CẨN THẬN, KẺO DÙNG ĐỒNG TIỀN BẤT CHÍNH !
Lc 12, 13-21
Truyện từ cuộc sống:
Nàng có ngoại diện khá bắt mắt, từ vùng quê nghèo phương Bắc vào Đô thành phương Nam lập nghiệp.
Chẳng bao lâu, giàu sụ!
Trong một xã hội đảo điên vì gian dối, đạo đức không ngừng gia tăng suy đồi- lương tâm không bằng lương tháng, việc nàng ‘đùng một cái’ thành đại gia chắc chắn đồng tiền kiếm được phải có vấn đề.
Nói toạc ra: Tiền có được nhờ đi qua ngả… bất chính.
Biết nàng vốn có thời làm Giáo lý viên xứ Đạo thôn nghèo, anh nhắc khéo nhưng rất chân tình:
- Cẩn thận, kẻo lời lãi thế gian- dù được cả thế gian để rồi mất phần Linh hồn thì chẳng được ích gì?
Nàng tỏ vẻ khó chịu vị câu trích dẫn Lời Chúa Giêsu có vẻ… dạy đời (đấy là do nàng nghĩ)
- Hứ, tôi bỏ một tỉ, hai tỉ xin cha dâng trăm Lễ, ngàn Lễ chẳng nhé không lên Thiên đàng được (!)
Nghe câu nói ‘ngạo nghễ’ của nàng từ miệng anh kể, tôi thực sự phát bực vì người ta nghĩ có thể ‘hối lộ’ được cả Chúa.
Tôi biết nàng, đôi lần nói chuyện với nàng, thời viết báo, nên tôi nói với anh, khi gặp nàng nhớ nhắn lời tôi:
- Chỉ với câu nói ‘xúc phạm’ đó, dấu hiệu cho thấy nàng đang ‘đu dây’ trên vực thẳm hoả ngục. Thời gian vàng ngọc Chúa cho sống, dấu chỉ rõ Chúa cho thấy mà không nhận ra, không sám hối- đổi mới cuộc sống…. thì hãy mang bạc tỉ ấy xuống… hú hí vơi lũ quỷ.
Dụ ngôn người phú hộ dại khờ, nói như lời Chúa Giêsu là đồ ngốc- đồ ngu bởi chỉ lo thu tích của cải và làm giàu cho bản thân mà quên mất đời sau, làm tôi nhớ đến câu chuyên kể trên.
Câu chuyện cứ tưởng lấy tiền bạc có thể hoả lấp tội lỗi thay vì ăn năn sám hối, đổi mới cuộc sống; hay dụ ngôn người phú hộ dại khờ của Chúa Giêsu dường như đang rất thời sự với xã hội hiện đang, biết đâu có cả bóng dáng chúng ta trong đó. Quả thật, nếu không cảnh giác, như người phú hộ dại khờ kia, ta cũng đang dùng tiền- đang sở hữu- đang tích trữ của cải bất chính mà không biết, hay cố tình không biết.
Vậy làm sao tôi biết tiền bất chính- đồng tiền tội lỗi ?
1. Xét về nguồn gốc đồng tiền: Điều này quá rõ, đó là những đồng tiền ta có được do phạm tội mà có.
Đấy là khi ta vì đồng tiền mà làm những điều bất chính, lừa gạt- làm ăn gian dối, trái lương tâm, bất chấp đạo đức, bất kể tình nghĩa anh em, kể cả trà đạp lên sự hiếu thảo vốn là điểm son của văn hoá dân tộc ...
Dùng đồng tiền tội lỗi mà không chịu ăn năn sám hối để làm từ thiện, công đức- nguy hiểm hơn cứ tưởng mình đạo đức, coi chừng lại thêm xúc phạm đến Bác ái, thêm tội kiêu ngạo, khinh người.
2. Xét về cách xử dụng: Cũng có khi tiền bạc ta tìm là chính đáng do công sức mình làm ra, song sử dụng lại biến thành bất chính.
Đấy là khi ta dùng đồng tiền vào những chuyên bất chính: cờ bạc, hút chích, trai gái, hưởng thụ quá đáng….
Đấy là khi ta vì tiếc tiền không biết chia sẻ bác ái, không biết chia sẻ trách nhiệm xây dựng Giáo Hội, góp phần làm thăng tiến xã hội…
Ông phú hộ giàu có trong dụ ngôn, bị Chúa gọi là ngốc, là ngu không phải vì anh ta có nhiều của cải, nhưng tại vì lão ta không biết sử dụng của cải để lập công phúc đời sau, nên khi chết, anh ta đến trước tòa phán xét với hai bàn tay trắng.
Nếu dùng của cải vật chất một cách ích kỷ cho riêng mình, tham lam qúa độ kiếm tiền quên cả Chúa, coi tiền quan trọng hơn cả Chúa, hơn cả anh em đồng loại… Kết quả: không có gì bảo đảm cho sự sống đời đời !
Dụ ngôn người đại phú gia và người hành khất Lagiarô cho ta nhìn rõ thêm vấn đề.
Tên Đại phú gia khi chết rơi tõm xuống hoả ngục không phải ông ta nhiều tiền mà ở chỗ ông ta vô cảm – không có lòng bác ái với đồng loại. Trong khi yến tiệc linh đình, đồ ăn thừa mứa, chó ăn không hết, thế mà để đồng loại chết đói ngay trước mắt mình (x. Lc 16, 19-31).
Có tiền, nhiều tiền mà ta vô cảm trước bất hạnh của anh chị em cũng là cách rõ thấy ta đang hưởng thụ, tích trữ của cải bất chính dù của cải ấy do chính công sức mình kiếm ra.
3. Nhìn ở góc độ khác, dể biết của cải bất chính hay không bất chính, xét theo bậc thang giá trị Thiên Chúa thiết định: Thiên Chúa- Con người- tạo vật.
Theo bậc thanh này, Con Người dưới quyền Chúa và trên các tạo vật khác, tức con người được Chúa dựng nên giống Hình ảnh Chúa trong tư cách là con cái Chúa- làm chủ vũ trụ vật chất. Ta làm đảo lộn trật tự này, đặt của cải trên Chúa, con người làm chủ biến thành nô lệ vật chất thì rõ thấy ta đang dùng- đang sở hữu của cải bất chính, sử dụng sai ý Chúa.
Nói rõ hơn, của cải vật chất, sự giầu sang do Chúa ban cho đều tốt đẹp. Vật chất là điều tốt, song chỉ là điều tốt tương đối và phụ thuộc, nhưng không bao giờ được coi là điều tốt nhất; chúng chỉ là phương tiện, chứ không phải mục đích.
Cái dễ thường sai lầm của ta là xem điều tốt tương đối và phụ thuộc ấy thành cái tốt nhất, thậm chí như chìa khoá vạn năng giải quyết được mọi vấn đề, kể cả vấn đề Linh hồn (như cô nàng trong câu truyện kể trên); rồi ngộ nhận cái phương tiện thành mục đích.
Vì sai lầm- ngộ nhận ấy, ta biến của cải vật chất vốn được Chúa dựng nên đều tốt đẹp thành của cải bất chính, thành tà vật- ngẫu tượng.
Nguyên do bởi đâu ta có những sai lệch nguy hiểm ấy?
Chúa Giêsu chẩn bệnh rất chính xác: Bởi lòng tham Và Người cảnh giác ta về lòng tham lam ấy: Các ngươi hãy coi chừng giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu (c.15).
Chạm đến ngưỡng tham lam là bước vào con đường cao tốc không có điểm dừng, bắt đầu cơn đói khát ăn hoài không no (lạ cái càng ăn càng đói). Đấy là sự đồi bại của ước muốn, thèm khát mãnh liệt và hầu như điên dại (Ep 4,19).
Theo Thánh Phaolô “căn nguyên mọi sự xấu là lòng yêu tiền của”, và ngài coi Tham lam là một ngẫu tượng (x.1Tm 6,10; Cl 3,5)[1]
Đúng thật, kinh nghiệm cho thấy rõ. Vì gian tham làm ta lu mờ lương tri, kiếm tiền bất chấp đạo đức; không còn sáng suốt để sử dụng đồng tiền cho chính đánh.
Và theo Chúa Giêsu, tham lam theo kiểu người giàu có trong dụ ngôn còn làm cho người ta trở nên ngu ngốc nữa (c.20).
Vậy có cách nào để hoá giải của cải bất chính nên ngay chính? Dùng những cái tương đối- tạm thời để đạt được điều trọn hảo, có thể nói là tuyệt đối như Nước Trời?
Chúa Giêsu trả lời: Biết làm giàu trước mặt Chúa (c.21b).
“Làm giàu trước mặt Chúa”, tức biết chia sẻ với người nghèo khó, góp phần xây dựng Giáo Hội, vào những công việc ích lợi cho thăng tiến phẩm giá con người… Đấy là lúc ta sống đúng phẩm vị làm người, làm con Thiên Chúa: Làm chủ vật chất chứ không phải làm nô lệ nó. Đâu đó ta vẫn nghe câu nói đáng để suy nghĩ: Tiền bạc của cải là tên đầy tớ tốt song lại là ông chủ ác độc.
Hai bài đọc Thánh thư cũng giúp ta nhận chân giá trị vật chất, nhờ đó biết dùng cho chính đáng.
Sách Giảng viên- tác giả vốn bậc khôn ngoan cổ đại coi trần thế ‘mọi sự đều phù vân’. “Ý nghĩa ‘phù vân’ ở đây không mang màu sắc luân lý. Phù vân có nghĩa cái gì đó dễ biến tan, dễ bay hơi, chóng tàn”; nói cách khác trần thế phù vân bởi mọi thứ trong thế giới vật chất này chỉ tạm bợ, nay được mai mất, tất cả rồi đến điểm chết.
Câu Giảng viên nói: ‘Suốt ngày của họ đầy sự đau khổ gian truân, và ban đêm lại không được yên lòng, thế thì chẳng phải là phù vân sao?’, đáng để ta ‘xét mình’ mỗi khi kết thúc ngày sống.
Thánh Phaolo trong thư Coloxe khuyên ta cụ thể hơn: không được tìm kiếm những gì gì hư nát, chóng tàn mà phải tìm kiếm những gì trường tồn trên nước trời. Thánh nhân nói: “Vậy còn sống trên địa cầu, anh em hãy kiềm chế các chi thể anh em, là sự gian dâm, ô uế, dục tình, đam mê xấu xa và hà tiện, tức là sự thờ phượng thần tượng”.[2]
Nói ‘rài lời’ một tý…
Làm giàu trước mặt Chúa, tích lũy kho tàng Nước Trời, tiền bạc vật chất chỉ là một trong những phương tiện, không phải tất cả. Điều này có nghĩa, không có tiền, ta vẫn có nhiều cách khác- và ai cũng có thể làm giàu trước mặt Chúa được: Cầu nguyện, hy sinh, ăn chay hãm mình, hoạt động Tông đồ Giáo dân…
Như vậy làm giàu trước mặt Chúa không phải là những tài sản ta có, ta vơ vét sở hữu nhưng chính là những cái ta cho đi, sẵn sàng chia sẻ để góp phần xây dựng tình hiệp thông và bác ái, giúp nối kết người cho và người nhận trong lời cảm tạ Thiên Chúa (2Cr 9,11).
Và như thế, ta có thêm kinh nghiệm sâu sắc “cho đi thì có phúc hơn là nhận lấy” (Cv 20,35).
Như vậy, Làm giàu trước mặt Chúa mới là giàu đích thực. Vì sự giàu có đích thực nên ta có thể tìm đạt được hạnh phúc không chỉ đời này mà đảm bảo cho cả đời sau.
Cha ông ta có cảm nghiệm sống động: nghèo tiền nghèo bạc chả lo, nghèo tình nghèo nghĩa mới cho là nghèo.
Người ta nói: đồng tiền liền khúc ruột. Chính khi ta biết hy sinh- kể cả cắt khúc liền ruột để giàu trước mặt Chúa, mới đáng gọi là khôn ngoan, mới được coi dùng tiền chính đáng.
Chúa Giêsu tuyên cáo người phú hộ: "Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai ?”
Lạy Chúa Giêsu, xin đừng để chúng con rơi vào cảnh khốn nạn như người phú hộ trong dụ ngôn chỉ vì tham tham, keo kiệt và ích kỷ trước của cải phù vân. Amen.
Lm. Đaminh Hương Quất
[1] Điển ngữ Thần học Thánh Kinh, của Phân khoa Thần học - Giáo Hoàng Học Viện Thánh PIO X, Đà lạt, tái bản lần II, 1974; mục từ Giàu, Tham (lòng), Công Chính.
[2] Lm. Phaolo Nguyễn Văn Đông, Tin Mừng Chúa Nhật Năm C.
Lc 12, 13-21
Truyện từ cuộc sống:
Nàng có ngoại diện khá bắt mắt, từ vùng quê nghèo phương Bắc vào Đô thành phương Nam lập nghiệp.
Chẳng bao lâu, giàu sụ!
Trong một xã hội đảo điên vì gian dối, đạo đức không ngừng gia tăng suy đồi- lương tâm không bằng lương tháng, việc nàng ‘đùng một cái’ thành đại gia chắc chắn đồng tiền kiếm được phải có vấn đề.
Nói toạc ra: Tiền có được nhờ đi qua ngả… bất chính.
Biết nàng vốn có thời làm Giáo lý viên xứ Đạo thôn nghèo, anh nhắc khéo nhưng rất chân tình:
- Cẩn thận, kẻo lời lãi thế gian- dù được cả thế gian để rồi mất phần Linh hồn thì chẳng được ích gì?
Nàng tỏ vẻ khó chịu vị câu trích dẫn Lời Chúa Giêsu có vẻ… dạy đời (đấy là do nàng nghĩ)
- Hứ, tôi bỏ một tỉ, hai tỉ xin cha dâng trăm Lễ, ngàn Lễ chẳng nhé không lên Thiên đàng được (!)
Nghe câu nói ‘ngạo nghễ’ của nàng từ miệng anh kể, tôi thực sự phát bực vì người ta nghĩ có thể ‘hối lộ’ được cả Chúa.
Tôi biết nàng, đôi lần nói chuyện với nàng, thời viết báo, nên tôi nói với anh, khi gặp nàng nhớ nhắn lời tôi:
- Chỉ với câu nói ‘xúc phạm’ đó, dấu hiệu cho thấy nàng đang ‘đu dây’ trên vực thẳm hoả ngục. Thời gian vàng ngọc Chúa cho sống, dấu chỉ rõ Chúa cho thấy mà không nhận ra, không sám hối- đổi mới cuộc sống…. thì hãy mang bạc tỉ ấy xuống… hú hí vơi lũ quỷ.
Dụ ngôn người phú hộ dại khờ, nói như lời Chúa Giêsu là đồ ngốc- đồ ngu bởi chỉ lo thu tích của cải và làm giàu cho bản thân mà quên mất đời sau, làm tôi nhớ đến câu chuyên kể trên.
Câu chuyện cứ tưởng lấy tiền bạc có thể hoả lấp tội lỗi thay vì ăn năn sám hối, đổi mới cuộc sống; hay dụ ngôn người phú hộ dại khờ của Chúa Giêsu dường như đang rất thời sự với xã hội hiện đang, biết đâu có cả bóng dáng chúng ta trong đó. Quả thật, nếu không cảnh giác, như người phú hộ dại khờ kia, ta cũng đang dùng tiền- đang sở hữu- đang tích trữ của cải bất chính mà không biết, hay cố tình không biết.
Vậy làm sao tôi biết tiền bất chính- đồng tiền tội lỗi ?
1. Xét về nguồn gốc đồng tiền: Điều này quá rõ, đó là những đồng tiền ta có được do phạm tội mà có.
Đấy là khi ta vì đồng tiền mà làm những điều bất chính, lừa gạt- làm ăn gian dối, trái lương tâm, bất chấp đạo đức, bất kể tình nghĩa anh em, kể cả trà đạp lên sự hiếu thảo vốn là điểm son của văn hoá dân tộc ...
Dùng đồng tiền tội lỗi mà không chịu ăn năn sám hối để làm từ thiện, công đức- nguy hiểm hơn cứ tưởng mình đạo đức, coi chừng lại thêm xúc phạm đến Bác ái, thêm tội kiêu ngạo, khinh người.
2. Xét về cách xử dụng: Cũng có khi tiền bạc ta tìm là chính đáng do công sức mình làm ra, song sử dụng lại biến thành bất chính.
Đấy là khi ta dùng đồng tiền vào những chuyên bất chính: cờ bạc, hút chích, trai gái, hưởng thụ quá đáng….
Đấy là khi ta vì tiếc tiền không biết chia sẻ bác ái, không biết chia sẻ trách nhiệm xây dựng Giáo Hội, góp phần làm thăng tiến xã hội…
Ông phú hộ giàu có trong dụ ngôn, bị Chúa gọi là ngốc, là ngu không phải vì anh ta có nhiều của cải, nhưng tại vì lão ta không biết sử dụng của cải để lập công phúc đời sau, nên khi chết, anh ta đến trước tòa phán xét với hai bàn tay trắng.
Nếu dùng của cải vật chất một cách ích kỷ cho riêng mình, tham lam qúa độ kiếm tiền quên cả Chúa, coi tiền quan trọng hơn cả Chúa, hơn cả anh em đồng loại… Kết quả: không có gì bảo đảm cho sự sống đời đời !
Dụ ngôn người đại phú gia và người hành khất Lagiarô cho ta nhìn rõ thêm vấn đề.
Tên Đại phú gia khi chết rơi tõm xuống hoả ngục không phải ông ta nhiều tiền mà ở chỗ ông ta vô cảm – không có lòng bác ái với đồng loại. Trong khi yến tiệc linh đình, đồ ăn thừa mứa, chó ăn không hết, thế mà để đồng loại chết đói ngay trước mắt mình (x. Lc 16, 19-31).
Có tiền, nhiều tiền mà ta vô cảm trước bất hạnh của anh chị em cũng là cách rõ thấy ta đang hưởng thụ, tích trữ của cải bất chính dù của cải ấy do chính công sức mình kiếm ra.
3. Nhìn ở góc độ khác, dể biết của cải bất chính hay không bất chính, xét theo bậc thang giá trị Thiên Chúa thiết định: Thiên Chúa- Con người- tạo vật.
Theo bậc thanh này, Con Người dưới quyền Chúa và trên các tạo vật khác, tức con người được Chúa dựng nên giống Hình ảnh Chúa trong tư cách là con cái Chúa- làm chủ vũ trụ vật chất. Ta làm đảo lộn trật tự này, đặt của cải trên Chúa, con người làm chủ biến thành nô lệ vật chất thì rõ thấy ta đang dùng- đang sở hữu của cải bất chính, sử dụng sai ý Chúa.
Nói rõ hơn, của cải vật chất, sự giầu sang do Chúa ban cho đều tốt đẹp. Vật chất là điều tốt, song chỉ là điều tốt tương đối và phụ thuộc, nhưng không bao giờ được coi là điều tốt nhất; chúng chỉ là phương tiện, chứ không phải mục đích.
Cái dễ thường sai lầm của ta là xem điều tốt tương đối và phụ thuộc ấy thành cái tốt nhất, thậm chí như chìa khoá vạn năng giải quyết được mọi vấn đề, kể cả vấn đề Linh hồn (như cô nàng trong câu truyện kể trên); rồi ngộ nhận cái phương tiện thành mục đích.
Vì sai lầm- ngộ nhận ấy, ta biến của cải vật chất vốn được Chúa dựng nên đều tốt đẹp thành của cải bất chính, thành tà vật- ngẫu tượng.
Nguyên do bởi đâu ta có những sai lệch nguy hiểm ấy?
Chúa Giêsu chẩn bệnh rất chính xác: Bởi lòng tham Và Người cảnh giác ta về lòng tham lam ấy: Các ngươi hãy coi chừng giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu (c.15).
Chạm đến ngưỡng tham lam là bước vào con đường cao tốc không có điểm dừng, bắt đầu cơn đói khát ăn hoài không no (lạ cái càng ăn càng đói). Đấy là sự đồi bại của ước muốn, thèm khát mãnh liệt và hầu như điên dại (Ep 4,19).
Theo Thánh Phaolô “căn nguyên mọi sự xấu là lòng yêu tiền của”, và ngài coi Tham lam là một ngẫu tượng (x.1Tm 6,10; Cl 3,5)[1]
Đúng thật, kinh nghiệm cho thấy rõ. Vì gian tham làm ta lu mờ lương tri, kiếm tiền bất chấp đạo đức; không còn sáng suốt để sử dụng đồng tiền cho chính đánh.
Và theo Chúa Giêsu, tham lam theo kiểu người giàu có trong dụ ngôn còn làm cho người ta trở nên ngu ngốc nữa (c.20).
Vậy có cách nào để hoá giải của cải bất chính nên ngay chính? Dùng những cái tương đối- tạm thời để đạt được điều trọn hảo, có thể nói là tuyệt đối như Nước Trời?
Chúa Giêsu trả lời: Biết làm giàu trước mặt Chúa (c.21b).
“Làm giàu trước mặt Chúa”, tức biết chia sẻ với người nghèo khó, góp phần xây dựng Giáo Hội, vào những công việc ích lợi cho thăng tiến phẩm giá con người… Đấy là lúc ta sống đúng phẩm vị làm người, làm con Thiên Chúa: Làm chủ vật chất chứ không phải làm nô lệ nó. Đâu đó ta vẫn nghe câu nói đáng để suy nghĩ: Tiền bạc của cải là tên đầy tớ tốt song lại là ông chủ ác độc.
Hai bài đọc Thánh thư cũng giúp ta nhận chân giá trị vật chất, nhờ đó biết dùng cho chính đáng.
Sách Giảng viên- tác giả vốn bậc khôn ngoan cổ đại coi trần thế ‘mọi sự đều phù vân’. “Ý nghĩa ‘phù vân’ ở đây không mang màu sắc luân lý. Phù vân có nghĩa cái gì đó dễ biến tan, dễ bay hơi, chóng tàn”; nói cách khác trần thế phù vân bởi mọi thứ trong thế giới vật chất này chỉ tạm bợ, nay được mai mất, tất cả rồi đến điểm chết.
Câu Giảng viên nói: ‘Suốt ngày của họ đầy sự đau khổ gian truân, và ban đêm lại không được yên lòng, thế thì chẳng phải là phù vân sao?’, đáng để ta ‘xét mình’ mỗi khi kết thúc ngày sống.
Thánh Phaolo trong thư Coloxe khuyên ta cụ thể hơn: không được tìm kiếm những gì gì hư nát, chóng tàn mà phải tìm kiếm những gì trường tồn trên nước trời. Thánh nhân nói: “Vậy còn sống trên địa cầu, anh em hãy kiềm chế các chi thể anh em, là sự gian dâm, ô uế, dục tình, đam mê xấu xa và hà tiện, tức là sự thờ phượng thần tượng”.[2]
Nói ‘rài lời’ một tý…
Làm giàu trước mặt Chúa, tích lũy kho tàng Nước Trời, tiền bạc vật chất chỉ là một trong những phương tiện, không phải tất cả. Điều này có nghĩa, không có tiền, ta vẫn có nhiều cách khác- và ai cũng có thể làm giàu trước mặt Chúa được: Cầu nguyện, hy sinh, ăn chay hãm mình, hoạt động Tông đồ Giáo dân…
Như vậy làm giàu trước mặt Chúa không phải là những tài sản ta có, ta vơ vét sở hữu nhưng chính là những cái ta cho đi, sẵn sàng chia sẻ để góp phần xây dựng tình hiệp thông và bác ái, giúp nối kết người cho và người nhận trong lời cảm tạ Thiên Chúa (2Cr 9,11).
Và như thế, ta có thêm kinh nghiệm sâu sắc “cho đi thì có phúc hơn là nhận lấy” (Cv 20,35).
Như vậy, Làm giàu trước mặt Chúa mới là giàu đích thực. Vì sự giàu có đích thực nên ta có thể tìm đạt được hạnh phúc không chỉ đời này mà đảm bảo cho cả đời sau.
Cha ông ta có cảm nghiệm sống động: nghèo tiền nghèo bạc chả lo, nghèo tình nghèo nghĩa mới cho là nghèo.
Người ta nói: đồng tiền liền khúc ruột. Chính khi ta biết hy sinh- kể cả cắt khúc liền ruột để giàu trước mặt Chúa, mới đáng gọi là khôn ngoan, mới được coi dùng tiền chính đáng.
Chúa Giêsu tuyên cáo người phú hộ: "Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai ?”
Lạy Chúa Giêsu, xin đừng để chúng con rơi vào cảnh khốn nạn như người phú hộ trong dụ ngôn chỉ vì tham tham, keo kiệt và ích kỷ trước của cải phù vân. Amen.
Lm. Đaminh Hương Quất
[1] Điển ngữ Thần học Thánh Kinh, của Phân khoa Thần học - Giáo Hoàng Học Viện Thánh PIO X, Đà lạt, tái bản lần II, 1974; mục từ Giàu, Tham (lòng), Công Chính.
[2] Lm. Phaolo Nguyễn Văn Đông, Tin Mừng Chúa Nhật Năm C.