Chúa Nhật XXI Thường Niên C: CỬA HẸP VÀO NƯỚC TRỜI
Is 66,18-21; Dt 12,5-7.11-13; Lc 13,22-30
Trong nhiều bộ lạc Da đỏ Mỹ châu họ hay có nghi thức huấn luyện và thu nhận thiếu niên vào hàng ngũ trai tráng trong làng, người ta tổ chức như sau : Khi mặt trời sắp lặn, người bố sẽ dắt đứa con của mình vào sâu trong một cánh rừng. Đứa bé được trao cho một cây lao với lời nhắn nhủ :”Con sẽ ở một mình trong rừng đêm nay”. Sau đó người bố rút lui.
Màn đêm buông xuống rất nhanh. Không gian chập chờn với bao tiếng gầm rú rùng rợn. Người ta dễ có cảm tưởng đang bị thú dữ rình chờ tấn công. Thỉnh thoảng, vài tiếng vỗ cánh của chim ăn đêm cũng có thể làm cho người yếu vía giật mình. Thời gian chậm chạp trôi qua. Mỗi giây phút là cả một khoảng dài vô định.
Nhưng cuối cùng, màn đêm cũng rút lui. Bầu trời từ từ hừng sáng. Nỗi sợ hãi trong đứa bé cũng phai mờ theo. Từ trong một lùm cây, một bóng người xuất hiện : cha của đứa bé. Đứa bé nhận ra và vui mừng chạy đến ôm chầm lấy bố, reo lên :”Bố đã trở lại”. Người cha hãnh diện khi thấy con mình trải qua đêm đen như một người trưởng thành. Đứa bé không hề biết rằng suốt đêm qua cha nó không ngừng trông chừng nó.
Để trưởng thành em đã phải phấn đấu…
Tin mừng Luca 13,23-30, cụ thể lời của Chúa Giêsu vang vọng bên tai chúng ta: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp” (Lc 13,24) chính “cửa hẹp dẫn đến sự sống” (Mt 7,14), lời Chúa Giêsu khẳng định.
Chiến đấu đi qua cửa hẹp, đời là cố gắng, cố gắng như một cuộc chiến đấu không ngừng để vể quê Trời, Cho nên Tin mừng nói đến hình ảnh: “Chỉ những ai mạnh sức mới chiếm được Nước Trời” (Mt 11,12; Lc 16,16).
Thiên Chúa không tính toán từng tấc đất trên nước trời nên làm cửa hẹp như chúng ta thường tính toán ở thế gian vì “một tấc đất là một tấc vàng” nên phải tận dụng tối đa. Thiên Chúa giàu lòng thương xót và tình yêu, hơn nữa Ngài muốn cứu độ hết mọi dân tộc, ngôn sứ Isaia đã tuyên bố về Vương quốc tập hợp hết mọi dân tộc (x. Is 66,18-21), Chúa Giêsu cũng xác nhận: “người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa” và chính Ngài đã tuyên bố Nước Trời cho tất cả: “Cha các ngươi Đấng ngự trên trời, không hề có ý để hư đi một người nào trong những kẻ bé mọn này” (Mt 18,14). Thánh Phaolô đã chia sẻ về ý định cứu độ phổ quát của Thiên Chúa: “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta muốn cho mọi người được cứu rỗi” (1Tm 2,4). Ngài vẫn mở rộng cửa cho hết mọi người, và cửa có hẹp là do chúng ta quá kồng kềnh, nặng nề vì những vun vén cá nhân, phình to vì tự hào, vì tham vọng… vì lòng tôi hạn hẹp…
Chúa Giêsu kêu gọi tôi và bạn chiến đấu đi qua cửa hẹp. Chiến đấu với chính mình, làm cho bớt cái tôi cồng kềnh của mình để lọt qua được cửa hẹp. Vì nếu quá cồng kềnh không qua được cửa, chúng ta sẽ không vào được, cho nên có nhiều người phải bước sang một bên nhường bước và nhìn người khác đi qua cửa hẹp...
Nếu như cuộc sống nơi trần thế có những cảnh bảo lãnh để đi vào một lối khác dù không thể qua cửa hẹp... Nước trời sẽ không có cảnh bảo lãnh do quen biết hay đi đường hậu, đường vòng... Chỉ có đi qua cửa hẹp: Phải cố gắng, phải chiến đấu...
Những người mong muốn vào nước Chúa mà không chiến đấu được tượng trưng bằng những người đứng trước cửa kì kèo với gia chủ trong Tin Mừng: “Chúng tôi đã ăn uống trước mặt ngài và ngài đã giảng dạy giữa các công trường chúng tôi” (Lc 13,26). Nhưng Đức Kitô dứt khoát "Ta không biết các ngươi từ đâu tới'' (Lc 13,25.27). Thật thế, Nước Trời chỉ có một cửa duy nhất, sẽ không có cửa hậu hay cửa ngoài luồng. Một khi đã không vào được cửa hẹp thì sẽ mãi mãi đứng ngoài cổng cửa vương quốc Nước Trời.
Kiên cường chiến đấu để qua được cửa hẹp là sứ điệp của Chúa Giêsu mời gọi tôi và bạn, Thánh Phaolô đã chia sẻ kinh nghiệm tranh đấu của Ngài: “Tôi đã chiến đấu trong cuộc chiến chính nghĩa; đã chạy đến cùng đường; kiên vững trong lòng tin. Giờ đây, triều thiên công chính được dành sẵn cho tôi, và Thiên Chúa, Đấng phán xét chí công, sẽ hoàn lại cho tôi trong ngày ấy, không chỉ cho tôi mà thôi, nhưng còn cho hết mọi người đã đầy lòng mến yêu trông đợi Ngài xuất hiện” (2Tm 4,6-8). Kiên cường đến hơi thở cuối cùng, dù trong cuộc chiến đấu để qua được cửa hẹp để lại những thương tích nơi tâm hồn và thân xác, chiến đấu như tác giả thư Do thái khuyên nhủ: “Anh em hãy chịu đựng những gian nan thử thách như người môn đệ của Thiên Chúa, Đấng đối xử với anh em như con cái… Vậy anh em hãy kiên cường lên bàn tay rụng rời của mình và đầu gối bại nhược của anh em” (Dt 12,7.12).
Vâng, hãy chiến đấu, chiến đấu trong chính con người mình và thức tỉnh như “lính canh mong đợi hừng đông” (Tv 129,6) với cả ngoại cảnh bên ngoài đưa đến, để giữ mình “khỏi mọi thứ tham lam”, cái tham lam đó làm tôi phình to cồng kềnh không thể qua cửa hẹp:
• Với chính mình: làm nhỏ cái tôi cồng kềnh bằng tâm hồn rộng mở chia sẻ, nếu tâm hồn càng hạn hẹp với anh em, cái tôi càng lớn khiến tôi không lọt qua cửa. Vâng, hãy chiến đấu với những tư tưởng tiêu cực, chia rẽ, những ham muốn bất chính nuôi dưỡng cái tôi như chất béo cho cơ thể.
• Với ngoại cảnh: đời là một cuộc lữ hành, tất cả những gì gặp trên cuộc lữ hành khiến con người có thể lưu luyến nặng nề tâm hồn, lòng tham chỗi dậy, cái gì cũng muốn khiến tôi tham lam ôm lấy tất cả: vật chất, tiền tài danh vọng... làm hành lý tâm hồn tôi thêm nặng nề. Tôi đến cổng nhưng không thể bước qua vì tôi “quá khổ” so với cửa, nên cửa trở nên hẹp so với tôi. Vâng, tất cả những ngoại cảnh trong cuộc sống, tôi cần chiến đấu để tự do với nó, không để nó ràng buộc, càng không để tâm tư nặng nề với chính nó, để cho tôi được nhẹ nhàng cất bước về nhà cha, để tôi nhỏ lại so với cửa Hằng sống.
Nếu tôi và bạn mặc lấy tinh thần chiến đấu theo lời kêu gọi của Đức Kitô, dù cửa có hẹp vẫn cứ rộng cho chính mình như thánh Gioan Kim khẩu suy tư về cổng hẹp, dù hẹp nhưng cửa vẫn rộng rãi với chúng ta, vì tôi và bạn đã thanh thoát được mọi sự cồng kềnh của tâm hồn, cho nên thánh nhân khẳng định: "Cánh cửa hẹp này sẽ cho lối vào cuộc sống vĩnh cửu, mặc dù hẹp, chúng ta tìm thấy sự rộng rãi của nó khi chúng ta đi qua".
Thật thế, hãy bước qua cửa hẹp vì
“Cửa hẹp đường thiêng mở lạ lùng…”
(Vân Uyên, Tấm Mồ Không)
Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn 20/08/2016
Is 66,18-21; Dt 12,5-7.11-13; Lc 13,22-30
Trong nhiều bộ lạc Da đỏ Mỹ châu họ hay có nghi thức huấn luyện và thu nhận thiếu niên vào hàng ngũ trai tráng trong làng, người ta tổ chức như sau : Khi mặt trời sắp lặn, người bố sẽ dắt đứa con của mình vào sâu trong một cánh rừng. Đứa bé được trao cho một cây lao với lời nhắn nhủ :”Con sẽ ở một mình trong rừng đêm nay”. Sau đó người bố rút lui.
Màn đêm buông xuống rất nhanh. Không gian chập chờn với bao tiếng gầm rú rùng rợn. Người ta dễ có cảm tưởng đang bị thú dữ rình chờ tấn công. Thỉnh thoảng, vài tiếng vỗ cánh của chim ăn đêm cũng có thể làm cho người yếu vía giật mình. Thời gian chậm chạp trôi qua. Mỗi giây phút là cả một khoảng dài vô định.
Nhưng cuối cùng, màn đêm cũng rút lui. Bầu trời từ từ hừng sáng. Nỗi sợ hãi trong đứa bé cũng phai mờ theo. Từ trong một lùm cây, một bóng người xuất hiện : cha của đứa bé. Đứa bé nhận ra và vui mừng chạy đến ôm chầm lấy bố, reo lên :”Bố đã trở lại”. Người cha hãnh diện khi thấy con mình trải qua đêm đen như một người trưởng thành. Đứa bé không hề biết rằng suốt đêm qua cha nó không ngừng trông chừng nó.
Để trưởng thành em đã phải phấn đấu…
Tin mừng Luca 13,23-30, cụ thể lời của Chúa Giêsu vang vọng bên tai chúng ta: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp” (Lc 13,24) chính “cửa hẹp dẫn đến sự sống” (Mt 7,14), lời Chúa Giêsu khẳng định.
Chiến đấu đi qua cửa hẹp, đời là cố gắng, cố gắng như một cuộc chiến đấu không ngừng để vể quê Trời, Cho nên Tin mừng nói đến hình ảnh: “Chỉ những ai mạnh sức mới chiếm được Nước Trời” (Mt 11,12; Lc 16,16).
Thiên Chúa không tính toán từng tấc đất trên nước trời nên làm cửa hẹp như chúng ta thường tính toán ở thế gian vì “một tấc đất là một tấc vàng” nên phải tận dụng tối đa. Thiên Chúa giàu lòng thương xót và tình yêu, hơn nữa Ngài muốn cứu độ hết mọi dân tộc, ngôn sứ Isaia đã tuyên bố về Vương quốc tập hợp hết mọi dân tộc (x. Is 66,18-21), Chúa Giêsu cũng xác nhận: “người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa” và chính Ngài đã tuyên bố Nước Trời cho tất cả: “Cha các ngươi Đấng ngự trên trời, không hề có ý để hư đi một người nào trong những kẻ bé mọn này” (Mt 18,14). Thánh Phaolô đã chia sẻ về ý định cứu độ phổ quát của Thiên Chúa: “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta muốn cho mọi người được cứu rỗi” (1Tm 2,4). Ngài vẫn mở rộng cửa cho hết mọi người, và cửa có hẹp là do chúng ta quá kồng kềnh, nặng nề vì những vun vén cá nhân, phình to vì tự hào, vì tham vọng… vì lòng tôi hạn hẹp…
Chúa Giêsu kêu gọi tôi và bạn chiến đấu đi qua cửa hẹp. Chiến đấu với chính mình, làm cho bớt cái tôi cồng kềnh của mình để lọt qua được cửa hẹp. Vì nếu quá cồng kềnh không qua được cửa, chúng ta sẽ không vào được, cho nên có nhiều người phải bước sang một bên nhường bước và nhìn người khác đi qua cửa hẹp...
Nếu như cuộc sống nơi trần thế có những cảnh bảo lãnh để đi vào một lối khác dù không thể qua cửa hẹp... Nước trời sẽ không có cảnh bảo lãnh do quen biết hay đi đường hậu, đường vòng... Chỉ có đi qua cửa hẹp: Phải cố gắng, phải chiến đấu...
Những người mong muốn vào nước Chúa mà không chiến đấu được tượng trưng bằng những người đứng trước cửa kì kèo với gia chủ trong Tin Mừng: “Chúng tôi đã ăn uống trước mặt ngài và ngài đã giảng dạy giữa các công trường chúng tôi” (Lc 13,26). Nhưng Đức Kitô dứt khoát "Ta không biết các ngươi từ đâu tới'' (Lc 13,25.27). Thật thế, Nước Trời chỉ có một cửa duy nhất, sẽ không có cửa hậu hay cửa ngoài luồng. Một khi đã không vào được cửa hẹp thì sẽ mãi mãi đứng ngoài cổng cửa vương quốc Nước Trời.
Kiên cường chiến đấu để qua được cửa hẹp là sứ điệp của Chúa Giêsu mời gọi tôi và bạn, Thánh Phaolô đã chia sẻ kinh nghiệm tranh đấu của Ngài: “Tôi đã chiến đấu trong cuộc chiến chính nghĩa; đã chạy đến cùng đường; kiên vững trong lòng tin. Giờ đây, triều thiên công chính được dành sẵn cho tôi, và Thiên Chúa, Đấng phán xét chí công, sẽ hoàn lại cho tôi trong ngày ấy, không chỉ cho tôi mà thôi, nhưng còn cho hết mọi người đã đầy lòng mến yêu trông đợi Ngài xuất hiện” (2Tm 4,6-8). Kiên cường đến hơi thở cuối cùng, dù trong cuộc chiến đấu để qua được cửa hẹp để lại những thương tích nơi tâm hồn và thân xác, chiến đấu như tác giả thư Do thái khuyên nhủ: “Anh em hãy chịu đựng những gian nan thử thách như người môn đệ của Thiên Chúa, Đấng đối xử với anh em như con cái… Vậy anh em hãy kiên cường lên bàn tay rụng rời của mình và đầu gối bại nhược của anh em” (Dt 12,7.12).
Vâng, hãy chiến đấu, chiến đấu trong chính con người mình và thức tỉnh như “lính canh mong đợi hừng đông” (Tv 129,6) với cả ngoại cảnh bên ngoài đưa đến, để giữ mình “khỏi mọi thứ tham lam”, cái tham lam đó làm tôi phình to cồng kềnh không thể qua cửa hẹp:
• Với chính mình: làm nhỏ cái tôi cồng kềnh bằng tâm hồn rộng mở chia sẻ, nếu tâm hồn càng hạn hẹp với anh em, cái tôi càng lớn khiến tôi không lọt qua cửa. Vâng, hãy chiến đấu với những tư tưởng tiêu cực, chia rẽ, những ham muốn bất chính nuôi dưỡng cái tôi như chất béo cho cơ thể.
• Với ngoại cảnh: đời là một cuộc lữ hành, tất cả những gì gặp trên cuộc lữ hành khiến con người có thể lưu luyến nặng nề tâm hồn, lòng tham chỗi dậy, cái gì cũng muốn khiến tôi tham lam ôm lấy tất cả: vật chất, tiền tài danh vọng... làm hành lý tâm hồn tôi thêm nặng nề. Tôi đến cổng nhưng không thể bước qua vì tôi “quá khổ” so với cửa, nên cửa trở nên hẹp so với tôi. Vâng, tất cả những ngoại cảnh trong cuộc sống, tôi cần chiến đấu để tự do với nó, không để nó ràng buộc, càng không để tâm tư nặng nề với chính nó, để cho tôi được nhẹ nhàng cất bước về nhà cha, để tôi nhỏ lại so với cửa Hằng sống.
Nếu tôi và bạn mặc lấy tinh thần chiến đấu theo lời kêu gọi của Đức Kitô, dù cửa có hẹp vẫn cứ rộng cho chính mình như thánh Gioan Kim khẩu suy tư về cổng hẹp, dù hẹp nhưng cửa vẫn rộng rãi với chúng ta, vì tôi và bạn đã thanh thoát được mọi sự cồng kềnh của tâm hồn, cho nên thánh nhân khẳng định: "Cánh cửa hẹp này sẽ cho lối vào cuộc sống vĩnh cửu, mặc dù hẹp, chúng ta tìm thấy sự rộng rãi của nó khi chúng ta đi qua".
Thật thế, hãy bước qua cửa hẹp vì
“Cửa hẹp đường thiêng mở lạ lùng…”
(Vân Uyên, Tấm Mồ Không)
Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn 20/08/2016