Tự tử tập thể
Ngày 18 tháng 11 năm 1978 đã xảy ra vụ tự tử tập thể tại Jonestown bên Guyana, khiến cho 909 người chết, trong đó cũng có có hàng trăm trẻ em. Họ là tín đồ của giáo phái “Dự án nông nghiệp Đền thờ của nhân dân” do mục sư Jim Jones thành lập gần Indianapolis bên Hoa Kỳ.
Sau khi bị tố cáo là nam nữ sống chung lẫn lộn và có các hoạt động chính trị bí mật hồi thập niên 1950 các tín đồ đầu tiên di chuyển từ Indianapolis về vùng Mendocino ở California năm 1965. Sau đó có khoảng 1.000 tín đồ do mục sư Jim Jones hướng dẫn vào sống trong rừng già Guyana, và thành lập một thành phố mới là Jonestown, giáp giới với Venezuela để thực hiện một “dự án nông nghiệp”. Lý thuyết và hệ thống kinh tế được áp dụng theo chủ nghĩa thiên nhiên do Pol Pot áp dụng bên Campuchia, mà Jim Josnes rất ngưỡng mộ. Ý tưởng là biến cộng đoàn này thành một thiên đàng dưới thế. Các thành phần cộng đoàn bị nhồi sọ ngày đêm với thứ ngôn ngữ của giáo phái một ngàn năm, bị lực lượng cảnh sát của giáo phái kiểm soát canh chừng và phải tuân giữ kỷ luật rất nghiêm ngặt. Mục sư Jim Jones đề nghị thực thi “chủ nghĩa xã hội pentecostale”. Tiếp theo sau các lời yêu cầu của một vài thân nhân của các tín đồ này cho rằng người thân của họ bị giáo phái cưõng bách và giam giữ bên Guyana chống lại ý muốn của họ, chính quyền Hoa Kỳ đã cho điều tra và ngày 17 tháng 11 năm 1978 gửi một phái đoàn do dân biểu Leo Ryan cầm đầu, gồm các thân nhân các tín đồ và các nhà báo. Nhưng khi máy bay chuẩn bị khởi hành trên phi đạo gần Port Kaituma, thì lực lượng mật vụ của giáo phái bắn chết 5 thành viên của phái đoàn. Khi biết tin, mục sư Jim Jones triệu tập cộng đoàn giáo phái, và đề nghị một cuộc tự tử tập thể. Thật ra, tư tưỏng này đã lưu hành trong cộng đoàn từ vài tháng trước đó, cũng như nó đã được nhiều nhóm giáo phái ngàn năm chủ truơng.
Theo lời kể của ít người sống sót các bà mẹ đầu độc các con họ trước khi tự tử. Cảnh sát Mỹ cho biết đã tìm thấy 400 xác chết nằm chồng lên nhau, 500 xác khác được tìm thấy tại các khu vực xa hơn. Một số chết vì uống một loại nước ngọt có mùi thơm pha với thuốc độc cianuro. Nhiều người khác bị bắn bằng đạn, cũng có người bị hạ sát bằng tên, trong khi họ tìm cách chạy trốn. Mục sư Jim Jones và nữ y tá Annie Moore thì tự tử bằng súng. Tất cả là 909 người, cộng thêm 4 tín đồ tự tử ở Georgetown, và 5 người trong phái đoàn chính phủ bị giết, trong đó có dân biểu Leo Ryan, tổng cộng là 918 người. Không kể số nạn nhân của các tai ương thiên nhiên, và con số 2.974 người chết và 24 ngườ mất tích trong vụ khủng bố Tháp Song Sinh ở New York ngày 11 tháng 9 năm 2001, chưa bao giờ lại có đông người Mỹ chết như trong vụ tử tử tập thể tại Jonestown bên Guyana.
Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới còn có nhiều vụ tử tử tập thể khác nữa. Đó là trường hợp các dân tộc bị nhà nước độc tài áp bức, đối xử tàn tệ như nô lệ và súc vật, đẩy vào các cuộc chiến phiêu lưu vô lý, mà đành câm nín chịu trận, không dám nhất loạt đứng lên phản đối và đòi lại phẩm giá và quyền làm ngưởi của mình. Năm mươi triệu người chết trong Đệ Nhị Thế Chiến vì chính quyền Đức Quốc Xã và Phát Xít, trong đó có 6 triệu người Do thái, và 100 triệu người chết vì tay nhà nước cộng sản Liên Xô. Rất tiếc là các vụ tự tử tập thể vẫn tiếp diễn với các chế độ độc tài vô nhân còn lại đó đây trên thế giới ngày nay.
