Chúa Nhật 22 Thường Niên C
Nước cần thiết cho sự sống muôn loài. Nước quan trọng cho sự phát triển của cơ thể con người, cho sự tăng trưởng của súc vật và cây cối. Không có nước, không có sự sống. Mọi sinh vật đều gồm phần lớn là nước dù sống ở đâu. Chín phần mười thể tích cơ thể con người là nước.
Khi sử dụng nước trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cho là điều tự nhiên. Nhưng thật sự, nước là của châu báu Trời ban cho quả địa cầu.
Nước từ trên nguồn cao đổ xuống, nước uốn mình theo ghềnh thác, nước lượn khúc trong những khe suối, nước chảy xuôi dòng sông, nước dồn về biển cả. Không có gì mềm mại hơn nước và cũng không có gì mạnh mẽ bằng sức nước. Nước không có độ cứng dày nên không đo lường được chiều cao, sâu, rộng, dài của nước. Nước rất yếu mềm, không mạnh mẽ, nhưng tính bền bỉ lại khiến nước có thể làm mòn đá bởi dòng chảy của mình. Đá có mạnh đến đâu cũng sẽ bị nước mềm yếu chinh phục. Vì thế Lão Tử nhận định: “Trên thế gian không có thứ gì yếu mềm như nước, nhưng lại không có thứ mạnh mẽ nào có thể thắng được”. Từ đó, ông cũng cho rằng mềm dẻo là phương cách tồn tại nên có của con người: “mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh, thiên hạ ai cũng đều biết rõ”. Sự mềm dẻo của Lão Tử chính là nói về quan niệm xử thế rộng rãi lạc quan, xem thường cái mạnh.
Nước chảy tới đâu đem lại sự sống đến đó. Gặp ghềnh thác hay các tảng đá chắn lối, nươc vẫn len lõi chảy không gây xích mích hay hận thù với ai.Nước có thể bị vẩn đục khi chảy qua rừng rậm, ruộng đồng, nương rẫy nhưng nước có khả năng thanh tẩy trở lại thanh sạch ban đầu.
Nước chảy chỗ thấp, an phận, không tranh giành. Vì không tranh giành nên cũng không thất bại. Đồng thời, nước lại thân thiện với vạn vất, giúp vạn vật phồn vinh, cho nên được vạn vật yêu thích. Con người cũng vậy, cần khiêm tốn, nhường nhịn, khéo léo, hết sức giúp đỡ người khác, tránh việc tranh giành, đừng mang tâm lý thắng thua. Đó chính là “thượng thiện nhược thủy”. Lão Tử chủ trương: “Người thiện, thì ta thiện; người không thiện, ta vẫn cứ thiện, đó chính là thiện”. Trong mọi việc con người đều lưu giữ thiện tâm, lấy thiện đãi người, dù có chịu thiệt thòi trước mắt thì cũng không mất đi tín niệm trong lòng, như vậy sẽ được người yêu mến, được trời đất phù trợ, chính là thiên thời, địa lợi, nhân hòa.(Thanh Trúc).
Nước là biểu tượng cho đức khiêm nhường. Nước luôn tìm chỗ thấp mà chảy xuống. Dù hạ mình thấp hèn nhưng nước thật cao cả vì đem lại sự sống cho mọi loài.
Đức Hồng Y Fx Nguyễn Văn Thuận dùng hình ảnh nước để huấn dụ cho các chủng sinh về đức khiêm nhường: “Khi ta ngồi lên ngai cao, nhiều người muốn đạp ta xuống; khi ta nằm xuống sát đất, nhiều người muốn nâng ta lên…Nước mưa rơi xuống trên những đỉnh núi cao sẽ chảy tuôn đi hết chẳng đọng lại giọt nào. Rốt cuộc, mọi dòng nước đều tuôn về chỗ trũng. Chính thế người ta thường nói: biển cả là mẹ của tất cả sông ngòi vì biển hạ mình thấp hơn mọi con sông”.
Khiêm hạ như dòng nước chảy xuống thấm nhuần vào đất đai. Nước bao giờ cũng chảy xuống thấp nên có thể đến mọi nơi. Nước thấm tới đâu làm đất đai ở đó thêm màu mỡ và phì nhiêu.
Bài đọc 1, Sách Huấn Ca dạy rằng: “Càng làm lớn, con càng phải hạ mình trong mọi sự, con sẽ được đẹp lòng Chúa”. Hạ mình là cách thế tốt nhất để gặp gỡ và đến với tha nhân. Con đường khiêm hạ là con đường Thiên Chúa đến với nhân loại. Qua sự khiêm hạ, con người đến với nhau và đến mọi nơi.
