IX. Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót(tiếp theo)
2. Đức Maria trong đức tin của Giáo Hội
Một số rất hiếm các lời phát biểu trong Sách Thánh về Đức Maria, nhưng là những lời phát biểu rất có giá trị, đã nhập sâu vào tâm khảm các tín hữu mọi thời và tìm đựợc nhiều vang dội sâu sắc trong nền linh đạo Kitô Giáo của mọi thế kỷ. Chính Đức Maria đã tiên đoán về ngài rằng “từ nay, muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc” (Lc 1:48). Một truyền thống sống động và phong phú tiếp diễn tới tận ngày nay đã được khai triển từ các chứng từ này của Tân Ước.
Nguồn tin cậy quan trọng nhất của tín điều truyền thống đầy sống động này là Công Đồng Êphêsô (năm 431), tức công đồng đã tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (θεοτόκος, theotokos) (13). Khi tuyên xưng như thế, điều quan trọng cần ghi nhớ là cuộc đấu tranh liên quan tới tước hiệu này, một cuộc đấu tranh chủ yếu diễn ra giữa Nestôriô và Thánh Cyrilô thành Alexandria, là một cuộc tranh luận không phải Thánh Mẫu học mà là Kitô học. Nó xử lý vấn đề Chúa Giêsu có là Con Thiên Chúa trên thực tế và trong ngôi vị (hypostasis) của Người hay không. Như thế, ngay từ đầu, truyền thống Thánh Mẫu học không phải là một điều xa lạ, phát triển ở bên ngoài Kitô học; mà đúng hơn, ngay từ đầu, nó đã hiện diện trong tương quan với Kitô học và đặt căn bản trên nền tảng này. Chỉ với cách này, truyền thống Thánh Mẫu học mới mang lại và tiếp tục mang lại ích lợi cứu rỗi và thiêng liêng mà thôi.
Trên căn bản này, nhiều lời cầu nguyện, nhiều thánh thi và bài ca trong lịch sử Kitô Giáo đã liên tục tiếp nối các lời phát biểu trong Tân Ước, giải thích chúng theo linh đạo, và làm cho chúng sinh hoa kết trái. Quan trọng nhất là các chứng từ của phụng vụ. Bên cạnh chúng, còn có man vàn các bài giảng và khảo luận, ngay từ thời các giáo phụ. Việc giải thích Sách Thánh theo linh đạo này được tìm thấy trong mọi truyền thống của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ nhất; cả các truyền thống Hy Lạp lẫn truyền thống La Tinh, truyền thống Cốp Tích lẫn truyền thống Syria và Ácmênia, và truyền thống La Tinh Tây Phương (14). Nó để lại nhiều vết tích đáng lưu ý cả trong truyền thống ca ngợi Đức Maria của Các Nhà Cải Cách thế kỷ 16 (15).
Điều trên đã được phát biểu trong lời kinh Thánh Mẫu xưa nhất, phát xuất khoảng năm 300 và được truyền bá sâu rộng: “Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời”. Khởi nguyên, nó được đọc như thế này: “Lạy Mẹ Chúa Trời, chúng con chạy đến lòng thương xót của Mẹ” (16). Chúng ta sẽ tìm thấy cùng một thái độ đầy tin tưởng này trong nhiều lời cầu nguyện sau đó. Ta có thể nghĩ tới kinh Ave Maris Stella (Kính Chào Ngôi Sao Biển) mà trong thế kỷ 19, người ta quen đọc là “Hỡi Ngôi Sao Biển, chúng con xin kính chào Mẹ. Xin Mẹ hãy tỏ ra Mẹ là một người mẹ, để Con Mẹ nhân từ nghe lời cầu xin của con cái mẹ qua Mẹ” (17). Trong kinh Salve Regina (Lạy Nữ Vương), một trong các kinh Thánh Mẫu quen thuộc nhất, ta cầu cùng Đức Maria như “Mẹ nhân lành (Mater misericordiae= Mẹ thương xót)” và ngỏ cùng ngài: xin ghé mắt thương (misericordes oculos) xem chúng con”. Điệp xướng Thánh Mẫu từ Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, Alma Redemptoris Mater (Mẹ Chí Thánh Của Chúa Cứu Thế), cũng đã kết thúc bằng lời kêu xin peccatorum miserere (xin thương xót những người tội lỗi). Trong kinh cầu Đức Mẹ (Lôréttô) (nguyên phát xuất từ Giáo Hội Đông Phương thế kỷ 12), chúng ta cũng kêu cầu Đức Maria như “Đức Nữ có lòng khoan nhân” (virgo clemens), “cứu kẻ liệt kẻ khốn”, “bầu chữa kẻ có tội”, “yên ủi kẻ âu lo”, “phù hộ các giáo hữu”. Ngài được kêu cầu như đấng hộ giúp trong moị cơn sầu khổ, không chỉ để đáp ứng các hành vi thất thường của thiên nhiên, đói kém, bệnh dịch, mưa bão, mà còn cả trong những khốn khó của chiến tranh và chống những nhà cai trị bạo tàn.
Ngay trong thế kỷ thứ hai, Thánh Irênê thành Lyon, một giáo phụ vĩ đại, đã tóm tắt khi ngài mô tả Đức Maria như Đấng Gỡ Nút, tháo gỡ chiếc nút mà Evà từng thắt vào cổ nhân loại. Như thế, Đức Maria đã trở thành đấng gỡ nút cho nhiều Kitô hữu (18). Ngài đã giúp họ gỡ những nút thắt đủ loại trong cuộc sống bản thân của họ, trong các liên hệ nhân bản của họ, trong linh hồn họ và không ít các nút thắt do những rối rắm của tội lỗi và mặc cảm tội lệ gây ra.
Đôi khi, lòng đạo đức này phát sinh nhiều phó sản rất lạ, như mô tả và hình dung Đức Maria như “Đức Bà của những kẻ vô lại”, tức như người về phe với các sai phạm và người tội lỗi, trộm cướp và ngoại tình, và được coi gần như đồng loã với đủ hạng người này.Việc hình dung này không phải là biểu thức của một tính tầm phào phù phiếm nào đó, mà thực sự là biểu thức của một cái hiểu vững chắc về đức tin, cho thấy có lúc, phạm trù thương xót đã bị hiểu quá rộng (19).
Điều được thốt ra thành lời trong các kinh nguyện suốt trong các thế kỷ qua cũng đã được phát biểu qua nhiều cách khác trong các nghệ thuật tạo hình và trình diễn, trên hết trong các bức tranh hành hương và ảnh đạo [Gnadenbilder]* về Đức Maria (20). Từ thế kỷ thứ bẩy tới thế kỷ thứ chín, trong các tranh hoạ của Syria về Đấng Eleusa, ta tìm thấy Đấng Dịu Hiền: tức Đức Maria đang ôm và vuốt ve Chúa Hài Đồng trong lòng mình. Nổi tiếng nhất trong các tranh vẽ này là Đức Trinh Nữ của Vladimir, phát xuất vào thế kỷ 12 ở Constantinốp và hiện nay đang được lưu giữ ở Phòng Trưng Bầy Tretyakov tại Mạc Tư Khoa. Ở Tây Phương, các bức sao lại được tìm thấy tại Nhà Thờ Đức Bà Đầy Ơn Thánh ở Cambrai, tại Nhà Thờ Đức Bà Cát Minh (Rome, St. Maria in Transpontina), và trong bức tranh vẽ Đức Mẹ Cứu Giúp của Lucas Cranach. Một bức ảnh nổi tiếng khác, mà truyền thuyết nói là của Thánh Sử Luca, nhưng hiện được định niên biểu vào thế kỷ 13, đang được tôn kính tại Nhà Thờ Đức Bà Cả ở Rôma dưới danh hiệu Salus Populi Romani (Đức Bà Cứu Giúp Dân Rôma). Một bản sao hiện được lưu trữ tại Nhà Thờ Đồng Chánh Toà (**) Thánh Eberhard ở Stuttgart, nơi người ta gọi ngài là Mẹ An Ủi. Cuối cùng, cũng phải nhắc đến bức ảnh nhân hậu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẽ theo nguyên mẫu Byzantine. Thế kỷ 15, vì lý do an ninh, bức ảnh này được di chuyển từ Đảo Crete qua Rôma tránh sự tiến quân của người Thổ. Bức ảnh này rất được sùng kính tại Rôma, và nó cũng được biết đến nhiều như bức ảnh sùng kính cả ở bên ngoài Rôma nữa.
Nhưng trên hết, phải nhắc tới các bức mô tả Pietà, tức hình ảnh Mẹ Thiên Chúa đang ôm xác Con trong lòng. Chúng ta vốn biết các mô tả này ngay từ thế kỷ 14. Nhưng nổi tiếng nhất chính là bức điêu khắc của Michelangelo ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Rôma, một bức điêu khắc nổi tiếng khắp thế giới và được nhiều người chiêm ngưỡng nhất. Trong các mô tả này, Đức Maria được trình bầy như mẹ của mọi con người đau khổ, buồn sầu, bị bao vây tứ bề, và cần được an ủi. Những bức này giúp người xem đạo hạnh, nhất là man vàn các bà mẹ trong các tình huống tương tự, đồng nhất hóa với Đức Maria. Ít nổi tiếng hơn là các bức diễn tả Đức Maria ngất xỉu cũng trong bối cảnh này (21). Chúng cho thấy Đức Maria đã tham dự ra sao vào việc Con mình rơi vào vô thức nhưng lại ý thức rõ sự toàn năng đầy thương xót của Thiên Chúa. Cả loại mô tả này cũng là những hình ảnh của ủi an đối với rất nhiều người bị áp đảo bởi sầu khổ hoặc bắt đầu hiểu ra, nhưng vẫn nhận được sức mạnh của đức tin.
Sau cùng, phải nhắc tới các mô tả về Mater Dolorosa (Mẹ Sầu Bi), vốn phát xuất từ đầu thời Barốc và cho thấy trái tim Đức Maria bị lưỡi đòng đâm thâu qua (Lc 2:35). Liên quan gần gũi với loại mô tả này là các tượng ảnh về bẩy vết thương của Đức Maria do bẩy lưỡi gươm đâm vào lòng ngài. Các mô tả này, đối với chúng ta ngày nay, thoạt nhìn, có vẻ kỳ kỳ vì thiếu tính thực tại, nhưng vẫn cho thấy Đức Mẹ đã chia sẻ ra sao cái chết thảm khốc của Con ngài.
Điều mà mỗi cách mô tả nói trên có liên hệ không những với Đức Maria như một nhân vật cá thể, mà còn liên hệ tới ngài như một loại hình (type) - một nguyên mẫu và mẫu mực – đem lại an tâm bảo đảm cho các Kitô hữu, sẽ trở nên rõ ràng hơn nữa trong các mô tả Đức Bà mặc Áo Choàng Che Chở. Bức Đức Bà Mặc Áo Choàng Che Chở ở Ravensburg đã được nổi tiếng một cách đặc biệt. Nó cho thấy trong mọi nghịch cảnh, nhất là trong các nguy hiểm của chiến tranh, chúng ta biết chúng ta được an lành dưới tà áo hiền mẫu đầy che chở của ngài. Theo một lề luật xưa ở Đức, nhờ được che chở dưới áo choàng của mẹ, các đứa con sinh ngoại hôn đều được công bố là những đứa con sinh bởi một kết hợp hôn phối (danh từ chuyên môn gọi là filii mantellati = con cái dưới tà áo mẹ). Như thế, các mô tả này cũng muốn nói: tất cả chúng ta, những kẻ sinh trong tội lỗi (xem Tv 51:7), đều đã được làm cho trở thành con cái Thiên Chúa, nhờ lòng Chúa thương xót, theo nguyên mẫu và mẫu mực Đức Maria. Chủ đề quán xuyến áo choàng, một lần nữa, đã được tìm thấy trong bài thánh thi Thánh Mẫu thế kỷ thứ bẩy, Maria breittet den Mantel aus, trong đó, câu cuối cùng viết: “Ôi Mẹ của lòng Thương Xót, hãy phủ áo choàng của Mẹ lên chúng con” (22). Tôi còn nhớ như in những đêm oanh tạc trong Thế Chiến Hai khi bài hát này mang một ý nghĩa hết sức thực tiễn đối với chúng tôi.
Kỳ sau: 3. Đức Maria như nguyên mẫu của lòng thương xót
______________________________________________________________________________________________________________
(*) Ghi chú của bản tiếng Anh: Gnadenbilder là một bức ảnh hay một bức tượng Đức Maria mà trước mặt nó, tín hữu cầu nguyện, xin ngài cầu bầu để được ơn thánh hay một ơn phúc nào đó từ Con của ngài. Nhiều việc chữa chạy và lành bệnh đã được ghi lại từ thời Trung Cổ do việc thực hành lòng sùng kính đạo đức này.
(**) Ghi chú của bản triếng Anh: Nhà Thờ Đồng Chính Tòa là một nhà thờ chính tòa có cùng chức năng là tòa của giám mục như một nhà thờ chính tòa khác. Nhà thờ Thánh Eberhard ở Stuttgart và nhà thờ Thánh Martin ở Rottenbrug đều là các nhà thờ chính tòa của Giáo Phận Rottenbrug-Stuttgart thuộc Bang Baten-Württemberg, Đức. Đức Hồng Y Kasper là giám mục của giáo phận này từ năm 1989 tới năm 1999.
(13) Heinrich Denzinger, Enchiridion symbolorum, definitionum et declarationum de rebus fidei et morum (Freiburg i.B.: Herder, 1963), 250tt; 252tt.
(14) Xem S, de Fiores, “Maria in der Geschichte von Theologie und Frӧmmingkeit”, trong Handbuch der Marienkunde, do Beinert và Petri hiệu đính, 1:99-266.
(15) Xem ghi chú 2 trên đây.
(16) Xem Christoph von Schӧnborn, We Have Found Mercy, bản dịch của Michael J. Miller (San Francisco: Ignatius, 2012), 119.
(17) Gotteslob, số 596; 578.
(18) Nổi tiếng là bức tranh trong nhà thờ hành hương St. Peter am Perlach ở Augsburg (1700).
(19) Muốn biết một số điển hình vui tươi thuộc loại này, xin xem M.-E. Lüdde, “Unter dem Mantel ihrer Barmherzigkeit”, trong Seidel và Schacht, Amria, Evangelisch, 153.
(20) Xem khái quát lịch sử trong K. Kolb, “Typologie der Gnadenbilder”, trong Handbuch der Marienkunde, Bd. 2: Gestaltetes Zeugnis-Gläubigen Lobpreis, do Wolfgang Beinert và Heinrich Petri hiệu đính (Regensburg: Pustet, 1997),449-82.
(21) Việc mô tả ngài như thế có thể tìm thấy ở nhà thờ hành hương, Weggental bei Rottenburg am Neckar.
(22) Gotteslob, số 595.
2. Đức Maria trong đức tin của Giáo Hội
Một số rất hiếm các lời phát biểu trong Sách Thánh về Đức Maria, nhưng là những lời phát biểu rất có giá trị, đã nhập sâu vào tâm khảm các tín hữu mọi thời và tìm đựợc nhiều vang dội sâu sắc trong nền linh đạo Kitô Giáo của mọi thế kỷ. Chính Đức Maria đã tiên đoán về ngài rằng “từ nay, muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc” (Lc 1:48). Một truyền thống sống động và phong phú tiếp diễn tới tận ngày nay đã được khai triển từ các chứng từ này của Tân Ước.
Nguồn tin cậy quan trọng nhất của tín điều truyền thống đầy sống động này là Công Đồng Êphêsô (năm 431), tức công đồng đã tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (θεοτόκος, theotokos) (13). Khi tuyên xưng như thế, điều quan trọng cần ghi nhớ là cuộc đấu tranh liên quan tới tước hiệu này, một cuộc đấu tranh chủ yếu diễn ra giữa Nestôriô và Thánh Cyrilô thành Alexandria, là một cuộc tranh luận không phải Thánh Mẫu học mà là Kitô học. Nó xử lý vấn đề Chúa Giêsu có là Con Thiên Chúa trên thực tế và trong ngôi vị (hypostasis) của Người hay không. Như thế, ngay từ đầu, truyền thống Thánh Mẫu học không phải là một điều xa lạ, phát triển ở bên ngoài Kitô học; mà đúng hơn, ngay từ đầu, nó đã hiện diện trong tương quan với Kitô học và đặt căn bản trên nền tảng này. Chỉ với cách này, truyền thống Thánh Mẫu học mới mang lại và tiếp tục mang lại ích lợi cứu rỗi và thiêng liêng mà thôi.
Trên căn bản này, nhiều lời cầu nguyện, nhiều thánh thi và bài ca trong lịch sử Kitô Giáo đã liên tục tiếp nối các lời phát biểu trong Tân Ước, giải thích chúng theo linh đạo, và làm cho chúng sinh hoa kết trái. Quan trọng nhất là các chứng từ của phụng vụ. Bên cạnh chúng, còn có man vàn các bài giảng và khảo luận, ngay từ thời các giáo phụ. Việc giải thích Sách Thánh theo linh đạo này được tìm thấy trong mọi truyền thống của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ nhất; cả các truyền thống Hy Lạp lẫn truyền thống La Tinh, truyền thống Cốp Tích lẫn truyền thống Syria và Ácmênia, và truyền thống La Tinh Tây Phương (14). Nó để lại nhiều vết tích đáng lưu ý cả trong truyền thống ca ngợi Đức Maria của Các Nhà Cải Cách thế kỷ 16 (15).
Điều trên đã được phát biểu trong lời kinh Thánh Mẫu xưa nhất, phát xuất khoảng năm 300 và được truyền bá sâu rộng: “Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời”. Khởi nguyên, nó được đọc như thế này: “Lạy Mẹ Chúa Trời, chúng con chạy đến lòng thương xót của Mẹ” (16). Chúng ta sẽ tìm thấy cùng một thái độ đầy tin tưởng này trong nhiều lời cầu nguyện sau đó. Ta có thể nghĩ tới kinh Ave Maris Stella (Kính Chào Ngôi Sao Biển) mà trong thế kỷ 19, người ta quen đọc là “Hỡi Ngôi Sao Biển, chúng con xin kính chào Mẹ. Xin Mẹ hãy tỏ ra Mẹ là một người mẹ, để Con Mẹ nhân từ nghe lời cầu xin của con cái mẹ qua Mẹ” (17). Trong kinh Salve Regina (Lạy Nữ Vương), một trong các kinh Thánh Mẫu quen thuộc nhất, ta cầu cùng Đức Maria như “Mẹ nhân lành (Mater misericordiae= Mẹ thương xót)” và ngỏ cùng ngài: xin ghé mắt thương (misericordes oculos) xem chúng con”. Điệp xướng Thánh Mẫu từ Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, Alma Redemptoris Mater (Mẹ Chí Thánh Của Chúa Cứu Thế), cũng đã kết thúc bằng lời kêu xin peccatorum miserere (xin thương xót những người tội lỗi). Trong kinh cầu Đức Mẹ (Lôréttô) (nguyên phát xuất từ Giáo Hội Đông Phương thế kỷ 12), chúng ta cũng kêu cầu Đức Maria như “Đức Nữ có lòng khoan nhân” (virgo clemens), “cứu kẻ liệt kẻ khốn”, “bầu chữa kẻ có tội”, “yên ủi kẻ âu lo”, “phù hộ các giáo hữu”. Ngài được kêu cầu như đấng hộ giúp trong moị cơn sầu khổ, không chỉ để đáp ứng các hành vi thất thường của thiên nhiên, đói kém, bệnh dịch, mưa bão, mà còn cả trong những khốn khó của chiến tranh và chống những nhà cai trị bạo tàn.
Ngay trong thế kỷ thứ hai, Thánh Irênê thành Lyon, một giáo phụ vĩ đại, đã tóm tắt khi ngài mô tả Đức Maria như Đấng Gỡ Nút, tháo gỡ chiếc nút mà Evà từng thắt vào cổ nhân loại. Như thế, Đức Maria đã trở thành đấng gỡ nút cho nhiều Kitô hữu (18). Ngài đã giúp họ gỡ những nút thắt đủ loại trong cuộc sống bản thân của họ, trong các liên hệ nhân bản của họ, trong linh hồn họ và không ít các nút thắt do những rối rắm của tội lỗi và mặc cảm tội lệ gây ra.
Đôi khi, lòng đạo đức này phát sinh nhiều phó sản rất lạ, như mô tả và hình dung Đức Maria như “Đức Bà của những kẻ vô lại”, tức như người về phe với các sai phạm và người tội lỗi, trộm cướp và ngoại tình, và được coi gần như đồng loã với đủ hạng người này.Việc hình dung này không phải là biểu thức của một tính tầm phào phù phiếm nào đó, mà thực sự là biểu thức của một cái hiểu vững chắc về đức tin, cho thấy có lúc, phạm trù thương xót đã bị hiểu quá rộng (19).
Điều được thốt ra thành lời trong các kinh nguyện suốt trong các thế kỷ qua cũng đã được phát biểu qua nhiều cách khác trong các nghệ thuật tạo hình và trình diễn, trên hết trong các bức tranh hành hương và ảnh đạo [Gnadenbilder]* về Đức Maria (20). Từ thế kỷ thứ bẩy tới thế kỷ thứ chín, trong các tranh hoạ của Syria về Đấng Eleusa, ta tìm thấy Đấng Dịu Hiền: tức Đức Maria đang ôm và vuốt ve Chúa Hài Đồng trong lòng mình. Nổi tiếng nhất trong các tranh vẽ này là Đức Trinh Nữ của Vladimir, phát xuất vào thế kỷ 12 ở Constantinốp và hiện nay đang được lưu giữ ở Phòng Trưng Bầy Tretyakov tại Mạc Tư Khoa. Ở Tây Phương, các bức sao lại được tìm thấy tại Nhà Thờ Đức Bà Đầy Ơn Thánh ở Cambrai, tại Nhà Thờ Đức Bà Cát Minh (Rome, St. Maria in Transpontina), và trong bức tranh vẽ Đức Mẹ Cứu Giúp của Lucas Cranach. Một bức ảnh nổi tiếng khác, mà truyền thuyết nói là của Thánh Sử Luca, nhưng hiện được định niên biểu vào thế kỷ 13, đang được tôn kính tại Nhà Thờ Đức Bà Cả ở Rôma dưới danh hiệu Salus Populi Romani (Đức Bà Cứu Giúp Dân Rôma). Một bản sao hiện được lưu trữ tại Nhà Thờ Đồng Chánh Toà (**) Thánh Eberhard ở Stuttgart, nơi người ta gọi ngài là Mẹ An Ủi. Cuối cùng, cũng phải nhắc đến bức ảnh nhân hậu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẽ theo nguyên mẫu Byzantine. Thế kỷ 15, vì lý do an ninh, bức ảnh này được di chuyển từ Đảo Crete qua Rôma tránh sự tiến quân của người Thổ. Bức ảnh này rất được sùng kính tại Rôma, và nó cũng được biết đến nhiều như bức ảnh sùng kính cả ở bên ngoài Rôma nữa.
Nhưng trên hết, phải nhắc tới các bức mô tả Pietà, tức hình ảnh Mẹ Thiên Chúa đang ôm xác Con trong lòng. Chúng ta vốn biết các mô tả này ngay từ thế kỷ 14. Nhưng nổi tiếng nhất chính là bức điêu khắc của Michelangelo ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Rôma, một bức điêu khắc nổi tiếng khắp thế giới và được nhiều người chiêm ngưỡng nhất. Trong các mô tả này, Đức Maria được trình bầy như mẹ của mọi con người đau khổ, buồn sầu, bị bao vây tứ bề, và cần được an ủi. Những bức này giúp người xem đạo hạnh, nhất là man vàn các bà mẹ trong các tình huống tương tự, đồng nhất hóa với Đức Maria. Ít nổi tiếng hơn là các bức diễn tả Đức Maria ngất xỉu cũng trong bối cảnh này (21). Chúng cho thấy Đức Maria đã tham dự ra sao vào việc Con mình rơi vào vô thức nhưng lại ý thức rõ sự toàn năng đầy thương xót của Thiên Chúa. Cả loại mô tả này cũng là những hình ảnh của ủi an đối với rất nhiều người bị áp đảo bởi sầu khổ hoặc bắt đầu hiểu ra, nhưng vẫn nhận được sức mạnh của đức tin.
Sau cùng, phải nhắc tới các mô tả về Mater Dolorosa (Mẹ Sầu Bi), vốn phát xuất từ đầu thời Barốc và cho thấy trái tim Đức Maria bị lưỡi đòng đâm thâu qua (Lc 2:35). Liên quan gần gũi với loại mô tả này là các tượng ảnh về bẩy vết thương của Đức Maria do bẩy lưỡi gươm đâm vào lòng ngài. Các mô tả này, đối với chúng ta ngày nay, thoạt nhìn, có vẻ kỳ kỳ vì thiếu tính thực tại, nhưng vẫn cho thấy Đức Mẹ đã chia sẻ ra sao cái chết thảm khốc của Con ngài.
Điều mà mỗi cách mô tả nói trên có liên hệ không những với Đức Maria như một nhân vật cá thể, mà còn liên hệ tới ngài như một loại hình (type) - một nguyên mẫu và mẫu mực – đem lại an tâm bảo đảm cho các Kitô hữu, sẽ trở nên rõ ràng hơn nữa trong các mô tả Đức Bà mặc Áo Choàng Che Chở. Bức Đức Bà Mặc Áo Choàng Che Chở ở Ravensburg đã được nổi tiếng một cách đặc biệt. Nó cho thấy trong mọi nghịch cảnh, nhất là trong các nguy hiểm của chiến tranh, chúng ta biết chúng ta được an lành dưới tà áo hiền mẫu đầy che chở của ngài. Theo một lề luật xưa ở Đức, nhờ được che chở dưới áo choàng của mẹ, các đứa con sinh ngoại hôn đều được công bố là những đứa con sinh bởi một kết hợp hôn phối (danh từ chuyên môn gọi là filii mantellati = con cái dưới tà áo mẹ). Như thế, các mô tả này cũng muốn nói: tất cả chúng ta, những kẻ sinh trong tội lỗi (xem Tv 51:7), đều đã được làm cho trở thành con cái Thiên Chúa, nhờ lòng Chúa thương xót, theo nguyên mẫu và mẫu mực Đức Maria. Chủ đề quán xuyến áo choàng, một lần nữa, đã được tìm thấy trong bài thánh thi Thánh Mẫu thế kỷ thứ bẩy, Maria breittet den Mantel aus, trong đó, câu cuối cùng viết: “Ôi Mẹ của lòng Thương Xót, hãy phủ áo choàng của Mẹ lên chúng con” (22). Tôi còn nhớ như in những đêm oanh tạc trong Thế Chiến Hai khi bài hát này mang một ý nghĩa hết sức thực tiễn đối với chúng tôi.
Kỳ sau: 3. Đức Maria như nguyên mẫu của lòng thương xót
______________________________________________________________________________________________________________
(*) Ghi chú của bản tiếng Anh: Gnadenbilder là một bức ảnh hay một bức tượng Đức Maria mà trước mặt nó, tín hữu cầu nguyện, xin ngài cầu bầu để được ơn thánh hay một ơn phúc nào đó từ Con của ngài. Nhiều việc chữa chạy và lành bệnh đã được ghi lại từ thời Trung Cổ do việc thực hành lòng sùng kính đạo đức này.
(**) Ghi chú của bản triếng Anh: Nhà Thờ Đồng Chính Tòa là một nhà thờ chính tòa có cùng chức năng là tòa của giám mục như một nhà thờ chính tòa khác. Nhà thờ Thánh Eberhard ở Stuttgart và nhà thờ Thánh Martin ở Rottenbrug đều là các nhà thờ chính tòa của Giáo Phận Rottenbrug-Stuttgart thuộc Bang Baten-Württemberg, Đức. Đức Hồng Y Kasper là giám mục của giáo phận này từ năm 1989 tới năm 1999.
(13) Heinrich Denzinger, Enchiridion symbolorum, definitionum et declarationum de rebus fidei et morum (Freiburg i.B.: Herder, 1963), 250tt; 252tt.
(14) Xem S, de Fiores, “Maria in der Geschichte von Theologie und Frӧmmingkeit”, trong Handbuch der Marienkunde, do Beinert và Petri hiệu đính, 1:99-266.
(15) Xem ghi chú 2 trên đây.
(16) Xem Christoph von Schӧnborn, We Have Found Mercy, bản dịch của Michael J. Miller (San Francisco: Ignatius, 2012), 119.
(17) Gotteslob, số 596; 578.
(18) Nổi tiếng là bức tranh trong nhà thờ hành hương St. Peter am Perlach ở Augsburg (1700).
(19) Muốn biết một số điển hình vui tươi thuộc loại này, xin xem M.-E. Lüdde, “Unter dem Mantel ihrer Barmherzigkeit”, trong Seidel và Schacht, Amria, Evangelisch, 153.
(20) Xem khái quát lịch sử trong K. Kolb, “Typologie der Gnadenbilder”, trong Handbuch der Marienkunde, Bd. 2: Gestaltetes Zeugnis-Gläubigen Lobpreis, do Wolfgang Beinert và Heinrich Petri hiệu đính (Regensburg: Pustet, 1997),449-82.
(21) Việc mô tả ngài như thế có thể tìm thấy ở nhà thờ hành hương, Weggental bei Rottenburg am Neckar.
(22) Gotteslob, số 595.