NEW YORK: Toà Thánh tái kêu gọi loại trừ các vũ khí giết người hàng loạt, kể cả các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh.
ĐTGM Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc tại New York, đã nói như trên trong bài phát biểu trong phiên họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về việc không gia tăng và phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt. Trong bài phát biểu ĐTGM Auza tái nêu bật lập trường liên tục của Toà Thánh chống lại việc sản xuất và sử dụng các vũ khí tàn phá hàng loạt. Mọi hành động, mọi vũ khí nhắm tàn phá các thành thị hay các vùng rộng lớn cùng với dân cư của chúng đều chống lại mọi luật nhân bản quốc tế, và đáng bị lên án lập tức và rõ ràng không hàm hồ. Trong khi đã có các thoả hiệp và hoà ước đạt được nhằm loại trừ các vũ khí hoá học, sinh học, và phòng ngừa việc không gia tăng các vũ khí nguyên tử, thiên tài nhân loại vẫn tiếp tục chế tạo các vũ khí mới huỷ hoại chính mình. Ngoài ra, các vũ khí quy ước đang ngày càng trở thành “ít quy ước” hơn, vì các tiến bộ kỹ thuật nâng cao sức mạnh tàn phá của chúng ngang mức độ của các vũ khí tàn phá hàng loạt. Chính vì thế Toà Thánh yêu cầu các cuộc thảo luận về vũ khí tàn phá hàng loạt vượt quá các loại vũ khí truyền thống nguyên tử, hoá học, sinh học và các vũ khí xạ học và bao gồm cả các vũ khí quy ước mạnh được dùng cho các tội phạm chiến tranh và các tội phạm chống lại nhân loại. Các lực lượng quân sự, phiến quân, khủng bố, và các nhóm quá khích ngày càng sử dụng các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh hơn, và cho thấy họ ít chú ý tới sự miễn nhiễm của thường dân, sự phân biệt hay tính cách cân xứng.
Tiếp tục bài phát biểu ĐTGM Auza nói: Các tai ương nhân đạo tiếp tục diễn ra trước mắt chúng ta cho thấy các trường học, nhà thương và các cơ cấu hạ tầng dân sự khác bị nổ tung vì các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh mẽ. Hàng triệu người tỵ nạn và các người di tản gửi tới hội đồng sứ điệp quan trọng này: “Chúng tôi phải trốn chạy hay chết, khi các thành phố và cộng đoàn của chúng tôi hoàn toàn bị phá hủy, không phải bởi các vũ khí nguyên tử, hoá học hay sinh học, nhưng bởi các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh mẽ.” Các thảm cảnh này mời gọi cộng đồng quốc tế nghiêm chình thực thi mọi thoả hiệp hợp pháp bắt buộc, và các dụng cụ liên quan tới việc cấm gia tăng phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt, và cấp bách duyệt xét lại viêc xếp loại và định nghĩa các vũ khí giết nguời hàng loạt là gì.
Tại đây cũng như trong các diễn đàn khác Toà Thánh đã lập đi lập lại lời kêu gọi các quốc gia sản xuất vũ khí trên thế giới nghiêm chỉnh hạn chế và kiểm soát việc chế tạo và bán vũ khi cho các quốc gia và các vùng trên thế giới, nơi thực sự đang có việc sử dụng chúng một cách bất hợp pháp hay để cho chúng rơi vào tay các tác nhân không phải là người của chính quyền. Việc gia tăng phố biến vũ khí, bất kể là vũ khí quy ước hay vũ khí giết người hàng loạt, chỉ làm cho các tình trạng xung đột gia tăng và gây ra các hậu quả hao hụt nhân lực và vật chất, gây thiệt hại cho sự phát triển và tìm kiếm hoà bình lâu bền. Thât thế, việc không gia tăng phổ biến vũ khì, kiểm soát và giải trừ vũ khí làm nền tảng cho an ninh toàn cầu và phát triển có thể thực hiện được. Không có chúng việc thành toàn chương trình phát triển có thể thực hiện được cho năm 2030 sẽ gặp nguy hiểm trầm trọng.
Sau cùng ĐTGM Auza khẳng định rằng hai chuẩn mực của việc thực thi các thoả ước và hiệp định cấm gia tăng sản xuất và phổ biến các vũ khi giết người hàng loạt chỉ khích lệ việc không chú ý tới các thoả ước và hiệp dịnh ấy từ phía các người đau khổ hay bị kỳ thị. Sự kỳ thị giữa các nước có các vũ khí tàn phá hàng loạt và các nước không có các vũ khí ấy không thể là tình trạng thường hằng được. Nếu không thể nghĩ tới việc tưởng tượng ra một thế giới, trong đó mọi người đểu có thể có các vũ khí giết người hàng loạt, thì cũng có lý khi tưởng tượng và hoạt động chung với nhau cho một thế giới, trong đó không ai có các vũ khí ấy. Vì vậy cộng đồng quốc tế cần phải đồng tâm nhất trí kêu gọi và hành động để loại trừ mọi vũ khí giết người hàng loạt. Mục đích này đòi hỏi sự cộng tác liên tục của mọi người, vì còn nhiều việc phải làm để đạt tới điều đó. Và mỗi bước tiến tới chỗ bài trừ các vũ khí giết người hàng loạt là một bước tiến khổng lồ cho việc thực hiện một thế giới tốt đẹp hơn (SD 24-8-2016)
ĐTGM Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc tại New York, đã nói như trên trong bài phát biểu trong phiên họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về việc không gia tăng và phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt. Trong bài phát biểu ĐTGM Auza tái nêu bật lập trường liên tục của Toà Thánh chống lại việc sản xuất và sử dụng các vũ khí tàn phá hàng loạt. Mọi hành động, mọi vũ khí nhắm tàn phá các thành thị hay các vùng rộng lớn cùng với dân cư của chúng đều chống lại mọi luật nhân bản quốc tế, và đáng bị lên án lập tức và rõ ràng không hàm hồ. Trong khi đã có các thoả hiệp và hoà ước đạt được nhằm loại trừ các vũ khí hoá học, sinh học, và phòng ngừa việc không gia tăng các vũ khí nguyên tử, thiên tài nhân loại vẫn tiếp tục chế tạo các vũ khí mới huỷ hoại chính mình. Ngoài ra, các vũ khí quy ước đang ngày càng trở thành “ít quy ước” hơn, vì các tiến bộ kỹ thuật nâng cao sức mạnh tàn phá của chúng ngang mức độ của các vũ khí tàn phá hàng loạt. Chính vì thế Toà Thánh yêu cầu các cuộc thảo luận về vũ khí tàn phá hàng loạt vượt quá các loại vũ khí truyền thống nguyên tử, hoá học, sinh học và các vũ khí xạ học và bao gồm cả các vũ khí quy ước mạnh được dùng cho các tội phạm chiến tranh và các tội phạm chống lại nhân loại. Các lực lượng quân sự, phiến quân, khủng bố, và các nhóm quá khích ngày càng sử dụng các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh hơn, và cho thấy họ ít chú ý tới sự miễn nhiễm của thường dân, sự phân biệt hay tính cách cân xứng.
Tiếp tục bài phát biểu ĐTGM Auza nói: Các tai ương nhân đạo tiếp tục diễn ra trước mắt chúng ta cho thấy các trường học, nhà thương và các cơ cấu hạ tầng dân sự khác bị nổ tung vì các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh mẽ. Hàng triệu người tỵ nạn và các người di tản gửi tới hội đồng sứ điệp quan trọng này: “Chúng tôi phải trốn chạy hay chết, khi các thành phố và cộng đoàn của chúng tôi hoàn toàn bị phá hủy, không phải bởi các vũ khí nguyên tử, hoá học hay sinh học, nhưng bởi các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh mẽ.” Các thảm cảnh này mời gọi cộng đồng quốc tế nghiêm chình thực thi mọi thoả hiệp hợp pháp bắt buộc, và các dụng cụ liên quan tới việc cấm gia tăng phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt, và cấp bách duyệt xét lại viêc xếp loại và định nghĩa các vũ khí giết nguời hàng loạt là gì.
Tại đây cũng như trong các diễn đàn khác Toà Thánh đã lập đi lập lại lời kêu gọi các quốc gia sản xuất vũ khí trên thế giới nghiêm chỉnh hạn chế và kiểm soát việc chế tạo và bán vũ khi cho các quốc gia và các vùng trên thế giới, nơi thực sự đang có việc sử dụng chúng một cách bất hợp pháp hay để cho chúng rơi vào tay các tác nhân không phải là người của chính quyền. Việc gia tăng phố biến vũ khí, bất kể là vũ khí quy ước hay vũ khí giết người hàng loạt, chỉ làm cho các tình trạng xung đột gia tăng và gây ra các hậu quả hao hụt nhân lực và vật chất, gây thiệt hại cho sự phát triển và tìm kiếm hoà bình lâu bền. Thât thế, việc không gia tăng phổ biến vũ khì, kiểm soát và giải trừ vũ khí làm nền tảng cho an ninh toàn cầu và phát triển có thể thực hiện được. Không có chúng việc thành toàn chương trình phát triển có thể thực hiện được cho năm 2030 sẽ gặp nguy hiểm trầm trọng.
Sau cùng ĐTGM Auza khẳng định rằng hai chuẩn mực của việc thực thi các thoả ước và hiệp định cấm gia tăng sản xuất và phổ biến các vũ khi giết người hàng loạt chỉ khích lệ việc không chú ý tới các thoả ước và hiệp dịnh ấy từ phía các người đau khổ hay bị kỳ thị. Sự kỳ thị giữa các nước có các vũ khí tàn phá hàng loạt và các nước không có các vũ khí ấy không thể là tình trạng thường hằng được. Nếu không thể nghĩ tới việc tưởng tượng ra một thế giới, trong đó mọi người đểu có thể có các vũ khí giết người hàng loạt, thì cũng có lý khi tưởng tượng và hoạt động chung với nhau cho một thế giới, trong đó không ai có các vũ khí ấy. Vì vậy cộng đồng quốc tế cần phải đồng tâm nhất trí kêu gọi và hành động để loại trừ mọi vũ khí giết người hàng loạt. Mục đích này đòi hỏi sự cộng tác liên tục của mọi người, vì còn nhiều việc phải làm để đạt tới điều đó. Và mỗi bước tiến tới chỗ bài trừ các vũ khí giết người hàng loạt là một bước tiến khổng lồ cho việc thực hiện một thế giới tốt đẹp hơn (SD 24-8-2016)