Đức Thánh Cha Benêđictô XVI: Ý nghĩa của Cây Giáng Sinh"
Cây Giáng Sinh là ‘Một dấu chỉ và là một sự nhắc nhớ” về ánh sáng của Thiên Chúa, nếu không có thì “những lời nói đẹp đẽ và trang trọng nhất” cũng mất hết ý nghĩa và sự liên đới với “những đòi hỏi về chân lý và trách nhiệm dân sự”. Đức Thánh Cha Benêđictô XVI đã giải thích như vậy năm 2012.
Đức Thánh Cha nhắc rằng: Theo tiên tri Isaiah, Thiên Chúa đã xuống thế, trong mầu nhiệm Giáng Sinh, như một “nguồn ánh sáng chói lọi chiếu soi cho người dân đang đi trong bóng tối.”
Ngài tiếp: Và cây Giáng Sinh là “dấu chỉ và sự nhắc nhớ” về ánh sáng này “đã đến từ trời cao”, và không những “qua bao nhiêu thế kỷ và thiên niên kỷ đã không giảm mất cường độ” mà còn “tiếp tục ngời sáng” để “chiếu rõi tất cả những con người đã sinh ra đời”, nhất là những ai đang trải qua những giờ phút bất an, lo âu và khó khăn.”
Đức Thánh Cha Bênêđictô nhấn mạnh: Ánh sáng này có mục đích gì? Đó là để “xóa tan những bóng tối của những sự sai lầm và tội lỗi, và đưa con người tới ánh sáng thiêng liêng. Ngài ghi nhận rằng khi người ta cố gắng tắt đi nguồn ánh sáng này để “thắp lên những nguồn sáng khác ảo ảnh và mù quáng”, như thế lại làm “khai mở ra những giai đoạn bị đánh dấu bởi những bạo tàn khủng khiếp trên thế gian”: “khi người ta muốn xóa đi Danh Thánh Chúa trên những trang sử” thì nẩy sinh ra “những lề luật bị bẻ trẹo”, khiến cho “ngay cả những lời nói đẹp đẽ và cao trọng nhất cũng mất đi hết ý nghĩa.”
Đức Thánh Cha đã đưa ra những thí dụ về các từ ngữ “tự do”, “ích lợi chung”, “công bình”: nhưng “mất đi gốc rễ nơi Thiên Chúa, và không ở trong tình yêu của Người, những thực tại này thường bị những lợi ích riêng tư của con người chi phối, và mất đi sự liên kết với những đòi hỏi về chân lý và trách nhiệm dân sự.”
Đối với Đức Thánh Cha Bênêđictô hôm nay, Cây Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô “biểu hiệu cho đức tin và đời sống đạo của” những tín hữu “qua bao nhiêu thế kỷ đã gìn giữ một kho báu thiêng liêng quan trọng, được trình bầy trong các nền văn hóa, trong nghệ thuật, và trong các truyền thống địa phương.”
Cây Giáng Sinh là ‘Một dấu chỉ và là một sự nhắc nhớ” về ánh sáng của Thiên Chúa, nếu không có thì “những lời nói đẹp đẽ và trang trọng nhất” cũng mất hết ý nghĩa và sự liên đới với “những đòi hỏi về chân lý và trách nhiệm dân sự”. Đức Thánh Cha Benêđictô XVI đã giải thích như vậy năm 2012.
Đức Thánh Cha nhắc rằng: Theo tiên tri Isaiah, Thiên Chúa đã xuống thế, trong mầu nhiệm Giáng Sinh, như một “nguồn ánh sáng chói lọi chiếu soi cho người dân đang đi trong bóng tối.”
Ngài tiếp: Và cây Giáng Sinh là “dấu chỉ và sự nhắc nhớ” về ánh sáng này “đã đến từ trời cao”, và không những “qua bao nhiêu thế kỷ và thiên niên kỷ đã không giảm mất cường độ” mà còn “tiếp tục ngời sáng” để “chiếu rõi tất cả những con người đã sinh ra đời”, nhất là những ai đang trải qua những giờ phút bất an, lo âu và khó khăn.”
Đức Thánh Cha Bênêđictô nhấn mạnh: Ánh sáng này có mục đích gì? Đó là để “xóa tan những bóng tối của những sự sai lầm và tội lỗi, và đưa con người tới ánh sáng thiêng liêng. Ngài ghi nhận rằng khi người ta cố gắng tắt đi nguồn ánh sáng này để “thắp lên những nguồn sáng khác ảo ảnh và mù quáng”, như thế lại làm “khai mở ra những giai đoạn bị đánh dấu bởi những bạo tàn khủng khiếp trên thế gian”: “khi người ta muốn xóa đi Danh Thánh Chúa trên những trang sử” thì nẩy sinh ra “những lề luật bị bẻ trẹo”, khiến cho “ngay cả những lời nói đẹp đẽ và cao trọng nhất cũng mất đi hết ý nghĩa.”
Đức Thánh Cha đã đưa ra những thí dụ về các từ ngữ “tự do”, “ích lợi chung”, “công bình”: nhưng “mất đi gốc rễ nơi Thiên Chúa, và không ở trong tình yêu của Người, những thực tại này thường bị những lợi ích riêng tư của con người chi phối, và mất đi sự liên kết với những đòi hỏi về chân lý và trách nhiệm dân sự.”
Đối với Đức Thánh Cha Bênêđictô hôm nay, Cây Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô “biểu hiệu cho đức tin và đời sống đạo của” những tín hữu “qua bao nhiêu thế kỷ đã gìn giữ một kho báu thiêng liêng quan trọng, được trình bầy trong các nền văn hóa, trong nghệ thuật, và trong các truyền thống địa phương.”