JRS và Caritas châu Âu kêu gọi Liên minh Châu Âu đối xử có tình người với người tị nạn
EU (Vatican Radio) - Một chuỗi bi thảm các vụ đắm tàu và chết đuối ở Địa Trung Hải của những người bị buộc phải di dân và tị nạn đang dồn sự chú ý vào những bất cập trong chính sách di dân của Liên minh Châu Âu.
Hàng chục ngàn người trốn chạy khỏi xung đột, khủng bố và nghèo đói đã cố gắng vượt Địa Trung Hải nguy hiểm với hơn 2.500 người chết đuối trong năm nay.
Hôm thứ Năm 09/6/2016, các bộ trưởng Liên minh Châu Âu đã có cuộc họp để thảo luận về chính sách di dân EU, vốn đang tập trung vào việc ngăn chặn làn sóng di dân.
Caritas Châu Âu và Tổ chức phục vụ người tị nạn Dòng Tên Châu Âu (Jesuit Refugee Service Europe - JRS Châu Âu) đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách châu Âu thay đổi cách tiếp cận hạn chế của họ đối với vấn đề di dân và cung cấp những cách thức an toàn để người dân vào châu Âu mà không mạo hiểm mạng sống của họ.
Olga Siebert, Nhân viên vận động chính sách của JRS Châu Âu giải thích rằng, cùng với Caritas Châu Âu, JRS Châu Âu đã đưa ra lời kêu gọi rằng các chính sách di dân châu Âu hạn chế hiện nay buộc những người tuyệt vọng dùng các tuyến đường chết người. Bà cho hay: "Chúng tôi nghĩ rằng những chính sách này dựa trên việc bảo vệ biên giới, chứ không phải bảo vệ người dân".
Siebert cho biết những chính sách này sẽ không ngăn chặn được những người đang cố gắng đến các nước chúng ta, thực vậy, chúng sẽ buộc càng nhiều người vào tay của bọn buôn lậu và buôn người, trong đó tất nhiên rất có hại cho người tị nạn và những người tìm kiếm nơi ẩn náu an toàn.
Bà nói rằng, cùng với Caritas Châu Âu và các tổ chức Kitô giáo khác, JRS đã bày tỏ mối quan tâm của mình với cách nhà hoạch định chính sách Liên minh Châu Âu kể từ tháng 11 năm 2014: "Chúng tôi kêu gọi các con đường an toàn và hợp pháp cho việc bảo vệ ở châu Âu; chúng tôi đưa ra một chính sách trong đó mô tả chi tiết những gì chúng tôi muốn thấy trên bình diện EU".
Bà Siebert đề cập đến một số bước mà bà nói là cần thiết để có thể thực thi và bảo vệ luật nhân đạo: "Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của các kênh nhân đạo như thị thực nhân đạo, tạo thuận lợi cho đoàn tụ gia đình cho những người tị nạn và di dân, cùng với các chương trình nhân đạo khác như tái định cư hơn nữa và nâng đỡ những thủ tục thị thực khi có lý do chính đáng trên nền tảng nhân đạo".
Bà cho hay thêm: "Những biện pháp này, nên được bổ sung cho một hệ thống đầy đủ chức năng tị nạn và nhân đạo ở châu Âu".
Và trong khi một số quốc gia châu Âu tiếp tục xây dựng những bức tường và nói lên sự thờ ơ đối với kịch bản toàn cầu về gia tăng di dân, JRS nói rằng mọi người cần phải biết rằng những người di dân bị cưỡng bức không chỉ là những con số, mà là những con người thực sự trốn chạy khỏi xung đột và khủng bố: "Thông điệp chính là để được đối xử nhân đạo như người với người, đối xử với họ bằng sự tôn trọng, biết họ đang tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn và đang lẩn trốn để bảo vệ phẩm giá con người của mình".
