BẢO VỆ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
Chúa Nhật 25 THƯỜNG NIÊN NĂM C
“Ông chủ khen anh quản gia bất lương đã hành động khôn khéo”. Đó là lời Chúa Giêsu khẳng định trong dụ ngôn mà Tin Mừng theo thánh Luca (16, 1-13) ghi lại. Ông chủ là ai? Chúa dùng hình ảnh ông chủ để ám chỉ chính Chúa. Hóa ra, Chúa Giêsu lại khen ngợi kẻ bất lương? Hay chúng ta phải hiểu thế nào?
Thật ra, Chúa không khen người quản gia bất lương vì chính sự bất lương. Chúa chỉ khen vì tính toán của anh ta nhanh nhạy, hành động của anh ta khéo léo. Dù gian lận, nhưng trong việc làm gian lận, anh ta xử lý hoàn cảnh của mình hết sức hợp lý, đúng thời điểm, đúng đối tượng cần thiết.
Khi anh quản gia đối diện với tình huống đe dọa sự sống của mình: sắp bị đuổi việc, bản thân tự biết rõ: cuốc đất không nổi vì không quen lao động chân tay. Nhưng đi ăn mày thì xấu hổ, vì từng làm việc quan trọng, ai cũng biết tiếng. Anh ta nhanh nhạy tạo tương quan, nhỡ sau khi mất việc, anh ta có thể có điều kiện để sống. Biết đâu anh còn được người ta đón tiếp, coi như ân nhân của họ. Chúa khen là khen điều ấy.
Ngay sau khi khen người quản gia bất lương khéo léo, Chúa Giêsu trao cho dụ ngôn một cái kết: “Con cái đời này khi đối xử với đồng loại thì khôn khéo hơn con cái sự sáng”. Dựa vào câu nói của Chúa, chúng ta bàn về sự khôn ngoan của con cái Thiên Chúa, bởi họ phản chiếu ánh sáng của Thiên Chúa. Họ trở thành con của sự sáng.
Khi cho biết con cái thế gian khôn khéo hơn con cái ánh sáng, là Chúa muốn nói rằng: Chúng ta không biết tính toán, thậm chí không thèm phản ứng để hành động chống trả những chước cám dỗ, những hoàn cảnh có thể làm cho bản thân sai đường.
Thực tế đời sống chứng minh: Đã quá nhiều lần, ta không nhanh nhạy để gìn giữ sự sống đời đời của mình. Những khi đồi diện với cám dỗ, nhất là những cơn cám dỗ về tội trọng đe dọa sự sống đời đời, dù biết mình là con cái sự sáng, ta đâu có tìm cách gấp rút thoát ra. Có khi ta lại còn muốn ở lỳ trong tội. Chính vì thế, ta đâu chỉ một lần phạm tội. Có thể nói, dấu ấn về tội lỗi là điều rất thật trên cuộc đời của từng con người.
Sở dĩ những con cái sự sáng không phản ứng đủ, kịp lúc để bảo vệ sự sống đời đời, là do ta ít để ý đến sự sống ấy, ít để nó lưu trú trong tâm trí ta. Trong cuộc đời, có quá nhiều thứ để con người quan tâm. Nhưng lý tưởng đời sống thiêng liêng để vươn tới sự sống đời đời, lẽ ra phải là mối quan tâm trên hết mọi quan tâm, dù là con cái sự sáng, nhưng lại không quan tâm, không thèm đếm xỉa, không tha thiết với nó.
Một trong những mối bận tâm, thậm chí trở thành đam mê, gây nên tội lỗi mà những con cái sự sáng vướng vào, đó là tham lam của cải. Chính trong bài Tin Mừng, Chúa trách thói tham lam này: “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được”.
Hơn bao giờ hết, thời đại mà mỗi chúng ta cùng đồng hành, đang bị nền kinh tế thị trường cuốn hút và vạch lối. Con người dễ có khuynh hướng tập trung vào sự sống thân xác, quên đi sự sống tinh thần. Lắm khi người ta còn sẵn sàng hủy diệt cả sự sống tinh thần, để phục vụ sự sống thân xác, nhằm tạo cảm giác sung sướng hơn, thỏa mãn nhiều hơn.
