ÂM GIAI NGŨ CUNG QUA TIẾNG GÀ GÁY NĂM DẬU
Giao thừa năm nay nhằm giờ Hoàng Đạo. Năm cũ Bính Thân chưa kịp khăn gói ra đi mà đã gà Đinh Dậu đã gáy oang oang, qua vần thơ Huy Cận:
Gà gáy đầu thôn, gáy giữa thôn,
Mưa tinh sương mát tận tâm hồn.
Đêm qua tắt gió cây không ngủ,
Mưa sớm hàng cây đứng ngủ ngon.
Gà gáy trong mưa tiếng vẫn trong,
Giọng kim giọng thổ rộn vang đồng.
Được mùa giống mới, gà no bữa,
Tiếng gáy tròn như lúa nặng bông.
Núi Tản như con gà cổ đại
Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh.
Mênh mông gọi nắng cho mùa chín,
Từ buổi Sơn Tinh thắng Thủy Tinh.
Gà ta gáy trong mưa dầm mà tiếng vẫn trong, giọng kim giọng thổ rộn vang cánh đồng. Câu thơ Huy Cận nói lên nhạc tính của tiếng gà gáy. Bên trời tây, tiết lập đông rét mướt mà chú gà trống vẫn gân cổ gáy ‘‘cocorico’’. Thì ra ngôn ngữ của gà cũng đổi thay theo nơi chốn (vernaculaire), ngữ pháp tây gọi là onomatopée (tượng thanh). Nhân tháng giêng ngày rộng tháng dài, bài viết này xin chỉ bàn về tiếng gà gáy.
Gà ta gáy: ò ó o ò o cho đủ ngũ cung: hò, cống, xư, xang, xê. Gà mái kêu cục tác, còn gà con kêu chíp chíp đòi ăn. Nhưng tại sao gà trống ta chỉ đơn điệu vần o, vừa tượng thanh, lại vừa tượng hình. Phải chăng vì anh gà há mỏ thật to để tiếng gáy ‘‘rộn vang đồng’’ ?
Người Pháp dùng động từ ‘‘chanter’’ hoặc ‘‘coqueriquer’’ gán cho gà trống, ‘‘caqueter’’ hoặc ‘‘claquetter, glousser’’ cho gà mái, ‘‘pépier’’ hoặc ‘‘piauler’’, ‘‘piailler’’ cho gà con. Gà tây gáy ‘‘cocorico’’. Chú gà Đức ở bên kia sông Rhin thay đổi cung điệu: ‘‘kikeriki’’. Lội qua biển Manche, gà trống nước Anh cất tiếng gáy ‘‘cock-a-doodle-doo’’ đượm hơi hướng bảo hoàng. Gà ba tầu: gwou-gwou cục mịch, gà Hàn quốc: kko-kki-yo. Đi chu du vòng quanh trái đất, chỉ có chú gà Bồ Đào Nha gân cổ gáy ngũ âm gần giống gà ta: cococoroco. Gà xứ Phù Tang hùng dũng gáy: kokekokko.
Từ thời Phục hưng, người Pháp lấy chú gà trống làm biểu tượng dân tộc, vì chú gà trống gô loa (le coq gaulois) độc lập, không chịu phục tòng đế quốc La Mã. Thi nhân La Mã gọi gà trống là ‘‘gallus’’. Isidore de Séville cắt nghĩa ‘‘gallus’’ do tiếng la tinh ‘‘castratio’’ có nghĩa là gà trống thiến.
Kinh thánh coi gà là con vật thông minh, sắc sảo (Job 38,36). Gà trống còn là biểu tượng của rạng đông, sau một đêm dài tăm tối. Trước khi có tháp chuông nhà thờ, người Công Giáo đọc kinh sáng vào lúc gà gáy. Vào thế kỷ thứ V, trên tháp chuông nhà thờ bắt đầu xuất hiện hình tượng gà trống. Vì vậy, ở nước ta, người ta quen gọi nhà thờ chánh tòa Đà Lạt là nhà thờ con gà.
Nhà thờ con gà Đà Lạt
Trước khi phát minh ra đồng hồ, tiếng gà gáy điểm giờ, bên đông cũng như bên tây. Gà trống cất tiếng gáy vào lúc rạng đông, và gáy tiếng cuối vào lúc hoàng hôn chạng vạng. Gà trống còn được nói đến trong sách Khải huyền. Tứ thư Phúc âm thuật lời Chúa phán với Phêrô: "Thầy bảo thật, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." (Lc 22:34)
Bỏ qua chuyện con gà trống thiến, bên tây có gà trống gô loa không chịu khuất phục La Mã. Gà Đinh Dậu nước ta nêu cao truyền thống bất khuất của dân tộc, qua Sấm Ký Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙) hiệu Bạch Vân am cư sĩ (白雲庵居士). Trạng Trình am tường Thái Ất Thần Kinh, tinh thông lý học. Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời Lê, đã nhận định Trạng Trình nắm được huyển cơ của tạo hóa. Trạng Trình thất lộc ngày 28/11 năm Ất Dậu, thọ 95 tuổi.
Sấm Ký Trạng Trình có nhiều dị bản, lưu giữ ở Thư viện Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Extrême-Orient). Vào năm 1939, Sở Cuồng Lê Dư có công sưu tầm Sấm Ký Trạng Trình, Mai Lĩnh xuất bản. Từ câu 398 đến 401 có bốn câu thơ chữ hán nói về năm Dậu:
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
龍 尾 蛇 頭 起 戰 爭
Can qua xứ xứ động đao binh
杆 戈 處 處 動 刀 兵
Mã đề dương cước anh hùng tận
馬 啼 羊 腳 英 雄 盡
Thân Dậu niên lai kiến thái bình
申 酉 年 來 見 太 平
Tôi mạn phép dịch ý như sau:
Rồng bay rắn lượn lửa binh đao
Máu đỏ hôi tanh nhuộm chiến hào
Ngựa dê hùng anh người đâu tá
Thân dậu khắp nơi sẽ thở phào.
Cũng như bất cứ người Việt nào một lòng một dạ với đất nước, hằng mong quê hương sớm thoát khỏi điêu linh, thống khổ, chính quyền có đủ khả năng bảo đảm cho người dân no cơm ấm áo, tổ quốc được tự do, độc lập, không bị đế quốc bắc phương thống trị, tôi khấn xin cụ Trạng linh thiêng ban ân phước lớn: trong năm Đinh Dậu 2016, dân lành thấy được thái bình thịnh trị: Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
Paris, ngày 13/12/2016
Lê Đình Thông
Giao thừa năm nay nhằm giờ Hoàng Đạo. Năm cũ Bính Thân chưa kịp khăn gói ra đi mà đã gà Đinh Dậu đã gáy oang oang, qua vần thơ Huy Cận:
Mưa tinh sương mát tận tâm hồn.
Đêm qua tắt gió cây không ngủ,
Mưa sớm hàng cây đứng ngủ ngon.
Gà gáy trong mưa tiếng vẫn trong,
Giọng kim giọng thổ rộn vang đồng.
Được mùa giống mới, gà no bữa,
Tiếng gáy tròn như lúa nặng bông.
Núi Tản như con gà cổ đại
Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh.
Mênh mông gọi nắng cho mùa chín,
Từ buổi Sơn Tinh thắng Thủy Tinh.
Gà ta gáy trong mưa dầm mà tiếng vẫn trong, giọng kim giọng thổ rộn vang cánh đồng. Câu thơ Huy Cận nói lên nhạc tính của tiếng gà gáy. Bên trời tây, tiết lập đông rét mướt mà chú gà trống vẫn gân cổ gáy ‘‘cocorico’’. Thì ra ngôn ngữ của gà cũng đổi thay theo nơi chốn (vernaculaire), ngữ pháp tây gọi là onomatopée (tượng thanh). Nhân tháng giêng ngày rộng tháng dài, bài viết này xin chỉ bàn về tiếng gà gáy.
Gà ta gáy: ò ó o ò o cho đủ ngũ cung: hò, cống, xư, xang, xê. Gà mái kêu cục tác, còn gà con kêu chíp chíp đòi ăn. Nhưng tại sao gà trống ta chỉ đơn điệu vần o, vừa tượng thanh, lại vừa tượng hình. Phải chăng vì anh gà há mỏ thật to để tiếng gáy ‘‘rộn vang đồng’’ ?
Người Pháp dùng động từ ‘‘chanter’’ hoặc ‘‘coqueriquer’’ gán cho gà trống, ‘‘caqueter’’ hoặc ‘‘claquetter, glousser’’ cho gà mái, ‘‘pépier’’ hoặc ‘‘piauler’’, ‘‘piailler’’ cho gà con. Gà tây gáy ‘‘cocorico’’. Chú gà Đức ở bên kia sông Rhin thay đổi cung điệu: ‘‘kikeriki’’. Lội qua biển Manche, gà trống nước Anh cất tiếng gáy ‘‘cock-a-doodle-doo’’ đượm hơi hướng bảo hoàng. Gà ba tầu: gwou-gwou cục mịch, gà Hàn quốc: kko-kki-yo. Đi chu du vòng quanh trái đất, chỉ có chú gà Bồ Đào Nha gân cổ gáy ngũ âm gần giống gà ta: cococoroco. Gà xứ Phù Tang hùng dũng gáy: kokekokko.
Từ thời Phục hưng, người Pháp lấy chú gà trống làm biểu tượng dân tộc, vì chú gà trống gô loa (le coq gaulois) độc lập, không chịu phục tòng đế quốc La Mã. Thi nhân La Mã gọi gà trống là ‘‘gallus’’. Isidore de Séville cắt nghĩa ‘‘gallus’’ do tiếng la tinh ‘‘castratio’’ có nghĩa là gà trống thiến.
Kinh thánh coi gà là con vật thông minh, sắc sảo (Job 38,36). Gà trống còn là biểu tượng của rạng đông, sau một đêm dài tăm tối. Trước khi có tháp chuông nhà thờ, người Công Giáo đọc kinh sáng vào lúc gà gáy. Vào thế kỷ thứ V, trên tháp chuông nhà thờ bắt đầu xuất hiện hình tượng gà trống. Vì vậy, ở nước ta, người ta quen gọi nhà thờ chánh tòa Đà Lạt là nhà thờ con gà.
Trước khi phát minh ra đồng hồ, tiếng gà gáy điểm giờ, bên đông cũng như bên tây. Gà trống cất tiếng gáy vào lúc rạng đông, và gáy tiếng cuối vào lúc hoàng hôn chạng vạng. Gà trống còn được nói đến trong sách Khải huyền. Tứ thư Phúc âm thuật lời Chúa phán với Phêrô: "Thầy bảo thật, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." (Lc 22:34)
Bỏ qua chuyện con gà trống thiến, bên tây có gà trống gô loa không chịu khuất phục La Mã. Gà Đinh Dậu nước ta nêu cao truyền thống bất khuất của dân tộc, qua Sấm Ký Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙) hiệu Bạch Vân am cư sĩ (白雲庵居士). Trạng Trình am tường Thái Ất Thần Kinh, tinh thông lý học. Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời Lê, đã nhận định Trạng Trình nắm được huyển cơ của tạo hóa. Trạng Trình thất lộc ngày 28/11 năm Ất Dậu, thọ 95 tuổi.
Sấm Ký Trạng Trình có nhiều dị bản, lưu giữ ở Thư viện Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Extrême-Orient). Vào năm 1939, Sở Cuồng Lê Dư có công sưu tầm Sấm Ký Trạng Trình, Mai Lĩnh xuất bản. Từ câu 398 đến 401 có bốn câu thơ chữ hán nói về năm Dậu:
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
龍 尾 蛇 頭 起 戰 爭
Can qua xứ xứ động đao binh
杆 戈 處 處 動 刀 兵
Mã đề dương cước anh hùng tận
馬 啼 羊 腳 英 雄 盡
Thân Dậu niên lai kiến thái bình
申 酉 年 來 見 太 平
Tôi mạn phép dịch ý như sau:
Rồng bay rắn lượn lửa binh đao
Máu đỏ hôi tanh nhuộm chiến hào
Ngựa dê hùng anh người đâu tá
Thân dậu khắp nơi sẽ thở phào.
Cũng như bất cứ người Việt nào một lòng một dạ với đất nước, hằng mong quê hương sớm thoát khỏi điêu linh, thống khổ, chính quyền có đủ khả năng bảo đảm cho người dân no cơm ấm áo, tổ quốc được tự do, độc lập, không bị đế quốc bắc phương thống trị, tôi khấn xin cụ Trạng linh thiêng ban ân phước lớn: trong năm Đinh Dậu 2016, dân lành thấy được thái bình thịnh trị: Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
Paris, ngày 13/12/2016
Lê Đình Thông