Suy Niệm Chúa Nhật XX THƯỜNG NIÊN C
Đọc Tin mừng, đôi khi chúng ta cảm thấy khó hiểu, khó chấp nhận những giáo huấn của Đức Giêsu giảng dạy, vì những giáo huấn ấy xem ra đi ngược lại với ước muốn tự nhiên của con người. Chẳng hạn, những giáo huấn Đức Giêsu nói đến trong đoạn Tin mừng hôm nay. Ngài nói: Thầy đến để đem sự chia rẽ; Thầy phải chịu một phép rửa; Thầy đến đem lửa xuống thế gian. Vậy, “sự chia rẽ,” “phép rửa,” “lửa” ở đây có nghĩa là gì?
1. Sự chia rẽ
Ai cũng mong muốn có sự hiệp nhất, chứ không muốn có sự chia rẽ. Vậy mà Đức Giêsu lại nói: Thầy đến để đem sự chia rẽ chứ không phải sự bình an. Thật vậy, Đức Giêsu đến mang theo sự chia rẽ: chia rẽ giữa những người tin và những người không tin; chia rẽ giữa các thành viên của gia đình: “Vì từ nay, năm người trong một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba người chống lại hai, và hai người chống lại ba: cha chống đối con trai, và con trai chống đối cha; mẹ chống đối con gái, và con gái chống đối mẹ; mẹ chồng chống đối nàng dâu, và nàng dâu chống đối mẹ chồng" (Lc 12, 52-53).
Vì sao lại có sự chia rẽ này? Thưa, vì khi Đức Giêsu rao giảng Tin mừng, có những người tin theo Ngài, có những người không tin theo Ngài. Những người tin theo Ngài thì thực hành giáo huấn của Ngài. Những người không tin thì không thực hành giáo huấn của Ngài. Mặt khác, vì giáo huấn của Ngài đòi buộc con người phải hy sinh, phải qua “cửa hẹp”, phải từ bỏ ý riêng…nên có những người tuy đã đi theo Ngài những vẫn không thực hành giáo huấn của Ngài hoặc thực hành giáo huấn của Ngài không trọng vẹn. Có những người giải thích giáo huấn của Đức Giêsu theo ý riêng của mình. Vì những lý do trên, nên có sự chống đối, chia rẽ nhau.
Sự chia rẽ này cũng có thể xảy ra ngay chính trong nội bộ của những cộng đoàn dòng tu hay trong các giáo xứ, giáo phận và lớn hơn nữa là trên bình diện Giáo Hội. Bằng chứng điều này là sự ly khai của Giáo Hội Chính Thống, Anh Giáo, Tin Lành…
Dầu vậy, Đức Giêsu luôn mong muốn những người tin theo Ngài có sự hiệp nhất với nhau. Trước khi về trời, Ngài đã cầu nguyện với Chúa Cha rằng: “Lạy Cha, xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một, như Cha ở trong con và như con ở trong Cha…” (x. Ga 17,21). Giáo Hội cũng luôn tìm mọi cách để có sự hiệp nhất không những nơi mọi thành phần của mình mà kể cả những người tin theo Chúa ở các Giáo Hội khác. Hằng năm, có tuần cầu nguyện cho Kitô giáo hiệp nhất trước ngày lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở lại. Vì vậy, chúng ta hiệp ý với Giáo Hội cầu nguyện cho các kitô hữu trên toàn thế giới được sớm hiệp nhất với nhau dưới quyền một vị chủ chăn là Đức Giáo Hoàng.
2. Phép rửa
Đức Giêsu nói: “Thầy còn một phép rửa phải chịu và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất” (Lc 12,50). Phép rửa ở đây chính là cái chết, cái chết tử đạo của Đức Giêsu. Chính Ngài đã nhiều lần loan báo về điều đó: “Con Người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại” (Lc 9,22).
Đây là ý muốn của Đức Chúa Cha. Đức Giêsu chịu thương khó vì tội lỗi chúng ta. Ngài chịu thương khó để cứu độ loài người chúng ta. Ngài chịu thương khó vì Ngài đã dám nói lên sự thật, bênh vực cho sự thật và lên án những kẻ dối trá, lừa lọc.
Trước Ngài, các tiên tri cũng đã có số phận như thế khi các ngài dám nói lên sự thật. Số phận của tiên tri Giêrêmia được kể lại trong bài đọc thứ nhất hôm nay là một bằng chứng. Khi dân Do Thái phạm tội nhiều, nhân danh Thiên Chúa, tiên tri Giêrêmia đã nhắc nhở họ và khuyên bảo họ sám hối trở về cùng Thiên Chúa. Trước những lời rao giảng của tiên tri Giêrêmia, chẳng những họ không nghe mà còn tìm cách hãm hại ông. Họ vứt ông xuống giếng sâu, nhưng Thiên Chúa đã cho người cứu ông lên.
Cũng vì dám nói lên sự thật, bênh vực cho sự thật mà Thánh Gioan Tẩy Giả đã phải bị chặt đầu trong tù. Nhìn lại dòng lịch sử, chúng ta vẫn thấy những chứng nhân hi sinh vì sự thật, vì công lý. Mới đây, đài truyền hình VTV của Việt Nam đã công kích Đức Cha Phaolô, Giám Mục Giáo Phận Vinh vì Ngài đã dám nói lên sự thật về hiểm họa ô nhiễm môi trường Miền Trung. Ngoài ra, xã hội chúng ta đang sống còn cho chúng ta thấy bao nhiêu người bênh vực cho sự thật, nói lên sự thật cũng bị bắt bớ, tù đày, thậm chí phải chết oan. Nhưng không phải vì bị bách hại, tù đày, giết chết mà chúng ta chùn bước trước sứ mạng cao cả đó. Bởi vì, sứ mạng của của Đức Giêsu cũng chính là sứ mạng của mỗi người chúng ta. Là người kitô hữu, chúng ta phải nói lên sự thật và bênh vực cho sự thật.
3. Lửa
Đức Giêsu nói: "Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên”(Lc 12,49).
Trong thực tế cuộc sống chúng ta thấy, lửa có công dụng tốt nhưng cũng có thể đem lại hậu quả xấu. Lửa tốt khi nó giúp ích cho con người: thắp sáng, nấu nướng thức ăn, thiêu đốt những thứ rác rưởi, thanh luyện ý chí con người “Lửa thử vàng gian nan thử sức”…Ngược lại, lửa cũng có thể đem lại hậu quả vô cùng tai hại cho con người: bị bỏng, bị chết vì lửa, cháy nhà, cháy xe cọ, cháy rừng và những thứ khác làm ảnh hưởng đến kinh tế của con người.
Tất nhiên, lửa của Đức Giêsu đem đến không mang tính tiêu cực nhưng luôn mang tính tích cực. Đó là ngọn lửa để soi sáng, như hình ảnh cột lửa đã hướng dẫn dân Do Thái đi trong sa mạc (x. Xh 13,21). Lửa để thanh luyện, như ngọn lửa thanh tẩy môi miệng ông Isaia (x. Is 6,6). Lửa để thử thách con người (x. 1Pr 4,12). Lửa là Thần Khí chiếu soi, biến đổi các Tông đồ từ những người nhát đảm sợ sệt thành những người can đảm, dám nói về Chúa và chết cho Chúa (Cv 2,3)…Tóm lại, lửa mà Đức Giêsu đem đến trần gian là lửa soi sáng, lửa thanh luyện, lửa biến đổi, lửa yêu thương, lửa nhiệt thành…Chính vì vậy, Ngài mong muốn cho ngọn lửa ấy được cháy lên.
Để đón nhận lửa của Đức Giêsu cần phải trở thành môn đệ của Ngài. Đức Giêsu đã đến thế gian hơn 2000 năm nay, ngọn lửa của Ngài đem đến tuy đã bùng cháy, nhưng vẫn chưa lan tỏa đến hết mọi người. Hiện nay, người Công Giáo đã chiếm gần 18% dân số thế giới. Tuy nhiên, Ngài vẫn muốn ngọn lửa mà Ngài đem đến được cháy lên trong tâm hồn hết thảy mọi người. Chính vì thế, Ngài cần đến sự cộng tác của mỗi người chúng ta. Để làm được điều đó, mỗi chúng ta hãy để cho ngọn lửa của Chúa biến đổi, trở thành những ngọn lửa chiếu sáng, thanh luyện và yêu thương anh chị em mình.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con luôn sống theo Giáo huấn của Chúa để gia đình, cộng đoàn, Giáo xứ chúng con được hiệp nhất và bình an. Xin đốt lên trong chúng con ngọn lửa tình yêu của Chúa để ngọn lửa ấy được lan tỏa tới mỗi người chúng con gặp gỡ hằng ngày. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Đọc Tin mừng, đôi khi chúng ta cảm thấy khó hiểu, khó chấp nhận những giáo huấn của Đức Giêsu giảng dạy, vì những giáo huấn ấy xem ra đi ngược lại với ước muốn tự nhiên của con người. Chẳng hạn, những giáo huấn Đức Giêsu nói đến trong đoạn Tin mừng hôm nay. Ngài nói: Thầy đến để đem sự chia rẽ; Thầy phải chịu một phép rửa; Thầy đến đem lửa xuống thế gian. Vậy, “sự chia rẽ,” “phép rửa,” “lửa” ở đây có nghĩa là gì?
1. Sự chia rẽ
Ai cũng mong muốn có sự hiệp nhất, chứ không muốn có sự chia rẽ. Vậy mà Đức Giêsu lại nói: Thầy đến để đem sự chia rẽ chứ không phải sự bình an. Thật vậy, Đức Giêsu đến mang theo sự chia rẽ: chia rẽ giữa những người tin và những người không tin; chia rẽ giữa các thành viên của gia đình: “Vì từ nay, năm người trong một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba người chống lại hai, và hai người chống lại ba: cha chống đối con trai, và con trai chống đối cha; mẹ chống đối con gái, và con gái chống đối mẹ; mẹ chồng chống đối nàng dâu, và nàng dâu chống đối mẹ chồng" (Lc 12, 52-53).
Vì sao lại có sự chia rẽ này? Thưa, vì khi Đức Giêsu rao giảng Tin mừng, có những người tin theo Ngài, có những người không tin theo Ngài. Những người tin theo Ngài thì thực hành giáo huấn của Ngài. Những người không tin thì không thực hành giáo huấn của Ngài. Mặt khác, vì giáo huấn của Ngài đòi buộc con người phải hy sinh, phải qua “cửa hẹp”, phải từ bỏ ý riêng…nên có những người tuy đã đi theo Ngài những vẫn không thực hành giáo huấn của Ngài hoặc thực hành giáo huấn của Ngài không trọng vẹn. Có những người giải thích giáo huấn của Đức Giêsu theo ý riêng của mình. Vì những lý do trên, nên có sự chống đối, chia rẽ nhau.
Sự chia rẽ này cũng có thể xảy ra ngay chính trong nội bộ của những cộng đoàn dòng tu hay trong các giáo xứ, giáo phận và lớn hơn nữa là trên bình diện Giáo Hội. Bằng chứng điều này là sự ly khai của Giáo Hội Chính Thống, Anh Giáo, Tin Lành…
Dầu vậy, Đức Giêsu luôn mong muốn những người tin theo Ngài có sự hiệp nhất với nhau. Trước khi về trời, Ngài đã cầu nguyện với Chúa Cha rằng: “Lạy Cha, xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một, như Cha ở trong con và như con ở trong Cha…” (x. Ga 17,21). Giáo Hội cũng luôn tìm mọi cách để có sự hiệp nhất không những nơi mọi thành phần của mình mà kể cả những người tin theo Chúa ở các Giáo Hội khác. Hằng năm, có tuần cầu nguyện cho Kitô giáo hiệp nhất trước ngày lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở lại. Vì vậy, chúng ta hiệp ý với Giáo Hội cầu nguyện cho các kitô hữu trên toàn thế giới được sớm hiệp nhất với nhau dưới quyền một vị chủ chăn là Đức Giáo Hoàng.
2. Phép rửa
Đức Giêsu nói: “Thầy còn một phép rửa phải chịu và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất” (Lc 12,50). Phép rửa ở đây chính là cái chết, cái chết tử đạo của Đức Giêsu. Chính Ngài đã nhiều lần loan báo về điều đó: “Con Người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại” (Lc 9,22).
Đây là ý muốn của Đức Chúa Cha. Đức Giêsu chịu thương khó vì tội lỗi chúng ta. Ngài chịu thương khó để cứu độ loài người chúng ta. Ngài chịu thương khó vì Ngài đã dám nói lên sự thật, bênh vực cho sự thật và lên án những kẻ dối trá, lừa lọc.
Trước Ngài, các tiên tri cũng đã có số phận như thế khi các ngài dám nói lên sự thật. Số phận của tiên tri Giêrêmia được kể lại trong bài đọc thứ nhất hôm nay là một bằng chứng. Khi dân Do Thái phạm tội nhiều, nhân danh Thiên Chúa, tiên tri Giêrêmia đã nhắc nhở họ và khuyên bảo họ sám hối trở về cùng Thiên Chúa. Trước những lời rao giảng của tiên tri Giêrêmia, chẳng những họ không nghe mà còn tìm cách hãm hại ông. Họ vứt ông xuống giếng sâu, nhưng Thiên Chúa đã cho người cứu ông lên.
Cũng vì dám nói lên sự thật, bênh vực cho sự thật mà Thánh Gioan Tẩy Giả đã phải bị chặt đầu trong tù. Nhìn lại dòng lịch sử, chúng ta vẫn thấy những chứng nhân hi sinh vì sự thật, vì công lý. Mới đây, đài truyền hình VTV của Việt Nam đã công kích Đức Cha Phaolô, Giám Mục Giáo Phận Vinh vì Ngài đã dám nói lên sự thật về hiểm họa ô nhiễm môi trường Miền Trung. Ngoài ra, xã hội chúng ta đang sống còn cho chúng ta thấy bao nhiêu người bênh vực cho sự thật, nói lên sự thật cũng bị bắt bớ, tù đày, thậm chí phải chết oan. Nhưng không phải vì bị bách hại, tù đày, giết chết mà chúng ta chùn bước trước sứ mạng cao cả đó. Bởi vì, sứ mạng của của Đức Giêsu cũng chính là sứ mạng của mỗi người chúng ta. Là người kitô hữu, chúng ta phải nói lên sự thật và bênh vực cho sự thật.
3. Lửa
Đức Giêsu nói: "Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên”(Lc 12,49).
Trong thực tế cuộc sống chúng ta thấy, lửa có công dụng tốt nhưng cũng có thể đem lại hậu quả xấu. Lửa tốt khi nó giúp ích cho con người: thắp sáng, nấu nướng thức ăn, thiêu đốt những thứ rác rưởi, thanh luyện ý chí con người “Lửa thử vàng gian nan thử sức”…Ngược lại, lửa cũng có thể đem lại hậu quả vô cùng tai hại cho con người: bị bỏng, bị chết vì lửa, cháy nhà, cháy xe cọ, cháy rừng và những thứ khác làm ảnh hưởng đến kinh tế của con người.
Tất nhiên, lửa của Đức Giêsu đem đến không mang tính tiêu cực nhưng luôn mang tính tích cực. Đó là ngọn lửa để soi sáng, như hình ảnh cột lửa đã hướng dẫn dân Do Thái đi trong sa mạc (x. Xh 13,21). Lửa để thanh luyện, như ngọn lửa thanh tẩy môi miệng ông Isaia (x. Is 6,6). Lửa để thử thách con người (x. 1Pr 4,12). Lửa là Thần Khí chiếu soi, biến đổi các Tông đồ từ những người nhát đảm sợ sệt thành những người can đảm, dám nói về Chúa và chết cho Chúa (Cv 2,3)…Tóm lại, lửa mà Đức Giêsu đem đến trần gian là lửa soi sáng, lửa thanh luyện, lửa biến đổi, lửa yêu thương, lửa nhiệt thành…Chính vì vậy, Ngài mong muốn cho ngọn lửa ấy được cháy lên.
Để đón nhận lửa của Đức Giêsu cần phải trở thành môn đệ của Ngài. Đức Giêsu đã đến thế gian hơn 2000 năm nay, ngọn lửa của Ngài đem đến tuy đã bùng cháy, nhưng vẫn chưa lan tỏa đến hết mọi người. Hiện nay, người Công Giáo đã chiếm gần 18% dân số thế giới. Tuy nhiên, Ngài vẫn muốn ngọn lửa mà Ngài đem đến được cháy lên trong tâm hồn hết thảy mọi người. Chính vì thế, Ngài cần đến sự cộng tác của mỗi người chúng ta. Để làm được điều đó, mỗi chúng ta hãy để cho ngọn lửa của Chúa biến đổi, trở thành những ngọn lửa chiếu sáng, thanh luyện và yêu thương anh chị em mình.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con luôn sống theo Giáo huấn của Chúa để gia đình, cộng đoàn, Giáo xứ chúng con được hiệp nhất và bình an. Xin đốt lên trong chúng con ngọn lửa tình yêu của Chúa để ngọn lửa ấy được lan tỏa tới mỗi người chúng con gặp gỡ hằng ngày. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành