TÔI TIN VÀO CHÚA THÁNH THẦN
Bài giảng I của cha Raniero Cantalamessa cho Phủ Giáo Hoàng
Mùa Vọng Năm A 2016
1- Sự canh tân sau Công Đồng
Với việc cử hành năm mươi năm kết thúc Công Đồng Vatican II, giai đoạn đầu tiên “hậu công đồng” kết thúc và mở ra một giai đoạn mới. Nếu giai đoạn đầu được đánh dấu bởi những vấn đề liên quan đến “việc tiếp nhận” Công Đồng, thì tôi tin rằng giai đoạn mới này sẽ mang tính chất nhờ sự hoàn tất và hòa nhập Công Đồng – nói cách khác, nhờ việc đọc lại Công Đồng trong ánh sáng của những hoa trái mà nó mang lại khi vẫn làm sáng tỏ điều mà trong Công Đồng còn thiếu hoặc mới chỉ trình bày một phương diện căn bản.
Sự canh tân lớn lao trong thần học và trong đời sống Giáo Hội sau Công Đồng có một tên gọi đặc biệt: Chúa Thánh Thần. Dĩ nhiên, Công Đồng đã không lãng quên hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội, tuy nhiên, nói về hoạt động của Người hầu như “ngẫu nhiên,” thường đề cập về Người nhưng không nhấn mạnh vai trò trung tâm của Người, ngay cả trong Hiến Chế về Phụng Vụ. Trong một cuộc đàm thoại vào lúc chúng tôi họp nhau về Hội Đồng Thần Học Quốc Tế, tôi nhắc lại rằng Cha Yves Congar đã dùng một hình ảnh nổi bật liên quan đến vấn đề này: Cha nói về một Chúa Thánh Thần, Đấng được rải ở nơi đây và nơi kia nhờ những bản văn giống như đường được rải trên các bánh ngọt, dẫu không phải nó là thành phần của công thức làm bánh. Tuy nhiên, hương vị của nó bắt đầu tan ra. Chúng ta có thể nói rằng trực giác của Đức Giáo Hoàng XXIII về Công Đồng như “một Lễ Hiện Xuống mới cho Giáo Hội” đã được thấy sự thực hiện của nó chỉ sau khi kết thúc Công Đồng, như thường đã xảy ra tương tự trong lịch sử của các Công Đồng.
Trong năm tới, kỷ niệm 50 năm đầu tiên của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng trong Giáo Hội Công Giáo sẽ được tổ chức. Nó là một trong nhiều dấu chỉ - một dấu chỉ đáng chú ý nhất bởi vì sự lớn mạnh của hiện tượng – về một sự phục hưng cho Chúa Thánh Thần và các đặc sủng trong Giáo Hội.
Công Đồng đã dọn đường cho sự đón nhận này, khi nói trong Lumen Lentium về chiều kích đặc sủng của Giáo Hội bên cạnh chiều kích cơ cấu và phẩm trật, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các đặc sủng. Trong bài giảng của mình tại Lễ Dầu vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2012, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định:
““Ai quan sát lịch sử của thời đại sau Công đồng có thể nhận ra tiến trình của sự canh tân đích thực thường mang những hình thức gây ngạc nhiên trong những phong trào đầy sức sống và hầu như làm xác thực sức sống vô biên của Hội Thánh, sự hiện diện và hiệu quả của Chúa Thánh Thần.”
Đồng thời, kinh nhiệm canh tân về Chúa Thánh Thần đã thúc đẩy suy tư thần học. Liền sau Công Đồng, những chuyên đề về Chúa Thánh Thần được gia tăng: trong số những nhà thần học Công Giáo, đó là Yves Congar, Karl Rahner, Heribert Mühlen, và Hans Urs von Balthasar; trong số những nhà thần học Tin Lành, đó là Jürgen Moltmann, Michael Welker và nhiều người khác nữa. Về phía Huấn Quyền có Hiến Chế Dominum et vivificantem (Về Chúa Thánh Thần trong Đời Sống của Giáo Hội và Thế Giới) của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vào năm 1982 nhân dịp kỷ niệm sáu thế kỷ của Công Đồng Constantinople 381, cũng chính Đức Giáo Hoàng này đã tổ chức Công Nghị Quốc Tế về Thánh Linh Học tại Vatican, và Công Nghị này đã xuất bản hai tập dày có tựa đề là “Credo in Spiritum Sanctum.”
Trong những năm gần đây, chúng ta đã được chứng kiến một giai đoạn quan trọng theo chiều hướng này. Khi gần kết thúc sự nghiệp của mình, Karl Barth đã thực hiện một tuyên bố có tính khiêu khích phần nào như là một sự tự phê bình. Ông nói rằng trong tương lai một nền thần học mới sẽ được phát triển, “thần học về tín khoản thứ ba.” Dĩ nhiên, với “tín khoản thứ ba”, ông muốn nói về tín khoản trong tín biểu về Chúa Thánh Thần. Đề nghị của ông đã không rơi vào quên lãng. Từ đó khởi đầu cho một trào lưu thần học hiện tại gọi một cách chính xác là “Thần học về tín khoản thứ ba.”
Tôi không nghĩ rằng trào lưu thần học này có mục đích thay thế cho nền thần học truyền thống (và nó sẽ là sai lầm nếu nó làm như thế); đúng hơn nó mở rộng và làm sống động nền thần học này. Nó đề nghị lấy Chúa Thánh Thần không chỉ như đối tượng của một khảo luận, Thánh Linh Học, nhưng còn là bầu khí, có thể nói như vậy, trong đó toàn bộ đời sống của Giáo Hội và toàn bộ nghiên cứu thần học phát triển – vì Chúa Thánh Thần là “ánh sáng của các tín điều,” như các Giáo Phụ cổ xưa đã mô tả về Người.
Hầu hết những nghiên cứu đầy đủ về trào lưu thần học hiện hành chứa đựng trong một suy tập nhờ những nhà nghiên cứu, được xuất bản trong Anh ngữ cuối tháng 9 này với tựa đề là “Thần học tín khoản thứ ba.” Bắt đầu với truyền thống vĩ đại về học thuyết Ba Ngôi, các nhà thần học từ nhiều Giáo Hội Kitô Giáo cống hiến những đóng góp của họ cho cuốn sách này như là một sự dẫn nhập cho một nền thần học hệ thống để nó mở ra hơn với Chúa Thánh Thần và đáp ứng hơn cho những nhu cầu hiện tại. Với tư cách Công Giáo, tôi cũng được mời để đóng góp cho cuốn sách với bài viết về “Kitô học và Thánh Linh Học trong những thế kỷ đầu của Giáo Hội.”
2. Tín biểu đọc từ dưới
Những lý do mà chúng biện hộ cho khuynh hướng thần học mới này không chỉ thuộc tín lý nhưng còn thuộc lịch sử.
Nói cách khác, chúng ta có thể hiều “thần học về tín khoản thứ ba” là gì và nó có mục đích gì nếu chúng ta để ý làm sao tín biểu hiện tại của Công Đồng Nicê – Constantinople được ra đời. Từ lịch sử này, rõ ràng là rất có ích để đọc “ngược lại” một lần tín biểu này, nghĩa là khởi đi từ phần kết, thay vì từ phần khởi đầu.
Hãy để tôi giải thích điều tôi muốn nói. Tín biểu Nixê – Constantinople phản ánh Đức Tin Kitô Giáo trong câu cuối cùng của nó sau mọi tuyên bố của Công Đồng và những định tín được hoàn tất trong thế kỷ thứ năm. Nó phản ánh trật tự đạt được ở phần kết thúc của tiến trình hình thành tín điều, nhưng không phản ảnh chính tiến trình hình thành.
Nói cách khác, nó không tướng ứng với tiến trình mà với nó đức tin của Giáo Hội được hình thành theo lịch sử, cũng không tương ứng với tiến trình mà hôm nay người ta đến với đức tin, được hiểu như là một đức tin sống động trong một Thiên Chúa sống động.
Trong Kinh Tin Kính hiện nay, nó được bắt đầu với Thiên Chúa là Cha và Đấng Tạo Thành và khởi đi từ Người đến Chúa Con và công trình cứu chuộc của Người, và cuối cùng là tới Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo Hội. Trong thực tế, niềm tin đi theo một con đường ngược lại. Đó là kinh nghiệm Hiện Xuống về Chúa Thánh Thần đã đưa Giáo Hội tới khám phá Chúa Giêsu đích thật là ai và đâu là giáo huấn của Người. Với Phaolô và nhất là với Gioan, chúng ta đi lên từ Chúa Giêsu tới Chúa Cha. Chính Đấng Bảo Trợ, theo lời hứa của Chúa Giêsu (x. Ga 16,13), hướng dẫn các môn đệ tới “chân lý vẹn toàn” về chính Người và về Chúa Cha.
Thánh Basiliô thành Cêsarê tóm tắt sự phát triển của mạc khải và lịch sử cứu độ theo cách này:
“Con đường cho sự hiểu biết thần linh đi lên từ Ngôi Thánh Thần qua Ngôi Con tới Ngôi Cha. Ngược lại, sự tốt lành tự nhiên, sự thánh thiện nội tại và phẩm giá vương giả đến từ Chúa Cha, qua Con Một Yêu Dấu tới Thánh Thần.”
Nói cách khác, trên mức độ của tạo thành và hữu thể, mọi sự đến từ Chúa Cha, đi qua Chúa Con và đến với chúng ta qua Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, trong trật tự cứu chuộc và nhận thức, mọi sự bắt đầu với Chúa Thánh Thần, đi qua Chúa Con, Đức Giêsu Kitô, và trở về với Chúa Cha. Chúng ta có thể nói rằng thánh Basiliô là người tiên phong của thần học về tín khoản thứ ba! Trong truyền thống Tây Phương, điều này được diễn tả một cách súc tích trong khổ thơ cuối cùng của thánh thi “Veni creator.” Khi nói về Chúa Thánh Thần, Giáo Hội cầu nguyện:
Per te sciamus da Patrem
noscamus atque Filium,
Te utriusque Spiritum
credamus omni tempore.
Xin Ngài dạy cho biết Cha từ ái,
Cùng am tường về Thánh Tử khoan nhân,
Và tin rằng: Ngài là chính Thánh Thần,
Nguồn thương mến giữa Hai Ngôi bền chặt.
Điều này không có nghĩa ít ra Kinh Tin Kính của Giáo Hội không hoàn hảo hoặc nó cần được định tín lại. Nó không thể là gì khác hơn nó là. Tuy nhiên, đôi lúc điều hữu ích là cần thay đổi lối tiếp cận của chúng ta để tái hiện hành trình nó được hình thành. Giữa hai cách sử dụng tín biểu – như một thành quả đã thực hiện, hoặc trong chính tiến trình thực hiện – có một sự khác biệt khi từ sáng sớm chính mình treo lên núi Sinai, khởi đi từ tu viện thánh Catarina hay khi đọc tường thuật của một người đã trèo lên đó trước chúng ta.
3- Một chú giải về “tín khoản thứ ba”
Với cái nhìn này, tôi muốn cống hiến những suy tư về một số khía cạnh hoạt động của Chúa Thánh Thần trong ba suy niệm cho Mùa Vọng, một cách chính xác bắt đầu với tín khoản thứ ba của tín biểu nói về Người. Tín khoản bao gồm ba tuyên tín rất ý nghĩa. Chúng ta hãy bắt đầu tuyên bố thứ nhất:
a) “Tôi tin Chúa Thánh Thần, là Đức Chúa và là Đấng ban sự sống.”
Tín biểu không nói rằng Chúa Thánh Thần là “một” Đức Chúa (chỉ trên trong tín biểu chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô”!). “Đức Chúa” (trong nguyên bản là Kyrion, giống trung!) ở đây muốn nói bản tính, chứ không phải ngôi vị; nó diễn tả Chúa Thánh Thần là gì, chứ không muốn nói Người là ai. “Đức Chúa” có nghĩa là Chúa Thánh Thần chia sẻ uy quyền của Thiên Chúa, Người ngang hàng với Đấng Tạo Hóa, và không phải thuộc hàng một thụ tạo. Nói cách khác, Người có bản tính Thiên Chúa.
Giáo Hội đã có được sự chắc chắn này không chỉ dựa trên Kinh Thánh, nhưng còn dựa trên kinh nghiệm của mình về ơn cứu độ. Thánh Athanasiô viết rằng Chúa Thánh Thần không thể là một thụ tạo bởi vì khi chúng ta được Người tác động (trong các bí tích, trong Lời và trong cầu nguyện), chúng ta có kinh nghiệm đi vào gặp gỡ với Thiên Chúa trong ngôi vị và không phải với trung gian của Người. Nếu Chúa Thánh Thần thần hóa chúng ta, điều đó có nghĩa Người là Thiên Chúa.
Chúng ta không thể nói điều gì tương tự trong tín biểu đức tin theo một cách thế rõ ràng hơn, khi định tín Chúa Thánh Thần hoàn toàn và tuyệt đối là “Thiên Chúa và đồng bản thể với Chúa Cha” như được làm cho Chúa Con không?
Chắc chắn rồi, và nó chính là sự phê bình đối với định tín mà ngay lập tức một số giám mục đưa ra, trong đó có cả Gregôriô Nazianzus. Tuy nhiên, vì những lý do về tính thiết thực và hòa bình, người ta ưu thích nói điều tương tự với những diễn tả tương đương, khi gán cho Chúa Thánh Thần, hơn cả tước hiệu “Đức Chúa,” còn thêm một bình đẳng bản tính (isotimia), nghĩa là Người ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Con khi được Giáo Hội tôn thờ và ca ngợi.
Sự mô tả về Chúa Thánh Thần như là “Đấng ban sự sống” được rút ra từ rất nhiều đoạn trong Tân Ước: “Thần Khí ban sự sống” (Ga 6,63); “luật Thần Khí của sự sống trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 8,2); “Ađam cuối cùng trở thành thần khí ban sự sống” (1 Cr 15,45); “Luật chữ viết thì giết chết, nhưng Thần Khí ban sự sống” (1 Cr 3,6).
