằng sự khác biệt này trong lễ đồng tế có thể dẫn đến sự việc rằng nhiều linh mục giờ đây đã bắt đầu đọc kinh chuẩn bị rước lễ, ngay sau khi hoà bánh thánh vào rượu thánh.
Tôi nghi ngờ rất nhiều nếu bất cứ điều gì có thể được làm để thay đổi điều này. Trước hết, có thể lập luận tốt rằng cả hai sự thực hành đều hợp pháp, và thứ hai là các linh mục, giống như hầu hết mọi người, có khuynh hướng làm theo các khuôn mẫu trong các hoạt động thường lệ của chúng ta.
Tuy nhiên, câu hỏi này giúp chúng ta nhớ đến dấu hiệu của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma số 84 là nhằm cung cấp cho mọi người một cơ hội để chuẩn bị rước lễ trong thinh lặng.
Như Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma số 45 nêu ra:
“45. Sự thinh lặng thánh, kể như thành phần của việc cử hành Thánh Lễ, cũng phải được tuân giữ đúng lúc. Bản chất của sự thinh lặng tùy thuộc vào lúc phải giữ trong Thánh Lễ. Thật vậy, trong nghi thức sám hối và sau lời mời cầu nguyện, mỗi người hồi tâm lại; sau bài đọc và bài diễn giảng, mỗi người suy gẫm vắn tắt về những gì đã nghe; còn sau khi hiệp lễ thì ca ngợi và cầu xin Chúa trong lòng.
“Trước khi cử hành, rất nên giữ thinh lặng trong thánh đường, trong phòng thánh và những nơi kế cận để mọi người dọn mình cách sốt sắng tham dự các lễ nghi thánh” (Bản dịch, như trên).
Mặc dù, văn bản này không đề cập cách đặc biệt khoảnh khắc thinh lặng để chuẩn bị rước lễ, ý kiến của tôi là rằng nó không phải là sự suy niệm, nhưng đúng hơn là một khoảnh khắc hồi tâm về những gì sắp xảy ra trong việc rước lễ. Các thái độ, bày tỏ trong hai lời nguyện được cung cấp cho linh mục trong Sách lễ, có thể là nguồn cảm hứng cho lời nguyện của mọi người trong sự chuẩn bị thinh lặng này.
Thời gian chuẩn bị thinh lặng này về cơ bản là thời gian của lời nguyện được đọc một cách không vội vàng. Bởi vì chúng là các lời nguyện ngắn, sự thinh lặng này có thể kéo dài từ 20 giây đến 25 giây cho hầu hết mọi người. (Zenit.org 13-11-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Số 84 của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói rằng vị linh mục, trước khi chính ngài Rước Lễ, “chuẩn bị mình bằng đọc thầm lời nguyện xin cho rước Mình và Máu Thánh có hiệu quả. Giáo dân thinh lặng cầu nguyện để chuẩn bị” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang). Có hai lựa chọn cho lời nguyện riêng này của linh mục theo hình thức thông thường của Nghi lễ Rôma. Tuy nhiên, thông thường, lời cầu nguyện này của linh mục được đọc trong khi các tín hữu đang đọc hoặc hát kinh “Agnus Dei, lạy Chiên Thiên Chúa”, và ngay sau khi kinh này kết thúc, linh mục đọc lời mời “Đây Chiên Thiên Chúa…”. Rõ ràng là theo Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, linh mục phải chờ cho đến khi kinh “lạy Chiên Thiên Chúa” kết thúc, trước (deinde) khi ngài đọc thầm lời nguyện, trong khi giáo dân thinh lặng. Đây là một cơ hội đặc biệt, tại một thời điểm quan trọng của Phụng vụ, để trải nghiệm sự thinh lặng thánh mà Công đồng kêu gọi. Thật hợp lý là trường hợp kinh này và các kinh riêng khác, được đọc bởi linh mục, nên được đọc cùng với một tốc độ tương tự như các lời kinh đọc lớn tiếng trong Thánh Lễ. Tuy nhiên, kinh nghiệm dường như chỉ ra rằng các linh mục thường nói rằng các kinh này được đọc nhanh hơn, có lẽ theo nghĩa rằng giáo dân không muốn chờ đợi lâu. - L. B., Port Elizabeth, Nam Phi.
Đáp: Tôi đồng ý với bạn đọc này về tầm quan trọng của sự thinh lặng trong Thánh Lễ, và chữ đỏ đưa ra một sự mở rất rộng cho lời kinh thầm lặng tại một thời điểm trang trọng nhất của Nghi Lễ Rôma. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, các khoảnh khắc thinh lặng này là không phổ biến trong cử hành Thánh Lễ.
Người ta có thể phản bác rằng việc giải thích liên quan đến sự buộc phải chờ cho đến khi kinh Lạy Chiên Thiên Chúa kết thúc, trước khi linh mục đọc lời nguyện riêng, không được tôn trọng trong mọi trường hợp.
Thí dụ, khi mô tả việc rước lễ của các linh mục trong một lễ đồng tế, Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói:
“240. Trong khi hát hay đọc "Agnus Dei, Lạy Chiên Thiên Chúa", các phó tế và vài vị đồng tế có thể giúp chủ tế bẻ bánh thánh để cho các vị đồng tế và giáo dân rước lễ.
“241. Khi hoà bánh thánh vào rượu thánh xong, một mình chủ tế đọc thầm kinh "Domine Iesu Christe, Fili Dei vivi, qui ex voluntate Patris, cooperante Spiritu Sancto, per mortem tuam mundum vivificasti, libera me per sacrosanctum Corpus tuum, quod ego indignus sumere praesumpsi, ab omnibus iniquitatibus meis et universis malis, et fac me tuis semper inhaerere mandatis et a te numquam separari permittas. Amen. Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, bởi thánh ý Chúa Cha và nhờ sự hợp tác của Chúa Thánh Thần, Chúa đã chết để ban cho thế gian được sống, xin dùng Mình và Máu Thánh Chúa đây cứu con khỏi mọi tội lỗi và mọi sự dữ; xin cho con hằng tuân giữ giới răn Chúa, và đừng để con lìa xa Chúa bao giờ. Amen", hay kinh "Perceptio Corporis et Sanguinis tui, quod ego indignus sumere praesumo, non mihi proveniat in iudicium et condemnationem; sed pro tua pietate prosit mihi ad tutamentum mentis et corporis et ad medelam percipiendam: Qui vivis et regnas in saecula saeculorum. Amen. Lạy Chúa Giêsu Kitô, con sắp rước Mình và Máu Thánh Chúa, xin đừng để con vì thế mà bị xét xử và luận phạt, nhưng nhờ lòng Chúa nhân từ, xin che chở và cứu chữa hồn xác con. Amen".
“242. Sau khi đọc xong lời nguyện trước rước lễ, chủ tế bái gối, lui ra một chút. Các vị đồng tế từng người một đến giữa bàn thờ, quì gối và kính cẩn cầm lầy Mình Thánh Chúa tại bàn thờ, và tay phải cầm Mình Thánh, có tay trái đở phía dưới mà lui về chỗ của mình. Tuy nhiên, các vị đồng tế có thể đứng tại chỗ và nhận lấy Mình Thánh từ đĩa do vị chủ tế hoặc một hay nhiều vị đồng tế cầm đi ngang qua trước mặt các ngài, hay, chuyền đĩa cho người kế tiếp cho đến người cuối cùng” (Bản dịch, như trên).
Ít nhất, trong trường hợp này, các quy định nói rằng linh mục bắt đầu đọc lời nguyện sau khi hoà bánh thánh vào rượu thánh. Tuy nhiên, bởi vì Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma số 242 dự liệu việc chỉ trao bánh thánh cho các vị đồng tế sau khi lời nguyện được hoàn tất, một khoảnh khắc thinh lặng diễn ra, vốn sẽ thay thế, có thể nói như vậy, sự thinh lặng thánh được dự liệu khi linh mục cử hành thánh lễ một mình.
Tuy nhiên, đây không phải là luôn luôn như vậy. Trong nhiều thánh lễ đồng tế đông linh mục, kinh “Agnus Dei, Lạy Chiên Thiên Chúa” có thể chiếm toàn bộ thời gian trao bánh thánh cho linh mục rước lễ. Trong các trường hợp khác, các vị đồng tế đi theo một lựa chọn hợp pháp khác, và không bắt đầu Rước lễ cho đến sau khi vị chủ tế bắt đầu cho giáo dân rước lễ, và vì vậy khoảng thời gian thinh lặng, vốn có thể phát sinh theo Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma số 242, biến mất về cơ bản.
Tôi nghĩ rằng sự khác biệt này trong lễ đồng tế có thể dẫn đến sự việc rằng nhiều linh mục giờ đây đã bắt đầu đọc kinh chuẩn bị rước lễ, ngay sau khi hoà bánh thánh vào rượu thánh.
Tôi nghi ngờ rất nhiều nếu bất cứ điều gì có thể được làm để thay đổi điều này. Trước hết, có thể lập luận tốt rằng cả hai sự thực hành đều hợp pháp, và thứ hai là các linh mục, giống như hầu hết mọi người, có khuynh hướng làm theo các khuôn mẫu trong các hoạt động thường lệ của chúng ta.
Tuy nhiên, câu hỏi này giúp chúng ta nhớ đến dấu hiệu của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma số 84 là nhằm cung cấp cho mọi người một cơ hội để chuẩn bị rước lễ trong thinh lặng.
Như Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma số 45 nêu ra:
“45. Sự thinh lặng thánh, kể như thành phần của việc cử hành Thánh Lễ, cũng phải được tuân giữ đúng lúc. Bản chất của sự thinh lặng tùy thuộc vào lúc phải giữ trong Thánh Lễ. Thật vậy, trong nghi thức sám hối và sau lời mời cầu nguyện, mỗi người hồi tâm lại; sau bài đọc và bài diễn giảng, mỗi người suy gẫm vắn tắt về những gì đã nghe; còn sau khi hiệp lễ thì ca ngợi và cầu xin Chúa trong lòng.
“Trước khi cử hành, rất nên giữ thinh lặng trong thánh đường, trong phòng thánh và những nơi kế cận để mọi người dọn mình cách sốt sắng tham dự các lễ nghi thánh” (Bản dịch, như trên).
Mặc dù, văn bản này không đề cập cách đặc biệt khoảnh khắc thinh lặng để chuẩn bị rước lễ, ý kiến của tôi là rằng nó không phải là sự suy niệm, nhưng đúng hơn là một khoảnh khắc hồi tâm về những gì sắp xảy ra trong việc rước lễ. Các thái độ, bày tỏ trong hai lời nguyện được cung cấp cho linh mục trong Sách lễ, có thể là nguồn cảm hứng cho lời nguyện của mọi người trong sự chuẩn bị thinh lặng này.
Thời gian chuẩn bị thinh lặng này về cơ bản là thời gian của lời nguyện được đọc một cách không vội vàng. Bởi vì chúng là các lời nguyện ngắn, sự thinh lặng này có thể kéo dài từ 20 giây đến 25 giây cho hầu hết mọi người. (Zenit.org 13-11-2018)
Nguyễn Trọng Đa