Suy niệm Lễ Kính Thánh Simon và Thánh Giuđa Tông đồ
Ngày 28/10
Hôm nay, chúng ta mừng lễ kính hai thánh Simon và Giuđa Tông đồ. Dựa vào Tin mừng và một số tài liệu, chúng ta chỉ biết một vài điểm đặc biệt sau đây về cuộc đời và sự nghiệp của hai vị thánh.
Thánh Simon quê ở Cana, thuộc nhóm “Nhiệt Thành” (x. Lc 6,15), khác với Thánh Simon (Phêrô) là Tông đồ trưởng. Ngài có họ hàng với Đức Giêsu (x. Mc 6,3). Thánh Giuđa có biệt danh là Tađêô (x. Mt 10,3; Mc 3,18), để phân biệt với Giuđa Iscariốt, kẻ phản bội. Ngài là tác giả của một lá thư trong Tân ước mang tên Ngài: Thư Giuđa. Điểm chính yếu trong lá thư này là lòng trung tín và sự bền đỗ. Ngài là anh của Thánh Giacôbê hậu. Cha của Ngài là ông Cleopha. Mẹ của Ngài là bà Maria, đã từng đứng dưới chân thập giá khi Đức Giêsu chịu chết và ra mồ để xức dầu thơm cho Ngài. Trong phòng tiệc ly, Thánh Giuđa đã hỏi Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, làm sao Thầy lại chỉ tỏ mình ra cho chúng con, mà lại không tỏ ra cho thế gian?" (Ga 12, 22). Đức Giêsu trả lời: “Ai yêu mến Thầy, thì Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,22-23).
Sau thời gian được Đức Giêsu tuyển chọn, huấn luyện, Thánh Simon và Thánh Giuđa đã được sai đi loan báo Tin mừng. Các Ngài đã nhiệt tâm rao giảng Tin mừng, trung thành với Giáo huấn của Đức Giêsu. Thánh Simon đi rao giảng Tin Mừng tại Ai cập, còn thánh Giuđa đi rao giảng Tin mừng tại Mésopotamia. Nhưng vào cuối đời, các Ngài đã cộng tác với nhau đi rao giảng Tin mừng ở Ba tư và chịu chết tử đạo tại đó.
Mỗi chúng ta được mời gọi tiếp tục sứ mạng tông đồ khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Sau đó, chúng ta cũng được huấn luyện trong gia đình, tại giáo xứ và tùy khả năng và địa vị chúng ta được sai đi loan báo Tin mừng nơi mọi môi trường sống. Noi gương hai thánh Tông tồ, chúng ta hãy cộng tác với nhau để chu toàn bổn phận Chúa trao phó. Nhưng Giáo Hội luôn cần có những người dám dấn thân trong ơn gọi độc thân linh mục. Vì vậy, các gia đình và giáo xứ có trách nhiệm cộng tác với Giáo Hội trong việc tuyển chọn ơn gọi cao quý này. Công đồng Vatican II nói: “Gia đình là chủng viện đầu tiên.” Chính vì thế, cha mẹ có trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ những em có ý hướng dâng mình cho Chúa trong đời sống dâng hiến, đặc biệt là đời sống linh mục. Giáo xứ cũng là môi trường giúp ơn gọi lớn lên. Vì vậy, các giáo xứ cần thiết lập các lớp Mầm Ơn Gọi. Cha xứ là người đóng vai trò quan trọng không những hướng dẫn và giúp đỡ các em trong lớp Mầm Ơn Gọi này về mặt Giáo lý, nhân bản mà còn giúp các em định hướng được ơn gọi dâng hiến. Những lời nhận xét của Cha xứ về các em gửi tới chủng viện hết sức quan trọng trong việc đào tạo cho các ứng sinh linh mục sau này.
Công việc tuyển chọn các ứng sinh linh mục là công việc hết sức quan trọng. Bởi vì, các linh mục có bổn phận tiếp tục sứ mạng của các Tông đồ, của Đức Giêsu, là trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Đó là công việc thiêng liêng cao quý, là công việc của Chúa. Qua trung gian các linh mục, nhân loại được múc lấy nguồn ân sủng của Thiên Chúa nơi Lời Chúa và các Bí tích. Đức Giêsu thấu hiểu điều đó, cho nên Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, trước khi chọn các Tông đồ, Ngài đã thức suốt đêm để cầu nguyện xin ý Chúa Cha.
Ngày hôm nay, Giáo Hội tuyển chọn các ứng sinh linh mục vẫn dựa vào những tiêu chuẩn theo Giáo luật và theo những điều kiện của Giáo Hội địa phương. Nhưng trên hết, những người có trách nhiệm trực tiếp tuyển chọn ứng sinh linh mục cần phải cầu nguyện nhiều. Khi kết hợp những tiêu chuẩn của con người đặt ra và lời cầu nguyện chân thành, chắc chắn sẽ chọn được những ứng sinh linh mục như lòng Chúa mong muốn. Bởi vì, khi làm như vậy thì không phải con người chọn mà chính Chúa chọn, như Đức Giêsu đã nói: “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con”(x. Ga 15,16).
Tóm lại, khi các gia đình, giáo xứ và những người có trách nhiệm biết cộng tác với nhau để tuyển chọn các ứng sinh linh mục, nhất là biết cầu nguyện trước khi tuyển chọn thì chắc chắn Giáo Hội sẽ có được những linh mục như lòng Chúa mong muốn.
Lạy Chúa, nhờ lời chuyển cầu của hai thánh Simon và Giuđa, xin cho mỗi thành phần trong Giáo Hội luôn biết cộng tác với nhau để chu toàn bổn phận Tông đồ mà Chúa đã giao phó. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày 28/10
Hôm nay, chúng ta mừng lễ kính hai thánh Simon và Giuđa Tông đồ. Dựa vào Tin mừng và một số tài liệu, chúng ta chỉ biết một vài điểm đặc biệt sau đây về cuộc đời và sự nghiệp của hai vị thánh.
Thánh Simon quê ở Cana, thuộc nhóm “Nhiệt Thành” (x. Lc 6,15), khác với Thánh Simon (Phêrô) là Tông đồ trưởng. Ngài có họ hàng với Đức Giêsu (x. Mc 6,3). Thánh Giuđa có biệt danh là Tađêô (x. Mt 10,3; Mc 3,18), để phân biệt với Giuđa Iscariốt, kẻ phản bội. Ngài là tác giả của một lá thư trong Tân ước mang tên Ngài: Thư Giuđa. Điểm chính yếu trong lá thư này là lòng trung tín và sự bền đỗ. Ngài là anh của Thánh Giacôbê hậu. Cha của Ngài là ông Cleopha. Mẹ của Ngài là bà Maria, đã từng đứng dưới chân thập giá khi Đức Giêsu chịu chết và ra mồ để xức dầu thơm cho Ngài. Trong phòng tiệc ly, Thánh Giuđa đã hỏi Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, làm sao Thầy lại chỉ tỏ mình ra cho chúng con, mà lại không tỏ ra cho thế gian?" (Ga 12, 22). Đức Giêsu trả lời: “Ai yêu mến Thầy, thì Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,22-23).
Sau thời gian được Đức Giêsu tuyển chọn, huấn luyện, Thánh Simon và Thánh Giuđa đã được sai đi loan báo Tin mừng. Các Ngài đã nhiệt tâm rao giảng Tin mừng, trung thành với Giáo huấn của Đức Giêsu. Thánh Simon đi rao giảng Tin Mừng tại Ai cập, còn thánh Giuđa đi rao giảng Tin mừng tại Mésopotamia. Nhưng vào cuối đời, các Ngài đã cộng tác với nhau đi rao giảng Tin mừng ở Ba tư và chịu chết tử đạo tại đó.
Mỗi chúng ta được mời gọi tiếp tục sứ mạng tông đồ khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Sau đó, chúng ta cũng được huấn luyện trong gia đình, tại giáo xứ và tùy khả năng và địa vị chúng ta được sai đi loan báo Tin mừng nơi mọi môi trường sống. Noi gương hai thánh Tông tồ, chúng ta hãy cộng tác với nhau để chu toàn bổn phận Chúa trao phó. Nhưng Giáo Hội luôn cần có những người dám dấn thân trong ơn gọi độc thân linh mục. Vì vậy, các gia đình và giáo xứ có trách nhiệm cộng tác với Giáo Hội trong việc tuyển chọn ơn gọi cao quý này. Công đồng Vatican II nói: “Gia đình là chủng viện đầu tiên.” Chính vì thế, cha mẹ có trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ những em có ý hướng dâng mình cho Chúa trong đời sống dâng hiến, đặc biệt là đời sống linh mục. Giáo xứ cũng là môi trường giúp ơn gọi lớn lên. Vì vậy, các giáo xứ cần thiết lập các lớp Mầm Ơn Gọi. Cha xứ là người đóng vai trò quan trọng không những hướng dẫn và giúp đỡ các em trong lớp Mầm Ơn Gọi này về mặt Giáo lý, nhân bản mà còn giúp các em định hướng được ơn gọi dâng hiến. Những lời nhận xét của Cha xứ về các em gửi tới chủng viện hết sức quan trọng trong việc đào tạo cho các ứng sinh linh mục sau này.
Công việc tuyển chọn các ứng sinh linh mục là công việc hết sức quan trọng. Bởi vì, các linh mục có bổn phận tiếp tục sứ mạng của các Tông đồ, của Đức Giêsu, là trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Đó là công việc thiêng liêng cao quý, là công việc của Chúa. Qua trung gian các linh mục, nhân loại được múc lấy nguồn ân sủng của Thiên Chúa nơi Lời Chúa và các Bí tích. Đức Giêsu thấu hiểu điều đó, cho nên Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, trước khi chọn các Tông đồ, Ngài đã thức suốt đêm để cầu nguyện xin ý Chúa Cha.
Ngày hôm nay, Giáo Hội tuyển chọn các ứng sinh linh mục vẫn dựa vào những tiêu chuẩn theo Giáo luật và theo những điều kiện của Giáo Hội địa phương. Nhưng trên hết, những người có trách nhiệm trực tiếp tuyển chọn ứng sinh linh mục cần phải cầu nguyện nhiều. Khi kết hợp những tiêu chuẩn của con người đặt ra và lời cầu nguyện chân thành, chắc chắn sẽ chọn được những ứng sinh linh mục như lòng Chúa mong muốn. Bởi vì, khi làm như vậy thì không phải con người chọn mà chính Chúa chọn, như Đức Giêsu đã nói: “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con”(x. Ga 15,16).
Tóm lại, khi các gia đình, giáo xứ và những người có trách nhiệm biết cộng tác với nhau để tuyển chọn các ứng sinh linh mục, nhất là biết cầu nguyện trước khi tuyển chọn thì chắc chắn Giáo Hội sẽ có được những linh mục như lòng Chúa mong muốn.
Lạy Chúa, nhờ lời chuyển cầu của hai thánh Simon và Giuđa, xin cho mỗi thành phần trong Giáo Hội luôn biết cộng tác với nhau để chu toàn bổn phận Tông đồ mà Chúa đã giao phó. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành