An Thái cách cầu Mỹ Thuận khoảng 6 cây số, ngôi thánh đường mới, nhỏ bé, nổi lên giữa màu xanh của ruộng vườn cây cối. Trong những ngày chuẩn bị khánh thành và Cung hiến Nhà Thờ, giáo dân trong họ đạo thay nhau có mặt tại Nhà Thờ để hoàn tất những công đoạn cuối cùng. Niềm vui như hiện lên trên khuôn mặt mỗi người.
Bà Phan Thị Ngát gốc giáo phận Bùi Chu, đến lập nghiệp tại họ đạo đã hơn 10 năm, cho biết bà hy vọng ngôi Thánh Đường mới sẽ là nơi gặp gỡ của mọi người trong họ đạo, bởi trong bao năm qua nhiều người “nay đi lễ nhà thờ nầy, mai đi lễ nhà thờ kia. Lắm khi thuộc cùng họ đạo, nhưng nhiều người chẳng biết nhau”.
Họ đạo An Thái Trung là một cộng đoàn có khoảng 750 giáo dân nhưng trải rộng trên phạm vi 10 xã thuộc huyện Cái Bè.
Bà Đặng Thị Yến giáo dân họ đạo Hoà Hưng, cũng cố gắng dành những thời gian rảnh rỗi để chung sức với họ đạo An Thái Trung. Bà cho biết giáo dân của hai họ đạo An Thái Trung và Hoà Hưng khá vất vả trong cuộc sống khi giá nông sản cứ trồi sụt thất thường, nên nhiều người đã chọn cách góp công sức vào việc xây dựng ngôi nhà chung của mọi người.
Trong thời gian thi công ngôi Thánh đường, hàng ngày có khoảng 30- 40 giáo dân đến góp công sức. Ông Mai Hữu Ngộ chủ tịch Ban Mục Vụ họ đạo An Thái Trung đã xem ngôi Thánh Đường mới như là sự chia sẻ, nâng đỡ của mọi người đối với họ đạo An Thái Trung. Ông cho biết sau năm tháng khởi công xây dựng Thánh Đường, họ đạo không còn khả năng tiếp tục xây dựng Thánh Đường, “thế là chúng tôi phải trông chờ vào tấm lòng hảo tâm của nhiều xứ đạo, của nhiều ân nhân”.
Trong khi xây dựng Nhà Thờ, họ đạo An Thái Trung cũng cải tạo lại “Nhà Thờ cũ” thành Hội trường, và dự kiến dành một phần Hội trường để làm thư viện. Ngôi Nhà Thờ mới rộng 12 mét, dài 36 mét có sức chứa khoảng 600 người. Cả hai công trình này được xây dựng với kinh phí 1,4 tỉ, phần lớn do quyên góp từ nhiều nơi.
An Thái Trung cách đây 45 năm là một giáo điểm truyền giáo do tu sĩ Benedictô Thái văn Hoàng dòng Kitô Vua phụ trách. Người dân vùng này thường gọi tu sĩ Hoàng là ông Tư. Vào lúc đó, An Thái Trung chỉ có 3 gia đình Công giáo. Sau ngày thống nhất đất nước, “ông Tư” vẫn tiếp tục công việc truyền giáo cho đến ngày nghĩ hưu vào năm 1981. Trong suốt thời gian 1959 – 1979, tại họ đạo An Thái Trung thỉnh thoảng mới có vài Linh Mục về dâng Thánh Lễ. Từ năm 1980, họ đạo An Thái Trung mới bắt đầu có những Thánh Lễ thường xuyên. Ngày 23.5.1989, Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Thành được bổ nhiệm về làm Chánh Sở họ đạo An Thái Trung. Từ khi có Chánh Sở, giáo dân An Thái Trung được nâng đỡ nhiều hơn về mặt tinh thần trong cuộc sống đạo.
Từ sáu gia đình, hiện nay họ đạo An Thái Trung có khoảng 750 giáo dân trên địa bàn gần nửa huyện Cái Bè gồm 6 xã dọc theo quốc lộ 1: An Hữu, An Thái Trung, An Thái Đông, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, Thiện Trí; hai xã dọc quốc lộ 30: Tân Thạnh,, Tân Hưng; và 2 xã ở vùng sâu: Mỹ Lợi A và Mỹ Lợi B. Cuộc sống của người dân họ đạo An Thái Trung, trông nhờ vào hoa lợi của ruộng vườn như ổi, cam, bưởi và buôn thúng bán bưng. Một điều đang gây nhiều băn khoăn cho sự phát triển của giáo xứ là phần lớn con em của bà con giáo xứ chỉ học hết cấp hai.
Bà Phan Thị Ngát gốc giáo phận Bùi Chu, đến lập nghiệp tại họ đạo đã hơn 10 năm, cho biết bà hy vọng ngôi Thánh Đường mới sẽ là nơi gặp gỡ của mọi người trong họ đạo, bởi trong bao năm qua nhiều người “nay đi lễ nhà thờ nầy, mai đi lễ nhà thờ kia. Lắm khi thuộc cùng họ đạo, nhưng nhiều người chẳng biết nhau”.
Họ đạo An Thái Trung là một cộng đoàn có khoảng 750 giáo dân nhưng trải rộng trên phạm vi 10 xã thuộc huyện Cái Bè.
Bà Đặng Thị Yến giáo dân họ đạo Hoà Hưng, cũng cố gắng dành những thời gian rảnh rỗi để chung sức với họ đạo An Thái Trung. Bà cho biết giáo dân của hai họ đạo An Thái Trung và Hoà Hưng khá vất vả trong cuộc sống khi giá nông sản cứ trồi sụt thất thường, nên nhiều người đã chọn cách góp công sức vào việc xây dựng ngôi nhà chung của mọi người.
Trong thời gian thi công ngôi Thánh đường, hàng ngày có khoảng 30- 40 giáo dân đến góp công sức. Ông Mai Hữu Ngộ chủ tịch Ban Mục Vụ họ đạo An Thái Trung đã xem ngôi Thánh Đường mới như là sự chia sẻ, nâng đỡ của mọi người đối với họ đạo An Thái Trung. Ông cho biết sau năm tháng khởi công xây dựng Thánh Đường, họ đạo không còn khả năng tiếp tục xây dựng Thánh Đường, “thế là chúng tôi phải trông chờ vào tấm lòng hảo tâm của nhiều xứ đạo, của nhiều ân nhân”.
Trong khi xây dựng Nhà Thờ, họ đạo An Thái Trung cũng cải tạo lại “Nhà Thờ cũ” thành Hội trường, và dự kiến dành một phần Hội trường để làm thư viện. Ngôi Nhà Thờ mới rộng 12 mét, dài 36 mét có sức chứa khoảng 600 người. Cả hai công trình này được xây dựng với kinh phí 1,4 tỉ, phần lớn do quyên góp từ nhiều nơi.
An Thái Trung cách đây 45 năm là một giáo điểm truyền giáo do tu sĩ Benedictô Thái văn Hoàng dòng Kitô Vua phụ trách. Người dân vùng này thường gọi tu sĩ Hoàng là ông Tư. Vào lúc đó, An Thái Trung chỉ có 3 gia đình Công giáo. Sau ngày thống nhất đất nước, “ông Tư” vẫn tiếp tục công việc truyền giáo cho đến ngày nghĩ hưu vào năm 1981. Trong suốt thời gian 1959 – 1979, tại họ đạo An Thái Trung thỉnh thoảng mới có vài Linh Mục về dâng Thánh Lễ. Từ năm 1980, họ đạo An Thái Trung mới bắt đầu có những Thánh Lễ thường xuyên. Ngày 23.5.1989, Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Thành được bổ nhiệm về làm Chánh Sở họ đạo An Thái Trung. Từ khi có Chánh Sở, giáo dân An Thái Trung được nâng đỡ nhiều hơn về mặt tinh thần trong cuộc sống đạo.
Từ sáu gia đình, hiện nay họ đạo An Thái Trung có khoảng 750 giáo dân trên địa bàn gần nửa huyện Cái Bè gồm 6 xã dọc theo quốc lộ 1: An Hữu, An Thái Trung, An Thái Đông, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, Thiện Trí; hai xã dọc quốc lộ 30: Tân Thạnh,, Tân Hưng; và 2 xã ở vùng sâu: Mỹ Lợi A và Mỹ Lợi B. Cuộc sống của người dân họ đạo An Thái Trung, trông nhờ vào hoa lợi của ruộng vườn như ổi, cam, bưởi và buôn thúng bán bưng. Một điều đang gây nhiều băn khoăn cho sự phát triển của giáo xứ là phần lớn con em của bà con giáo xứ chỉ học hết cấp hai.