Liên quan đến cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách EU, JRS nói rằng thật khó để dự đoán kết quả nhưng JRS kêu gọi họ phải nhận thức được tình hình và vẫn còn hi vọng thông điệp của họ sẽ được lắng nghe.
Lã Thụ Nhân
EU (Vatican Radio) - Một chuỗi bi thảm các vụ đắm tàu và chết đuối ở Địa Trung Hải của những người bị buộc phải di dân và tị nạn đang dồn sự chú ý vào những bất cập trong chính sách di dân của Liên minh Châu Âu.
Hôm thứ Năm 09/6/2016, các bộ trưởng Liên minh Châu Âu đã có cuộc họp để thảo luận về chính sách di dân EU, vốn đang tập trung vào việc ngăn chặn làn sóng di dân.
Caritas Châu Âu và Tổ chức phục vụ người tị nạn Dòng Tên Châu Âu (Jesuit Refugee Service Europe - JRS Châu Âu) đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách châu Âu thay đổi cách tiếp cận hạn chế của họ đối với vấn đề di dân và cung cấp những cách thức an toàn để người dân vào châu Âu mà không mạo hiểm mạng sống của họ.
Olga Siebert, Nhân viên vận động chính sách của JRS Châu Âu giải thích rằng, cùng với Caritas Châu Âu, JRS Châu Âu đã đưa ra lời kêu gọi rằng các chính sách di dân châu Âu hạn chế hiện nay buộc những người tuyệt vọng dùng các tuyến đường chết người. Bà cho hay: "Chúng tôi nghĩ rằng những chính sách này dựa trên việc bảo vệ biên giới, chứ không phải bảo vệ người dân".
Siebert cho biết những chính sách này sẽ không ngăn chặn được những người đang cố gắng đến các nước chúng ta, thực vậy, chúng sẽ buộc càng nhiều người vào tay của bọn buôn lậu và buôn người, trong đó tất nhiên rất có hại cho người tị nạn và những người tìm kiếm nơi ẩn náu an toàn.
Bà nói rằng, cùng với Caritas Châu Âu và các tổ chức Kitô giáo khác, JRS đã bày tỏ mối quan tâm của mình với cách nhà hoạch định chính sách Liên minh Châu Âu kể từ tháng 11 năm 2014: "Chúng tôi kêu gọi các con đường an toàn và hợp pháp cho việc bảo vệ ở châu Âu; chúng tôi đưa ra một chính sách trong đó mô tả chi tiết những gì chúng tôi muốn thấy trên bình diện EU".
Bà Siebert đề cập đến một số bước mà bà nói là cần thiết để có thể thực thi và bảo vệ luật nhân đạo: "Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của các kênh nhân đạo như thị thực nhân đạo, tạo thuận lợi cho đoàn tụ gia đình cho những người tị nạn và di dân, cùng với các chương trình nhân đạo khác như tái định cư hơn nữa và nâng đỡ những thủ tục thị thực khi có lý do chính đáng trên nền tảng nhân đạo".
Bà cho hay thêm: "Những biện pháp này, nên được bổ sung cho một hệ thống đầy đủ chức năng tị nạn và nhân đạo ở châu Âu".
Và trong khi một số quốc gia châu Âu tiếp tục xây dựng những bức tường và nói lên sự thờ ơ đối với kịch bản toàn cầu về gia tăng di dân, JRS nói rằng mọi người cần phải biết rằng những người di dân bị cưỡng bức không chỉ là những con số, mà là những con người thực sự trốn chạy khỏi xung đột và khủng bố: "Thông điệp chính là để được đối xử nhân đạo như người với người, đối xử với họ bằng sự tôn trọng, biết họ đang tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn và đang lẩn trốn để bảo vệ phẩm giá con người của mình".
Liên quan đến cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách EU, JRS nói rằng thật khó để dự đoán kết quả nhưng JRS kêu gọi họ phải nhận thức được tình hình và vẫn còn hi vọng thông điệp của họ sẽ được lắng nghe.
Lã Thụ Nhân