Nạn ô nhiễm môi sinh
Nhưng còn có một vụ tự tử tập thể có tầm mức quốc tế to lớn đang hàng ngày xảy ra trước mắt chúng ta mà ít nguời để ý: đó là nạn ô nhiễm môi sinh, tàn phá rừng già làm cho trái đất ngày càng bị hâm nóng, khiến cho đá băng bắc cực và tuyết trên các núi cao đang ngày càng tan chảy nhiều hơn. Tất cả là lý do của các đảo lộn khí hậu gây ra nhiều tai ương thiên nhiên ngày càng trầm trọng. Ngay trong lúc này đây là trận bão Hermine đang thổi vào tiểu bang Florida với các cơn gió mạnh và nhanh tới 120 cây số giờ.
Nếu thế giới không cùng nhau cương quyết sửa chữa các đường lối chính trị tàn phá môi sinh, và người dân các nước giầu không thay đổi kiểu sống, thì trái đất này sẽ chứng kiến các tàn phá khủng khiếp khiến cho hàng chục triệu người thiệt mạng. Đây là sự thật đã được các vị lãnh đạo tôn giáo nhận thức sâu xa và các vị liên tục lên tiếng kêu gọi cộng đồng thế giới lưu tâm mau chóng đề ra các biện pháp hữu hiệu, trước khi quá trễ tràng.
Trong sứ điệp cho “Ngày thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc thiên nhiên” cử hành ngày mùng 1 tháng 9 vừa qua ĐTC Phanxicô đã kêu gọi kitô hữu nhìn nhận tội lỗi gây thiệt hại cho thiên nhiên và con người, thống hối và quyết tâm thay đổi lối sống. Ngài mời gọi mọi người thực thi một cuộc hoán cải trên bình diện môi sinh, vì tình trạng hâm nóng trái đất ngày càng gia tăng do hoạt động của con người thải qúa nhiều thán khí vào không trung. Từ trước tới nay năm 2015 là năm nóng nhất, và có lẽ năm 2016 còn nóng hơn nữa. Tình trạng này kéo theo các hậu quả hạn hán, lụt lội, hoả hoạn và những tai ương thiên nhiên ngày càng trầm trọng hơn, khiến cho nhiều người phải di cư lánh nạn. Những dân tộc nghèo trên thế giới, tuy ít trách nhiệm nhất trong việc thay đổi khí hậu, nhưng lại gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất do những thay đổi này gây ra. Những tội chống lại thiên nhiên cũng là một tội ác chống lại chính chúng ta và chống lại Thiên Chúa.
Để có thể thay đổi tình thế, hay ít nhất giảm các hậu quả tai hại của nó, việc hoán cải trên bình diện môi sinh phải được điễn tả ra qua những thái độ và cung cách hành xử tôn trọng thiên nhiên. Chẳng hạn như sử dụng chất nylon một cách khôn ngoan và thận trọng, vì chúng gây ô nhiễm môi sinh và hàng trăm năm sau vẫn không tan biến, tiết kiệm không phung phí nước ngọt, lương thực và năng lượng, phân loại các thứ rác, để có thể tái chế biến và sử dụng như phân bón tự nhiên, đối xử với các thú vật với sự chăm sóc, dùng các phương tiện công cộng, đi chung xe với nhau để tiết kiệm năng lượng và giảm bớt lượng thán khí thải vảo trong không trung. Tất cả những cử chỉ đó tuy xem ra bé nhỏ nhưng hữu hiệu, tạo ra hiệu quả tốt đẹp có sức toả lan, ảnh hưởng một cách vô hình, và khích lệ một lôi sống thanh đạm góp phần thay đổi cục diện thế giới.
Cho tới nay các cường quốc kinh tế tây âu và các nước có nền kinh tế đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ và Brasil vẫn không ký nhận và thực thi các thoả hiệp về môi sinh, lấy cớ là không thể gây thiệt hại cho nền kinh tế của họ. Liệu các chính quyền trên thế giới có biết lắng nghe lời kêu gọi khẩn thiết trên đây của ĐTC và các vị lãnh đạo tôn giáo hay không, hay cũng lại cứ nhắm mắt làm ngơ và đẩy đưa thế giới vào một cuộc tự tử tập thể khác nữa?
Ngày 18 tháng 11 năm 1978 đã xảy ra vụ tự tử tập thể tại Jonestown bên Guyana, khiến cho 909 người chết, trong đó cũng có có hàng trăm trẻ em. Họ là tín đồ của giáo phái “Dự án nông nghiệp Đền thờ của nhân dân” do mục sư Jim Jones thành lập gần Indianapolis bên Hoa Kỳ.
Sau khi bị tố cáo là nam nữ sống chung lẫn lộn và có các hoạt động chính trị bí mật hồi thập niên 1950 các tín đồ đầu tiên di chuyển từ Indianapolis về vùng Mendocino ở California năm 1965. Sau đó có khoảng 1.000 tín đồ do mục sư Jim Jones hướng dẫn vào sống trong rừng già Guyana, và thành lập một thành phố mới là Jonestown, giáp giới với Venezuela để thực hiện một “dự án nông nghiệp”. Lý thuyết và hệ thống kinh tế được áp dụng theo chủ nghĩa thiên nhiên do Pol Pot áp dụng bên Campuchia, mà Jim Josnes rất ngưỡng mộ. Ý tưởng là biến cộng đoàn này thành một thiên đàng dưới thế. Các thành phần cộng đoàn bị nhồi sọ ngày đêm với thứ ngôn ngữ của giáo phái một ngàn năm, bị lực lượng cảnh sát của giáo phái kiểm soát canh chừng và phải tuân giữ kỷ luật rất nghiêm ngặt. Mục sư Jim Jones đề nghị thực thi “chủ nghĩa xã hội pentecostale”. Tiếp theo sau các lời yêu cầu của một vài thân nhân của các tín đồ này cho rằng người thân của họ bị giáo phái cưõng bách và giam giữ bên Guyana chống lại ý muốn của họ, chính quyền Hoa Kỳ đã cho điều tra và ngày 17 tháng 11 năm 1978 gửi một phái đoàn do dân biểu Leo Ryan cầm đầu, gồm các thân nhân các tín đồ và các nhà báo. Nhưng khi máy bay chuẩn bị khởi hành trên phi đạo gần Port Kaituma, thì lực lượng mật vụ của giáo phái bắn chết 5 thành viên của phái đoàn. Khi biết tin, mục sư Jim Jones triệu tập cộng đoàn giáo phái, và đề nghị một cuộc tự tử tập thể. Thật ra, tư tưỏng này đã lưu hành trong cộng đoàn từ vài tháng trước đó, cũng như nó đã được nhiều nhóm giáo phái ngàn năm chủ truơng.
Theo lời kể của ít người sống sót các bà mẹ đầu độc các con họ trước khi tự tử. Cảnh sát Mỹ cho biết đã tìm thấy 400 xác chết nằm chồng lên nhau, 500 xác khác được tìm thấy tại các khu vực xa hơn. Một số chết vì uống một loại nước ngọt có mùi thơm pha với thuốc độc cianuro. Nhiều người khác bị bắn bằng đạn, cũng có người bị hạ sát bằng tên, trong khi họ tìm cách chạy trốn. Mục sư Jim Jones và nữ y tá Annie Moore thì tự tử bằng súng. Tất cả là 909 người, cộng thêm 4 tín đồ tự tử ở Georgetown, và 5 người trong phái đoàn chính phủ bị giết, trong đó có dân biểu Leo Ryan, tổng cộng là 918 người. Không kể số nạn nhân của các tai ương thiên nhiên, và con số 2.974 người chết và 24 ngườ mất tích trong vụ khủng bố Tháp Song Sinh ở New York ngày 11 tháng 9 năm 2001, chưa bao giờ lại có đông người Mỹ chết như trong vụ tử tử tập thể tại Jonestown bên Guyana.
Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới còn có nhiều vụ tử tử tập thể khác nữa. Đó là trường hợp các dân tộc bị nhà nước độc tài áp bức, đối xử tàn tệ như nô lệ và súc vật, đẩy vào các cuộc chiến phiêu lưu vô lý, mà đành câm nín chịu trận, không dám nhất loạt đứng lên phản đối và đòi lại phẩm giá và quyền làm ngưởi của mình. Năm mươi triệu người chết trong Đệ Nhị Thế Chiến vì chính quyền Đức Quốc Xã và Phát Xít, trong đó có 6 triệu người Do thái, và 100 triệu người chết vì tay nhà nước cộng sản Liên Xô. Rất tiếc là các vụ tự tử tập thể vẫn tiếp diễn với các chế độ độc tài vô nhân còn lại đó đây trên thế giới ngày nay.
Nạn ô nhiễm môi sinh
Nhưng còn có một vụ tự tử tập thể có tầm mức quốc tế to lớn đang hàng ngày xảy ra trước mắt chúng ta mà ít nguời để ý: đó là nạn ô nhiễm môi sinh, tàn phá rừng già làm cho trái đất ngày càng bị hâm nóng, khiến cho đá băng bắc cực và tuyết trên các núi cao đang ngày càng tan chảy nhiều hơn. Tất cả là lý do của các đảo lộn khí hậu gây ra nhiều tai ương thiên nhiên ngày càng trầm trọng. Ngay trong lúc này đây là trận bão Hermine đang thổi vào tiểu bang Florida với các cơn gió mạnh và nhanh tới 120 cây số giờ.
Nếu thế giới không cùng nhau cương quyết sửa chữa các đường lối chính trị tàn phá môi sinh, và người dân các nước giầu không thay đổi kiểu sống, thì trái đất này sẽ chứng kiến các tàn phá khủng khiếp khiến cho hàng chục triệu người thiệt mạng. Đây là sự thật đã được các vị lãnh đạo tôn giáo nhận thức sâu xa và các vị liên tục lên tiếng kêu gọi cộng đồng thế giới lưu tâm mau chóng đề ra các biện pháp hữu hiệu, trước khi quá trễ tràng.
Trong sứ điệp cho “Ngày thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc thiên nhiên” cử hành ngày mùng 1 tháng 9 vừa qua ĐTC Phanxicô đã kêu gọi kitô hữu nhìn nhận tội lỗi gây thiệt hại cho thiên nhiên và con người, thống hối và quyết tâm thay đổi lối sống. Ngài mời gọi mọi người thực thi một cuộc hoán cải trên bình diện môi sinh, vì tình trạng hâm nóng trái đất ngày càng gia tăng do hoạt động của con người thải qúa nhiều thán khí vào không trung. Từ trước tới nay năm 2015 là năm nóng nhất, và có lẽ năm 2016 còn nóng hơn nữa. Tình trạng này kéo theo các hậu quả hạn hán, lụt lội, hoả hoạn và những tai ương thiên nhiên ngày càng trầm trọng hơn, khiến cho nhiều người phải di cư lánh nạn. Những dân tộc nghèo trên thế giới, tuy ít trách nhiệm nhất trong việc thay đổi khí hậu, nhưng lại gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất do những thay đổi này gây ra. Những tội chống lại thiên nhiên cũng là một tội ác chống lại chính chúng ta và chống lại Thiên Chúa.
Để có thể thay đổi tình thế, hay ít nhất giảm các hậu quả tai hại của nó, việc hoán cải trên bình diện môi sinh phải được điễn tả ra qua những thái độ và cung cách hành xử tôn trọng thiên nhiên. Chẳng hạn như sử dụng chất nylon một cách khôn ngoan và thận trọng, vì chúng gây ô nhiễm môi sinh và hàng trăm năm sau vẫn không tan biến, tiết kiệm không phung phí nước ngọt, lương thực và năng lượng, phân loại các thứ rác, để có thể tái chế biến và sử dụng như phân bón tự nhiên, đối xử với các thú vật với sự chăm sóc, dùng các phương tiện công cộng, đi chung xe với nhau để tiết kiệm năng lượng và giảm bớt lượng thán khí thải vảo trong không trung. Tất cả những cử chỉ đó tuy xem ra bé nhỏ nhưng hữu hiệu, tạo ra hiệu quả tốt đẹp có sức toả lan, ảnh hưởng một cách vô hình, và khích lệ một lôi sống thanh đạm góp phần thay đổi cục diện thế giới.
Cho tới nay các cường quốc kinh tế tây âu và các nước có nền kinh tế đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ và Brasil vẫn không ký nhận và thực thi các thoả hiệp về môi sinh, lấy cớ là không thể gây thiệt hại cho nền kinh tế của họ. Liệu các chính quyền trên thế giới có biết lắng nghe lời kêu gọi khẩn thiết trên đây của ĐTC và các vị lãnh đạo tôn giáo hay không, hay cũng lại cứ nhắm mắt làm ngơ và đẩy đưa thế giới vào một cuộc tự tử tập thể khác nữa?