Trong các ngày từ 28 tháng 8 tới mùng 2 tháng 9 vừa qua Tuần quốc tế Nước về đề tài “Nước cho việc lớn lên có thể thực hiện được” đã diễn ra tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển, với sự tham dự của 3.000 người, đến từ 120 quốc gia trên thế giới. Năm nay các tham dự viên cũng gồm đại diện các chính quyền, nhiều chuyên viên, các thực tập viên, các giới hữu trách, các nhà sáng chế doanh thương và các chuyên viên trẻ thuộc mọi ngành nghề và quốc gia làm việc trong các lãnh vực liên quan tới nước. Trong tuần đại hội họ trao đổi các kinh nghiệm, ý kiến và vấn đề, giới thiệu các sáng chế và phát minh mới, đề nghị phát triển các giải pháp giúp giải quyết các vấn đề về nước, cũng như duyệt xét các thách đố liên quan tới nước trên thế giới ngày nay. Mọi người đều tin rằng nước là chìa khóa của sự thịnh vượng tương lai của thế giới, và việc cùng nhau ngồi lại để suy tư trao đổi và thảo luận với nhau có thể giúp thế giới biết quý trọng và sử dụng các nguồn nước ngọt một cách khôn ngoan và hữu hiệu hơn, nhất là trách nhiệm để lại các nguồn nước trong lành cho các thế hệ tương lai.
Bản tường trình về Nước năm 2016 cũng nêu bật tương quan giữa nước và nạn di cư. Trong khi thế giới đang chứng kiến các làn sóng di cư ồ ạt chưa từng thấy kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, các cuộc khủng hoảng về nguốn nước ngọt cũng được coi như một trong các thách đố toàn cầu.
Trong số các thuyết trình viên phát biểu ngày đầu tiên có bà Margot Wallstroem, Ngoại trưởng Thụy Điển, ông Angel Gurria, Tổng thư ký Tổ chức cộng tác và phát triển kinh tế, tiến sĩ Abdeladim El Hafi, Cao uỷ đặc trách về Nước, Rừng và chống lại nạn sa mạc lan tràn của vương quốc Marốc, nữ giáo sư Joan Rose thuộc đại học Michigan Hoa Kỳ, người được giải thưởng Tuần quốc tế Nước năm 2016, do vua Carl Gustave XVI của Thụy Điển trao. Lý do vì giáo sư đã đóng góp không mỏi mệt cho sức khoẻ công chúng toàn cầu, bằng cách lượng định các nguy cơ đối với sức khỏe trong nước uống và tạo ra các đường hướng và dụng cụ giúp các người có trách nhiệm đưa ra các quyết định và các cộng đoàn cải tiến sức khoẻ toàn cầu.
Giải thưởng thứ hai đã được hoàng tử Carl Philip của Thụy Điển trao cho ba nữ sinh viên Thái Lan là Sureeporn Triphetprata, Thidarat Phianchat, và Kanjana Komkla, vì đã chế ra máy giữ nước bắt chước kiểu giữ nước của cây Bromeliad.
Ngoài ra cũng có ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình phát biểu trong ngày thứ nhất về đề tài “Đức tin và Phát triển”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị nội dung bài phát biểu ĐHY đã nói trước hội nghị chiều ngày 29 tháng 8 vừa qua.
Mở đầu bài thuyết trình ĐHY ghi nhận sự hiện diện của đại diện các tôn giáo tại hội nghị và khẳng định rằng các tôn giáo đã có sự cộng tác và hoạt động chung trong nhiều lãnh vực khác nhau như y tế, an ninh thực phẩm, đầu tư, giáo dục, quản trị các tài nguyên thiên nhiên và trợ giúp các người di cư tỵ nạn.
