Tin Vatican (VIS 14/10/2004) - Thứ Năm ngày 14 tháng 10 năm 2004, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố Văn Kiện làm phụ bản cho Tông Thư của Ðức Thánh Cha cho Năm Thánh Thể, có tựa đề như sau: "Năm Thánh Thể: Những gợi ý và Những Ðề Nghị".
Nơi số 29 của Tông Thư ÐTC cho Năm Thánh Thể "Mane Nobiscum Domine" (Lạy Chúa, Xin Hãy ở lại với chúng con!), Ðức Thánh Cha đã viết như sau:
"Tùy theo phán đoán của những vị chủ chăn các giáo hội địa phương mà có thêm những sáng kiến. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật bí tích sẽ cung cấp thêm vài gợi ý và đề nghị hữu dụng. Tuy nhiên, tôi không yêu cầu thêm bất cứ điều gì phi thường, nhưng đúng hơn tôi muốn sao cho mỗi sáng kiến đều có chiều sâu nội tâm. Năm Hồng Ân nầy (tức Năm Thánh Thể) được kể như là thành công, nếu chỉ đạt được một kết quả nầy mà thôi là phục hưng trong tất cả mọi cộng đoàn kitô việc cử hành Thánh Lễ Ngày Chúa Nhật và gia tăng việc Tôn Thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ. Ðồng thời, cũng nên nhắm đến mục tiêu cao hơn, chớ không chỉ bằng lòng với điều tầm thường, bởi vì chúng ta biết chúng ta luôn có thể cậy nhờ vào sự trợ giúp của Thiên Chúa".
Ðáp lại mong ước nầy của ÐTC Gioan Phaolô II, Bộ Phụng tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố Văn Kiện vừa nói trên có tựa đề: Năm Thánh Thể: nhữ?gợi ý và những đề nghị. Văn kiện gồm có phần nhập đề, năm chuơng chính, và phần kết luận.
Nơi phần nhập đề, Văn Kiện lưu ý rằng chỉ non một năm sau khi kết thúc Năm Mân Côi, Ðức Thánh Cha lại có sáng kiến mới mở ra Năm Thánh Thể, từ tháng 10 năm 2004 cho đến tháng 10 năm 2005. Có một sự liên tục giữa Năm mân Côi và Năm Thánh Thể; và cả hai Năm nầy được đặt nằm trong khung cảnh của những chỉ dẫn mục vụ mà Ðức Giáo Hoàng đã đề ra cho giáo hội qua Tông Thư kết thúc Năm Thánh 2000, có tựa đề "Bước Vào Ngàn Năm Mới", đặt dung mạo Chúa Kitô vào trung tâm của sự dấn thân của Giáo Hội, theo con đường mà Công Ðồng Vaticanô II và Năm Thánh 2000 đã vạch ra".
Giờ đây, Năm Thánh Thể cống hiến cho chúng ta một cơ hội mục vụ quan trọng cho toàn thể cộng đoàn kitô, ngõ hầu cộng đoàn có ý thức hơn để làm sao cho Bí Tích Thánh Thể và Hy Tế nầy trở nên trung tâm của đời sống mình.
Ðức Thánh Cha để tùy theo những giáo hội địa phương mà chuẩn bị những sáng kiến cử hành Năm Thánh Thể. Tuy nhiên, Ngài đã yêu cầu Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đưa ra những gợi ý và đề nghị có thể hữu dụng cho mọi người, chủ chăn cũng như những tác viên mục, ở mọi cấp bực. Văn Kiện không có tham vọng trình bày tất cả mọi gợi ý và đề nghị có thể, nhưng chỉ nhằm đề ra cách đơn sơ vài gợi ý có thể thi hành được.
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích trình bày một số những gợi ý cho cấp giáo phận và giáo xứ, để bắt đầu Năm Thánh Thể. Chẳng hạn như Bộ gợi ý soạn ra những tài liệu nói về Năm Thánh Thể và cổ võ những suy tư của các linh mục cũng như của giáo dân về những vấn đề lý thuyết và mục vụ trong khung cảnh địa phương (chẳng hạn như việc thiếu linh mục, việc tham dự thánh lễ Chúa Nhật bị giãm xuống, việc bỏ mất việc Chầu Thánh Thể). Văn Kiện cũng gợi ý tổ chức những Ðại Hội Thánh Thể toàn quốc và mời gọi các đại học, các phân hoa, các chủng viện suy nghĩ thêm về đề tài nầy.
Văn kiện cũng lưu ý đến lời mời gọi của ÐTC hãy làm sao để việc cử hàng ngày chúa nhật trở nên sinh hoạt trung tâm của giáo xứ. Cũng cần huấn luyện cho giáo dân có thái độ đúng khi bước vào nhà thờ, giúp giáo dân có thái dộ nội tâm xứng hợp khi dâng thánh lễ. Các giáo xứ cần cổ võ việc Tôn Thờ Thánh Thể, việc cầu nguyện riêng cá nhân cũng như cộng đoàn trước Thánh Thể, việc Chầu Mình Thánh Chúa và Phép Lành Mình Thánh Chúa, việc trợ giúp thiêng liêng và tinh thần cho những ai sống trong tình trạng bất thường và không thể rước lễ.
Văn kiện gợi ý cho các tu viện, đan viện, cộng đoàn tu trì tổ chức suy tư về phẩm chất của việc cử hành Thánh Thể trong cộng đoàn, về sự trung thành tuân giữ những quy luật phụng vụ và việc cá nhân tôn sùng Thánh Thể cũng như gia tăng giờ Chầu Thánh Thể.
Kết luận, Văn Kiện nhấn mạnh rằng sự thành công của Năm Thánh Thể chắc chắn tùy thuộc vào chiều sâu của việc cầu nguyện. Các tín hữu được mời gọi cử hành Thánh Thể, đón nhận Thánh Thể và Tôn Thờ Thánh Thể với đức tin của những vị Thánh. Năm Thánh Thể phải giúp mỗi tín hữu gặp được Chúa Giêsu và sống nhờ và bên cạnh Người.
Nơi số 29 của Tông Thư ÐTC cho Năm Thánh Thể "Mane Nobiscum Domine" (Lạy Chúa, Xin Hãy ở lại với chúng con!), Ðức Thánh Cha đã viết như sau:
"Tùy theo phán đoán của những vị chủ chăn các giáo hội địa phương mà có thêm những sáng kiến. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật bí tích sẽ cung cấp thêm vài gợi ý và đề nghị hữu dụng. Tuy nhiên, tôi không yêu cầu thêm bất cứ điều gì phi thường, nhưng đúng hơn tôi muốn sao cho mỗi sáng kiến đều có chiều sâu nội tâm. Năm Hồng Ân nầy (tức Năm Thánh Thể) được kể như là thành công, nếu chỉ đạt được một kết quả nầy mà thôi là phục hưng trong tất cả mọi cộng đoàn kitô việc cử hành Thánh Lễ Ngày Chúa Nhật và gia tăng việc Tôn Thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ. Ðồng thời, cũng nên nhắm đến mục tiêu cao hơn, chớ không chỉ bằng lòng với điều tầm thường, bởi vì chúng ta biết chúng ta luôn có thể cậy nhờ vào sự trợ giúp của Thiên Chúa".
Ðáp lại mong ước nầy của ÐTC Gioan Phaolô II, Bộ Phụng tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố Văn Kiện vừa nói trên có tựa đề: Năm Thánh Thể: nhữ?gợi ý và những đề nghị. Văn kiện gồm có phần nhập đề, năm chuơng chính, và phần kết luận.
Nơi phần nhập đề, Văn Kiện lưu ý rằng chỉ non một năm sau khi kết thúc Năm Mân Côi, Ðức Thánh Cha lại có sáng kiến mới mở ra Năm Thánh Thể, từ tháng 10 năm 2004 cho đến tháng 10 năm 2005. Có một sự liên tục giữa Năm mân Côi và Năm Thánh Thể; và cả hai Năm nầy được đặt nằm trong khung cảnh của những chỉ dẫn mục vụ mà Ðức Giáo Hoàng đã đề ra cho giáo hội qua Tông Thư kết thúc Năm Thánh 2000, có tựa đề "Bước Vào Ngàn Năm Mới", đặt dung mạo Chúa Kitô vào trung tâm của sự dấn thân của Giáo Hội, theo con đường mà Công Ðồng Vaticanô II và Năm Thánh 2000 đã vạch ra".
Giờ đây, Năm Thánh Thể cống hiến cho chúng ta một cơ hội mục vụ quan trọng cho toàn thể cộng đoàn kitô, ngõ hầu cộng đoàn có ý thức hơn để làm sao cho Bí Tích Thánh Thể và Hy Tế nầy trở nên trung tâm của đời sống mình.
Ðức Thánh Cha để tùy theo những giáo hội địa phương mà chuẩn bị những sáng kiến cử hành Năm Thánh Thể. Tuy nhiên, Ngài đã yêu cầu Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đưa ra những gợi ý và đề nghị có thể hữu dụng cho mọi người, chủ chăn cũng như những tác viên mục, ở mọi cấp bực. Văn Kiện không có tham vọng trình bày tất cả mọi gợi ý và đề nghị có thể, nhưng chỉ nhằm đề ra cách đơn sơ vài gợi ý có thể thi hành được.
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích trình bày một số những gợi ý cho cấp giáo phận và giáo xứ, để bắt đầu Năm Thánh Thể. Chẳng hạn như Bộ gợi ý soạn ra những tài liệu nói về Năm Thánh Thể và cổ võ những suy tư của các linh mục cũng như của giáo dân về những vấn đề lý thuyết và mục vụ trong khung cảnh địa phương (chẳng hạn như việc thiếu linh mục, việc tham dự thánh lễ Chúa Nhật bị giãm xuống, việc bỏ mất việc Chầu Thánh Thể). Văn Kiện cũng gợi ý tổ chức những Ðại Hội Thánh Thể toàn quốc và mời gọi các đại học, các phân hoa, các chủng viện suy nghĩ thêm về đề tài nầy.
Văn kiện cũng lưu ý đến lời mời gọi của ÐTC hãy làm sao để việc cử hàng ngày chúa nhật trở nên sinh hoạt trung tâm của giáo xứ. Cũng cần huấn luyện cho giáo dân có thái độ đúng khi bước vào nhà thờ, giúp giáo dân có thái dộ nội tâm xứng hợp khi dâng thánh lễ. Các giáo xứ cần cổ võ việc Tôn Thờ Thánh Thể, việc cầu nguyện riêng cá nhân cũng như cộng đoàn trước Thánh Thể, việc Chầu Mình Thánh Chúa và Phép Lành Mình Thánh Chúa, việc trợ giúp thiêng liêng và tinh thần cho những ai sống trong tình trạng bất thường và không thể rước lễ.
Văn kiện gợi ý cho các tu viện, đan viện, cộng đoàn tu trì tổ chức suy tư về phẩm chất của việc cử hành Thánh Thể trong cộng đoàn, về sự trung thành tuân giữ những quy luật phụng vụ và việc cá nhân tôn sùng Thánh Thể cũng như gia tăng giờ Chầu Thánh Thể.
Kết luận, Văn Kiện nhấn mạnh rằng sự thành công của Năm Thánh Thể chắc chắn tùy thuộc vào chiều sâu của việc cầu nguyện. Các tín hữu được mời gọi cử hành Thánh Thể, đón nhận Thánh Thể và Tôn Thờ Thánh Thể với đức tin của những vị Thánh. Năm Thánh Thể phải giúp mỗi tín hữu gặp được Chúa Giêsu và sống nhờ và bên cạnh Người.