Bài Tin Mừng kể chuyện Chúa Giêsu đi dự bữa tiệc tại nhà một thủ lãnh các người biệt phái. Chỉ một bữa ăn cũng đủ là đề tài để Chúa dạy nhiều bài học. Bài học cho những kẻ được mời là hãy khiêm nhường nhìn nhận việc mình được mời là một ân huệ. Và cũng thêm một bài học cho chủ nhà là người mời. Ông biệt phái mở tiệc đãi khách, thực ra không phải vì khách mà vì mình. Ông mời người có chức quyền, mời người giàu sang để khoe rằng mình quen biết lớn, giao thiệp rộng, rằng bè bạn của mình toàn là những người tai to mặt lớn. Ông biệt phái thích khoe khoang nên có lẽ mời Chúa Giêsu chẳng phải vì mến phục, nhưng chỉ để khoe với bè bạn về tài giao thiệp của mình. Chúa nói đến bữa tiệc mà khách quý phải thuộc giới nghèo không có khả năng đáp lễ. Hãy biết nghĩ đến những người nghèo khó bất hạnh.
Bài học Chúa dạy là đức khiêm nhường và đức bác ái. Hai nhân đức này là nền tảng của đạo đức.
1. Bài học khiêm nhường
Hãy chọn chỗ rốt hết để được mời lên chỗ cao hơn.
Chỗ ngồi tượng trưng cho địa vị trong xã hội. Người ta chọn vị trí quan trọng trong bàn tiệc không phải để được ăn ngon nhưng để được vinh dự hơn. Vì thế, người ta luôn thích ngồi ở những vị trí quan trọng ở những nơi đông người để thỏa mãn lòng tự tôn của mình. Còn Chúa dạy nói: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống và hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Khiêm tốn là ít nghĩ về mình, và nhiều lúc không nghĩ gì về bản thân. Đối với Kitô hữu, khiêm tốn là trở nên giống Chúa Giêsu: “Các con hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”; “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vu và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”.
Khiêm tốn sống như Chúa Giêsu là không sống cho riêng mình mà sống cho người khác, dùng tài năng của mình để phục vụ tha nhân.
Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nhu nhược hèn nhát, nhưng chỉ những ai dũng mạnh, can đảm mới dám hạ mình phục vụ anh em. Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nô lệ, mà là một hành vi yêu thương, một thái độ hoàn toàn tự do, cao quý.
Khiêm nhường còn là khuôn mặt của tình yêu. Vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã xuống ngang tầm những kẻ hèn mọn, những trẻ thơ, những kẻ yếu đuối. Chúa không kết thân với người giàu có quyền thế nhưng luôn quan tâm những người nghèo, người bị ruồng bỏ, người ốm yếu tật nguyền, Ngài an ủi và chữa lành cho họ.
Bằng những lời khuyên nhủ khôn ngoan, Sách Huấn Ca cũng chỉ cho thấy con đường khiêm tốn là con đường tuyệt đẹp được mọi người quý chuộng và được Thiên Chúa mến yêu.
2. Bài học bác ái
Con đường khiêm hạ còn là con đường phục vụ vô vị lợi. Chúa dạy rằng, khi mời khách dự tiệc hãy mời những người nghèo khó vì họ không có gì để trả lễ. Đó là tinh thần phục vụ vô vị lợi, không mong đền đáp, làm việc âm thầm.
Chúa Giêsu nói với ông chủ nhà, hãy mời vào bàn tiệc những kẻ bị loại ra ngoài xã hội: người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp trả, và như thế, ông mới thật có phúc vì ông sẽ được Thiên Chúa trả công trong ngày các kẻ lành sống lại.
Người ta thường nghĩ những kẻ đui mù, tàn tật, què quặt và nghèo khó là những người bất hạnh làm gánh nặng cho xã hội. Nhiều khi người ta ngoảnh mặt, giả điếc làm ngơ và từ chối giúp đỡ.Chúa Giêsu dạy các môn đệ, hãy sống gần gũi hòa đồng với người nghèo, người bất hạnh. Sống và cư xử tốt với họ dù rằng họ chẳng có gì đáp lại. Lý do là vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa, là anh em con một Cha nên cần phải thương yêu họ như chính mình.
Con đường bác ái yêu thương là lối vào Nước Trời. Chúa Giêsu chính là hiện thân nơi những người bất hạnh, nghèo khó. Ai đón tiếp họ là đón tiếp chính Chúa.
3. Tình yêu như dòng nước.
Bác ái và khiêm nhường là hai nhân đức căn bản. Bác ái là bản chất, khiêm nhu là vóc dáng. Vóc dáng giúp chủ thể thon gọn thuận tiện ở mọi sinh hoạt trong mọi lãnh vực. Bác ái là nền tảng làm nên phẩm giá và tư cách hấp dẫn con người ở mọi nơi mọi thời. Người sống bác ái chính là biết khiêm nhường phục vụ, làm nên vóc dáng xứng hợp với cửa hẹp Nước Trời.
Đặc tính của tình yêu là dịu dàng như dòng nước, êm mát nhún nhường. Tình yêu có vẻ mềm yếu hơn tất cả nhưng lại mạnh hơn tất cả. Bởi vì không phải đá hay lửa thắng được nước mà là nước chảy đá mòn. Không gì có thể thắng nổi tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế mọi dòng sông vẫn tiếp tục chảy ra biển cả. Tình yêu Thiên Chúa vẫn chan hoà muôn người.
Tình yêu dạy cho con người niềm hạnh phúc lớn nhất cao cả nhất và đẹp nhất là biết trao ban, hiến dâng, cho đi, quãng đại, bao dung. Đó là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo. Yêu là hy sinh cho người mình yêu. Yêu là tìm hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu như Chúa đã yêu và yêu đến cùng.
Nước biểu tượng đức khiêm nhường và đặc tính của nước cũng giống như tình yêu. Nước còn là biểu tượng cho mọi phúc lộc của Thiên Chúa. Trong thuật ngữ Kitô giáo, nước được sử dụng như như biểu hiệu của một diễn trình biến đổi và trở về nội tâm. Qua phép Rửa bằng nước, người Kitô hữu lãnh nhận sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nước của phép Rửa có sức tẩy sạch tội lỗi gây sự chết và đưa vào đời sống mới. Nước của phép Rửa có sức chữa lành, thánh hóa và đem lại sự tươi mát cho tâm hồn. Được làm con cái Thiên Chúa qua phép Rửa là hồng ân với đời sống mới, luôn khiêm tốn và bác ái hướng tới trọn lạnh.
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết yêu như Ngài, biết sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh. Amen.
Khi sử dụng nước trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cho là điều tự nhiên. Nhưng thật sự, nước là của châu báu Trời ban cho quả địa cầu.
Nước từ trên nguồn cao đổ xuống, nước uốn mình theo ghềnh thác, nước lượn khúc trong những khe suối, nước chảy xuôi dòng sông, nước dồn về biển cả. Không có gì mềm mại hơn nước và cũng không có gì mạnh mẽ bằng sức nước. Nước không có độ cứng dày nên không đo lường được chiều cao, sâu, rộng, dài của nước. Nước rất yếu mềm, không mạnh mẽ, nhưng tính bền bỉ lại khiến nước có thể làm mòn đá bởi dòng chảy của mình. Đá có mạnh đến đâu cũng sẽ bị nước mềm yếu chinh phục. Vì thế Lão Tử nhận định: “Trên thế gian không có thứ gì yếu mềm như nước, nhưng lại không có thứ mạnh mẽ nào có thể thắng được”. Từ đó, ông cũng cho rằng mềm dẻo là phương cách tồn tại nên có của con người: “mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh, thiên hạ ai cũng đều biết rõ”. Sự mềm dẻo của Lão Tử chính là nói về quan niệm xử thế rộng rãi lạc quan, xem thường cái mạnh.
Nước chảy tới đâu đem lại sự sống đến đó. Gặp ghềnh thác hay các tảng đá chắn lối, nươc vẫn len lõi chảy không gây xích mích hay hận thù với ai.Nước có thể bị vẩn đục khi chảy qua rừng rậm, ruộng đồng, nương rẫy nhưng nước có khả năng thanh tẩy trở lại thanh sạch ban đầu.
Nước chảy chỗ thấp, an phận, không tranh giành. Vì không tranh giành nên cũng không thất bại. Đồng thời, nước lại thân thiện với vạn vất, giúp vạn vật phồn vinh, cho nên được vạn vật yêu thích. Con người cũng vậy, cần khiêm tốn, nhường nhịn, khéo léo, hết sức giúp đỡ người khác, tránh việc tranh giành, đừng mang tâm lý thắng thua. Đó chính là “thượng thiện nhược thủy”. Lão Tử chủ trương: “Người thiện, thì ta thiện; người không thiện, ta vẫn cứ thiện, đó chính là thiện”. Trong mọi việc con người đều lưu giữ thiện tâm, lấy thiện đãi người, dù có chịu thiệt thòi trước mắt thì cũng không mất đi tín niệm trong lòng, như vậy sẽ được người yêu mến, được trời đất phù trợ, chính là thiên thời, địa lợi, nhân hòa.(Thanh Trúc).
Nước là biểu tượng cho đức khiêm nhường. Nước luôn tìm chỗ thấp mà chảy xuống. Dù hạ mình thấp hèn nhưng nước thật cao cả vì đem lại sự sống cho mọi loài.
Đức Hồng Y Fx Nguyễn Văn Thuận dùng hình ảnh nước để huấn dụ cho các chủng sinh về đức khiêm nhường: “Khi ta ngồi lên ngai cao, nhiều người muốn đạp ta xuống; khi ta nằm xuống sát đất, nhiều người muốn nâng ta lên…Nước mưa rơi xuống trên những đỉnh núi cao sẽ chảy tuôn đi hết chẳng đọng lại giọt nào. Rốt cuộc, mọi dòng nước đều tuôn về chỗ trũng. Chính thế người ta thường nói: biển cả là mẹ của tất cả sông ngòi vì biển hạ mình thấp hơn mọi con sông”.
Khiêm hạ như dòng nước chảy xuống thấm nhuần vào đất đai. Nước bao giờ cũng chảy xuống thấp nên có thể đến mọi nơi. Nước thấm tới đâu làm đất đai ở đó thêm màu mỡ và phì nhiêu.
Bài đọc 1, Sách Huấn Ca dạy rằng: “Càng làm lớn, con càng phải hạ mình trong mọi sự, con sẽ được đẹp lòng Chúa”. Hạ mình là cách thế tốt nhất để gặp gỡ và đến với tha nhân. Con đường khiêm hạ là con đường Thiên Chúa đến với nhân loại. Qua sự khiêm hạ, con người đến với nhau và đến mọi nơi.
Bài Tin Mừng kể chuyện Chúa Giêsu đi dự bữa tiệc tại nhà một thủ lãnh các người biệt phái. Chỉ một bữa ăn cũng đủ là đề tài để Chúa dạy nhiều bài học. Bài học cho những kẻ được mời là hãy khiêm nhường nhìn nhận việc mình được mời là một ân huệ. Và cũng thêm một bài học cho chủ nhà là người mời. Ông biệt phái mở tiệc đãi khách, thực ra không phải vì khách mà vì mình. Ông mời người có chức quyền, mời người giàu sang để khoe rằng mình quen biết lớn, giao thiệp rộng, rằng bè bạn của mình toàn là những người tai to mặt lớn. Ông biệt phái thích khoe khoang nên có lẽ mời Chúa Giêsu chẳng phải vì mến phục, nhưng chỉ để khoe với bè bạn về tài giao thiệp của mình. Chúa nói đến bữa tiệc mà khách quý phải thuộc giới nghèo không có khả năng đáp lễ. Hãy biết nghĩ đến những người nghèo khó bất hạnh.
Bài học Chúa dạy là đức khiêm nhường và đức bác ái. Hai nhân đức này là nền tảng của đạo đức.
1. Bài học khiêm nhường
Hãy chọn chỗ rốt hết để được mời lên chỗ cao hơn.
Chỗ ngồi tượng trưng cho địa vị trong xã hội. Người ta chọn vị trí quan trọng trong bàn tiệc không phải để được ăn ngon nhưng để được vinh dự hơn. Vì thế, người ta luôn thích ngồi ở những vị trí quan trọng ở những nơi đông người để thỏa mãn lòng tự tôn của mình. Còn Chúa dạy nói: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống và hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Khiêm tốn là ít nghĩ về mình, và nhiều lúc không nghĩ gì về bản thân. Đối với Kitô hữu, khiêm tốn là trở nên giống Chúa Giêsu: “Các con hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”; “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vu và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”.
Khiêm tốn sống như Chúa Giêsu là không sống cho riêng mình mà sống cho người khác, dùng tài năng của mình để phục vụ tha nhân.
Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nhu nhược hèn nhát, nhưng chỉ những ai dũng mạnh, can đảm mới dám hạ mình phục vụ anh em. Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nô lệ, mà là một hành vi yêu thương, một thái độ hoàn toàn tự do, cao quý.
Khiêm nhường còn là khuôn mặt của tình yêu. Vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã xuống ngang tầm những kẻ hèn mọn, những trẻ thơ, những kẻ yếu đuối. Chúa không kết thân với người giàu có quyền thế nhưng luôn quan tâm những người nghèo, người bị ruồng bỏ, người ốm yếu tật nguyền, Ngài an ủi và chữa lành cho họ.
Bằng những lời khuyên nhủ khôn ngoan, Sách Huấn Ca cũng chỉ cho thấy con đường khiêm tốn là con đường tuyệt đẹp được mọi người quý chuộng và được Thiên Chúa mến yêu.
2. Bài học bác ái
Con đường khiêm hạ còn là con đường phục vụ vô vị lợi. Chúa dạy rằng, khi mời khách dự tiệc hãy mời những người nghèo khó vì họ không có gì để trả lễ. Đó là tinh thần phục vụ vô vị lợi, không mong đền đáp, làm việc âm thầm.
Chúa Giêsu nói với ông chủ nhà, hãy mời vào bàn tiệc những kẻ bị loại ra ngoài xã hội: người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp trả, và như thế, ông mới thật có phúc vì ông sẽ được Thiên Chúa trả công trong ngày các kẻ lành sống lại.
Người ta thường nghĩ những kẻ đui mù, tàn tật, què quặt và nghèo khó là những người bất hạnh làm gánh nặng cho xã hội. Nhiều khi người ta ngoảnh mặt, giả điếc làm ngơ và từ chối giúp đỡ.Chúa Giêsu dạy các môn đệ, hãy sống gần gũi hòa đồng với người nghèo, người bất hạnh. Sống và cư xử tốt với họ dù rằng họ chẳng có gì đáp lại. Lý do là vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa, là anh em con một Cha nên cần phải thương yêu họ như chính mình.
Con đường bác ái yêu thương là lối vào Nước Trời. Chúa Giêsu chính là hiện thân nơi những người bất hạnh, nghèo khó. Ai đón tiếp họ là đón tiếp chính Chúa.
3. Tình yêu như dòng nước.
Bác ái và khiêm nhường là hai nhân đức căn bản. Bác ái là bản chất, khiêm nhu là vóc dáng. Vóc dáng giúp chủ thể thon gọn thuận tiện ở mọi sinh hoạt trong mọi lãnh vực. Bác ái là nền tảng làm nên phẩm giá và tư cách hấp dẫn con người ở mọi nơi mọi thời. Người sống bác ái chính là biết khiêm nhường phục vụ, làm nên vóc dáng xứng hợp với cửa hẹp Nước Trời.
Đặc tính của tình yêu là dịu dàng như dòng nước, êm mát nhún nhường. Tình yêu có vẻ mềm yếu hơn tất cả nhưng lại mạnh hơn tất cả. Bởi vì không phải đá hay lửa thắng được nước mà là nước chảy đá mòn. Không gì có thể thắng nổi tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế mọi dòng sông vẫn tiếp tục chảy ra biển cả. Tình yêu Thiên Chúa vẫn chan hoà muôn người.
Tình yêu dạy cho con người niềm hạnh phúc lớn nhất cao cả nhất và đẹp nhất là biết trao ban, hiến dâng, cho đi, quãng đại, bao dung. Đó là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo. Yêu là hy sinh cho người mình yêu. Yêu là tìm hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu như Chúa đã yêu và yêu đến cùng.
Nước biểu tượng đức khiêm nhường và đặc tính của nước cũng giống như tình yêu. Nước còn là biểu tượng cho mọi phúc lộc của Thiên Chúa. Trong thuật ngữ Kitô giáo, nước được sử dụng như như biểu hiệu của một diễn trình biến đổi và trở về nội tâm. Qua phép Rửa bằng nước, người Kitô hữu lãnh nhận sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nước của phép Rửa có sức tẩy sạch tội lỗi gây sự chết và đưa vào đời sống mới. Nước của phép Rửa có sức chữa lành, thánh hóa và đem lại sự tươi mát cho tâm hồn. Được làm con cái Thiên Chúa qua phép Rửa là hồng ân với đời sống mới, luôn khiêm tốn và bác ái hướng tới trọn lạnh.
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết yêu như Ngài, biết sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh. Amen.