Đồng tiền dễ xâm lăng, chiếm ngôi “ông chủ” trong tâm trí nhiều người. Bởi thế, người ta dễ đánh giá nhau dựa trên giá trị vật chất. Người ta yêu nhau cũng nhìn vào túi tiền của nhau. Cha mẹ lập gia đình cho con cũng nhắm sự giàu có của kẻ sẽ phối ngẫu với con mình. Lập bè lập bạn, người ta cũng tìm sự tương đồng vật chất. Kẻ giàu tìm cách trưng bày sự giàu có. Kẻ nghèo cảm thấy mặc cảm, xa lánh nhiều người, nhiều hoàn cảnh…
Ước gì chúa ban cho ta giàu có, nói theo ngôn ngữ của Chúa: mua lấy bạn hữu đời này, để đời sau, có cả một đoàn thánh nhân đón nhận ta vào Nước Chúa.
Và nếu ta chưa giàu như người, ta cũng không lấy đó làm bức bối, tủi thân, mặc cảm, nhưng luôn biết hiến dâng sự thiếu thốn, sống tinh thần của mối Phúc đầu tiên: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. Trong chính sự nghèo khó của mình, càng là điều kiện tốt để ta đồng cảm, yêu thương, chia sớt, trải lòng với anh chị em bên cạnh hơn.
Đừng để mình sống rồi cuối cùng phải xa Nước Chúa, bị đuổi khỏi tôn nhan Chúa đời đời. Có mấy điểm chúng ta cần rút ra cho chọn lựa để bảo vệ sự sống đời đời, để trở thành con cái sự sáng:
- Luôn hướng về Chúa, luôn để Chúa làm chủ đời mình. Tiền bạc của cải không là điểm tựa, không là cứu cánh mà chỉ là phương tiện. Con cái sự sáng vừa say mê cuộc đời này vừa say mê vĩnh cửu. Giữa cái mau qua họ tìm gặp vĩnh cửu, họ làm việc vui chơi như mọi người, nhưng họ luôn để Thiên Chúa đi vào toàn bộ cuộc đời họ.
- Sống chân thật và tín trung. Chân thật trong lời nói, trong tư tưởng, trong hành động; thật tình trong cư xử; thật hiếu hạnh trong gia đình; thật tín nghĩa ngoài xã hội; thật trung thành trong niềm tin. Trung tín sống đức tin, trung tín trong lời hứa, có tinh thần trách nhiệm cao, trung tín trong việc trau dồi những nhân đức, tập sống vươn lên trong sự thánh thiện, trong lòng yêu mến Chúa.
- Khôn ngoan Thập Giá. Họ chấp nhận thập giá và hiến mình cho Thiên Chúa để mang lại lợi ích cứu độ cho chính họ và cho muôn người.
Vậy, trong từng ngày sống, chúng ta hãy thường xuyên tập luyện cho mình ngày càng biết khôn ngoan để thờ phượng Chúa, khôn ngoan luôn luôn để Chúa hướng dẫn và điều khiển đời mình.
Chúng ta cần sống siêu thoát với mọi của cải thế gian, để luôn đẹp lòng Chúa, luôn trung thành với lề luật Chúa suốt cả đời mình. Có như thế, chúng ta sẽ thật sự trở thành con cái của Sự Sáng, con cái của chính Thiên Chúa, Đấng luôn muốn ta thuộc về Người, Đấng sẽ ban sự sống đời đời cho ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết chọn Chúa làm lẽ sống của cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con biết học đòi bắt chước nơi Chúa về sự khôn ngoan chọn lựa sống theo chân lý Chúa ban, để luôn luôn đứng trên mọi thứ cám dỗ trần thế gây bất lợi cho ơn phần rỗi của chúng con. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Chúa Nhật 25 THƯỜNG NIÊN NĂM C
“Ông chủ khen anh quản gia bất lương đã hành động khôn khéo”. Đó là lời Chúa Giêsu khẳng định trong dụ ngôn mà Tin Mừng theo thánh Luca (16, 1-13) ghi lại. Ông chủ là ai? Chúa dùng hình ảnh ông chủ để ám chỉ chính Chúa. Hóa ra, Chúa Giêsu lại khen ngợi kẻ bất lương? Hay chúng ta phải hiểu thế nào?
