VATICAN. ĐTC khích lệ các giáo chức và các nhân viên mục vụ giúp người trẻ yêu mến Tin Mừng và loan báo cho người khác.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 1-12-2016 dành cho 150 tham dự viên Hội nghị quốc tế kỳ 4 về việc mục vụ cho các sinh viên du học. Chủ đề của Hội nghị là ”Nói về những thách đố luân lý trong thế giới các sinh viên du học, để tiến tới một xã hội lành mạnh hơn.”
Hiện diện trong buổi tiếp kiến có ĐHY Antonio Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhận xét rằng ”thời nay, có nhiều thách đố về luân lý và không dễ chiến đấu để khẳng định chân lý và các giá trị, nhất là đối với người trẻ. Nhưng với ơn Chúa giúp và thiện chí chân thành làm điều thiện, mọi chướng ngại có thể vượt qua”.
Ngài cũng khẳng định rằng ”Đối lại với quan niệm tân thời về người trí thức, dấn thân trong sự thành đạt bản thân và tìm kiếm những thành tựu cho mình và thường không để ý đến tha nhân, cần phải trình bày một kiểu mẫu liên đới lớn hơn, hoạt động cho công ích và hòa bình. Chỉ như thế, thế giới trí thức mới có khả năng kiến tạo một xã hội lành mạnh hơn. Ai được ơn học hành thì cũng có trách nhiệm phục vụ thiện ích của nhân loại”.
ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các giáo chức và các nhân viên mục vụ ”hãy thông truyền cho ngừơi trẻ lòng yêu mến Tin Mừng, ước muốn sống Tin Mừng một cách cụ thể và loan báo cho người khác. Điều quan trọng là thời kỳ trải qua ở nước ngoài trở thành cơ hội để các sinh viên du học tăng trưởng về mặt nhân bản và văn hóa, và đó là điểm khởi hành để khi trở về nguyên quán, họ góp phần quí giá và với động lực nội tâm, họ thông truyền niềm vui Phúc Âm.”
ĐTC cũng cảnh giác chống lại hiện tượng gọi là ”xuất não” hay mất chất xám. Để được vậy, xã hội được kêu gọi cống hiến cho các thế hệ trẻ những cơ hội vững chắc về công ăn việc làm, để tránh được hiện tượng này. Ngài nói: ”Người nào tự nguyện đi học và làm việc ở nước ngoài, đó là một điều tốt đẹp và phong phú; trái lại thật là một điều đau lòng khi những người trẻ được chuẩn bị kỹ lưỡng buộc lòng phải rời bỏ quê hương vì thiếu những cơ may hội nhập vào xã hội” (SD 1-12-2016)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 1-12-2016 dành cho 150 tham dự viên Hội nghị quốc tế kỳ 4 về việc mục vụ cho các sinh viên du học. Chủ đề của Hội nghị là ”Nói về những thách đố luân lý trong thế giới các sinh viên du học, để tiến tới một xã hội lành mạnh hơn.”
Hiện diện trong buổi tiếp kiến có ĐHY Antonio Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhận xét rằng ”thời nay, có nhiều thách đố về luân lý và không dễ chiến đấu để khẳng định chân lý và các giá trị, nhất là đối với người trẻ. Nhưng với ơn Chúa giúp và thiện chí chân thành làm điều thiện, mọi chướng ngại có thể vượt qua”.
Ngài cũng khẳng định rằng ”Đối lại với quan niệm tân thời về người trí thức, dấn thân trong sự thành đạt bản thân và tìm kiếm những thành tựu cho mình và thường không để ý đến tha nhân, cần phải trình bày một kiểu mẫu liên đới lớn hơn, hoạt động cho công ích và hòa bình. Chỉ như thế, thế giới trí thức mới có khả năng kiến tạo một xã hội lành mạnh hơn. Ai được ơn học hành thì cũng có trách nhiệm phục vụ thiện ích của nhân loại”.
ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các giáo chức và các nhân viên mục vụ ”hãy thông truyền cho ngừơi trẻ lòng yêu mến Tin Mừng, ước muốn sống Tin Mừng một cách cụ thể và loan báo cho người khác. Điều quan trọng là thời kỳ trải qua ở nước ngoài trở thành cơ hội để các sinh viên du học tăng trưởng về mặt nhân bản và văn hóa, và đó là điểm khởi hành để khi trở về nguyên quán, họ góp phần quí giá và với động lực nội tâm, họ thông truyền niềm vui Phúc Âm.”
ĐTC cũng cảnh giác chống lại hiện tượng gọi là ”xuất não” hay mất chất xám. Để được vậy, xã hội được kêu gọi cống hiến cho các thế hệ trẻ những cơ hội vững chắc về công ăn việc làm, để tránh được hiện tượng này. Ngài nói: ”Người nào tự nguyện đi học và làm việc ở nước ngoài, đó là một điều tốt đẹp và phong phú; trái lại thật là một điều đau lòng khi những người trẻ được chuẩn bị kỹ lưỡng buộc lòng phải rời bỏ quê hương vì thiếu những cơ may hội nhập vào xã hội” (SD 1-12-2016)