Chúng ta hãy đặt ba câu hỏi ở đây. Trước hết, Chúa Thánh Thần ban sự sống nào? Câu trả lời là: sự sống thần linh, sự sống của Đức Kitô. Một sự sống siêu nhiên, nhưng không phải là ‘siêu – sự sống tự nhiên.’ Người tạo dựng con người mới, không phải là siêu nhân của Nietzsche với “niềm kiêu hãnh sự sống” của ông. Thứ đến, Người ban sự sống này cho chúng ta ở đâu? Câu trả lời là: trong bí tích Rửa Tội, mà quả thật nó được miêu tả như là “sự tái sinh trong Thần Khí” (x. Ga 3,5), trong các bí tích, trong Lời Chúa, trong lời cầu nguyện, trong đức tin, và trong đau khổ mà chúng ta chấp nhận trong sự hiệp thông với Chúa Kitô. Thứ ba, làm sao Chúa Thánh Thần ban sự sống cho chúng ta? Câu trả lời là: nhờ việc làmcho những việc làm của xác thịt chết đi! Người ban cho chúng ta sự sống này nhờ một cái chết. “Nếu nhờ Thần Khí anh em phải chết đi cho những việc làm của xác thịt, anh em sẻ được sống,” thánh Phaolô nói trong thư Rôma 8,13.
b) “... Người phát xuất từ Chúa Cha (và Chúa Con), Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con.”
Giờ đây chúng ta hãy chuyển sang tuyên tín thứ hai của tín biểu về Chúa Thánh Thần. Theo quan điểm này, tín biểu đã nói với chúng ta về bản tính của Chúa Thánh Thần nhưng không nói về ngôi vị của Chúa Thánh Thần. Nó nói Ngài là gì, chứ không nói Ngài là ai. Nó nói với chúng ta về Thánh Thần là gì và điều mà Chúa Cha và Chúa Con có chung với nhau – Người là Thiên Chúa và ban sự sống. Tuy nhiên, với khẳng định hiện tại, chúng ta cần phân biệt Chúa Thánh Thần là gì khác với Chúa Cha và Chúa Con. Điều phân biệt Người với Chúa Cha là Người phát xuất từ Chúa Cha. (Đấng phát xuất là một Đấng khác hơn Đấng từ đó Người phát xuất!). Điều phân biệt Chúa Thánh Thần với Chúa Con là Người phát xuất từ Chúa Cha, chứ không nhờ sự sinh ra (generation), nhưng nhừ sự nhiệm xuất (spiration), một sự thở ra. Để diễn tả điều này trong những hạn từ thuộc tín biểu, Người không giống như một ý tưởng (logos) phát xuất từ lý trí nhưng giống như một hơi thở phát xuất từ miệng.
Điều này là phần nòng cốt của tín khoản trong tín biểu, nhờ đó người ta đã có ý định xác định vị trí Đấng Bảo Trở nắm giữ trong mầu nhiệm Ba Ngôi. Phần này của tín biểu được biết đến trước hết vì vấn đề của Filioque mà suốt một ngàn năm là điểm chính của sự bất đồng giữa Đông và Tây. Tôi sẽ không mất thời gian về vấn đề này bởi vì nó đã được thảo luận đầy đủ hơn nhiều và cũng bởi vì tôi đã nói điều đó trong Mùa Chay năm ngoái khi đề cập những điểm của sự đồng thuận trong đức tin giữa Đông và Tây rồi.
Tôi sẽ tự giới hạn để làm sáng tỏ điều chúng ta có thể giữ lại từ một phần của tín biểu, nó làm phong phú cho đức tin chúng ta, khi đặt sang một bên những tranh luận thần học. Nó nói với chúng ta rằng Chúa Thánh Thần không chỉ đơn thuần là “Đấng có liên hệ nghèo nàn”, nói được như vậy, trong Ba Ngôi. Người không phải là “một cách thế mà Thiên Chúa hoạt động,” một năng lực hoặc một chất lỏng thấm vào vũ trụ như những người thuộc phái Khắc Kỷ suy nghĩ (Stoics). Người thuộc “tương quan bản thể” và vì thế là một ngôi vị.
Người cũng không phải là “một ngôi vị thứ ba số ít”, vì Người là “một ngôi vị thứ ba số nhiều.” Người là “Chúng Tôi – We” của Cha và Con. Để diễn tả trong cách thức nhân loại, khi Chúa Cha và Chúa Con nói về Chúa Thánh Thần, họ không nói “ngài – he”; thay vào đó họ gọi “We” bởi vì Người là sự hiệp nhất giữa Cha và Con. Ở đây chúng ta có thể thấy sự phong phú ngoại thường của tư tưởng thánh Augustinô mà trong đó Chúa Cha là Đấng đang yêu, Chúa Con là Đấng được yêu, và Chúa Thánh Thần là tình yêu liên kết họ, là quà tặng hỗ tương. Niềm tin của Giáo Hội Tây Phương rằng Chúa Thánh Thần phát xuất “từ Chúa Cha và Chúa Con” dựa trên điều đó.
Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần luôn là vị Thiên Chúa ẩn dấu, cho dù chúng ta có thể biết về Người nhờ những hiệu năng của Người. Người giống như gió: không ai biết gió từ đâu đến và gió thổi ở đâu, nhưng chúng ta có thể thấy những hiểu năng của gió đi qua. Người giống như ánh sáng soi sáng mọi sự xung quanh nhưng vẫn là vô hình.
Đó là lý do tại sao Chúa Thánh Thần được ít biết đến và ít được yêu mến trong Ba Ngôi, mặc dầu Người là Tình Yêu trong ngôi vị. Thật dễ dàng hơn để suy nghĩ về Chúa Cha và Chúa Con như “những ngôi vị,” nhưng đây còn hơn một mầu nhiệm. Để nói về Chúa Cha, chúng ta có sự trợ giúp của triết học, Người đóng vai trò Nguyên Lý đệ nhất (Thiên Chúa của các triết gia); để nói về Chúa Con, chúng ta có sự loại suy nhân loại về tương quan cha – con, và chúng ta cũng đã có lịch sử về Ngôi Lời trở thành nhục thể. Tuy nhiên, để nói về Chúa Thánh Thần chúng ta không có gì cả, ngoài mạc khải và kinh nghiệm. Chính Kinh Thánh nói về Người hầu hết bằng dùng những hình ảnh từ tự nhiên: như ánh sáng, lửa, gió, nước, hương thơm, chim bồ câu.
Chúng ta sẽ hiểu cách đầy đủ Chúa Thánh Thần là ai chỉ khi ở trong Thiên Đàng. Nơi đó chúng ta sẽ sống một cuộc sống không còn sự kết thúc, trong một sự hiểu biết sâu xa về Người, Đấng bán cho chúng ta niềm vui vô tận. Người sẽ giống như một ngọn lửa cao quý sẽ tràn ngập tâm hồn chúng ta và đổ đầy chúng ta bằng niềm vui sướng, giống như tình yêu đổ đầy trái tim một người và người đó sẽ hạnh phúc.
c) ... “Người nhờ các tiên tri mà phán dạy”
Bây giờ chúng ta chuyển sang tuyên tín thứ ba và là khẳng định cuối cùng về Chúa Thánh Thần. Sau khi chúng ta tuyên xưng niềm tin chúng ta vào hoạt động ban sự sống và thánh hóa của Chúa Thánh Thần ở phần thứ nhất của tín khoản (Chúa Thánh Thần là Đức Chúa và là Đấng ban sự sống), bây giờ các hoạt động đoàn sủng cũng sẽ được đề cập đến. Liên quan đến những hoạt động này, có một đặc sủng được đề cập, một đặc sủng mà Phaolô cho là quan trọng nhất, đó là ngôn sứ (x. 1 Cr 14).
Liên quan đến đặc sủng ngôn sứ, tín khoản đề cập chỉ một trong nhiều sự bày tỏ của ngôn sứ nhờ Chúa Thánh Thần: Người “nhờ các tiên tri mà phán dạy,” nghĩa là, các tiên tri trong Cựu Ước. Khẳng định này dựa trên nhiều bản văn trong Kinh Thánh nhưng đặc biệt trong 2 Phêrô 1,21: “Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa.”
4- Một tín khoản để hoàn thành
Thư gửi Tín hữu Do Thái nói: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1).
Vì thế, Chúa Thánh Thần không ngừng nói nhờ các trung gian các ngôn sứ; Người cũng là như thế nhờ Chúa Giêsu và hôm nay Người vẫn tiếp tục nói trong Giáo Hội. Điểm này và những lỗ hổng khác trong tín biểu dần dần được lấp đầy nhờ sự thực hành của Giáo Hội mà không cần phải thay đổi bản văn của tín biểu vì điều đó (như không may đã xảy ra trong thế giới La Tinh với sự thêm vào Filioque). Chúng ta có một bản mẫu về điều này trong lời khẩn cầu (epiclesis) của phụng vụ Chính Thống Giáo được gán cho thánh Giacôbê đã cầu nguyện như sau:
“Xin gửi... Thánh Thần của Ngài, là Đức Chúa và Đấng ban sự sống, là Đấng ngự với Ngài, Thiên Chúa và Chúa Cha, và với Thánh Tử yêu dấu Ngài; Người đồng bản thể và hằng hữu hiển trị với Ngài. Người phán dạy qua Lề Luật, các tiên tri và Tân Ước; Người ngự xuống dưới hình chim bồ câu trên Chúa chúng con Đức Giêsu Kitô trong sống Giorđan, khi đậu trên Người, và ngự xuống trên các thánh Tông Đồ... trong ngày lễ Hiện Xuống.”
Bất cứ ai cố gắng tìm bất cứ điều gì trong tín biểu về Chúa Thánh Thần, sẽ đi đến thất vọng. Sự kiện này cho thấy bản tính và giới hạn của mỗi định tín thuộc tín lý. Nó có mục đích không phải nói hết mọi sự về một đạo lý của đức tin nhưng là để đưa ra một vành đai trong đó mỗi khẳng định về học thuyết này phải được đặt và không khẳng định nào có thể nói trái ngược. Trong trường hợp này, có những dữ kiện thêm vào mà tín khoản được hình thành khi suy tư về Đấng Bảo Trở chỉ là bắt đầu và như tôi đã nói ở trên, còn phụ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử (ước muốn của hoàng đế vì hòa bình) đã hướng dẫn tới một sự thỏa hiệp giữa các bên với nhau.
Tuy nhiên, chúng ta không được bỏ qua những lời trong tín biểu về Đấng Bảo Trợ. Thần học, phụng vụ, và lòng đạo đức Kitô Giáo, cả Đông lẫn Tây, đã gắn bó trong “thân xác và máu huyết” những định tính súc tích về tín biểu đức tin. Trong ca tiếp liên của Lễ Hiện Xuống phụng vụ La Tinh, tương quan thân mật của Chúa Thánh Thần với mỗi linh hồn không được đề cập trong tín biểu, lại được diễn tả bằng tước hiệu như là “Cha của kẻ nghèo khó,” “ánh sáng của cỏi lòng,” “vị khách dễ thương của tâm hồn,” và “Đấng an ủi tuyệt vời.” Cũng trong ca tiếp liên này nói về một loạt những lời cầu khẩn rất đẹp đẽ và đáp ứng với nhu cầu chúng ta tới Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy kết luận bằng việc cùng nhau tuyên xưng những lời này, hy vọng khi cố gắng xác định giữa chúng có một lời mà chúng ta cảm thấy cần nhất.
Lava quod est sordidum,
riga quod est aridum,
sana quod est saucium.
Flecte quod est rigidum,
fove quod est frigidum,
rege quod est devium.
Xin Chúa rửa sạch bợn nhơ,
tưới gội chỗ khô khan,
chữa cho lành thương tích.
Xin uốn nắn điều cứng cỏi,
sưởi ấm chỗ lạnh lùng,
chỉnh đốn sai lầm.
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Chuyển ngữ
Thư mục
1. Lumen gentium (The Dogmatic Constitution on the Church), no. 12.
2. See Klaus Heitmann and Heribert Mühlen, eds., Erfahrung und Theologie des Heiligen Geistes (Munich: Kösel, 1974).
3. Yves Congar, I Believe in the Holy Spirit, trans. Geoffrey Chapman (New York: Crossroad, 1983), p. 73ff; original, 1979-1980 in French.
4. Karl Rahner, The Spirit in the Church, trans. J. G. Cumming (New York: Crossroad, 1985); original, 1977 in German.
5. Heribert Mühlen, Der Heilige Geist als Person: Ich—Du—Wir [The Holy Spirit as a Person: I-You-We] (Munich: Aschendorf, 1963).
6. Hans Urs von Balthasar, Creator Spirit, vol. 3, Explorations in Theology, trans. Brian McNeil (San Francisco: Ignatius Press, 1993); original, 1967 in German.
7. Jürgen Moltmann, The Spirit of Life: A Universal Affirmation, trans. Margaret Kohl (Minneapolis: Fortress Press, 2001), pp. 180-197; original, 1991 in German.
8.Michael Welker, God the Spirit, trans. John F. Hoffmeyer (Minneapolis, MN: Fortress 1994), pp. 40-44; original, 1992 in German.
9. Jose Saraiva Martins, ed., Credo in Spiritum Sanctum, 2 vols. (Vatican City: Libreria Editrice Vaticana, 1983).
10. See Karl Barth, “Concluding Unscientific Postscript on Schleiermacher,” in The Theology of Schleiermacher, ed. Dietrich Ritschl, trans. Geoffrey Bromiley (Grand Rapids: Eerdmans, 1982), p. 278, and Karl Barth’s Table Talk, trans. John D. Godsey (Edinburgh: Oliver and Boyd, 1963), p. 28.
11. Myk Habets, ed., Third Article Theology: A Pneumatological Dogmatics (Minneapolis, MN: Fortress Press, 2016).
12. Basil of Caesarea, On the Holy Spirit, XVIII, 47, in Nicene and Post-Nicene Fathers, vol. 8, p. 29; see De Spiritu Sancto, XVIII, 47 (PG 32, 153).
13. See St. Athanasius, “First Epistle to Serapion,” in The Letters of St. Athanasius Concerning the Holy Spirit, 1, 24, trans. C. R. B. Shapland (London: Epworth Press, 1951), p. 61ff; see also PG 26, p. 585.
14. See Raniero Cantalamessa, Due polmoni, un solo respiro. Oriente e occidente di fronte ai grandi misteri della fede ( Rome: Libreria Editrice Vaticana 2016), pp. 51-66 (French trans. Deux poumons, une seule respiration: Vers une pleine communion de foi entre Orient et Occident [Nouan le Fuzelier, France: Editions des Béatitudes, 2016], pp. 49-64).
15. See Mühlen, Der Heilige Geist als Person: Ich—Du—Wir. The first person to describe the Holy Spirit as the “divine we” was Søren Kierkegaard, Diary, 2A 731, April 23, 1838.
16. See St. Augustine, “On the Trinity,” Basic Writings of St. Augustine, vol. 2, ed. Whitney J. Oates (Grand Rapids: Baker Books, 1992), p. 790.
17. For the “Anaphora of St. James,” see Anton Hänggi and Irmgard Pahl, Prex Eucharistica: Textus e variis liturgiis antiquioribus selecti (Fribourg: Éditions Universitaires, 1968), p. 250.
Bài giảng I của cha Raniero Cantalamessa cho Phủ Giáo Hoàng
Mùa Vọng Năm A 2016
1- Sự canh tân sau Công Đồng
Với việc cử hành năm mươi năm kết thúc Công Đồng Vatican II, giai đoạn đầu tiên “hậu công đồng” kết thúc và mở ra một giai đoạn mới. Nếu giai đoạn đầu được đánh dấu bởi những vấn đề liên quan đến “việc tiếp nhận” Công Đồng, thì tôi tin rằng giai đoạn mới này sẽ mang tính chất nhờ sự hoàn tất và hòa nhập Công Đồng – nói cách khác, nhờ việc đọc lại Công Đồng trong ánh sáng của những hoa trái mà nó mang lại khi vẫn làm sáng tỏ điều mà trong Công Đồng còn thiếu hoặc mới chỉ trình bày một phương diện căn bản.
Sự canh tân lớn lao trong thần học và trong đời sống Giáo Hội sau Công Đồng có một tên gọi đặc biệt: Chúa Thánh Thần. Dĩ nhiên, Công Đồng đã không lãng quên hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội, tuy nhiên, nói về hoạt động của Người hầu như “ngẫu nhiên,” thường đề cập về Người nhưng không nhấn mạnh vai trò trung tâm của Người, ngay cả trong Hiến Chế về Phụng Vụ. Trong một cuộc đàm thoại vào lúc chúng tôi họp nhau về Hội Đồng Thần Học Quốc Tế, tôi nhắc lại rằng Cha Yves Congar đã dùng một hình ảnh nổi bật liên quan đến vấn đề này: Cha nói về một Chúa Thánh Thần, Đấng được rải ở nơi đây và nơi kia nhờ những bản văn giống như đường được rải trên các bánh ngọt, dẫu không phải nó là thành phần của công thức làm bánh. Tuy nhiên, hương vị của nó bắt đầu tan ra. Chúng ta có thể nói rằng trực giác của Đức Giáo Hoàng XXIII về Công Đồng như “một Lễ Hiện Xuống mới cho Giáo Hội” đã được thấy sự thực hiện của nó chỉ sau khi kết thúc Công Đồng, như thường đã xảy ra tương tự trong lịch sử của các Công Đồng.
Trong năm tới, kỷ niệm 50 năm đầu tiên của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng trong Giáo Hội Công Giáo sẽ được tổ chức. Nó là một trong nhiều dấu chỉ - một dấu chỉ đáng chú ý nhất bởi vì sự lớn mạnh của hiện tượng – về một sự phục hưng cho Chúa Thánh Thần và các đặc sủng trong Giáo Hội.
Công Đồng đã dọn đường cho sự đón nhận này, khi nói trong Lumen Lentium về chiều kích đặc sủng của Giáo Hội bên cạnh chiều kích cơ cấu và phẩm trật, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các đặc sủng. Trong bài giảng của mình tại Lễ Dầu vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2012, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định:
““Ai quan sát lịch sử của thời đại sau Công đồng có thể nhận ra tiến trình của sự canh tân đích thực thường mang những hình thức gây ngạc nhiên trong những phong trào đầy sức sống và hầu như làm xác thực sức sống vô biên của Hội Thánh, sự hiện diện và hiệu quả của Chúa Thánh Thần.”
Đồng thời, kinh nhiệm canh tân về Chúa Thánh Thần đã thúc đẩy suy tư thần học. Liền sau Công Đồng, những chuyên đề về Chúa Thánh Thần được gia tăng: trong số những nhà thần học Công Giáo, đó là Yves Congar, Karl Rahner, Heribert Mühlen, và Hans Urs von Balthasar; trong số những nhà thần học Tin Lành, đó là Jürgen Moltmann, Michael Welker và nhiều người khác nữa. Về phía Huấn Quyền có Hiến Chế Dominum et vivificantem (Về Chúa Thánh Thần trong Đời Sống của Giáo Hội và Thế Giới) của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vào năm 1982 nhân dịp kỷ niệm sáu thế kỷ của Công Đồng Constantinople 381, cũng chính Đức Giáo Hoàng này đã tổ chức Công Nghị Quốc Tế về Thánh Linh Học tại Vatican, và Công Nghị này đã xuất bản hai tập dày có tựa đề là “Credo in Spiritum Sanctum.”
Trong những năm gần đây, chúng ta đã được chứng kiến một giai đoạn quan trọng theo chiều hướng này. Khi gần kết thúc sự nghiệp của mình, Karl Barth đã thực hiện một tuyên bố có tính khiêu khích phần nào như là một sự tự phê bình. Ông nói rằng trong tương lai một nền thần học mới sẽ được phát triển, “thần học về tín khoản thứ ba.” Dĩ nhiên, với “tín khoản thứ ba”, ông muốn nói về tín khoản trong tín biểu về Chúa Thánh Thần. Đề nghị của ông đã không rơi vào quên lãng. Từ đó khởi đầu cho một trào lưu thần học hiện tại gọi một cách chính xác là “Thần học về tín khoản thứ ba.”
Tôi không nghĩ rằng trào lưu thần học này có mục đích thay thế cho nền thần học truyền thống (và nó sẽ là sai lầm nếu nó làm như thế); đúng hơn nó mở rộng và làm sống động nền thần học này. Nó đề nghị lấy Chúa Thánh Thần không chỉ như đối tượng của một khảo luận, Thánh Linh Học, nhưng còn là bầu khí, có thể nói như vậy, trong đó toàn bộ đời sống của Giáo Hội và toàn bộ nghiên cứu thần học phát triển – vì Chúa Thánh Thần là “ánh sáng của các tín điều,” như các Giáo Phụ cổ xưa đã mô tả về Người.
Hầu hết những nghiên cứu đầy đủ về trào lưu thần học hiện hành chứa đựng trong một suy tập nhờ những nhà nghiên cứu, được xuất bản trong Anh ngữ cuối tháng 9 này với tựa đề là “Thần học tín khoản thứ ba.” Bắt đầu với truyền thống vĩ đại về học thuyết Ba Ngôi, các nhà thần học từ nhiều Giáo Hội Kitô Giáo cống hiến những đóng góp của họ cho cuốn sách này như là một sự dẫn nhập cho một nền thần học hệ thống để nó mở ra hơn với Chúa Thánh Thần và đáp ứng hơn cho những nhu cầu hiện tại. Với tư cách Công Giáo, tôi cũng được mời để đóng góp cho cuốn sách với bài viết về “Kitô học và Thánh Linh Học trong những thế kỷ đầu của Giáo Hội.”
2. Tín biểu đọc từ dưới
Những lý do mà chúng biện hộ cho khuynh hướng thần học mới này không chỉ thuộc tín lý nhưng còn thuộc lịch sử.
Nói cách khác, chúng ta có thể hiều “thần học về tín khoản thứ ba” là gì và nó có mục đích gì nếu chúng ta để ý làm sao tín biểu hiện tại của Công Đồng Nicê – Constantinople được ra đời. Từ lịch sử này, rõ ràng là rất có ích để đọc “ngược lại” một lần tín biểu này, nghĩa là khởi đi từ phần kết, thay vì từ phần khởi đầu.
Hãy để tôi giải thích điều tôi muốn nói. Tín biểu Nixê – Constantinople phản ánh Đức Tin Kitô Giáo trong câu cuối cùng của nó sau mọi tuyên bố của Công Đồng và những định tín được hoàn tất trong thế kỷ thứ năm. Nó phản ánh trật tự đạt được ở phần kết thúc của tiến trình hình thành tín điều, nhưng không phản ảnh chính tiến trình hình thành.
Nói cách khác, nó không tướng ứng với tiến trình mà với nó đức tin của Giáo Hội được hình thành theo lịch sử, cũng không tương ứng với tiến trình mà hôm nay người ta đến với đức tin, được hiểu như là một đức tin sống động trong một Thiên Chúa sống động.
Trong Kinh Tin Kính hiện nay, nó được bắt đầu với Thiên Chúa là Cha và Đấng Tạo Thành và khởi đi từ Người đến Chúa Con và công trình cứu chuộc của Người, và cuối cùng là tới Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo Hội. Trong thực tế, niềm tin đi theo một con đường ngược lại. Đó là kinh nghiệm Hiện Xuống về Chúa Thánh Thần đã đưa Giáo Hội tới khám phá Chúa Giêsu đích thật là ai và đâu là giáo huấn của Người. Với Phaolô và nhất là với Gioan, chúng ta đi lên từ Chúa Giêsu tới Chúa Cha. Chính Đấng Bảo Trợ, theo lời hứa của Chúa Giêsu (x. Ga 16,13), hướng dẫn các môn đệ tới “chân lý vẹn toàn” về chính Người và về Chúa Cha.
Thánh Basiliô thành Cêsarê tóm tắt sự phát triển của mạc khải và lịch sử cứu độ theo cách này:
“Con đường cho sự hiểu biết thần linh đi lên từ Ngôi Thánh Thần qua Ngôi Con tới Ngôi Cha. Ngược lại, sự tốt lành tự nhiên, sự thánh thiện nội tại và phẩm giá vương giả đến từ Chúa Cha, qua Con Một Yêu Dấu tới Thánh Thần.”
Nói cách khác, trên mức độ của tạo thành và hữu thể, mọi sự đến từ Chúa Cha, đi qua Chúa Con và đến với chúng ta qua Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, trong trật tự cứu chuộc và nhận thức, mọi sự bắt đầu với Chúa Thánh Thần, đi qua Chúa Con, Đức Giêsu Kitô, và trở về với Chúa Cha. Chúng ta có thể nói rằng thánh Basiliô là người tiên phong của thần học về tín khoản thứ ba! Trong truyền thống Tây Phương, điều này được diễn tả một cách súc tích trong khổ thơ cuối cùng của thánh thi “Veni creator.” Khi nói về Chúa Thánh Thần, Giáo Hội cầu nguyện:
Per te sciamus da Patrem
noscamus atque Filium,
Te utriusque Spiritum
credamus omni tempore.
Xin Ngài dạy cho biết Cha từ ái,
Cùng am tường về Thánh Tử khoan nhân,
Và tin rằng: Ngài là chính Thánh Thần,
Nguồn thương mến giữa Hai Ngôi bền chặt.
Điều này không có nghĩa ít ra Kinh Tin Kính của Giáo Hội không hoàn hảo hoặc nó cần được định tín lại. Nó không thể là gì khác hơn nó là. Tuy nhiên, đôi lúc điều hữu ích là cần thay đổi lối tiếp cận của chúng ta để tái hiện hành trình nó được hình thành. Giữa hai cách sử dụng tín biểu – như một thành quả đã thực hiện, hoặc trong chính tiến trình thực hiện – có một sự khác biệt khi từ sáng sớm chính mình treo lên núi Sinai, khởi đi từ tu viện thánh Catarina hay khi đọc tường thuật của một người đã trèo lên đó trước chúng ta.
3- Một chú giải về “tín khoản thứ ba”
Với cái nhìn này, tôi muốn cống hiến những suy tư về một số khía cạnh hoạt động của Chúa Thánh Thần trong ba suy niệm cho Mùa Vọng, một cách chính xác bắt đầu với tín khoản thứ ba của tín biểu nói về Người. Tín khoản bao gồm ba tuyên tín rất ý nghĩa. Chúng ta hãy bắt đầu tuyên bố thứ nhất:
a) “Tôi tin Chúa Thánh Thần, là Đức Chúa và là Đấng ban sự sống.”
Tín biểu không nói rằng Chúa Thánh Thần là “một” Đức Chúa (chỉ trên trong tín biểu chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô”!). “Đức Chúa” (trong nguyên bản là Kyrion, giống trung!) ở đây muốn nói bản tính, chứ không phải ngôi vị; nó diễn tả Chúa Thánh Thần là gì, chứ không muốn nói Người là ai. “Đức Chúa” có nghĩa là Chúa Thánh Thần chia sẻ uy quyền của Thiên Chúa, Người ngang hàng với Đấng Tạo Hóa, và không phải thuộc hàng một thụ tạo. Nói cách khác, Người có bản tính Thiên Chúa.
Giáo Hội đã có được sự chắc chắn này không chỉ dựa trên Kinh Thánh, nhưng còn dựa trên kinh nghiệm của mình về ơn cứu độ. Thánh Athanasiô viết rằng Chúa Thánh Thần không thể là một thụ tạo bởi vì khi chúng ta được Người tác động (trong các bí tích, trong Lời và trong cầu nguyện), chúng ta có kinh nghiệm đi vào gặp gỡ với Thiên Chúa trong ngôi vị và không phải với trung gian của Người. Nếu Chúa Thánh Thần thần hóa chúng ta, điều đó có nghĩa Người là Thiên Chúa.
Chúng ta không thể nói điều gì tương tự trong tín biểu đức tin theo một cách thế rõ ràng hơn, khi định tín Chúa Thánh Thần hoàn toàn và tuyệt đối là “Thiên Chúa và đồng bản thể với Chúa Cha” như được làm cho Chúa Con không?
Chắc chắn rồi, và nó chính là sự phê bình đối với định tín mà ngay lập tức một số giám mục đưa ra, trong đó có cả Gregôriô Nazianzus. Tuy nhiên, vì những lý do về tính thiết thực và hòa bình, người ta ưu thích nói điều tương tự với những diễn tả tương đương, khi gán cho Chúa Thánh Thần, hơn cả tước hiệu “Đức Chúa,” còn thêm một bình đẳng bản tính (isotimia), nghĩa là Người ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Con khi được Giáo Hội tôn thờ và ca ngợi.
Sự mô tả về Chúa Thánh Thần như là “Đấng ban sự sống” được rút ra từ rất nhiều đoạn trong Tân Ước: “Thần Khí ban sự sống” (Ga 6,63); “luật Thần Khí của sự sống trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 8,2); “Ađam cuối cùng trở thành thần khí ban sự sống” (1 Cr 15,45); “Luật chữ viết thì giết chết, nhưng Thần Khí ban sự sống” (1 Cr 3,6).
Chúng ta hãy đặt ba câu hỏi ở đây. Trước hết, Chúa Thánh Thần ban sự sống nào? Câu trả lời là: sự sống thần linh, sự sống của Đức Kitô. Một sự sống siêu nhiên, nhưng không phải là ‘siêu – sự sống tự nhiên.’ Người tạo dựng con người mới, không phải là siêu nhân của Nietzsche với “niềm kiêu hãnh sự sống” của ông. Thứ đến, Người ban sự sống này cho chúng ta ở đâu? Câu trả lời là: trong bí tích Rửa Tội, mà quả thật nó được miêu tả như là “sự tái sinh trong Thần Khí” (x. Ga 3,5), trong các bí tích, trong Lời Chúa, trong lời cầu nguyện, trong đức tin, và trong đau khổ mà chúng ta chấp nhận trong sự hiệp thông với Chúa Kitô. Thứ ba, làm sao Chúa Thánh Thần ban sự sống cho chúng ta? Câu trả lời là: nhờ việc làmcho những việc làm của xác thịt chết đi! Người ban cho chúng ta sự sống này nhờ một cái chết. “Nếu nhờ Thần Khí anh em phải chết đi cho những việc làm của xác thịt, anh em sẻ được sống,” thánh Phaolô nói trong thư Rôma 8,13.
b) “... Người phát xuất từ Chúa Cha (và Chúa Con), Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con.”
Giờ đây chúng ta hãy chuyển sang tuyên tín thứ hai của tín biểu về Chúa Thánh Thần. Theo quan điểm này, tín biểu đã nói với chúng ta về bản tính của Chúa Thánh Thần nhưng không nói về ngôi vị của Chúa Thánh Thần. Nó nói Ngài là gì, chứ không nói Ngài là ai. Nó nói với chúng ta về Thánh Thần là gì và điều mà Chúa Cha và Chúa Con có chung với nhau – Người là Thiên Chúa và ban sự sống. Tuy nhiên, với khẳng định hiện tại, chúng ta cần phân biệt Chúa Thánh Thần là gì khác với Chúa Cha và Chúa Con. Điều phân biệt Người với Chúa Cha là Người phát xuất từ Chúa Cha. (Đấng phát xuất là một Đấng khác hơn Đấng từ đó Người phát xuất!). Điều phân biệt Chúa Thánh Thần với Chúa Con là Người phát xuất từ Chúa Cha, chứ không nhờ sự sinh ra (generation), nhưng nhừ sự nhiệm xuất (spiration), một sự thở ra. Để diễn tả điều này trong những hạn từ thuộc tín biểu, Người không giống như một ý tưởng (logos) phát xuất từ lý trí nhưng giống như một hơi thở phát xuất từ miệng.
Điều này là phần nòng cốt của tín khoản trong tín biểu, nhờ đó người ta đã có ý định xác định vị trí Đấng Bảo Trở nắm giữ trong mầu nhiệm Ba Ngôi. Phần này của tín biểu được biết đến trước hết vì vấn đề của Filioque mà suốt một ngàn năm là điểm chính của sự bất đồng giữa Đông và Tây. Tôi sẽ không mất thời gian về vấn đề này bởi vì nó đã được thảo luận đầy đủ hơn nhiều và cũng bởi vì tôi đã nói điều đó trong Mùa Chay năm ngoái khi đề cập những điểm của sự đồng thuận trong đức tin giữa Đông và Tây rồi.
Tôi sẽ tự giới hạn để làm sáng tỏ điều chúng ta có thể giữ lại từ một phần của tín biểu, nó làm phong phú cho đức tin chúng ta, khi đặt sang một bên những tranh luận thần học. Nó nói với chúng ta rằng Chúa Thánh Thần không chỉ đơn thuần là “Đấng có liên hệ nghèo nàn”, nói được như vậy, trong Ba Ngôi. Người không phải là “một cách thế mà Thiên Chúa hoạt động,” một năng lực hoặc một chất lỏng thấm vào vũ trụ như những người thuộc phái Khắc Kỷ suy nghĩ (Stoics). Người thuộc “tương quan bản thể” và vì thế là một ngôi vị.
Người cũng không phải là “một ngôi vị thứ ba số ít”, vì Người là “một ngôi vị thứ ba số nhiều.” Người là “Chúng Tôi – We” của Cha và Con. Để diễn tả trong cách thức nhân loại, khi Chúa Cha và Chúa Con nói về Chúa Thánh Thần, họ không nói “ngài – he”; thay vào đó họ gọi “We” bởi vì Người là sự hiệp nhất giữa Cha và Con. Ở đây chúng ta có thể thấy sự phong phú ngoại thường của tư tưởng thánh Augustinô mà trong đó Chúa Cha là Đấng đang yêu, Chúa Con là Đấng được yêu, và Chúa Thánh Thần là tình yêu liên kết họ, là quà tặng hỗ tương. Niềm tin của Giáo Hội Tây Phương rằng Chúa Thánh Thần phát xuất “từ Chúa Cha và Chúa Con” dựa trên điều đó.
Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần luôn là vị Thiên Chúa ẩn dấu, cho dù chúng ta có thể biết về Người nhờ những hiệu năng của Người. Người giống như gió: không ai biết gió từ đâu đến và gió thổi ở đâu, nhưng chúng ta có thể thấy những hiểu năng của gió đi qua. Người giống như ánh sáng soi sáng mọi sự xung quanh nhưng vẫn là vô hình.
Đó là lý do tại sao Chúa Thánh Thần được ít biết đến và ít được yêu mến trong Ba Ngôi, mặc dầu Người là Tình Yêu trong ngôi vị. Thật dễ dàng hơn để suy nghĩ về Chúa Cha và Chúa Con như “những ngôi vị,” nhưng đây còn hơn một mầu nhiệm. Để nói về Chúa Cha, chúng ta có sự trợ giúp của triết học, Người đóng vai trò Nguyên Lý đệ nhất (Thiên Chúa của các triết gia); để nói về Chúa Con, chúng ta có sự loại suy nhân loại về tương quan cha – con, và chúng ta cũng đã có lịch sử về Ngôi Lời trở thành nhục thể. Tuy nhiên, để nói về Chúa Thánh Thần chúng ta không có gì cả, ngoài mạc khải và kinh nghiệm. Chính Kinh Thánh nói về Người hầu hết bằng dùng những hình ảnh từ tự nhiên: như ánh sáng, lửa, gió, nước, hương thơm, chim bồ câu.
Chúng ta sẽ hiểu cách đầy đủ Chúa Thánh Thần là ai chỉ khi ở trong Thiên Đàng. Nơi đó chúng ta sẽ sống một cuộc sống không còn sự kết thúc, trong một sự hiểu biết sâu xa về Người, Đấng bán cho chúng ta niềm vui vô tận. Người sẽ giống như một ngọn lửa cao quý sẽ tràn ngập tâm hồn chúng ta và đổ đầy chúng ta bằng niềm vui sướng, giống như tình yêu đổ đầy trái tim một người và người đó sẽ hạnh phúc.
c) ... “Người nhờ các tiên tri mà phán dạy”
Bây giờ chúng ta chuyển sang tuyên tín thứ ba và là khẳng định cuối cùng về Chúa Thánh Thần. Sau khi chúng ta tuyên xưng niềm tin chúng ta vào hoạt động ban sự sống và thánh hóa của Chúa Thánh Thần ở phần thứ nhất của tín khoản (Chúa Thánh Thần là Đức Chúa và là Đấng ban sự sống), bây giờ các hoạt động đoàn sủng cũng sẽ được đề cập đến. Liên quan đến những hoạt động này, có một đặc sủng được đề cập, một đặc sủng mà Phaolô cho là quan trọng nhất, đó là ngôn sứ (x. 1 Cr 14).
Liên quan đến đặc sủng ngôn sứ, tín khoản đề cập chỉ một trong nhiều sự bày tỏ của ngôn sứ nhờ Chúa Thánh Thần: Người “nhờ các tiên tri mà phán dạy,” nghĩa là, các tiên tri trong Cựu Ước. Khẳng định này dựa trên nhiều bản văn trong Kinh Thánh nhưng đặc biệt trong 2 Phêrô 1,21: “Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa.”
4- Một tín khoản để hoàn thành
Thư gửi Tín hữu Do Thái nói: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1).
Vì thế, Chúa Thánh Thần không ngừng nói nhờ các trung gian các ngôn sứ; Người cũng là như thế nhờ Chúa Giêsu và hôm nay Người vẫn tiếp tục nói trong Giáo Hội. Điểm này và những lỗ hổng khác trong tín biểu dần dần được lấp đầy nhờ sự thực hành của Giáo Hội mà không cần phải thay đổi bản văn của tín biểu vì điều đó (như không may đã xảy ra trong thế giới La Tinh với sự thêm vào Filioque). Chúng ta có một bản mẫu về điều này trong lời khẩn cầu (epiclesis) của phụng vụ Chính Thống Giáo được gán cho thánh Giacôbê đã cầu nguyện như sau:
“Xin gửi... Thánh Thần của Ngài, là Đức Chúa và Đấng ban sự sống, là Đấng ngự với Ngài, Thiên Chúa và Chúa Cha, và với Thánh Tử yêu dấu Ngài; Người đồng bản thể và hằng hữu hiển trị với Ngài. Người phán dạy qua Lề Luật, các tiên tri và Tân Ước; Người ngự xuống dưới hình chim bồ câu trên Chúa chúng con Đức Giêsu Kitô trong sống Giorđan, khi đậu trên Người, và ngự xuống trên các thánh Tông Đồ... trong ngày lễ Hiện Xuống.”
Bất cứ ai cố gắng tìm bất cứ điều gì trong tín biểu về Chúa Thánh Thần, sẽ đi đến thất vọng. Sự kiện này cho thấy bản tính và giới hạn của mỗi định tín thuộc tín lý. Nó có mục đích không phải nói hết mọi sự về một đạo lý của đức tin nhưng là để đưa ra một vành đai trong đó mỗi khẳng định về học thuyết này phải được đặt và không khẳng định nào có thể nói trái ngược. Trong trường hợp này, có những dữ kiện thêm vào mà tín khoản được hình thành khi suy tư về Đấng Bảo Trở chỉ là bắt đầu và như tôi đã nói ở trên, còn phụ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử (ước muốn của hoàng đế vì hòa bình) đã hướng dẫn tới một sự thỏa hiệp giữa các bên với nhau.
Tuy nhiên, chúng ta không được bỏ qua những lời trong tín biểu về Đấng Bảo Trợ. Thần học, phụng vụ, và lòng đạo đức Kitô Giáo, cả Đông lẫn Tây, đã gắn bó trong “thân xác và máu huyết” những định tính súc tích về tín biểu đức tin. Trong ca tiếp liên của Lễ Hiện Xuống phụng vụ La Tinh, tương quan thân mật của Chúa Thánh Thần với mỗi linh hồn không được đề cập trong tín biểu, lại được diễn tả bằng tước hiệu như là “Cha của kẻ nghèo khó,” “ánh sáng của cỏi lòng,” “vị khách dễ thương của tâm hồn,” và “Đấng an ủi tuyệt vời.” Cũng trong ca tiếp liên này nói về một loạt những lời cầu khẩn rất đẹp đẽ và đáp ứng với nhu cầu chúng ta tới Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy kết luận bằng việc cùng nhau tuyên xưng những lời này, hy vọng khi cố gắng xác định giữa chúng có một lời mà chúng ta cảm thấy cần nhất.
Lava quod est sordidum,
riga quod est aridum,
sana quod est saucium.
Flecte quod est rigidum,
fove quod est frigidum,
rege quod est devium.
Xin Chúa rửa sạch bợn nhơ,
tưới gội chỗ khô khan,
chữa cho lành thương tích.
Xin uốn nắn điều cứng cỏi,
sưởi ấm chỗ lạnh lùng,
chỉnh đốn sai lầm.
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Chuyển ngữ
Thư mục
1. Lumen gentium (The Dogmatic Constitution on the Church), no. 12.
2. See Klaus Heitmann and Heribert Mühlen, eds., Erfahrung und Theologie des Heiligen Geistes (Munich: Kösel, 1974).
3. Yves Congar, I Believe in the Holy Spirit, trans. Geoffrey Chapman (New York: Crossroad, 1983), p. 73ff; original, 1979-1980 in French.
4. Karl Rahner, The Spirit in the Church, trans. J. G. Cumming (New York: Crossroad, 1985); original, 1977 in German.
5. Heribert Mühlen, Der Heilige Geist als Person: Ich—Du—Wir [The Holy Spirit as a Person: I-You-We] (Munich: Aschendorf, 1963).
6. Hans Urs von Balthasar, Creator Spirit, vol. 3, Explorations in Theology, trans. Brian McNeil (San Francisco: Ignatius Press, 1993); original, 1967 in German.
7. Jürgen Moltmann, The Spirit of Life: A Universal Affirmation, trans. Margaret Kohl (Minneapolis: Fortress Press, 2001), pp. 180-197; original, 1991 in German.
8.Michael Welker, God the Spirit, trans. John F. Hoffmeyer (Minneapolis, MN: Fortress 1994), pp. 40-44; original, 1992 in German.
9. Jose Saraiva Martins, ed., Credo in Spiritum Sanctum, 2 vols. (Vatican City: Libreria Editrice Vaticana, 1983).
10. See Karl Barth, “Concluding Unscientific Postscript on Schleiermacher,” in The Theology of Schleiermacher, ed. Dietrich Ritschl, trans. Geoffrey Bromiley (Grand Rapids: Eerdmans, 1982), p. 278, and Karl Barth’s Table Talk, trans. John D. Godsey (Edinburgh: Oliver and Boyd, 1963), p. 28.
11. Myk Habets, ed., Third Article Theology: A Pneumatological Dogmatics (Minneapolis, MN: Fortress Press, 2016).
12. Basil of Caesarea, On the Holy Spirit, XVIII, 47, in Nicene and Post-Nicene Fathers, vol. 8, p. 29; see De Spiritu Sancto, XVIII, 47 (PG 32, 153).
13. See St. Athanasius, “First Epistle to Serapion,” in The Letters of St. Athanasius Concerning the Holy Spirit, 1, 24, trans. C. R. B. Shapland (London: Epworth Press, 1951), p. 61ff; see also PG 26, p. 585.
14. See Raniero Cantalamessa, Due polmoni, un solo respiro. Oriente e occidente di fronte ai grandi misteri della fede ( Rome: Libreria Editrice Vaticana 2016), pp. 51-66 (French trans. Deux poumons, une seule respiration: Vers une pleine communion de foi entre Orient et Occident [Nouan le Fuzelier, France: Editions des Béatitudes, 2016], pp. 49-64).
15. See Mühlen, Der Heilige Geist als Person: Ich—Du—Wir. The first person to describe the Holy Spirit as the “divine we” was Søren Kierkegaard, Diary, 2A 731, April 23, 1838.
16. See St. Augustine, “On the Trinity,” Basic Writings of St. Augustine, vol. 2, ed. Whitney J. Oates (Grand Rapids: Baker Books, 1992), p. 790.
17. For the “Anaphora of St. James,” see Anton Hänggi and Irmgard Pahl, Prex Eucharistica: Textus e variis liturgiis antiquioribus selecti (Fribourg: Éditions Universitaires, 1968), p. 250.