Thật ra, Chúa không khen người quản gia bất lương vì chính sự bất lương. Chúa chỉ khen vì tính toán của anh ta nhanh nhạy, hành động của anh ta khéo léo. Dù gian lận, nhưng trong việc làm gian lận, anh ta xử lý hoàn cảnh của mình hết sức hợp lý, đúng thời điểm, đúng đối tượng cần thiết.
Khi anh quản gia đối diện với tình huống đe dọa sự sống của mình: sắp bị đuổi việc, bản thân tự biết rõ: cuốc đất không nổi vì không quen lao động chân tay. Nhưng đi ăn mày thì xấu hổ, vì từng làm việc quan trọng, ai cũng biết tiếng. Anh ta nhanh nhạy tạo tương quan, nhỡ sau khi mất việc, anh ta có thể có điều kiện để sống. Biết đâu anh còn được người ta đón tiếp, coi như ân nhân của họ. Chúa khen là khen điều ấy.
Ngay sau khi khen người quản gia bất lương khéo léo, Chúa Giêsu trao cho dụ ngôn một cái kết: “Con cái đời này khi đối xử với đồng loại thì khôn khéo hơn con cái sự sáng”. Dựa vào câu nói của Chúa, chúng ta bàn về sự khôn ngoan của con cái Thiên Chúa, bởi họ phản chiếu ánh sáng của Thiên Chúa. Họ trở thành con của sự sáng.
Khi cho biết con cái thế gian khôn khéo hơn con cái ánh sáng, là Chúa muốn nói rằng: Chúng ta không biết tính toán, thậm chí không thèm phản ứng để hành động chống trả những chước cám dỗ, những hoàn cảnh có thể làm cho bản thân sai đường.
Thực tế đời sống chứng minh: Đã quá nhiều lần, ta không nhanh nhạy để gìn giữ sự sống đời đời của mình. Những khi đồi diện với cám dỗ, nhất là những cơn cám dỗ về tội trọng đe dọa sự sống đời đời, dù biết mình là con cái sự sáng, ta đâu có tìm cách gấp rút thoát ra. Có khi ta lại còn muốn ở lỳ trong tội. Chính vì thế, ta đâu chỉ một lần phạm tội. Có thể nói, dấu ấn về tội lỗi là điều rất thật trên cuộc đời của từng con người.
Sở dĩ những con cái sự sáng không phản ứng đủ, kịp lúc để bảo vệ sự sống đời đời, là do ta ít để ý đến sự sống ấy, ít để nó lưu trú trong tâm trí ta. Trong cuộc đời, có quá nhiều thứ để con người quan tâm. Nhưng lý tưởng đời sống thiêng liêng để vươn tới sự sống đời đời, lẽ ra phải là mối quan tâm trên hết mọi quan tâm, dù là con cái sự sáng, nhưng lại không quan tâm, không thèm đếm xỉa, không tha thiết với nó.
Một trong những mối bận tâm, thậm chí trở thành đam mê, gây nên tội lỗi mà những con cái sự sáng vướng vào, đó là tham lam của cải. Chính trong bài Tin Mừng, Chúa trách thói tham lam này: “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được”.
Hơn bao giờ hết, thời đại mà mỗi chúng ta cùng đồng hành, đang bị nền kinh tế thị trường cuốn hút và vạch lối. Con người dễ có khuynh hướng tập trung vào sự sống thân xác, quên đi sự sống tinh thần. Lắm khi người ta còn sẵn sàng hủy diệt cả sự sống tinh thần, để phục vụ sự sống thân xác, nhằm tạo cảm giác sung sướng hơn, thỏa mãn nhiều hơn.
Đồng tiền dễ xâm lăng, chiếm ngôi “ông chủ” trong tâm trí nhiều người. Bởi thế, người ta dễ đánh giá nhau dựa trên giá trị vật chất. Người ta yêu nhau cũng nhìn vào túi tiền của nhau. Cha mẹ lập gia đình cho con cũng nhắm sự giàu có của kẻ sẽ phối ngẫu với con mình. Lập bè lập bạn, người ta cũng tìm sự tương đồng vật chất. Kẻ giàu tìm cách trưng bày sự giàu có. Kẻ nghèo cảm thấy mặc cảm, xa lánh nhiều người, nhiều hoàn cảnh…
Ước gì chúa ban cho ta giàu có, nói theo ngôn ngữ của Chúa: mua lấy bạn hữu đời này, để đời sau, có cả một đoàn thánh nhân đón nhận ta vào Nước Chúa.
Và nếu ta chưa giàu như người, ta cũng không lấy đó làm bức bối, tủi thân, mặc cảm, nhưng luôn biết hiến dâng sự thiếu thốn, sống tinh thần của mối Phúc đầu tiên: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. Trong chính sự nghèo khó của mình, càng là điều kiện tốt để ta đồng cảm, yêu thương, chia sớt, trải lòng với anh chị em bên cạnh hơn.
Đừng để mình sống rồi cuối cùng phải xa Nước Chúa, bị đuổi khỏi tôn nhan Chúa đời đời. Có mấy điểm chúng ta cần rút ra cho chọn lựa để bảo vệ sự sống đời đời, để trở thành con cái sự sáng:
- Luôn hướng về Chúa, luôn để Chúa làm chủ đời mình. Tiền bạc của cải không là điểm tựa, không là cứu cánh mà chỉ là phương tiện. Con cái sự sáng vừa say mê cuộc đời này vừa say mê vĩnh cửu. Giữa cái mau qua họ tìm gặp vĩnh cửu, họ làm việc vui chơi như mọi người, nhưng họ luôn để Thiên Chúa đi vào toàn bộ cuộc đời họ.
- Sống chân thật và tín trung. Chân thật trong lời nói, trong tư tưởng, trong hành động; thật tình trong cư xử; thật hiếu hạnh trong gia đình; thật tín nghĩa ngoài xã hội; thật trung thành trong niềm tin. Trung tín sống đức tin, trung tín trong lời hứa, có tinh thần trách nhiệm cao, trung tín trong việc trau dồi những nhân đức, tập sống vươn lên trong sự thánh thiện, trong lòng yêu mến Chúa.
- Khôn ngoan Thập Giá. Họ chấp nhận thập giá và hiến mình cho Thiên Chúa để mang lại lợi ích cứu độ cho chính họ và cho muôn người.
Vậy, trong từng ngày sống, chúng ta hãy thường xuyên tập luyện cho mình ngày càng biết khôn ngoan để thờ phượng Chúa, khôn ngoan luôn luôn để Chúa hướng dẫn và điều khiển đời mình.
Chúng ta cần sống siêu thoát với mọi của cải thế gian, để luôn đẹp lòng Chúa, luôn trung thành với lề luật Chúa suốt cả đời mình. Có như thế, chúng ta sẽ thật sự trở thành con cái của Sự Sáng, con cái của chính Thiên Chúa, Đấng luôn muốn ta thuộc về Người, Đấng sẽ ban sự sống đời đời cho ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết chọn Chúa làm lẽ sống của cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con biết học đòi bắt chước nơi Chúa về sự khôn ngoan chọn lựa sống theo chân lý Chúa ban, để luôn luôn đứng trên mọi thứ cám dỗ trần thế gây bất lợi cho ơn phần rỗi của chúng con. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG