Ngày 31 tháng Giêng hôm qua, Đức Tổng Giám Mục Gomez của Tổng Giáo Phận Los Angeles và là phó chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có bài nhận định về các lệnh hành pháp của Tân Tổng Thống Trump liên quan đến vấn đề di dân. Chúng tôi xin lược dịch dưới đây:
Tuần rồi là một tuần nặng nề. Thật đáng buồn khi đối diện với cảnh này: Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc phải dùng một lệnh hành pháp để định nghĩa chính xác chữ “tường” có nghĩa gì.
Theo một trong ba lệnh hành pháp ban hành tuần rồi về di dân và người tỵ nạn, “‘tường’ có nghĩa bức tường vật lý tiếp giáp nhau hoặc hàng rào vật lý khác cũng chắc chắn, tiếp giáp nhau và không thể vượt qua như thế”.
Điều đầu tiên phải nói là các lệnh hành pháp này xem ra đã được soạn thảo quá nhanh. Hình như người ta chưa suy nghĩ đủ về tính hợp pháp của chúng hay giải thích lý lẽ của chúng hay xem xét các hậu quả thực tiễn đối với hàng triệu người ở đây và trên khắp địa cầu.
Đúng là các lệnh về người tỵ nạn không phải là một “lệnh cấm người Hồi Giáo” như một số người biểu tình và giới truyền thông cho là. Thực vậy, đại đa số các quốc gia đa số theo Hồi Giáo không bị ảnh hưởng bởi các lệnh này, kể cả một số nước thực sự có vấn đề về khủng bố, như Saudi Arabia, Pakistan và Afghanistan.
Điều ấy không có nghĩa các lệnh này kém gây bối rối. Ngưng các vụ nhận người tỵ nạn trong 90 hay 120 ngày có thể được xem như không lâu lắm. Nhưng đối với một gia đình trốn chạy một quốc gia bị tan nát vì chiến tranh, hay trốn chạy sự bạo tàn của các mạng lưới ma túy vĩ đại hay của các lãnh chúa chiến tranh, những kẻ buộc cả trẻ em cũng phải vào quân ngũ, thì điều này có thể có nghĩa sống chết.
Và sự kiện đơn giản là không phải mọi người tỵ nạn đều là quân khủng bố, và người tỵ nạn cũng không phải là nguồn chính gây đe dọa khủng bố cho xứ sở ta. Cuộc tấn công khủng bố tại đây, ở San Bernardino, là “cây vườn nhà” do một người sinh ở Chicago thực hiện.
Tôi hài lòng khi một trong các lệnh này có ý nói: xứ sở ta cuối cùng sẽ bắt đầu dành ưu tiên để giúp đỡ các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác bị bách hại.
Nhưng có phải Thiên Chúa có ý định để lòng cảm thương của chúng ta ngừng lại ở biên giới Syria hay không? Có phải bây giờ, chúng ta đang quyết định coi một số người không đáng được chúng ta yêu thương chỉ vì họ khác mầu da, khác tôn giáo hay sinh “lầm” ở một nước khác?
Là một mục tử, điều làm tôi bối rối là: mọi giận dữ, hồ đồ và sợ hãi do các lệnh của tuần trước gây ra đều hoàn toàn có thể đoán trước. Ấy thế nhưng hình như chúng chẳng hệ trọng chi đối với những người cầm quyền.
Tôi sợ rằng nhân danh việc tỏ ra cứng rắn và cương quyết, ta đang tỏ cho thế giới thấy một sự dửng dưng nhẫn tâm.
Ngay lúc này, không quốc gia nào nhận nhiều người tỵ nạn hơn Hiệp Chúng Quốc. Vậy thì ta đang gửi cho thế giới sứ điệp gì đây?
Những khoảnh khắc mà chúng ta ít tự hào nhất trong lịch sử của chúng ta, từ Nạn Diệt Chủng Do Thái tới những cuộc thanh trừng sắc tộc trong thập niên 1990, là những khoảnh khắc chúng ta đóng cửa biên giới và trái tim ta trước các thống khổ của những con người vô tội.
Tất cả chúng ta đồng ý rằng quốc gia chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ biên giới của mình và thiết lập các tiêu chuẩn cho ai được phép vào và ở lại bao lâu. Trong một thế giới hậu 11 tháng 9, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng có những người ở trong và ở ngoài biên giới muốn gây hại cho chúng ta. Chúng ta chia sẻ quan tâm chung đối với nền an ninh quốc gia và sự an toàn của những người thân yêu của chúng ta.
Nhưng cách tiếp cận của chúng ta đối với các vấn đề ấy phải nhất quán với các lý tưởng của chúng ta. Hoa Kỳ vốn luôn khác biệt, một số người còn cho là ngoại hạng. Chào đón di dân và cung cấp nơi trú ẩn cho người tỵ nạn vốn luôn luôn là một điều đặc biệt và cốt yếu trong căn tính của chúng ta, trong tư cách một quốc gia và một dân tộc.
Đã đành các lệnh mới về di dân này phần lớn kêu gọi một việc chính đáng là trở về với việc thi hành chấp pháp các luật lệ hiện hành.
Nhưng vấn đề là ở chỗ các luật lệ của chúng ta vốn không được chấp hành đã từ quá lâu đến nỗi nay chúng ta có hàng triệu người không có giấy tờ đang sinh sống, làm việc, thờ phượng và đi học trên đất nước ta.
Con số ấy bao gồm hàng triệu trẻ em là công dân sống trong các căn hộ có cha mẹ không giấy tờ. Các trẻ em này có quyền, trong tư cách công dân và trong tư cách con cái Thiên Chúa, được lớn lên trong sự bảo đảm rằng cha mẹ các em sẽ không bị tống xuất.
Các lệnh mới này không thay đổi được sự kiện này: quốc gia chúng ta cần một cuộc cải tổ thực sự và lâu dài đối với hệ thống di dân của chúng ta. Chúng ta có thực sự muốn trao số phận của hàng triệu người cha, người mẹ và con cái họ vào tay những nhân viên giải quyết các vụ này (caseworkers) nhưng đã phải làm việc quá sức trong một hệ thống tòa án di dân thiếu ngân khoản không?
Một chính sách chấp pháp mà thôi, mà không có cuộc cải tổ hệ thống nằm ở bên dưới, chỉ có thể dẫn tới cơn ác mộng nhân quyền.
Là một Giáo Hội, các ưu tiên của chúng ta phải luôn đứng về phía người của chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp tục nghe theo lời kêu gọi của Chúa Kitô qua các giáo xứ, các cơ quan bác ái và cứu trợ của chúng ta.
Và tôi xin nhắc lại, như tôi đã nói trước đây: điều có tính xây dựng và cảm thương nhất mà chính phủ của chúng ta có thể làm vào ngay lúc này là ngưng các vụ tống xuất và đe dọa tống xuất những người không phải là tội phạm bạo động.
Sứ mệnh Kitô hữu của chúng ta rất rõ ràng, chúng ta được kêu gọi lắng nghe tiếng kêu của người nghèo và mở cửa cho khách lạ đang gõ cửa và tìm gương mặt của Chúa Kitô, Đấng đã đến với chúng ta trong di dân và người tỵ nạn.
Xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho tôi trong tuần này và tôi sẽ cầu nguyện cho anh chị em.
Và xin Đức Mẹ Diễm Phúc Maria giúp tất cả chúng ta, nhất là các nhà lãnh đạo của chúng ta, đương đầu với các thách thức hiện gặp trong tư cách một quốc gia của người di dân dưới con mắt Thiên Chúa.
Tuần rồi là một tuần nặng nề. Thật đáng buồn khi đối diện với cảnh này: Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc phải dùng một lệnh hành pháp để định nghĩa chính xác chữ “tường” có nghĩa gì.
Theo một trong ba lệnh hành pháp ban hành tuần rồi về di dân và người tỵ nạn, “‘tường’ có nghĩa bức tường vật lý tiếp giáp nhau hoặc hàng rào vật lý khác cũng chắc chắn, tiếp giáp nhau và không thể vượt qua như thế”.
Điều đầu tiên phải nói là các lệnh hành pháp này xem ra đã được soạn thảo quá nhanh. Hình như người ta chưa suy nghĩ đủ về tính hợp pháp của chúng hay giải thích lý lẽ của chúng hay xem xét các hậu quả thực tiễn đối với hàng triệu người ở đây và trên khắp địa cầu.
Đúng là các lệnh về người tỵ nạn không phải là một “lệnh cấm người Hồi Giáo” như một số người biểu tình và giới truyền thông cho là. Thực vậy, đại đa số các quốc gia đa số theo Hồi Giáo không bị ảnh hưởng bởi các lệnh này, kể cả một số nước thực sự có vấn đề về khủng bố, như Saudi Arabia, Pakistan và Afghanistan.
Điều ấy không có nghĩa các lệnh này kém gây bối rối. Ngưng các vụ nhận người tỵ nạn trong 90 hay 120 ngày có thể được xem như không lâu lắm. Nhưng đối với một gia đình trốn chạy một quốc gia bị tan nát vì chiến tranh, hay trốn chạy sự bạo tàn của các mạng lưới ma túy vĩ đại hay của các lãnh chúa chiến tranh, những kẻ buộc cả trẻ em cũng phải vào quân ngũ, thì điều này có thể có nghĩa sống chết.
Và sự kiện đơn giản là không phải mọi người tỵ nạn đều là quân khủng bố, và người tỵ nạn cũng không phải là nguồn chính gây đe dọa khủng bố cho xứ sở ta. Cuộc tấn công khủng bố tại đây, ở San Bernardino, là “cây vườn nhà” do một người sinh ở Chicago thực hiện.
Tôi hài lòng khi một trong các lệnh này có ý nói: xứ sở ta cuối cùng sẽ bắt đầu dành ưu tiên để giúp đỡ các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác bị bách hại.
Nhưng có phải Thiên Chúa có ý định để lòng cảm thương của chúng ta ngừng lại ở biên giới Syria hay không? Có phải bây giờ, chúng ta đang quyết định coi một số người không đáng được chúng ta yêu thương chỉ vì họ khác mầu da, khác tôn giáo hay sinh “lầm” ở một nước khác?
Là một mục tử, điều làm tôi bối rối là: mọi giận dữ, hồ đồ và sợ hãi do các lệnh của tuần trước gây ra đều hoàn toàn có thể đoán trước. Ấy thế nhưng hình như chúng chẳng hệ trọng chi đối với những người cầm quyền.
Tôi sợ rằng nhân danh việc tỏ ra cứng rắn và cương quyết, ta đang tỏ cho thế giới thấy một sự dửng dưng nhẫn tâm.
Ngay lúc này, không quốc gia nào nhận nhiều người tỵ nạn hơn Hiệp Chúng Quốc. Vậy thì ta đang gửi cho thế giới sứ điệp gì đây?
Những khoảnh khắc mà chúng ta ít tự hào nhất trong lịch sử của chúng ta, từ Nạn Diệt Chủng Do Thái tới những cuộc thanh trừng sắc tộc trong thập niên 1990, là những khoảnh khắc chúng ta đóng cửa biên giới và trái tim ta trước các thống khổ của những con người vô tội.
Tất cả chúng ta đồng ý rằng quốc gia chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ biên giới của mình và thiết lập các tiêu chuẩn cho ai được phép vào và ở lại bao lâu. Trong một thế giới hậu 11 tháng 9, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng có những người ở trong và ở ngoài biên giới muốn gây hại cho chúng ta. Chúng ta chia sẻ quan tâm chung đối với nền an ninh quốc gia và sự an toàn của những người thân yêu của chúng ta.
Nhưng cách tiếp cận của chúng ta đối với các vấn đề ấy phải nhất quán với các lý tưởng của chúng ta. Hoa Kỳ vốn luôn khác biệt, một số người còn cho là ngoại hạng. Chào đón di dân và cung cấp nơi trú ẩn cho người tỵ nạn vốn luôn luôn là một điều đặc biệt và cốt yếu trong căn tính của chúng ta, trong tư cách một quốc gia và một dân tộc.
Đã đành các lệnh mới về di dân này phần lớn kêu gọi một việc chính đáng là trở về với việc thi hành chấp pháp các luật lệ hiện hành.
Nhưng vấn đề là ở chỗ các luật lệ của chúng ta vốn không được chấp hành đã từ quá lâu đến nỗi nay chúng ta có hàng triệu người không có giấy tờ đang sinh sống, làm việc, thờ phượng và đi học trên đất nước ta.
Con số ấy bao gồm hàng triệu trẻ em là công dân sống trong các căn hộ có cha mẹ không giấy tờ. Các trẻ em này có quyền, trong tư cách công dân và trong tư cách con cái Thiên Chúa, được lớn lên trong sự bảo đảm rằng cha mẹ các em sẽ không bị tống xuất.
Các lệnh mới này không thay đổi được sự kiện này: quốc gia chúng ta cần một cuộc cải tổ thực sự và lâu dài đối với hệ thống di dân của chúng ta. Chúng ta có thực sự muốn trao số phận của hàng triệu người cha, người mẹ và con cái họ vào tay những nhân viên giải quyết các vụ này (caseworkers) nhưng đã phải làm việc quá sức trong một hệ thống tòa án di dân thiếu ngân khoản không?
Một chính sách chấp pháp mà thôi, mà không có cuộc cải tổ hệ thống nằm ở bên dưới, chỉ có thể dẫn tới cơn ác mộng nhân quyền.
Là một Giáo Hội, các ưu tiên của chúng ta phải luôn đứng về phía người của chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp tục nghe theo lời kêu gọi của Chúa Kitô qua các giáo xứ, các cơ quan bác ái và cứu trợ của chúng ta.
Và tôi xin nhắc lại, như tôi đã nói trước đây: điều có tính xây dựng và cảm thương nhất mà chính phủ của chúng ta có thể làm vào ngay lúc này là ngưng các vụ tống xuất và đe dọa tống xuất những người không phải là tội phạm bạo động.
Sứ mệnh Kitô hữu của chúng ta rất rõ ràng, chúng ta được kêu gọi lắng nghe tiếng kêu của người nghèo và mở cửa cho khách lạ đang gõ cửa và tìm gương mặt của Chúa Kitô, Đấng đã đến với chúng ta trong di dân và người tỵ nạn.
Xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho tôi trong tuần này và tôi sẽ cầu nguyện cho anh chị em.
Và xin Đức Mẹ Diễm Phúc Maria giúp tất cả chúng ta, nhất là các nhà lãnh đạo của chúng ta, đương đầu với các thách thức hiện gặp trong tư cách một quốc gia của người di dân dưới con mắt Thiên Chúa.