Theo viiễn tượng Công Giáo hành tinh của chúng ta, các tài nguyên của nó và các hệ thống môi sinh, là một món quà tuyệt diệu Thiên Chúa ban cho loài người. Và sự sống cũng là quà Thiên Chúa ban. Chúng ta không tự tạo dựng ra chính mình, nhưng nhận được thân xác và các tương quan đầu tiên qua cùng nguồn gốc thiên nhiên Thiên Chúa ban tặng. Vì thế chúng ta cũng hiểu rằng thiên nhiên cần đuợc chia sẻ giữa tất cả mọi người, từ thế hệ này sang thế hệ khác, và toàn gia đình nhân loại có bổn phận săn sóc thiên nhiên là căn nhà chung. Các yếu tố nền tảng này cũng dễ dàng được tìm thấy trong các tôn giáo và truyền thống tinh thần khác, bất kể các yếu tố chuyên biệt của chúng như thế nào.
Nhưng tại sao việc chia sẻ sự hiểu biết nền tảng này lại quan trong đối với việc phát triển như thế? Trước hết bởi vì khoa học chỉ có thể giải thích thực tại cụ thể, các bản chất và tương quan của nó. Khoa học có thể cho biết số lượng của mức ô nhiễm trong lòng các đại dương hay chung quanh vùng gài mìn, thấy trước các hậu quả tiêu cực của chúng và đề nghị các biện pháp giải quyết, nhưng nó không thể cung cấp lý do cho hành động nhân đức. Đây cũng là điều đúng đối với lãnh vực của các khoa học thiên nhiên: các nhà xã hội, các kinh tế gia, và luật gia có thể phân tích và giải thích các hậu quả tiêu cực của nạn thất nghiệp, nạn đầu tư hay gian tham hối lộ, họ có thể cảnh báo chúng ta về các bất bình đẳng gia tăng, các chính sách mâu thuẫn hay tình trạng giao động địa lý chính trị. Nhưng sau cùng họ không thể bổ sung lý do cho hành động nhân đức.
Trong Thông điệp “Laudato si” ĐTC Phanxicô đưa ra câu hỏi: “Chúng ta muốn để lại cho những người đến sau chúng ta, cho con cháu đang lớn lên của chúng ta thế giới nào đây?... Đâu là mục đích công việc làm và các cố gắng của chúng ta?” (s. 160). Việc quan sát tình trạng môi sinh báo động và các dấu chỉ xã hội dẫn đưa chúng ta tới các câu hỏi gây nản lòng: “Tại sao tôi lại phải lo lắng chuyện đó? Khoa học và kỹ thuật không thể giúp gì ở đây. Mọi giải pháp kỹ thuật đều vô hiệu, “nếu chúng ta đánh mất đi các lý do cao cả khiến cho chúng ta có thể sống hài hoà với nhau, hy sinh và đối xử tốt với người khác” (s.200). ĐTC Phanxicô chia sẻ xác tín của ngài “rằng không thể thay đổi, nếu không có lý do và một tiến trình giáo dục, và ngài đề nghị vài đường nét được linh hứng cho sự phát triển nhân bản đuợc tìm thấy trong kho tàng kinh nghiệm tinh thần kitô (s. 15). Vì các xác tín của đức tin có thể cống hiến cho kitô hữu cũng như vài tín hữu khác, lý do rộng rãi săn sóc thiên nhiên và các anh chị em dễ bị thương tích nhất (s. 64). Niềm tin tôn giáo và các thực hành tinh thần có thể và phải đưa tới sự phát triển qua giới lãnh đạo tinh thần và các tín hữu. Họ phải liên tục cảm thấy thách đố sống phù hợp với đức tin và không chống lại nó với các hành động của mình.
Viễn tượng thứ hai liên quan tới nhân phẩm. Chúng ta hơn là các hàng hóa hay các dữ kiện có thể đong đếm hay diễn tả bởi lợi tức đầu người. Chúng ta không phải là các yếu tố của sản xuất và tiêu thụ. Khi con người chỉ là tài lực, thì nó hết là mực thước sự thành công của các đường lối chính trị. Trái lại, con người trở thành điều có thể dùng rồi vứt bỏ. Vứt bỏ con người đi để có các người sản xuất tốt hơn. Di chuyền con người để có thể tiêu thụ nước lợi hơn.
Quan điểm của chúng ta về con người phải phức tạp hơn. ĐTC Phanxicô dậy rằng chúng ta phải gắn liền nhau tinh thần tu đức, tương quan xã hội và liên hệ với thiên nhiên. Nó đến từ xác tín điều liên quan là phẩm giá của chúng ta. Chúng ta có bổn phận để lại cho các thế hệ tương lai một hành tình có thể ở và sống được. Đây là một vấn đề hệ luỵ tới chúng ta một cách thê thảm, vì nó liên quan tới ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống chúng ta trên trái đất này (s. 200).
ĐHY Turkson nói tiếp trong bài phát biểu: Vì chúng ta quy tụ nhau trong Tuần quốc tế nước này, tôi muốn kết thúc bài phát biểu với vài thí dụ, mà các tổ chức tôn giáo có thể góp phần cải tiến liên quan tới nước. Thứ nhất là giáo dục giới trẻ biết sống tình liên đới, vị tha và có tinh thần trách nhiệm. Các nhân đức này sẽ giúp họ là những người quản trị và là các chính trị gia liêm chính. Thứ hai, dậy Thánh Kinh và các truyền thống tinh thần, chỉ cho thấy nước quý báu và là yếu tố thiên linh. Nó được dùng rộng rãi trong phụng vụ. Điều này sẽ linh hứng chúng ta trong việc sử dụng nước với sự tôn trọng và lòng biết ơn, cải tạo những nguồn nước ô nhiễm, và hiểu rằng nước không chỉ là một tiện nghi. Thứ ba, tổ chức các chiến dịch liên tôn làm sạch sông ngòi và ao hồ, để thăng tiến việc tôn trọng lẫn nhau, hòa bình và tình bạn giữa các nhóm khác nhau. Thứ tư, tái khẳng định phẩm giá con người và thiện ích chung của toàn gia đình nhân loại, hầu phát huy một danh sách các ưu tiên khôn ngoan cho việc sử dụng nước, đặc biệt tai những nơi có nhiều nhu cầu canh tranh mạnh mẽ liên quan tới nước.
Tất cả những điều này giúp làm cho mọi người có thể có nước uống trở thành một thực tại có thể thực hiện được. Thách đố sinh tử này đã là điều được Giáo Hội Công Giáo chú ý từ nhiều năm nay. Thật là đáng xấu hổ, khi biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta bị khát một cách có hệ thống hay bị bắt buộc phải uống nước không lành mạnh; khi các nhu cầu của họ là thứ yếu đối với các kỹ nghệ dùng quá nhiều nước và để cho phần nuớc còn lại bị ô nhiễm; khi các chính quyền theo đuổi các ưu tiên khác và không biết đến tiếng kêu than khát của họ. Chúng ta đã biết Chúa Giêsu phán xử các vấn đề này ra sao. Trong Phúc Âm thánh Mátthêu (25,35) Chúa Gíêsu dậy điều chúng ta giả thiết phải làm: “Ta đã khát và các ngươi dã cho ta uống”. Tôi cầu xin rằng hội nghị này sẽ giúp thế giới biết tỉnh táo hơn đối với cái khát của Chúa Giêsu và cho Ngài đủ nước trong lành để uống. (SD 29-8-2016)
Trong số các thuyết trình viên phát biểu ngày đầu tiên có bà Margot Wallstroem, Ngoại trưởng Thụy Điển, ông Angel Gurria, Tổng thư ký Tổ chức cộng tác và phát triển kinh tế, tiến sĩ Abdeladim El Hafi, Cao uỷ đặc trách về Nước, Rừng và chống lại nạn sa mạc lan tràn của vương quốc Marốc, nữ giáo sư Joan Rose thuộc đại học Michigan Hoa Kỳ, người được giải thưởng Tuần quốc tế Nước năm 2016, do vua Carl Gustave XVI của Thụy Điển trao. Lý do vì giáo sư đã đóng góp không mỏi mệt cho sức khoẻ công chúng toàn cầu, bằng cách lượng định các nguy cơ đối với sức khỏe trong nước uống và tạo ra các đường hướng và dụng cụ giúp các người có trách nhiệm đưa ra các quyết định và các cộng đoàn cải tiến sức khoẻ toàn cầu.
Giải thưởng thứ hai đã được hoàng tử Carl Philip của Thụy Điển trao cho ba nữ sinh viên Thái Lan là Sureeporn Triphetprata, Thidarat Phianchat, và Kanjana Komkla, vì đã chế ra máy giữ nước bắt chước kiểu giữ nước của cây Bromeliad.
Ngoài ra cũng có ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình phát biểu trong ngày thứ nhất về đề tài “Đức tin và Phát triển”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị nội dung bài phát biểu ĐHY đã nói trước hội nghị chiều ngày 29 tháng 8 vừa qua.
Mở đầu bài thuyết trình ĐHY ghi nhận sự hiện diện của đại diện các tôn giáo tại hội nghị và khẳng định rằng các tôn giáo đã có sự cộng tác và hoạt động chung trong nhiều lãnh vực khác nhau như y tế, an ninh thực phẩm, đầu tư, giáo dục, quản trị các tài nguyên thiên nhiên và trợ giúp các người di cư tỵ nạn.
Theo viiễn tượng Công Giáo hành tinh của chúng ta, các tài nguyên của nó và các hệ thống môi sinh, là một món quà tuyệt diệu Thiên Chúa ban cho loài người. Và sự sống cũng là quà Thiên Chúa ban. Chúng ta không tự tạo dựng ra chính mình, nhưng nhận được thân xác và các tương quan đầu tiên qua cùng nguồn gốc thiên nhiên Thiên Chúa ban tặng. Vì thế chúng ta cũng hiểu rằng thiên nhiên cần đuợc chia sẻ giữa tất cả mọi người, từ thế hệ này sang thế hệ khác, và toàn gia đình nhân loại có bổn phận săn sóc thiên nhiên là căn nhà chung. Các yếu tố nền tảng này cũng dễ dàng được tìm thấy trong các tôn giáo và truyền thống tinh thần khác, bất kể các yếu tố chuyên biệt của chúng như thế nào.
Nhưng tại sao việc chia sẻ sự hiểu biết nền tảng này lại quan trong đối với việc phát triển như thế? Trước hết bởi vì khoa học chỉ có thể giải thích thực tại cụ thể, các bản chất và tương quan của nó. Khoa học có thể cho biết số lượng của mức ô nhiễm trong lòng các đại dương hay chung quanh vùng gài mìn, thấy trước các hậu quả tiêu cực của chúng và đề nghị các biện pháp giải quyết, nhưng nó không thể cung cấp lý do cho hành động nhân đức. Đây cũng là điều đúng đối với lãnh vực của các khoa học thiên nhiên: các nhà xã hội, các kinh tế gia, và luật gia có thể phân tích và giải thích các hậu quả tiêu cực của nạn thất nghiệp, nạn đầu tư hay gian tham hối lộ, họ có thể cảnh báo chúng ta về các bất bình đẳng gia tăng, các chính sách mâu thuẫn hay tình trạng giao động địa lý chính trị. Nhưng sau cùng họ không thể bổ sung lý do cho hành động nhân đức.
Trong Thông điệp “Laudato si” ĐTC Phanxicô đưa ra câu hỏi: “Chúng ta muốn để lại cho những người đến sau chúng ta, cho con cháu đang lớn lên của chúng ta thế giới nào đây?... Đâu là mục đích công việc làm và các cố gắng của chúng ta?” (s. 160). Việc quan sát tình trạng môi sinh báo động và các dấu chỉ xã hội dẫn đưa chúng ta tới các câu hỏi gây nản lòng: “Tại sao tôi lại phải lo lắng chuyện đó? Khoa học và kỹ thuật không thể giúp gì ở đây. Mọi giải pháp kỹ thuật đều vô hiệu, “nếu chúng ta đánh mất đi các lý do cao cả khiến cho chúng ta có thể sống hài hoà với nhau, hy sinh và đối xử tốt với người khác” (s.200). ĐTC Phanxicô chia sẻ xác tín của ngài “rằng không thể thay đổi, nếu không có lý do và một tiến trình giáo dục, và ngài đề nghị vài đường nét được linh hứng cho sự phát triển nhân bản đuợc tìm thấy trong kho tàng kinh nghiệm tinh thần kitô (s. 15). Vì các xác tín của đức tin có thể cống hiến cho kitô hữu cũng như vài tín hữu khác, lý do rộng rãi săn sóc thiên nhiên và các anh chị em dễ bị thương tích nhất (s. 64). Niềm tin tôn giáo và các thực hành tinh thần có thể và phải đưa tới sự phát triển qua giới lãnh đạo tinh thần và các tín hữu. Họ phải liên tục cảm thấy thách đố sống phù hợp với đức tin và không chống lại nó với các hành động của mình.
Viễn tượng thứ hai liên quan tới nhân phẩm. Chúng ta hơn là các hàng hóa hay các dữ kiện có thể đong đếm hay diễn tả bởi lợi tức đầu người. Chúng ta không phải là các yếu tố của sản xuất và tiêu thụ. Khi con người chỉ là tài lực, thì nó hết là mực thước sự thành công của các đường lối chính trị. Trái lại, con người trở thành điều có thể dùng rồi vứt bỏ. Vứt bỏ con người đi để có các người sản xuất tốt hơn. Di chuyền con người để có thể tiêu thụ nước lợi hơn.
Quan điểm của chúng ta về con người phải phức tạp hơn. ĐTC Phanxicô dậy rằng chúng ta phải gắn liền nhau tinh thần tu đức, tương quan xã hội và liên hệ với thiên nhiên. Nó đến từ xác tín điều liên quan là phẩm giá của chúng ta. Chúng ta có bổn phận để lại cho các thế hệ tương lai một hành tình có thể ở và sống được. Đây là một vấn đề hệ luỵ tới chúng ta một cách thê thảm, vì nó liên quan tới ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống chúng ta trên trái đất này (s. 200).
ĐHY Turkson nói tiếp trong bài phát biểu: Vì chúng ta quy tụ nhau trong Tuần quốc tế nước này, tôi muốn kết thúc bài phát biểu với vài thí dụ, mà các tổ chức tôn giáo có thể góp phần cải tiến liên quan tới nước. Thứ nhất là giáo dục giới trẻ biết sống tình liên đới, vị tha và có tinh thần trách nhiệm. Các nhân đức này sẽ giúp họ là những người quản trị và là các chính trị gia liêm chính. Thứ hai, dậy Thánh Kinh và các truyền thống tinh thần, chỉ cho thấy nước quý báu và là yếu tố thiên linh. Nó được dùng rộng rãi trong phụng vụ. Điều này sẽ linh hứng chúng ta trong việc sử dụng nước với sự tôn trọng và lòng biết ơn, cải tạo những nguồn nước ô nhiễm, và hiểu rằng nước không chỉ là một tiện nghi. Thứ ba, tổ chức các chiến dịch liên tôn làm sạch sông ngòi và ao hồ, để thăng tiến việc tôn trọng lẫn nhau, hòa bình và tình bạn giữa các nhóm khác nhau. Thứ tư, tái khẳng định phẩm giá con người và thiện ích chung của toàn gia đình nhân loại, hầu phát huy một danh sách các ưu tiên khôn ngoan cho việc sử dụng nước, đặc biệt tai những nơi có nhiều nhu cầu canh tranh mạnh mẽ liên quan tới nước.
Tất cả những điều này giúp làm cho mọi người có thể có nước uống trở thành một thực tại có thể thực hiện được. Thách đố sinh tử này đã là điều được Giáo Hội Công Giáo chú ý từ nhiều năm nay. Thật là đáng xấu hổ, khi biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta bị khát một cách có hệ thống hay bị bắt buộc phải uống nước không lành mạnh; khi các nhu cầu của họ là thứ yếu đối với các kỹ nghệ dùng quá nhiều nước và để cho phần nuớc còn lại bị ô nhiễm; khi các chính quyền theo đuổi các ưu tiên khác và không biết đến tiếng kêu than khát của họ. Chúng ta đã biết Chúa Giêsu phán xử các vấn đề này ra sao. Trong Phúc Âm thánh Mátthêu (25,35) Chúa Gíêsu dậy điều chúng ta giả thiết phải làm: “Ta đã khát và các ngươi dã cho ta uống”. Tôi cầu xin rằng hội nghị này sẽ giúp thế giới biết tỉnh táo hơn đối với cái khát của Chúa Giêsu và cho Ngài đủ nước trong lành để uống. (SD 29-8-2016)