Theo hãng tin Zenit, một phúc trình mới dưới tên Danh Sách World Watch của tổ chức Open Doors vừa công bố ngày 12 tháng Giêng năm nay cho thấy áp lực bài Kitô Giáo đang gia tặng rất nhanh ở Nam và Đông Nam Á Châu.
Thực vậy, theo bản phúc trình trên, việc lên nắm quyền của Đảng Bharatiya Janata ở Ấn Độ đã làm bùng nổ cơn sốt duy quốc gia được tôn giáo cổ vũ. Bản phúc trình này xếp loại 50 quốc gia nơi vào khoảng 250 triệu Kitô hữu đang trải qua nhiều mức độ bách hại nặng nề do việc họ đồng nhất với Chúa Kitô.
Trong sáu quốc gia gia tăng trông thấy tỷ lệ bài Kitô Giáo trong năm qua, năm quốc gia thuộc vùng Nam và Đông Nam Châu Á: Ấn Độ, Bangladesh, Lào, Bhutan và Việt Nam. Một quốc gia nữa thuộc vùng này, là Sri Lanka, mới tham gia nhóm này năm 2017. Một quốc gia khác, là Nepal có đa số dân theo Ấn Giáo, tuy chưa tham gia nhóm này, nhưng các khuynh hướng hiện nay cho thấy nó có thể tham gia vào năm sau, tức 2018.
Tiến Sĩ Ron Boyd-MacMillan, Giám Đốc Nghiên Cứu Chiến Lược của Open Doors International nói rằng “khuynh hướng nổi bật là: chủ nghĩa duy quốc gia tôn giáo đang đẩy các quốc gia Á Châu lên cao trên danh sách này. Đây là một khuynh hướng dài hạn, hiện đã và đang gia tăng nhịp độ kể từ thập niên 1990 khi không ai buồn lưu ý tới nó. Nhưng năm nay, tôi nghĩ nó thực sự đã tự làm mình được lưu ý. Nó hiển hiện rõ nhất tại Ấn Độ. Nước này hiện có vị thế cao nhất trên Danh Sách World Watch. Những người cực đoan của Ấn Giáo thực sự đang cầm quyền, và đám đông muốn làm gì thì làm tại Ấn Độ và Giáo Hội ở đây khá lớn nên có rất nhiều biến cố xẩy ra”. Từ lúc Đảng BJP duy quốc gia theo Ấn Giáo nắm quyền năm 2014, nhịp độ bài Kitô Giáo bằng bạo động đã gia tốc ở phía Bắc, nơi Open Doors ước lượng có chừng 40 triệu Kitô hữu đang vướng phải cuộc kỳ thị chèn ép và đánh đập của các người đấu tranh Ấn Giáo.
Dù về phương diện chính thức, Ấn Độ là một quốc gia thế tục, nhưng BJP và ông Modi đề cao viễn kiến về một cuộc phục hồi kinh tế và sự tinh ròng Ấn Giáo để trám lỗ hổng để lại sau khi các cử tri hạ bệ chính phủ thối nát, vô hiệu của Đảng Quốc Đại. Tiến Sĩ Boyd-MacMillan nói thêm rằng “các chính phủ bất ổn tại các nước lân bang, mà đa số theo Ấn Giáo và Phật Giáo, đều thấy rằng nại tới bản sắc tôn giáo quốc gia là công thức mạnh mẽ để gia tăng vị thế cầm quyền của họ, nhất là ở các vùng nông thôn”.
Mười nước dẫn đầu
Lại một lần nữa, Bắc Hàn là số 1 của danh sách. Dù nó không phải là nước bạo lực nhất trên danh sách, Open Doors vẫn xếp chế độ độc tài ở Bình Nhưỡng là vô sánh trong chính sách thù nghịch của nó đối với tôn giáo. Các tín hữu hoàn toàn phải hầm trú và phần lớn bị cô lập, có nguy cơ phải sống cuộc sống khổ sai lao động và chết chóc không những cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình họ nữa, nếu bị phát giác.
