GIÁO XỨ VIỆT NAM ĐỨC MẸ LA VANG SAN JOSE THẮP NẾN HIỆP THÔNG VỚI NẠN NHÂN THẢM HỌA Ô NHIỄM BIỂN MIỀN TRUNG
Ngày 26 tháng 9 năm 2016, Đức Ông Francis Cilia, Tổng Đại Diện, thay mặt Đức Giám Mục Giáo Phận San Jose, Bắc Cali, đã gửi thư đến các cha sở trong toàn Giáo Phận, cho phép Giáo Xứ Việt Nam, và khích lệ các Giáo Xứ khác, nơi có nhiều giáo dân Việt sinh sống, một lần quyên tiền đặc biệt nhằm hỗ trợ Caritas Việt Nam trong nỗ lực cứu trợ các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi tai họa ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung Việt Nam.
Được tràn đầy khích lệ bởi sự quan tâm và ân cần lo lắng của vị chủ chăn, GXVN San Jose, dưới sự điều động của Cha Chính Xứ Phêrô Huỳnh Lợi đã họp bàn và sắp xếp việc tổ chức tuần “Thắp Nến Cầu Nguyện và Hiệp Thông”, khởi đầu bằng Thánh Lễ cầu an cho quê hương Việt Nam thân yêu vào hồi 6:00 giờ chiều thứ Sáu ngày 14 tháng 10 năm 2016, tại Hội Trường GX.
Trời thu San Jose cả ngày thứ Sáu u ám và ảm đạm, không một chút nắng, như phản ảnh nỗi u uất của biết bao đồng bào miền Trung đang quằn quại trong nỗi thống khổ mà thảm họa ô nhiễm môi trường ập tới, khiến cho nếp sống của đám dân chài đã lầm than cơ cực lại càng thêm khốn đốn. Đúng là “lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ!”
Hội trường GXĐMLV đã chật ních người khi Thánh Lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an bắt đầu đúng theo chương trình dự tính. Thánh lễ do Cha Chính Xứ chủ tế cùng với quý cha trong giáo phận đồng tế. Trong bài giảng, vị Chủ Tế nhấn mạnh đến tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc yêu thương, cảm thông và liên đới với đồng bào quốc nội nói chung và các ngư dân miền Trung VN nói riêng. Ngài nói, "Chúng ta không thể bị ru ngủ trong sự phồn vinh bình lặng của nếp sống nơi đây mà quên đi hoặc vô cảm trước các tai họa mà đồng bào ruột thịt đang phải gánh chịu tại quê hương." Dưạ vào lời Chúa trong Phúc Âm ngày lễ hôm ấy, Cha khuyên dậy mọi người biết hoàn toàn tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa, đấng đã không hề bỏ quên ngay cả lũ chim se sẻ chẳng đáng giá bao nhiêu, huống hồ là chính con người chúng ta. Ngài hằng quan tâm săn sóc chúng ta đến tận đường tơ kẽ tóc bởi vì "ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi" (xem Luca 12: 1-7). Hãy đặt trọn niềm hy vọng và phó thác nơi Chúa là đấng giầu lòng thương xót, và đã thể hiện lòng xót thương ấy qua sự hy sinh tột cùng là chết trên thập giá để cứu độ chúng ta. Noi gương Chúa, chúng ta cũng cần phải quan tâm săn sóc và cảm thông chia sẻ với anh em chúng ta, nhất là những ai đang lâm cảnh khốn cùng.
Ngay sau Thánh Lễ, nghi thức thắp nến được khai mạc tại khuôn viên giáo xứ. Trong ánh nến bập bùng, bên thánh tượng Đức Mẹ La Vang trìu mến, bài ca "Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn..." được cất lên vang rền nhiều lần, như thoát ra từ đáy tâm hồn những con dân nước Việt thành tâm thiện chí, tuy sống nơi đất khách quê người, mà lòng vẫn trĩu nặng tình cảm quê hương. Những lời kinh Kính Mừng tha thiết dâng lên cho Mẹ Chúa Trời, từ cửa miệng của mọi thành phần dân Chúa, dù là nam phụ hay lão ấu, như khơi lại hoạt cảnh ngày xưa,khi các tín hữu trên đường trốn chạy quan quân bách hại, đã kín đáo tụ họp nhau cầu nguyện tại khu rừng vắng La Vang thuở nào và đã được Mẹ hiện ra an ủi khích lệ. Trong tâm tình ấy, ai cũng như nhận ra sự hiện diện rất thật của Mẹ, Người đang lắng tai nghe những thổn thức của lũ con cháu Evà giữa chốn lưu đầy trần gian dâng về Mẹ, trông mong một xoa dịu ân cần ban xuống từ đôi tay nhân ái cho những con dân lầm than trên quê hương khốn khổ.
Bài công bố hiệp thông của anh Trần Hiếu, Trưởng Ban Tổ Chức, vừa đúc kết các sự kiện, tin tức, lại vừa đặt ra những câu hỏi phản ánh những trăn trở luôn dằn vặt tâm can bất kỳ một người dân nước Việt nào, dù còn trong nước hay ở hải ngoại, trước thảm hoạ chưa từng xẩy ra cho đồng bào các tỉnh miền Trung VN. Cuối cùng, Cha Đinh Đức Hảo, Đặc Trách Mục Vụ VN Giáo Phận San Jose, đã kết thúc nghi lễ bằng lời nhắn nhủ giáo dân sống chia sẻ và hiệp thông với mọi người không phải chỉ trong vui mừng và hy vọng, mà cả trong những ưu tư và lo lắng, đúng như Công Đồng Vaticanô II đã dậy. Ngài cũng nói đến Thông Điệp “Laudato Si” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc “Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung” tức là Mẹ Thiên Nhiên và nhấn mạnh rằng mỗi người chúng ta đều có bổn phận gìn giữ và làm sạch môi trường, bởi lẽ bảo vệ môi sinh chính là bảo vệ cuộc sống hiện tại và tương lai của nhân loại.
Đêm thắp nến được khép lại bằng Kinh Hòa Bình, bài thánh ca quá phổ biến nói lên lý tưởng mỗi người được Chúa Thánh Linh biến cải trở thành khí cụ bình an cho mọi người. Lời ca bất hủ của bài hát quen thuộc đã được vị Đại Thánh của mọi thời viết nên: đó là Thánh Phanxicô thành Assisi. Ngài đã được Đức Đương Kim Giáo Hoàng yêu mến và kính chuộng đến độ chọn làm danh hiệu Giáo Hoàng cho chính mình. Nói đến đề tài sinh thái thì không thể không nói đến Phanxicô thành Assisi, bởi vì “Ngài là một vị huyền nhiệm và là một lữ khách sống trong sự đơn sơ và hòa hợp với Thiên Chúa, với kẻ khác, với vạn vật và với chính bản thân. Trong Ngài, chúng ta thấy rõ mức độ Ngài liên kết tất cả việc chăm sóc thiên nhiên, sự công bằng với kẻ nghèo, việc dấn thân cho xã hội và bình an nội tâm vào một điểm gắn kết chung với nhau, không thể phân ly” (Laudato Si, số 10).
Tuy Nha Khí Tượng cho biết sẽ có mưa vào ngày thứ Sáu, thế nhưng mưa vẫn chưa đến, cho dù trời mây vần vũ, bầu khí se lạnh của buổi chớm thu, đôi khi làm tắt những “ngọn nến trong cơn gió.” Chính nhờ đó, đêm thắp nến đã chấm dứt thuận lợi và tốt đẹp, mở ra niềm hy vọng cho một cuối tuần thắp nến tiếp nối khả quan.
Cuối cùng rồi nỗi mong chờ của cư dân trên vùng Bắc Cali và nhất là Thung Lũng Hoa Vàng đã được trời đáp ứng. Suốt đêm thứ Bẩy sang cả ngày Chúa Nhật, như những giọt hồng ân sau bao ngày nắng hạn, mưa đã tràn về, rỉ rả, không dứt, trên khắp vùng đợi mong. Dầu thế, trong mưa, trong gió, ánh lửa thắp lên từ đêm thứ Sáu được chuyển sang 16 ngọn nến lớn được trang trọng rước lên trên cung thánh khi 16 Thánh Lễ đươc liên tiếp cử hành trong hai ngày cuối tuần qua trong toàn thể GXĐMLV. Những ánh nến lung linh ấy bất giác làm vọng vang lời thư của Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh: “Những ngọn nến của quý vị sẽ thắp lên niềm hy vọng, xóa tan bóng đêm và nỗi sợ, đồng thời xoa dịu những nỗi thương đau mà họ và cả chúng tôi đang phải gánh chịu” (Thư đề ngày 1 tháng 10 năm 2016). Một sự hiệp thông rộng lớn, một nỗi cảm thông sâu xa, và một chuỗi lời kinh tha thiết, từ nơi này đến nơi kia, vang xa, thống thiết, bao la. Còn hơn thế nữa, không thể có được một trùng hợp tuyệt vời nào hơn khi trong Phúc Âm hôm nay Chúa dậy phải cầu nguyện bền bỉ, cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện như dốc cạn tâm tư. Lời cầu xin như thế chắc hẳn sẽ đánh động lòng Chúa Từ Nhân. Rồi còn đẹp nữa, khi lời cầu nguyện ấy mang đậm tinh thần vị tha, không phải cầu cho mình, mà là cho những anh em đồng bào cũng như đồng đạo đang lâm cảnh gian truân khốn cùng. Hợp với lời kinh ấy là những đồng bạc nghĩa tình, tượng trưng cho những hy sinh lao khổ mà những người con Chúa muốn chia sẻ cho nhau trong cảnh “lá lành đùm lá rách,” và nhất là trong tình bác ái của những người mang danh là con cái một Cha Chung trên trời.
Cuối tuần thắp nến đã trôi qua như thế, nhưng dư âm sẽ còn mãi, như lời của vị Giám Mục Giáo Phận Vinh, “Hy vọng sự hiệp thông và đồng hành của quý vị sẽ thổi thêm sinh khí cho các nạn nhân và góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho Quê Hương Việt Nam yêu dấu!”.
Nguyễn Kim Ngân
Từ Thung Lũng Hoa Vàng San Jose
Ngày 17/10/2016
GXVN SAN JOSE - BẮC CALI HIỆP THÔNG VỚI NẠN NHÂN
THẢM HỌA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG
14/10/2016
BẢN CÔNG BỐ HIỆP THÔNG
Kính thưa quý Cha, quý Quan Khách, quý Bậc Trưởng Thượng, quý Bà Con Tín Hữu và Mọi Người Thiện Chí,
Từ San Jóse, California, của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, hôm nay, ngày 14 tháng 10, 2016, đồng bào và tín hữu Công Giáo VN hiện diện tại khuôn viên GX Ðức Mẹ La Vang, cùng hướng về miền Trung Việt Nam thân yêu để bày tỏ tình liên đới, nghĩa hiệp thông với bà con đồng đạo và đồng bào đang lâm thảm nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Trong thánh lễ, quý cha và các tín hữu đã khẩn thiết dâng lên Thiên Chúa lời nguyện cầu cho quốc thái dân an, cho các nạn nhân được ơn cứu thoát, cho các vị lãnh đạo và toàn thể đồng bào lương giáo cả nước được ơn khôn ngoan và can trường nhằm vượt qua nỗi sợ, nhằm vượt thắng các thử thách gian truân để đứng lên đòi công lý.
Khi được thông tin về thảm họa ô nhiễm biển tại các tỉnh Miền Trung do các chất thải độc hại từ nhà máy gang thép Formosa gây ra, làm thiệt hại khủng khiếp chưa từng thấy cho môi trường cũng như gây cảnh khốn đốn cho nhiều triệu đồng bào, Cha Huỳnh Lợi, Chánh Xứ GX Ðức Mẹ La Vang, Cha Ðinh Ðức Hảo, Ðặc Trách Mục Vụ VN GP/SJ, đã đứng ra tổ chức thánh lễ đốt nến hiệp thông, và nổ lực vận động sự ủng hộ của các ân nhân để trợ giúp các nạn nhân.
Hiệp cùng các LM VN, Ðức Cha McGrath, qua Ðức Ông Cilia, Tổng Ðại Diện, đã gửi thư đến tất cả các cha sở trong GP San Jóse, bày tỏ mối quan tâm và kêu gọi sự giúp đỡ. Ngài viết, “Hôm nay tôi muốn nói lên sự quan tâm sâu xa và cam kết cầu nguyện cũng như hỗ trợ của chúng tôi đối với những người Việt đang bị ảnh hưởng do tai họa môi trường nầy…” Ngài cho phép GXVN, cũng như khích lệ các giáo xứ trong toàn Giáo Phận, quyên tiền đặc biệt để trợ giúp, nói lên tình liên đới và hiệp thông của Giáo Hội địa phương với anh chị em đồng đạo tại VN.
Kính thưa quý cha và quý vị,
Sau gần ba tháng thảm họa cá chết hàng loạt xảy ra tại bốn tỉnh miền Trung, nhà cầm quyền Việt Nam đã chính thức công bố tập đoàn công nghệ Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh là kẻ đã gây ra thảm họa. Tuy nhận diện nguyên nhân, nhà cầm quyền đã án binh bất động, không biểu tỏ một động thái gì để cứu biển, cứu dân, mà chỉ lo bảo vệ cho tập đoàn thủ ác và các cá nhân cán bộ cầm quyền.
Trước các vi phạm cực kỳ to lớn của tập đoàn công nghiệp, gây ô nhiễm một vùng thiên nhiên rộng lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhiều triệu con người, chúng ta tự hỏi, vì sao khu công nghiệp đó có quyền tồn tại? Với các biện pháp bảo vệ môi trường lỏng lẻo, cũng như khả năng giám sát yếu kém của các cơ quan chức năng, tại sao nhà cầm quyền chấp nhận để một mối nguy như thế luôn luôn rình rập người dân?
Nhìn những thực trạng hết sức đau lòng bi thương đang xảy ra, không những chỉ tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, mà còn nhan nhản tại nhiều nơi trên quê hương Việt Nam, chúng ta thực sự không hiểu nổi chế độ nầy, nhà cầm quyền cọng sản nầy, đang làm gì, và đang phục vụ cho ai?
Tại sao, nhà cầm quyền có thể đánh đổi một vùng biển giàu tài nguyên với một khu công nghiệp gồm các thiết bị lỗi thời, chuyên môn kém cỏi, lại còn cho chúng các đặc quyền đặc lợi, khai thác một cách không thương tiếc tài nguyên của đất nước mà không đem lại một lợi lộc kinh tế nào cho người dân?
Tại sao, họ để cho một tập đoàn công nghệ ngoại bang chiếm giữ độc quyền một vùng đất bao la, bất chấp các nguy cơ môi trường, nguy cơ quốc phòng, lại làm ngơ cho chúng đem lậu hàng ngàn công nhân, thực chất là cán binh của Tàu, nằm vùng tại một địa điểm hết sức quan yếu nầy?
Tại sao, tôm cá thì có sinh sôi nảy nở, sắt thép thì có chừng có mực mà chế độ lại khuất phục một tập đoàn công nghệ, để cho chúng lớn tiếng đòi chúng ta lựa chọn nhà máy hay tôm cá? Họ có quyền gì mà đòi cả dân tộc Việt Nam thay đổi nếp sống?
Tại sao, trong khi biết bao con mắt đang xem xét hành tung của nhà máy, nhà cầm quyền lại để cho chúng ngang nhiên chôn giấu hằng trăm tấn chất thải độc hại tại các nông trại, công viên, lại để cho các tàu bè ngoại bang đổ các chất ô nhiễm ra biển, gây tổn hại môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người, coi thường pháp luật quốc gia?
Tại sao, trong khi các chất thải độc hại đang phá huỷ trầm trọng các hệ sinh thái ở biển mà chưa có giải pháp xử lý, nhà cầm quyền lại cấp phép cho chính nhà máy Formosa đổ các chất thải độc hại băng qua sông Quyền, gây đầu độc một con sông hiện đang cung cấp nguồn nước cho hằng vạn người dân?
Tại sao, trong khi biển là một nguồn nuôi sống người dân biết bao đời nay, ngư nghiệp là nghề truyền thống phát đạt, ngư dân là các "chiến sĩ bảo vệ biên cương hải đảo" trước tham vọng thôn tính của giặc Tàu, nhà cầm quyền lại xúi dân từ bỏ ngư trường, chuyển đổi nghề nghiệp, rời xa xóm làng?
Tại sao, khi một vùng biển to lớn bị ô nhiễm đầu độc, mọi cơ quan chức năng nhà nước đều bất động, không một kế sách gì để cứu dân cứu biển?
Nhất định, chúng ta không chấp nhận thực trạng đó. Chúng ta sẽ mắc lỗi với tiền nhân và các thế hệ mai sau nếu chúng ta để một vùng biển trù phú bị biến thành biển chết, một vùng trời trong lành biến thành ô nhiễm gây nên bệnh tật.
Chính vì ý thức điều nầy, hàng vạn giáo dân, dưới sự lãnh đạo của các vị chủ chăn Giáo Phận Vinh, đã nhiều lần xuống đường đồng thanh bày tỏ sự bất bình và hiên ngang biểu đạt tiếng nói đòi công lý cho thiên nhiên, cho con người.
Làm sao chúng ta không xúc động và ngưỡng mộ trước hình ảnh hàng vạn người tưởng như đã tuyệt vọng, nhưng đã nhất tề đứng lên trong trật tự ôn hoà, mang theo nón lá, áo dài, ca hát cầu kinh! Thái độ an nhiên tự tại của họ khi đối diện với các thách thức của nhà cầm quyền, thể hiện con người tự do trong một thể chế độc tài, không những là vẻ đẹp mà là chính nghĩa và là hy vọng cho cuộc đấu tranh vì công lý.
Cùng với các nạn nhân của thảm nạn ô nhiễm biển Miền Trung, chúng ta đòi hỏi, và chúng ta lớn tiếng kêu gọi mọi người thiện chí, cùng lên tiếng đòi hỏi cho người dân chúng ta:
Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải hành động ngay, làm sạch biển, tái tạo ngư trường để nghề nghiệp truyền thống của ngư dân được phục hồi. Huy động các nhà khoa học, các chuyên viên, cụ thể, mời gọi các cơ quan quốc tế thiện tâm và giàu chuyên môn giúp đỡ.
Đóng cửa nhà máy Formosa. Bồi thường thích đáng và cấp thời cho các nạn nhân. Truy tố các thủ phạm gây nên thảm họa. Sự hiện diện của khu công nghiệp lỗi thời, kém chất lượng như đã phô bày, chắc chắn không bảo đảm môi trường biển sạch cũng như không khí trong lành cho người dân.
Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền hạn chính đáng của người dân khi họ lên tiếng trước các sai trái gây tổn hại con người và môi trường, loại bỏ các hình thức qui chụp, bắt bớ, đàn áp những công dân dấn thân đấu tranh ôn hòa cho thiện ích của xã hội và đất nước.
Kêu gọi các tín hữu và đồng bào khắp cả nước, công khai lên tiếng hiệp thông, hỗ trợ giới lãnh đạo và tín hữu Giáo Phận Vinh, và có các nghĩa cử liên đới cụ thể trong giai đoạn cấp bách nguy nan hiện nay.
Kính thưa quý cha và quý vị,
Chúng ta không quên thành tâm ghi nhận sự quan tâm sâu sắc của dư luận và những người thiện chí trong xã hội trong thời gian qua, đặc biệt của giới trẻ, đã không quản ngại khó khăn và bất chấp ngay cả sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền, để mạnh mẽ đứng lên nói lên tiếng nói lương tâm trước thảm họa ô nhiễm môi trường tại Miền Trung.
Chúng ta hãy ra sức cầu nguyện với Chúa, Người là Chủ của mọi loài, để Ngài tác động nơi các nhà lãnh đạo và toàn thể dân chúng trong việc mưu cầu lợi ích chung, vì "Đối với Chúa thì mọi sự đều có thể" (Mt 19:26). Với lòng phó thác vào sự phù hộ của Đức Mẹ La Vang, cầu xin Người che chở hướng dẫn chúng ta trong giai đoạn thách thức nghiêm trọng hiện nay.
Cầu xin Chúa chúc lành và ban bình an cho tất cả chúng ta.-
Trần Hiếu, San Jose, 14/10/16
Ngày 26 tháng 9 năm 2016, Đức Ông Francis Cilia, Tổng Đại Diện, thay mặt Đức Giám Mục Giáo Phận San Jose, Bắc Cali, đã gửi thư đến các cha sở trong toàn Giáo Phận, cho phép Giáo Xứ Việt Nam, và khích lệ các Giáo Xứ khác, nơi có nhiều giáo dân Việt sinh sống, một lần quyên tiền đặc biệt nhằm hỗ trợ Caritas Việt Nam trong nỗ lực cứu trợ các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi tai họa ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung Việt Nam.
Được tràn đầy khích lệ bởi sự quan tâm và ân cần lo lắng của vị chủ chăn, GXVN San Jose, dưới sự điều động của Cha Chính Xứ Phêrô Huỳnh Lợi đã họp bàn và sắp xếp việc tổ chức tuần “Thắp Nến Cầu Nguyện và Hiệp Thông”, khởi đầu bằng Thánh Lễ cầu an cho quê hương Việt Nam thân yêu vào hồi 6:00 giờ chiều thứ Sáu ngày 14 tháng 10 năm 2016, tại Hội Trường GX.
Trời thu San Jose cả ngày thứ Sáu u ám và ảm đạm, không một chút nắng, như phản ảnh nỗi u uất của biết bao đồng bào miền Trung đang quằn quại trong nỗi thống khổ mà thảm họa ô nhiễm môi trường ập tới, khiến cho nếp sống của đám dân chài đã lầm than cơ cực lại càng thêm khốn đốn. Đúng là “lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ!”
Hội trường GXĐMLV đã chật ních người khi Thánh Lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an bắt đầu đúng theo chương trình dự tính. Thánh lễ do Cha Chính Xứ chủ tế cùng với quý cha trong giáo phận đồng tế. Trong bài giảng, vị Chủ Tế nhấn mạnh đến tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc yêu thương, cảm thông và liên đới với đồng bào quốc nội nói chung và các ngư dân miền Trung VN nói riêng. Ngài nói, "Chúng ta không thể bị ru ngủ trong sự phồn vinh bình lặng của nếp sống nơi đây mà quên đi hoặc vô cảm trước các tai họa mà đồng bào ruột thịt đang phải gánh chịu tại quê hương." Dưạ vào lời Chúa trong Phúc Âm ngày lễ hôm ấy, Cha khuyên dậy mọi người biết hoàn toàn tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa, đấng đã không hề bỏ quên ngay cả lũ chim se sẻ chẳng đáng giá bao nhiêu, huống hồ là chính con người chúng ta. Ngài hằng quan tâm săn sóc chúng ta đến tận đường tơ kẽ tóc bởi vì "ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi" (xem Luca 12: 1-7). Hãy đặt trọn niềm hy vọng và phó thác nơi Chúa là đấng giầu lòng thương xót, và đã thể hiện lòng xót thương ấy qua sự hy sinh tột cùng là chết trên thập giá để cứu độ chúng ta. Noi gương Chúa, chúng ta cũng cần phải quan tâm săn sóc và cảm thông chia sẻ với anh em chúng ta, nhất là những ai đang lâm cảnh khốn cùng.
Ngay sau Thánh Lễ, nghi thức thắp nến được khai mạc tại khuôn viên giáo xứ. Trong ánh nến bập bùng, bên thánh tượng Đức Mẹ La Vang trìu mến, bài ca "Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn..." được cất lên vang rền nhiều lần, như thoát ra từ đáy tâm hồn những con dân nước Việt thành tâm thiện chí, tuy sống nơi đất khách quê người, mà lòng vẫn trĩu nặng tình cảm quê hương. Những lời kinh Kính Mừng tha thiết dâng lên cho Mẹ Chúa Trời, từ cửa miệng của mọi thành phần dân Chúa, dù là nam phụ hay lão ấu, như khơi lại hoạt cảnh ngày xưa,khi các tín hữu trên đường trốn chạy quan quân bách hại, đã kín đáo tụ họp nhau cầu nguyện tại khu rừng vắng La Vang thuở nào và đã được Mẹ hiện ra an ủi khích lệ. Trong tâm tình ấy, ai cũng như nhận ra sự hiện diện rất thật của Mẹ, Người đang lắng tai nghe những thổn thức của lũ con cháu Evà giữa chốn lưu đầy trần gian dâng về Mẹ, trông mong một xoa dịu ân cần ban xuống từ đôi tay nhân ái cho những con dân lầm than trên quê hương khốn khổ.
Bài công bố hiệp thông của anh Trần Hiếu, Trưởng Ban Tổ Chức, vừa đúc kết các sự kiện, tin tức, lại vừa đặt ra những câu hỏi phản ánh những trăn trở luôn dằn vặt tâm can bất kỳ một người dân nước Việt nào, dù còn trong nước hay ở hải ngoại, trước thảm hoạ chưa từng xẩy ra cho đồng bào các tỉnh miền Trung VN. Cuối cùng, Cha Đinh Đức Hảo, Đặc Trách Mục Vụ VN Giáo Phận San Jose, đã kết thúc nghi lễ bằng lời nhắn nhủ giáo dân sống chia sẻ và hiệp thông với mọi người không phải chỉ trong vui mừng và hy vọng, mà cả trong những ưu tư và lo lắng, đúng như Công Đồng Vaticanô II đã dậy. Ngài cũng nói đến Thông Điệp “Laudato Si” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc “Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung” tức là Mẹ Thiên Nhiên và nhấn mạnh rằng mỗi người chúng ta đều có bổn phận gìn giữ và làm sạch môi trường, bởi lẽ bảo vệ môi sinh chính là bảo vệ cuộc sống hiện tại và tương lai của nhân loại.
Đêm thắp nến được khép lại bằng Kinh Hòa Bình, bài thánh ca quá phổ biến nói lên lý tưởng mỗi người được Chúa Thánh Linh biến cải trở thành khí cụ bình an cho mọi người. Lời ca bất hủ của bài hát quen thuộc đã được vị Đại Thánh của mọi thời viết nên: đó là Thánh Phanxicô thành Assisi. Ngài đã được Đức Đương Kim Giáo Hoàng yêu mến và kính chuộng đến độ chọn làm danh hiệu Giáo Hoàng cho chính mình. Nói đến đề tài sinh thái thì không thể không nói đến Phanxicô thành Assisi, bởi vì “Ngài là một vị huyền nhiệm và là một lữ khách sống trong sự đơn sơ và hòa hợp với Thiên Chúa, với kẻ khác, với vạn vật và với chính bản thân. Trong Ngài, chúng ta thấy rõ mức độ Ngài liên kết tất cả việc chăm sóc thiên nhiên, sự công bằng với kẻ nghèo, việc dấn thân cho xã hội và bình an nội tâm vào một điểm gắn kết chung với nhau, không thể phân ly” (Laudato Si, số 10).
Tuy Nha Khí Tượng cho biết sẽ có mưa vào ngày thứ Sáu, thế nhưng mưa vẫn chưa đến, cho dù trời mây vần vũ, bầu khí se lạnh của buổi chớm thu, đôi khi làm tắt những “ngọn nến trong cơn gió.” Chính nhờ đó, đêm thắp nến đã chấm dứt thuận lợi và tốt đẹp, mở ra niềm hy vọng cho một cuối tuần thắp nến tiếp nối khả quan.
Cuối cùng rồi nỗi mong chờ của cư dân trên vùng Bắc Cali và nhất là Thung Lũng Hoa Vàng đã được trời đáp ứng. Suốt đêm thứ Bẩy sang cả ngày Chúa Nhật, như những giọt hồng ân sau bao ngày nắng hạn, mưa đã tràn về, rỉ rả, không dứt, trên khắp vùng đợi mong. Dầu thế, trong mưa, trong gió, ánh lửa thắp lên từ đêm thứ Sáu được chuyển sang 16 ngọn nến lớn được trang trọng rước lên trên cung thánh khi 16 Thánh Lễ đươc liên tiếp cử hành trong hai ngày cuối tuần qua trong toàn thể GXĐMLV. Những ánh nến lung linh ấy bất giác làm vọng vang lời thư của Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh: “Những ngọn nến của quý vị sẽ thắp lên niềm hy vọng, xóa tan bóng đêm và nỗi sợ, đồng thời xoa dịu những nỗi thương đau mà họ và cả chúng tôi đang phải gánh chịu” (Thư đề ngày 1 tháng 10 năm 2016). Một sự hiệp thông rộng lớn, một nỗi cảm thông sâu xa, và một chuỗi lời kinh tha thiết, từ nơi này đến nơi kia, vang xa, thống thiết, bao la. Còn hơn thế nữa, không thể có được một trùng hợp tuyệt vời nào hơn khi trong Phúc Âm hôm nay Chúa dậy phải cầu nguyện bền bỉ, cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện như dốc cạn tâm tư. Lời cầu xin như thế chắc hẳn sẽ đánh động lòng Chúa Từ Nhân. Rồi còn đẹp nữa, khi lời cầu nguyện ấy mang đậm tinh thần vị tha, không phải cầu cho mình, mà là cho những anh em đồng bào cũng như đồng đạo đang lâm cảnh gian truân khốn cùng. Hợp với lời kinh ấy là những đồng bạc nghĩa tình, tượng trưng cho những hy sinh lao khổ mà những người con Chúa muốn chia sẻ cho nhau trong cảnh “lá lành đùm lá rách,” và nhất là trong tình bác ái của những người mang danh là con cái một Cha Chung trên trời.
Cuối tuần thắp nến đã trôi qua như thế, nhưng dư âm sẽ còn mãi, như lời của vị Giám Mục Giáo Phận Vinh, “Hy vọng sự hiệp thông và đồng hành của quý vị sẽ thổi thêm sinh khí cho các nạn nhân và góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho Quê Hương Việt Nam yêu dấu!”.
Nguyễn Kim Ngân
Từ Thung Lũng Hoa Vàng San Jose
Ngày 17/10/2016
GXVN SAN JOSE - BẮC CALI HIỆP THÔNG VỚI NẠN NHÂN
THẢM HỌA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG
14/10/2016
BẢN CÔNG BỐ HIỆP THÔNG
Kính thưa quý Cha, quý Quan Khách, quý Bậc Trưởng Thượng, quý Bà Con Tín Hữu và Mọi Người Thiện Chí,
Từ San Jóse, California, của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, hôm nay, ngày 14 tháng 10, 2016, đồng bào và tín hữu Công Giáo VN hiện diện tại khuôn viên GX Ðức Mẹ La Vang, cùng hướng về miền Trung Việt Nam thân yêu để bày tỏ tình liên đới, nghĩa hiệp thông với bà con đồng đạo và đồng bào đang lâm thảm nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Trong thánh lễ, quý cha và các tín hữu đã khẩn thiết dâng lên Thiên Chúa lời nguyện cầu cho quốc thái dân an, cho các nạn nhân được ơn cứu thoát, cho các vị lãnh đạo và toàn thể đồng bào lương giáo cả nước được ơn khôn ngoan và can trường nhằm vượt qua nỗi sợ, nhằm vượt thắng các thử thách gian truân để đứng lên đòi công lý.
Khi được thông tin về thảm họa ô nhiễm biển tại các tỉnh Miền Trung do các chất thải độc hại từ nhà máy gang thép Formosa gây ra, làm thiệt hại khủng khiếp chưa từng thấy cho môi trường cũng như gây cảnh khốn đốn cho nhiều triệu đồng bào, Cha Huỳnh Lợi, Chánh Xứ GX Ðức Mẹ La Vang, Cha Ðinh Ðức Hảo, Ðặc Trách Mục Vụ VN GP/SJ, đã đứng ra tổ chức thánh lễ đốt nến hiệp thông, và nổ lực vận động sự ủng hộ của các ân nhân để trợ giúp các nạn nhân.
Hiệp cùng các LM VN, Ðức Cha McGrath, qua Ðức Ông Cilia, Tổng Ðại Diện, đã gửi thư đến tất cả các cha sở trong GP San Jóse, bày tỏ mối quan tâm và kêu gọi sự giúp đỡ. Ngài viết, “Hôm nay tôi muốn nói lên sự quan tâm sâu xa và cam kết cầu nguyện cũng như hỗ trợ của chúng tôi đối với những người Việt đang bị ảnh hưởng do tai họa môi trường nầy…” Ngài cho phép GXVN, cũng như khích lệ các giáo xứ trong toàn Giáo Phận, quyên tiền đặc biệt để trợ giúp, nói lên tình liên đới và hiệp thông của Giáo Hội địa phương với anh chị em đồng đạo tại VN.
Kính thưa quý cha và quý vị,
Sau gần ba tháng thảm họa cá chết hàng loạt xảy ra tại bốn tỉnh miền Trung, nhà cầm quyền Việt Nam đã chính thức công bố tập đoàn công nghệ Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh là kẻ đã gây ra thảm họa. Tuy nhận diện nguyên nhân, nhà cầm quyền đã án binh bất động, không biểu tỏ một động thái gì để cứu biển, cứu dân, mà chỉ lo bảo vệ cho tập đoàn thủ ác và các cá nhân cán bộ cầm quyền.
Trước các vi phạm cực kỳ to lớn của tập đoàn công nghiệp, gây ô nhiễm một vùng thiên nhiên rộng lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhiều triệu con người, chúng ta tự hỏi, vì sao khu công nghiệp đó có quyền tồn tại? Với các biện pháp bảo vệ môi trường lỏng lẻo, cũng như khả năng giám sát yếu kém của các cơ quan chức năng, tại sao nhà cầm quyền chấp nhận để một mối nguy như thế luôn luôn rình rập người dân?
Nhìn những thực trạng hết sức đau lòng bi thương đang xảy ra, không những chỉ tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, mà còn nhan nhản tại nhiều nơi trên quê hương Việt Nam, chúng ta thực sự không hiểu nổi chế độ nầy, nhà cầm quyền cọng sản nầy, đang làm gì, và đang phục vụ cho ai?
Tại sao, nhà cầm quyền có thể đánh đổi một vùng biển giàu tài nguyên với một khu công nghiệp gồm các thiết bị lỗi thời, chuyên môn kém cỏi, lại còn cho chúng các đặc quyền đặc lợi, khai thác một cách không thương tiếc tài nguyên của đất nước mà không đem lại một lợi lộc kinh tế nào cho người dân?
Tại sao, họ để cho một tập đoàn công nghệ ngoại bang chiếm giữ độc quyền một vùng đất bao la, bất chấp các nguy cơ môi trường, nguy cơ quốc phòng, lại làm ngơ cho chúng đem lậu hàng ngàn công nhân, thực chất là cán binh của Tàu, nằm vùng tại một địa điểm hết sức quan yếu nầy?
Tại sao, tôm cá thì có sinh sôi nảy nở, sắt thép thì có chừng có mực mà chế độ lại khuất phục một tập đoàn công nghệ, để cho chúng lớn tiếng đòi chúng ta lựa chọn nhà máy hay tôm cá? Họ có quyền gì mà đòi cả dân tộc Việt Nam thay đổi nếp sống?
Tại sao, trong khi biết bao con mắt đang xem xét hành tung của nhà máy, nhà cầm quyền lại để cho chúng ngang nhiên chôn giấu hằng trăm tấn chất thải độc hại tại các nông trại, công viên, lại để cho các tàu bè ngoại bang đổ các chất ô nhiễm ra biển, gây tổn hại môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người, coi thường pháp luật quốc gia?
Tại sao, trong khi các chất thải độc hại đang phá huỷ trầm trọng các hệ sinh thái ở biển mà chưa có giải pháp xử lý, nhà cầm quyền lại cấp phép cho chính nhà máy Formosa đổ các chất thải độc hại băng qua sông Quyền, gây đầu độc một con sông hiện đang cung cấp nguồn nước cho hằng vạn người dân?
Tại sao, trong khi biển là một nguồn nuôi sống người dân biết bao đời nay, ngư nghiệp là nghề truyền thống phát đạt, ngư dân là các "chiến sĩ bảo vệ biên cương hải đảo" trước tham vọng thôn tính của giặc Tàu, nhà cầm quyền lại xúi dân từ bỏ ngư trường, chuyển đổi nghề nghiệp, rời xa xóm làng?
Tại sao, khi một vùng biển to lớn bị ô nhiễm đầu độc, mọi cơ quan chức năng nhà nước đều bất động, không một kế sách gì để cứu dân cứu biển?
Nhất định, chúng ta không chấp nhận thực trạng đó. Chúng ta sẽ mắc lỗi với tiền nhân và các thế hệ mai sau nếu chúng ta để một vùng biển trù phú bị biến thành biển chết, một vùng trời trong lành biến thành ô nhiễm gây nên bệnh tật.
Chính vì ý thức điều nầy, hàng vạn giáo dân, dưới sự lãnh đạo của các vị chủ chăn Giáo Phận Vinh, đã nhiều lần xuống đường đồng thanh bày tỏ sự bất bình và hiên ngang biểu đạt tiếng nói đòi công lý cho thiên nhiên, cho con người.
Làm sao chúng ta không xúc động và ngưỡng mộ trước hình ảnh hàng vạn người tưởng như đã tuyệt vọng, nhưng đã nhất tề đứng lên trong trật tự ôn hoà, mang theo nón lá, áo dài, ca hát cầu kinh! Thái độ an nhiên tự tại của họ khi đối diện với các thách thức của nhà cầm quyền, thể hiện con người tự do trong một thể chế độc tài, không những là vẻ đẹp mà là chính nghĩa và là hy vọng cho cuộc đấu tranh vì công lý.
Cùng với các nạn nhân của thảm nạn ô nhiễm biển Miền Trung, chúng ta đòi hỏi, và chúng ta lớn tiếng kêu gọi mọi người thiện chí, cùng lên tiếng đòi hỏi cho người dân chúng ta:
Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải hành động ngay, làm sạch biển, tái tạo ngư trường để nghề nghiệp truyền thống của ngư dân được phục hồi. Huy động các nhà khoa học, các chuyên viên, cụ thể, mời gọi các cơ quan quốc tế thiện tâm và giàu chuyên môn giúp đỡ.
Đóng cửa nhà máy Formosa. Bồi thường thích đáng và cấp thời cho các nạn nhân. Truy tố các thủ phạm gây nên thảm họa. Sự hiện diện của khu công nghiệp lỗi thời, kém chất lượng như đã phô bày, chắc chắn không bảo đảm môi trường biển sạch cũng như không khí trong lành cho người dân.
Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền hạn chính đáng của người dân khi họ lên tiếng trước các sai trái gây tổn hại con người và môi trường, loại bỏ các hình thức qui chụp, bắt bớ, đàn áp những công dân dấn thân đấu tranh ôn hòa cho thiện ích của xã hội và đất nước.
Kêu gọi các tín hữu và đồng bào khắp cả nước, công khai lên tiếng hiệp thông, hỗ trợ giới lãnh đạo và tín hữu Giáo Phận Vinh, và có các nghĩa cử liên đới cụ thể trong giai đoạn cấp bách nguy nan hiện nay.
Kính thưa quý cha và quý vị,
Chúng ta không quên thành tâm ghi nhận sự quan tâm sâu sắc của dư luận và những người thiện chí trong xã hội trong thời gian qua, đặc biệt của giới trẻ, đã không quản ngại khó khăn và bất chấp ngay cả sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền, để mạnh mẽ đứng lên nói lên tiếng nói lương tâm trước thảm họa ô nhiễm môi trường tại Miền Trung.
Chúng ta hãy ra sức cầu nguyện với Chúa, Người là Chủ của mọi loài, để Ngài tác động nơi các nhà lãnh đạo và toàn thể dân chúng trong việc mưu cầu lợi ích chung, vì "Đối với Chúa thì mọi sự đều có thể" (Mt 19:26). Với lòng phó thác vào sự phù hộ của Đức Mẹ La Vang, cầu xin Người che chở hướng dẫn chúng ta trong giai đoạn thách thức nghiêm trọng hiện nay.
Cầu xin Chúa chúc lành và ban bình an cho tất cả chúng ta.-
Trần Hiếu, San Jose, 14/10/16