Chúa Nhật XXXII Thường Niên C: Đối Với Thiên Chúa, Tất Cả Luôn Sống
2Mcb 7,1-2.9-14; 2Tx 2,16-3,5; Lc 20,27-38
Khi được hỏi về cuộc sống mai sau…
Đức Khổng Tử đã trả lời: Chuyện đời này còn chưa nắm hết, nói gì đến chuyện đời sau…
Theo các nhà khoa học nghiên cứu về tuổi thọ của con người, trong cả đời một người, trung bình mỗi tế bào phân hóa vào khoảng 50.000 lần và sau đó không phân hóa nữa. Bác sĩ Lêôna Hêphric, người tham gia công trình nghiên cứu phát biểu về quá trình lão hóa nói rằng: “Trong thân xác con người có một chiếc đồng hồ chết. Bao lâu khoa học chưa tìm ra được phương thức làm cho quá trình sinh hóa cứ tiếp tục mãi thì bấy lâu chúng ta vẫn chưa có được một cuộc sống bất tử…”
Con người mong bất tử và luôn tìm kiếm nhưng khoa học qua mọi thời đại vẫn bất lực trước đồng hồ sinh học của con người: sẽ ngừng vào một thời điểm trong đời, vì thế con người sẽ chết và họ không thể bất tử…
Nhưng với Thiên Chúa, con người dù có đi vào cõi chết, cuộc sống con người không chấm hết… Anh em nhà Macabê tin có sự sống lại sau khi chết nên đã anh dũng hy sinh vẹn toàn trung nghĩa với luật Chúa (x. 2Mcb 7,1-2.9-14).
Người tin Chúa, sẽ đạt đến chỗ bất tử như Chúa nói: “Ta là sự Phục Sinh, là sự Sống. Người nào Tin Ta dù đã chết cũng sẽ sống, còn ai sống mà tin Ta sẽ không bao giờ chết” (Ga 11, 25). Đối với Thiên Chúa mọi người đều luôn sống và sự chết trần gian chỉ là một sự chuyển tiếp…sang sự sống mới, tươi hơn, sáng hơn.
Chính Chúa Kitô đã làm cho con người Phục sinh tươi sáng như Thánh Phaolô khẳng định rằng Ðức Kitô Phục sinh “mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1Cr 15,20), điều mà sách Gióp đã được mặc khải mở đường cho niềm tin phục sinh: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa” (G 19,25-26).
Niềm tin vào sự sống vĩnh cửu sau cái chết đã được mặc khải trước trong Cựu Ước. Tuy nhiên Nhóm Sađốc là những con cháu của Zadok (x. 2Sm 8,17; Ed 40,46; 43,19) lãnh trách nhiệm tư tế trong đền thờ Giêrusalem, chỉ tin luật Torah bằng văn tự mới có giá trị. Họ không tin có sự sống lại vì Giáo huấn về sự sống lại không tìm thấy trong Sách Luật của Môsê, mà chỉ thấy ở những sách khác, với họ lời dạy phục sinh không được dạy rõ ràng (x. G 19,26; Tv 16, 9.11; Is 26,19; Tv 6,5; 88, 10.11; 115,17; Hc 9,4-10; Is 38,18. 19), cho nên không nhất thiết phải tin vào điều này; trong khi đó, người Pharisêu luôn tin có sự sống lại (x. Cv 23,8).
Nhưng người Sađốc dựa vào luật hôn nhân kế tục Lêvi (x. Đnl 25,5): Khi một người đàn ông chết không con nối dõi, em trai (hay anh trai) người này phải cưới người vợ góa đó và sinh con để nối dòng cho người thân quá cố. Họ kể về câu chuyện gia đình có bảy người con trai lần lượt qua đời, cho nên người vợ của anh cả lấy em chồng theo phong tục hôn nhân kế vị và tất cả đều qua đời. Họ đặt câu hỏi: trong bảy người đàn ông ai sẽ là chồng trên trời của người vợ. Qua câu hỏi “hóc búa” khó có thể có câu trả lời rõ ràng, người Sađốc hy vọng Chúa Giêsu sẽ chối niềm tin về sự sống lại mà đối với họ cho là lố bịch. Sau này theo Sách Công vụ Tông đồ, người Sađốc vẫn can thiệp nhiều lần phủ nhận sự sống lại (x. Cv 23,6-9; 4,1…).
Chúa Giêsu đã đưa ra một câu trả lời xác tín chân lý vĩnh cửu: có sự sống lại và Ngài nói chúng ta không nên hiểu về trời theo cách suy luận, hiểu biết của trần thế theo phương cách: “dựng vợ gả chồng” như người Sađốc. Sự sống vĩnh cửu sẽ hoàn toàn khác trong mầu nhiệm hiệp thông với cái chết và phục sinh của Đức Kitô. Cuộc sống mới được Chúa Giêsu gói gọn bằng hình ảnh: “được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại” (Lc 20,36).
Sau này thấm nhuần niềm tin sống lại qua mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Đức Kitô, được Thần Linh thúc đẩy thánh Phaolô đã xác tín rõ về hiện thực của sự sống vĩnh cửu, dù rằng Ngài chưa được nghiệm thấy: “Điều mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người là điều mà mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ được” (1Cr 2,9).
Qua câu trả lời cho người Sađốc, Chúa Giêsu khẳng định quyền năng của Thiên Chúa, Ngài không bất lực trước sự chết như người Sađôc theo cách nghĩ riêng. Thiên Chúa luôn Hằng Sống (Cv 14,15). Thiên Chúa Hằng Sống của các tổ phụ, mà càc Tông đồ sau này tuyên tín: Người làm cho các tổ phụ sống lại (Cv 5, 30) làm cho Chúa Giêsu “chỗi dậy” (Lc 24,6.34; Cv 3, 15; 4,10; 5,30). Nhờ thế con người cũng được sống lại: “Vậy tất cả đang sống trong Người” (Lc 20,38b). Cho nên Thánh Phaolô xác tín tất cả mọi người đều được chọn để sống trong Thiên Chúa: “Trong Ðức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người”(Ep 1,4).
Vì thế chết không là hết, nhưng lại mở ra cuộc sống khác ở bên kia cái chết cho nên thánh Phaolô đã tin rằng: “Gieo xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà chỗi dậy thì mạnh mẽ; gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà chỗi dậy là thân thể có thần khí” (1Cr 15,43-44).
Tuy nhiên sự sống mới sẽ khác, như sách Đanien cũng đã khẳng định: “Đám đông những người đã ngủ yên trong lòng đất sẽ trỗi dậy để được sống vĩnh cửu hay phải đau khổ muôn đời” (Đn 12,2). Cuộc sống mới như thư Rôma và sách Khải huyền viết: “Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc họ làm” (Rm 2,6; Kh 2,23). Nghĩa là sự sống lại có thưởng phạt công minh. Điều mà sách Đệ Nhị Luật đã nói rõ trước đó trong Cựu Ước: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời” (Đnl 12,2), Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án” (Ga 5,29).
Cho nên ngay từ nhưng giây phút ở đời này chúng ta sống theo tâm tình của Phaolô gợi ý: “sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi” (Pl 1,21).
Vâng, sống theo lời Chúa được Đức Kitô dạy, để khi chết là được mối lợi như Phanxico Asisi tâm niệm: “chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
Trong niềm tin phục sinh: dù sống hay dù chết, đối với Thiên Chúa tất cả đều đang sống… Và chính “Chúa làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành” (2Tx 2,17).
Nhờ đó, mọi lúc trong cuộc đời, chúng ta sống như Phaolô mời gọi:
“Anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15b).
Lm. Vinh Sơn scj
2Mcb 7,1-2.9-14; 2Tx 2,16-3,5; Lc 20,27-38
Khi được hỏi về cuộc sống mai sau…
Đức Khổng Tử đã trả lời: Chuyện đời này còn chưa nắm hết, nói gì đến chuyện đời sau…
Theo các nhà khoa học nghiên cứu về tuổi thọ của con người, trong cả đời một người, trung bình mỗi tế bào phân hóa vào khoảng 50.000 lần và sau đó không phân hóa nữa. Bác sĩ Lêôna Hêphric, người tham gia công trình nghiên cứu phát biểu về quá trình lão hóa nói rằng: “Trong thân xác con người có một chiếc đồng hồ chết. Bao lâu khoa học chưa tìm ra được phương thức làm cho quá trình sinh hóa cứ tiếp tục mãi thì bấy lâu chúng ta vẫn chưa có được một cuộc sống bất tử…”
Con người mong bất tử và luôn tìm kiếm nhưng khoa học qua mọi thời đại vẫn bất lực trước đồng hồ sinh học của con người: sẽ ngừng vào một thời điểm trong đời, vì thế con người sẽ chết và họ không thể bất tử…
Nhưng với Thiên Chúa, con người dù có đi vào cõi chết, cuộc sống con người không chấm hết… Anh em nhà Macabê tin có sự sống lại sau khi chết nên đã anh dũng hy sinh vẹn toàn trung nghĩa với luật Chúa (x. 2Mcb 7,1-2.9-14).
Người tin Chúa, sẽ đạt đến chỗ bất tử như Chúa nói: “Ta là sự Phục Sinh, là sự Sống. Người nào Tin Ta dù đã chết cũng sẽ sống, còn ai sống mà tin Ta sẽ không bao giờ chết” (Ga 11, 25). Đối với Thiên Chúa mọi người đều luôn sống và sự chết trần gian chỉ là một sự chuyển tiếp…sang sự sống mới, tươi hơn, sáng hơn.
Chính Chúa Kitô đã làm cho con người Phục sinh tươi sáng như Thánh Phaolô khẳng định rằng Ðức Kitô Phục sinh “mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1Cr 15,20), điều mà sách Gióp đã được mặc khải mở đường cho niềm tin phục sinh: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa” (G 19,25-26).
Niềm tin vào sự sống vĩnh cửu sau cái chết đã được mặc khải trước trong Cựu Ước. Tuy nhiên Nhóm Sađốc là những con cháu của Zadok (x. 2Sm 8,17; Ed 40,46; 43,19) lãnh trách nhiệm tư tế trong đền thờ Giêrusalem, chỉ tin luật Torah bằng văn tự mới có giá trị. Họ không tin có sự sống lại vì Giáo huấn về sự sống lại không tìm thấy trong Sách Luật của Môsê, mà chỉ thấy ở những sách khác, với họ lời dạy phục sinh không được dạy rõ ràng (x. G 19,26; Tv 16, 9.11; Is 26,19; Tv 6,5; 88, 10.11; 115,17; Hc 9,4-10; Is 38,18. 19), cho nên không nhất thiết phải tin vào điều này; trong khi đó, người Pharisêu luôn tin có sự sống lại (x. Cv 23,8).
Nhưng người Sađốc dựa vào luật hôn nhân kế tục Lêvi (x. Đnl 25,5): Khi một người đàn ông chết không con nối dõi, em trai (hay anh trai) người này phải cưới người vợ góa đó và sinh con để nối dòng cho người thân quá cố. Họ kể về câu chuyện gia đình có bảy người con trai lần lượt qua đời, cho nên người vợ của anh cả lấy em chồng theo phong tục hôn nhân kế vị và tất cả đều qua đời. Họ đặt câu hỏi: trong bảy người đàn ông ai sẽ là chồng trên trời của người vợ. Qua câu hỏi “hóc búa” khó có thể có câu trả lời rõ ràng, người Sađốc hy vọng Chúa Giêsu sẽ chối niềm tin về sự sống lại mà đối với họ cho là lố bịch. Sau này theo Sách Công vụ Tông đồ, người Sađốc vẫn can thiệp nhiều lần phủ nhận sự sống lại (x. Cv 23,6-9; 4,1…).
Chúa Giêsu đã đưa ra một câu trả lời xác tín chân lý vĩnh cửu: có sự sống lại và Ngài nói chúng ta không nên hiểu về trời theo cách suy luận, hiểu biết của trần thế theo phương cách: “dựng vợ gả chồng” như người Sađốc. Sự sống vĩnh cửu sẽ hoàn toàn khác trong mầu nhiệm hiệp thông với cái chết và phục sinh của Đức Kitô. Cuộc sống mới được Chúa Giêsu gói gọn bằng hình ảnh: “được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại” (Lc 20,36).
Sau này thấm nhuần niềm tin sống lại qua mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Đức Kitô, được Thần Linh thúc đẩy thánh Phaolô đã xác tín rõ về hiện thực của sự sống vĩnh cửu, dù rằng Ngài chưa được nghiệm thấy: “Điều mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người là điều mà mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ được” (1Cr 2,9).
Qua câu trả lời cho người Sađốc, Chúa Giêsu khẳng định quyền năng của Thiên Chúa, Ngài không bất lực trước sự chết như người Sađôc theo cách nghĩ riêng. Thiên Chúa luôn Hằng Sống (Cv 14,15). Thiên Chúa Hằng Sống của các tổ phụ, mà càc Tông đồ sau này tuyên tín: Người làm cho các tổ phụ sống lại (Cv 5, 30) làm cho Chúa Giêsu “chỗi dậy” (Lc 24,6.34; Cv 3, 15; 4,10; 5,30). Nhờ thế con người cũng được sống lại: “Vậy tất cả đang sống trong Người” (Lc 20,38b). Cho nên Thánh Phaolô xác tín tất cả mọi người đều được chọn để sống trong Thiên Chúa: “Trong Ðức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người”(Ep 1,4).
Vì thế chết không là hết, nhưng lại mở ra cuộc sống khác ở bên kia cái chết cho nên thánh Phaolô đã tin rằng: “Gieo xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà chỗi dậy thì mạnh mẽ; gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà chỗi dậy là thân thể có thần khí” (1Cr 15,43-44).
Tuy nhiên sự sống mới sẽ khác, như sách Đanien cũng đã khẳng định: “Đám đông những người đã ngủ yên trong lòng đất sẽ trỗi dậy để được sống vĩnh cửu hay phải đau khổ muôn đời” (Đn 12,2). Cuộc sống mới như thư Rôma và sách Khải huyền viết: “Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc họ làm” (Rm 2,6; Kh 2,23). Nghĩa là sự sống lại có thưởng phạt công minh. Điều mà sách Đệ Nhị Luật đã nói rõ trước đó trong Cựu Ước: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời” (Đnl 12,2), Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án” (Ga 5,29).
Cho nên ngay từ nhưng giây phút ở đời này chúng ta sống theo tâm tình của Phaolô gợi ý: “sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi” (Pl 1,21).
Vâng, sống theo lời Chúa được Đức Kitô dạy, để khi chết là được mối lợi như Phanxico Asisi tâm niệm: “chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
Trong niềm tin phục sinh: dù sống hay dù chết, đối với Thiên Chúa tất cả đều đang sống… Và chính “Chúa làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành” (2Tx 2,17).
Nhờ đó, mọi lúc trong cuộc đời, chúng ta sống như Phaolô mời gọi:
“Anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15b).
Lm. Vinh Sơn scj