Trong năm 2017, chỉ có một nước là mới đối với nhóm 10 nước dẫn đầu, đó là Yemen, được xếp hạng 9 sau khi được xếp hạng 11 vào năm trước. Nước này bị bạo động làm tan nát kể từ khi các phiến quân đa số theo Hồi Giáo Shia Houthi tấn công thủ đô năm 2014, khiến chính phủ Saudi Arabia theo Wahhabi, lãnh đạo một chiến dịch oanh kích đa quốc gia, thực tế, đã biến Yemen thành một cuộc nội chiến ủy quyền giữa Saudi Arabia và Iran. Tiến Sĩ Boyd-MacMillan cho biết: “bị dính cứng ở giữa là các Kitô hữu người bản địa, phần lớn trước đây theo Hồi Giáo nhưng nay trở lại Kitô Giáo”.
Ông nói rằng: “Trở lại một tôn giáo khác là tội đáng phải tử hình. Các Kitô hữu bị người đấu tranh Hồi Giáo Sunni nhắm và giết. Chiến tranh đã làm gia tăng việc bách hại, và những kẻ phạm tội nay phần lớn là những người quá khích Hồi Giáo. Người Hồi Giáo Shia, thuộc bộ tộc Houthi, cũng là những người bất khoan dung nếu bản sắc tôn giáo của các Kitô hữu trong vùng bị họ biết. Nên các Kitô hữu, nếu việc trở lại của họ bị bại lộ, thì ở nước này chắc chắn sẽ bị đối xử bất khoan dung do nhiều nhóm khác nhau, trong đó có IS và al-Quaeda; bất kể ai đứng đầu các nhóm này”.
Cũng trong số 10 nước dẫn đầu, Somalia nay từ số 4 được xếp lên số 2, chỉ thua có Bắc Hàn. Dù chỉ có vài trăm Kitô hữu tại khắp nước gồm 10 triệu dân này, đặc tính cực kỳ bộ lạc của xã hội Somalia có nghĩa: bất cứ người Hồi Giáo nào trở lại Kitô Giáo đều bị phát giác ngay lập tức và điều này đủ để bạn bị giết. Somalia là một trong 2 quốc gia duy nhất khác với Bắc Hàn được xếp hạng 1 trên Danh Sách World Watch trong nhiều năm qua.
Xét chung, mười nước dẫn đầu khá ổn định. Chín trong số mười nước trên danh sách năm 2017 cũng ở trên danh sách năm 2016. Somalia (2), Afghanistan (3), Pakistan (4), Sudan (5), và Iran (8), tất cả đều lên hạng trên danh sách. Syria (6) và Iraq (7): hai nước này giảm hạng. Ở Iraq và Syria, ít có phúc trình về các biến cố bạo động vì phần lớn các Kitô hữu đã trốn khỏi các khu do IS chiếm đóng, nhưng áp lực đối với các Kitô hữu vẫn còn rất cao. Việc Yemen được xếp hạng trong số 10 nước đẫn đầu đã chỉ loại được Lybia, nay được xếp hạng 11.
Các khuynh hướng khác trong số 50 nước dẫn đầu
Điểm trung bình cho cả 50 nước trên Danh Sách World Watch năm 2017 hơi gia tăng so với điểm năm 2016. Gần 1 phần tư sự gia tăng này có thể gán cho 8 nước Trung Đông và Bắc Phi: Algeria, Ai Cập, Iran, Jordan, Các Lãnh Thổ Palestinian, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương Quốc Ảrập Emirates.
Tiến sĩ Boyd-MacMillan nói rằng: “Các bạn thấy các chính phủ phân cực này, hoặc vì họ trở nên cực đoan hơn hay trở nên độc tài hơn. Các nước như Ai Cập, Jordan và Algeria – đây là các quốc gia đang đàn áp thẳng tay các người quá khích”.
Chủ nghĩa quá khích đang được rảnh tay hơn tại Phi Châu Hạ Sahara, nơi chủ nghĩa đấu tranh Hồi Giáo đang trờ thành chính dòng. Trợ giúp tài chánh từ ngoại quốc đang được cung cấp dồi dào cho các chính khách và trường học Hồi Giáo địa phương, song song với nhiều thành phần khác trong xã hội, ngay ở Kenya, nước đa số Kitô Giáo lớn nhất trên Danh Sách 20 nước dẫn đầu của World Watch.
Về Danh Sách World Watch
Open Doors là một thừa tác vụ từng phục vụ các Kitô hữu bị bách hại vì niềm tin của mình vào Chúa Kitô trong hơn 60 năm qua. Nó được thiết lập bởi Tu Sĩ Andrew, một nhà truyền giáo Hòa Lan, người bắt đầu thừa tác vụ của mình bằng cách đưa Thánh Kinh lậu vào sau Bức Màn Sắt. Ngày nay, Open Doors cung cấp sự trợ giúp tinh thần và vật chất cho các Kitô hữu bị bách hại tại hàng chục quốc gia và đã khai triển nhiều chi nhánh tại hơn 20 quốc gia.
Việc xếp hạng hàng năm 50 quốc gia trên Danh Sách World Watch là sản phẩm của một cuộc nghiên cứu quanh năm do đơn vị Nghiên Cứu World Watch của Open Doors tiến hành.
Các nhà khảo cứu thăm dò các liên lạc viên chủ yếu tại nhiều quốc gia khác nhau, và các liên lạc viên này, ngược lại, đã thăm dò chính các mạng lưới riêng của họ, về tình thế tự do tôn giáo dành cho các Kitô hữu thuộc 5 phạm vi của đời sống: tư riêng, gia đình, cộng đồng, quốc gia, và trong Giáo Hội. Năm phạm vi này bao gồm yếu tố “chèn ép” (squeeze) của cuộc bách hại, tức áp lực hàng ngày do việc kỳ thị chính thức, do các thái độ thù nghịch, và bác bỏ của gia đình.
Ngoài ra, nhóm còn đo lường việc bạo động chống các Kitô hữu. Đây là yếu tố “đánh đập” (smash) của việc bách hại, một yếu tố thường gây chú ý trên báo chí, nhưng ít khi nói lên thực tại chủ yếu của các Kitô hữu sống tại các quốc gia của Danh Sách World Watch.
Với mỗi quốc gia được thăm dò, điểm số cho mỗi trong sáu loại được kết hợp để tạo ra điểm tổng kết. Điểm này xác định hạng thứ của mỗi nước trên Danh Sách World Watch.
Danh Sách World Watch năm 2017 bao trùm 12 tháng kết thúc vào ngày 31 tháng Mười năm 2016.
Các phương pháp đạt tới điểm của một nước và việc so sánh nó với các nước khác đã được thanh lý một cách độc lập bởi Viện Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và việc họ dùng lối kiểm soát một số nước mẫu. Các tuyên bố và giải thích thêm của Open Doors dựa trên hay liên kết với việc công bố Danh Sách World Watch nằm ngoài phạm vi cuộc thanh lý này.
Thực vậy, theo bản phúc trình trên, việc lên nắm quyền của Đảng Bharatiya Janata ở Ấn Độ đã làm bùng nổ cơn sốt duy quốc gia được tôn giáo cổ vũ. Bản phúc trình này xếp loại 50 quốc gia nơi vào khoảng 250 triệu Kitô hữu đang trải qua nhiều mức độ bách hại nặng nề do việc họ đồng nhất với Chúa Kitô.
Trong sáu quốc gia gia tăng trông thấy tỷ lệ bài Kitô Giáo trong năm qua, năm quốc gia thuộc vùng Nam và Đông Nam Châu Á: Ấn Độ, Bangladesh, Lào, Bhutan và Việt Nam. Một quốc gia nữa thuộc vùng này, là Sri Lanka, mới tham gia nhóm này năm 2017. Một quốc gia khác, là Nepal có đa số dân theo Ấn Giáo, tuy chưa tham gia nhóm này, nhưng các khuynh hướng hiện nay cho thấy nó có thể tham gia vào năm sau, tức 2018.
Tiến Sĩ Ron Boyd-MacMillan, Giám Đốc Nghiên Cứu Chiến Lược của Open Doors International nói rằng “khuynh hướng nổi bật là: chủ nghĩa duy quốc gia tôn giáo đang đẩy các quốc gia Á Châu lên cao trên danh sách này. Đây là một khuynh hướng dài hạn, hiện đã và đang gia tăng nhịp độ kể từ thập niên 1990 khi không ai buồn lưu ý tới nó. Nhưng năm nay, tôi nghĩ nó thực sự đã tự làm mình được lưu ý. Nó hiển hiện rõ nhất tại Ấn Độ. Nước này hiện có vị thế cao nhất trên Danh Sách World Watch. Những người cực đoan của Ấn Giáo thực sự đang cầm quyền, và đám đông muốn làm gì thì làm tại Ấn Độ và Giáo Hội ở đây khá lớn nên có rất nhiều biến cố xẩy ra”. Từ lúc Đảng BJP duy quốc gia theo Ấn Giáo nắm quyền năm 2014, nhịp độ bài Kitô Giáo bằng bạo động đã gia tốc ở phía Bắc, nơi Open Doors ước lượng có chừng 40 triệu Kitô hữu đang vướng phải cuộc kỳ thị chèn ép và đánh đập của các người đấu tranh Ấn Giáo.
Dù về phương diện chính thức, Ấn Độ là một quốc gia thế tục, nhưng BJP và ông Modi đề cao viễn kiến về một cuộc phục hồi kinh tế và sự tinh ròng Ấn Giáo để trám lỗ hổng để lại sau khi các cử tri hạ bệ chính phủ thối nát, vô hiệu của Đảng Quốc Đại. Tiến Sĩ Boyd-MacMillan nói thêm rằng “các chính phủ bất ổn tại các nước lân bang, mà đa số theo Ấn Giáo và Phật Giáo, đều thấy rằng nại tới bản sắc tôn giáo quốc gia là công thức mạnh mẽ để gia tăng vị thế cầm quyền của họ, nhất là ở các vùng nông thôn”.
Mười nước dẫn đầu
Lại một lần nữa, Bắc Hàn là số 1 của danh sách. Dù nó không phải là nước bạo lực nhất trên danh sách, Open Doors vẫn xếp chế độ độc tài ở Bình Nhưỡng là vô sánh trong chính sách thù nghịch của nó đối với tôn giáo. Các tín hữu hoàn toàn phải hầm trú và phần lớn bị cô lập, có nguy cơ phải sống cuộc sống khổ sai lao động và chết chóc không những cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình họ nữa, nếu bị phát giác.
Trong năm 2017, chỉ có một nước là mới đối với nhóm 10 nước dẫn đầu, đó là Yemen, được xếp hạng 9 sau khi được xếp hạng 11 vào năm trước. Nước này bị bạo động làm tan nát kể từ khi các phiến quân đa số theo Hồi Giáo Shia Houthi tấn công thủ đô năm 2014, khiến chính phủ Saudi Arabia theo Wahhabi, lãnh đạo một chiến dịch oanh kích đa quốc gia, thực tế, đã biến Yemen thành một cuộc nội chiến ủy quyền giữa Saudi Arabia và Iran. Tiến Sĩ Boyd-MacMillan cho biết: “bị dính cứng ở giữa là các Kitô hữu người bản địa, phần lớn trước đây theo Hồi Giáo nhưng nay trở lại Kitô Giáo”.
Ông nói rằng: “Trở lại một tôn giáo khác là tội đáng phải tử hình. Các Kitô hữu bị người đấu tranh Hồi Giáo Sunni nhắm và giết. Chiến tranh đã làm gia tăng việc bách hại, và những kẻ phạm tội nay phần lớn là những người quá khích Hồi Giáo. Người Hồi Giáo Shia, thuộc bộ tộc Houthi, cũng là những người bất khoan dung nếu bản sắc tôn giáo của các Kitô hữu trong vùng bị họ biết. Nên các Kitô hữu, nếu việc trở lại của họ bị bại lộ, thì ở nước này chắc chắn sẽ bị đối xử bất khoan dung do nhiều nhóm khác nhau, trong đó có IS và al-Quaeda; bất kể ai đứng đầu các nhóm này”.
Cũng trong số 10 nước dẫn đầu, Somalia nay từ số 4 được xếp lên số 2, chỉ thua có Bắc Hàn. Dù chỉ có vài trăm Kitô hữu tại khắp nước gồm 10 triệu dân này, đặc tính cực kỳ bộ lạc của xã hội Somalia có nghĩa: bất cứ người Hồi Giáo nào trở lại Kitô Giáo đều bị phát giác ngay lập tức và điều này đủ để bạn bị giết. Somalia là một trong 2 quốc gia duy nhất khác với Bắc Hàn được xếp hạng 1 trên Danh Sách World Watch trong nhiều năm qua.
Xét chung, mười nước dẫn đầu khá ổn định. Chín trong số mười nước trên danh sách năm 2017 cũng ở trên danh sách năm 2016. Somalia (2), Afghanistan (3), Pakistan (4), Sudan (5), và Iran (8), tất cả đều lên hạng trên danh sách. Syria (6) và Iraq (7): hai nước này giảm hạng. Ở Iraq và Syria, ít có phúc trình về các biến cố bạo động vì phần lớn các Kitô hữu đã trốn khỏi các khu do IS chiếm đóng, nhưng áp lực đối với các Kitô hữu vẫn còn rất cao. Việc Yemen được xếp hạng trong số 10 nước đẫn đầu đã chỉ loại được Lybia, nay được xếp hạng 11.
Các khuynh hướng khác trong số 50 nước dẫn đầu
Điểm trung bình cho cả 50 nước trên Danh Sách World Watch năm 2017 hơi gia tăng so với điểm năm 2016. Gần 1 phần tư sự gia tăng này có thể gán cho 8 nước Trung Đông và Bắc Phi: Algeria, Ai Cập, Iran, Jordan, Các Lãnh Thổ Palestinian, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương Quốc Ảrập Emirates.
Tiến sĩ Boyd-MacMillan nói rằng: “Các bạn thấy các chính phủ phân cực này, hoặc vì họ trở nên cực đoan hơn hay trở nên độc tài hơn. Các nước như Ai Cập, Jordan và Algeria – đây là các quốc gia đang đàn áp thẳng tay các người quá khích”.
Chủ nghĩa quá khích đang được rảnh tay hơn tại Phi Châu Hạ Sahara, nơi chủ nghĩa đấu tranh Hồi Giáo đang trờ thành chính dòng. Trợ giúp tài chánh từ ngoại quốc đang được cung cấp dồi dào cho các chính khách và trường học Hồi Giáo địa phương, song song với nhiều thành phần khác trong xã hội, ngay ở Kenya, nước đa số Kitô Giáo lớn nhất trên Danh Sách 20 nước dẫn đầu của World Watch.
Về Danh Sách World Watch
Open Doors là một thừa tác vụ từng phục vụ các Kitô hữu bị bách hại vì niềm tin của mình vào Chúa Kitô trong hơn 60 năm qua. Nó được thiết lập bởi Tu Sĩ Andrew, một nhà truyền giáo Hòa Lan, người bắt đầu thừa tác vụ của mình bằng cách đưa Thánh Kinh lậu vào sau Bức Màn Sắt. Ngày nay, Open Doors cung cấp sự trợ giúp tinh thần và vật chất cho các Kitô hữu bị bách hại tại hàng chục quốc gia và đã khai triển nhiều chi nhánh tại hơn 20 quốc gia.
Việc xếp hạng hàng năm 50 quốc gia trên Danh Sách World Watch là sản phẩm của một cuộc nghiên cứu quanh năm do đơn vị Nghiên Cứu World Watch của Open Doors tiến hành.
Các nhà khảo cứu thăm dò các liên lạc viên chủ yếu tại nhiều quốc gia khác nhau, và các liên lạc viên này, ngược lại, đã thăm dò chính các mạng lưới riêng của họ, về tình thế tự do tôn giáo dành cho các Kitô hữu thuộc 5 phạm vi của đời sống: tư riêng, gia đình, cộng đồng, quốc gia, và trong Giáo Hội. Năm phạm vi này bao gồm yếu tố “chèn ép” (squeeze) của cuộc bách hại, tức áp lực hàng ngày do việc kỳ thị chính thức, do các thái độ thù nghịch, và bác bỏ của gia đình.
Ngoài ra, nhóm còn đo lường việc bạo động chống các Kitô hữu. Đây là yếu tố “đánh đập” (smash) của việc bách hại, một yếu tố thường gây chú ý trên báo chí, nhưng ít khi nói lên thực tại chủ yếu của các Kitô hữu sống tại các quốc gia của Danh Sách World Watch.
Với mỗi quốc gia được thăm dò, điểm số cho mỗi trong sáu loại được kết hợp để tạo ra điểm tổng kết. Điểm này xác định hạng thứ của mỗi nước trên Danh Sách World Watch.
Danh Sách World Watch năm 2017 bao trùm 12 tháng kết thúc vào ngày 31 tháng Mười năm 2016.
Các phương pháp đạt tới điểm của một nước và việc so sánh nó với các nước khác đã được thanh lý một cách độc lập bởi Viện Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và việc họ dùng lối kiểm soát một số nước mẫu. Các tuyên bố và giải thích thêm của Open Doors dựa trên hay liên kết với việc công bố Danh Sách World Watch nằm ngoài phạm vi cuộc thanh lý này.